Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Số: /SGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ môn ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.77 KB, 9 trang )

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – Hạnh phúc

Số: 2708 /SGDĐT-GDTrH

Cần Thơ, ngày 21 tháng 10 năm 2020

V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ môn Tin học THCS, THPT
năm học 2020-2021

Kính gửi :
- Phịng giáo dục và đào tạo quận, huyện;
- Trường trung học phổ thông;
- Trường phổ thơng có nhiều cấp học.
Căn cứ Cơng văn số 2455/SGDĐT-GDTrH ngày 28 tháng 9 năm 2020 của
Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung
học năm học 2020-2021.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn môn Tin học năm học 2020-2021 đối với cấp THCS, THPT cụ thể như sau:
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
a) Tiếp tục thực hiện đúng theo nội dung Công văn số 2565/SGDĐTGDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2015 về việc triển khai ứng dụng CNTT trong
giảng dạy và quản lí do Sở GD&ĐT ban hành.
b) Tiếp tục bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT)
hiện hành trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn có diễn biến phức tạp thông qua việc
xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tiễn của đơn vị theo
hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc
hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) hiện hành theo


định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của từng cấp học trong
chương trình giáo dục phổ thơng, các tổ/nhóm chun mơn, giáo viên chủ động rà
soát, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình mơn học; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho
những thơng tin cũ, lạc hậu; khuyến khích giáo viên thiết kế lại các tiết học trong
sách giáo khoa thành các nôi dung dạy học theo chủ đề (trong mỗi môn học hoặc
liên môn) để tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức
và vận dụng vào thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thiết kế tiến trình dạy học thành
các nhiệm vụ học tập của học sinh theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
để thực hiện ở trong và ngồi lớp học. Trong đó, các nhiệm vụ học tập có thể giao
cho học sinh thực hiện ở nhà hoặc qua mạng, chủ động xây dựng phương án ứng
phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 và các tình huống bất thường khác.
- Kế hoạch dạy học của giáo viên phải tuân thủ các nội dung đã thống
nhất trong kế hoạch tổ/nhóm chun mơn, đồng thời có những điều chỉnh phù
hợp với tình hình lớp học.
- Lãnh đạo các đơn vị hướng dẫn và tạo điều kiện để tổ/nhóm chun
mơn được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học của môn


2

Tin học và các chủ đề tích hợp, liên mơn; chủ động, linh hoạt xây dựng phân
phối chương trình chi tiết theo khung phân phối chương trình mơn Tin học
hiện hành và theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm
2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thơng.
- Tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo
dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần
đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành (Công văn số
3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020).
- Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chun mơn, giáo viên phải được sự
thống nhất của các thành viên của tổ/nhóm chun mơn và được lãnh đạo nhà
trường nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra,
giám sát trong quá trình thực hiện.
c) Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chun
mơn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chun môn về đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn theo
hướng dẫn tại Công văn số 493/SGDĐT-GDTrH ngày 26 tháng 3 năm 2015
của Sở GD&ĐT; Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 01 năm
2015 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của
giáo viên. Lưu ý: Khi dự giờ, không cho điểm và xếp loại tiết dạy khi chưa có
yêu cầu.
d) Tiếp tục triển khai mơ hình trường học mới theo hướng dẫn tại Công
văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc triển khai mơ
hình trường học mới từ năm học 2016-2017; Công văn số 3459/BGDĐTGDTrH ngày 08 tháng 8 năm 2017 về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện triển
khai mơ hình trường học mới; Cơng văn số 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08
tháng 4 năm 2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mơ hình trường học mới.
e) Các tổ/nhóm chun mơn, giáo viên tiếp tục chủ động triển khai sử
dụng bộ sách Tin học dành cho THCS các lớp 6,7,8,9 đã được chỉnh sửa từ năm
học 2017-2018 theo định hướng tiếp cận phát triển năng lực của học sinh, bám
sát chương trình hiện hành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cho
phép ban hành sử dụng.
f) Tùy vào điều kiện thực tế của đơn vị, tổ/nhóm chun mơn nghiên cứu,
giới thiệu học sinh biết được các ngơn ngữ lập trình có tính cập nhật, hiện đại,
thông dụng như Python, C, C++,... vận dụng vào trong các ví dụ minh họa, các
bài thực hành viết được những chương trình đơn giản.
2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng


3

của học sinh theo nội dung Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng
10 năm 2014 của Bộ GD&ĐT.
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Thiết kế bài giảng khoa
học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu
hỏi hợp lí, trọng tâm; phát huy năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo
kiến thức, kĩ năng của học sinh; tập trung dạy cách học, chú ý việc tổ chức dạy
học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy
học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá
trong quá trình dạy học. Tiến trình dạy học ở mỗi bài học được xây dựng thành
các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ
thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng. Tăng cường giao cho học
sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận
dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo,
thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả tự học của mình.
- Tổ/nhóm chun mơn chú trọng sử dụng hiệu quả các tiết thực hành,
hướng dẫn học sinh khai thác tốt các kênh thông tin trên mạng phục vụ cho việc
học tập; thường xuyên bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho
những thông tin cũ, lạc hậu.
- Tổ/nhóm chun mơn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài học
theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh

thơng qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học động học để
thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Tiếp tục triển khai giáo dục tích hợp
khoa học - cơng nghệ - kĩ thuật - toán (Science - Technology - Engineering Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng ở
những môn học liên quan. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, đưa phương
pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM đến với học sinh theo Công văn
số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14 tháng 8 năm 2020 về việc triển khai thực hiện
giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM
bảo đảm chất lượng, hiệu quả khi triển khai thực hiện, khơng gây hình thức, quá
tải đối với giáo viên và học sinh; không giao chỉ tiêu, khơng lấy thành tích triển
khai giáo dục STEM làm tiêu chí để xét thi đua đối với các trường trung học.
- Tổ/nhóm chun mơn có kế hoạch phân cơng cho mỗi giáo viên thực
hiện ít nhất 01 chun đề về chun mơn.
3. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thơng như: dạy học trực tuyến,...Ngồi việc tổ


4

chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao
nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường và cộng đồng.
- Hướng dẫn và động viên học sinh tích cực tham gia cuộc thi Khoa học kĩ
thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi phần mềm sáng tạo, vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, tham gia thi học sinh giỏi
các cấp...
4. Thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT
theo quy định của Bộ GD&ĐT (Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 12 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học

sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 8 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh
giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo
Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ
GD&ĐT).
- Tổ/nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của môn học, hoạt động giáo
dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh. Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức
độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành (Cơng văn
số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020).
- Thực hiện đánh giá thường xuyên trực tiếp hoặc trực tuyến đối với tất cả
học sinh bằng các hình thức: hỏi - đáp, viết; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc
sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự
án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm;
đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Việc kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm
tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thơng qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên
máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Đối với bài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số thông qua bài kiểm tra trên
giấy hoặc trên máy tính: đề kiểm tra phải được thực hiện theo đúng quy trình
gồm: xây dựng ma trận; đặc tả câu hỏi tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc trắc
nghiệm khách quan kết hợp với tự luận cần biên soạn theo mức độ cần đạt của
chương trình mơn học, hoạt động giáo dục; viết câu hỏi theo ma trận; biên soạn
đề, đáp án, hướng dẫn chấm; tổ chức phản biện; biên soạn đề chính thức; phê
duyệt của tổ/nhóm chuyên môn.
- Đối với kiểm tra, đánh giá bằng bài thực hành hoặc dự án học tập: yêu
cầu cần đạt của bài thực hành hoặc dự án học tập phải được hướng dẫn cụ thể
bằng bảng kiểm các mức độ đạt được phù hợp với 4 mức độ nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng. Căn cứ

vào mức độ cần đạt của chương trình mơn học, hoạt động giáo dục, mức độ phát
triển năng lực của học sinh, tổ/nhóm chuyên môn xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài


5

tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra, đánh giá đảm bảo sự phù hợp
với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu
vận dụng, vận dụng cao; có hướng dẫn cụ thể trước khi tổ chức thực hiện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới hình thức, phương
pháp kiểm tra, đánh giá; chuẩn bị tốt các điều kiện để từng bước triển khai các
hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi trực tuyến, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
- Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì học sinh, các
tổ/nhóm chun mơn cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Tổ chức các kì kiểm tra nghiêm túc, đúng quy định, đúng lịch kiểm tra
thống nhất, đúng thời lượng quy định, đúng nội dung và hình thức yêu cầu. Về
các bài kiểm tra trong năm học của môn học, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra
thực hiện số điểm kiểm tra theo quy định, tránh gây áp lực cho học sinh. Nội
dung, mức độ của bài kiểm tra phải phù hợp với chương trình mơn học và năng
lực học sinh. Tổ/nhóm chun mơn, giáo viên cần lưu ý đến việc tạo điều kiện
tốt nhất để học sinh tham gia kiểm tra đánh giá; học sinh được cải thiện kết quả
học tập, rèn luyện; kết quả kiểm tra, đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm
chất của học sinh.
+ Tổ/nhóm chuyên môn chủ động nghiên cứu, tham mưu xây dựng quy
định về việc tổ chức các kì kiểm tra học tập của học sinh trong nhà trường (kiểm
tra giữa kì, kiểm tra cuối kì, kiểm tra lại,...) đảm bảo tính vừa sức, thống nhất,
chính xác, khách quan. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kì khơng
phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng
kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ ngun
nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.

+ Quy trình coi kiểm tra và chấm bài kiểm tra: quy định về coi kiểm tra,
thống nhất đáp án và biểu điểm, tổ chức chấm bài kiểm tra đảm bảo khách quan,
chính xác, quy định về việc học sinh xin xem lại bài kiểm tra (nếu có),...
+ Quy định về cơng bố kết quả kiểm tra và lưu trữ bài kiểm tra: thời gian
và cách thức công bố điểm kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra, thời gian và cách
thức lưu trữ bài kiểm tra của giáo viên.
+ Tăng cường đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết
quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong q trình học tập mơn
học, hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT hiện hành.
+ Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
và phẩm chất của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả
bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh (các đánh giá phải thể hiện
rõ trên bài làm của học sinh. Cách thực hiện, kết quả đánh giá phải được công
khai và thể hiện rõ trong sổ sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn, được lãnh đạo nhà
trường phê duyệt).
+ Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua
các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc
học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ


6

thuật; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về
kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh
giá nói trên thay cho các bài kiểm tra được quy định trong CT GDPT hiện hành;
trong quá trình thực hiện cần xây dựng tiêu chí đánh giá một cách rõ ràng, cụ thể
đối với mỗi hình thức kiểm tra đánh giá, bảo đảm đánh giá công bằng và đúng
năng lực của học sinh, các tiêu chí đánh giá phải được cơng khai, được sự thống
nhất trong tổ/nhóm chun môn và phê duyệt của lãnh đạo trường.
+ Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì, gồm

kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì theo ma trận và viết câu
hỏi phục vụ ma trận đề. Ma trận đề phải được thống nhất trong khối, đề kiểm tra
bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ nhận thức (Nhận biết, Thông hiểu,
Vận dụng thấp và Vận dụng cao) và phải được tổ/nhóm chun mơn phê duyệt.
+ Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách
quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra định kì
để đánh giá kết quả học tập của học sinh (số điểm của mỗi câu trắc nghiệm khách
quan là 0,25 điểm). Tăng cường việc sử dụng các câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh
giá năng lực học sinh trong các kì kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của
tổ/nhóm chuyên môn.. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên mơn
vào thực tiễn. Tùy tình hình thực tế của đơn vị, tổ/nhóm chun mơn chủ động
thống nhất tỉ lệ % các câu hỏi dạng kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong các
đề kiểm tra, thi ở các khối lớp. Khuyến khích tổ/nhóm chun mơn ra đề kiểm tra,
đề thi bằng hình thức thực hành hồn tồn trên máy tính (đối với các trường có
điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo).
+ Nội dung kiểm tra dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình
giáo dục phổ thông; không kiểm tra những nội dung giảm tải hoặc nội dung
khơng có trong chương trình; khuyến khích những nội dung liên quan đến Tin
học văn phịng.
5. Tích cực chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ
thơng 2018
Tổ chức quán triệt và triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018
theo hướng dẫn tại Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 01 năm
2019 của Bộ GDĐT hướng dẫn triển khai chương trình giáo dục phổ thơng và
Kế hoạch số 1188/KH-SGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Sở GDĐT về
việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới, trong đó tổ/nhóm
chun mơn tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu, thảo luận nội dung chương trình giáo dục phổ thơng mới,
các văn bản hướng dẫn, quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26
tháng 8 năm 2020 của Bộ GD&ĐT quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa

trong cơ sở giáo dục phổ thông để tham gia đề xuất các tiêu chí lựa chọn sách
giáo khoa phù hợp với thực tế của thành phố Cần Thơ.


7

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho giáo viên, học
sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thơng mới.
- Rà sốt điều kiện chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng
2018 đối với lớp 6 vào năm học 2021-2022.
6. Nâng cao chất lượng dạy học qua internet, trên truyền hình
Tổ/nhóm chun mơn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học qua internet,
xây dựng các bài học điện tử để giao cho học sinh thực hiện các hoạt động phù
hợp trên môi trường mạng, ưu tiên các nội dung học sinh có thể tự học, tự
nghiên cứu như: đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, xem video, thí nghiệm
mơ phỏng để trả lời các câu hỏi, bài tập được giao.
7. Hoạt động của tổ chun mơn
a) Tổ/nhóm chun mơn sinh hoạt định kỳ theo đúng quy định.
b) Tổ/nhóm chun mơn cần tập trung giải quyết các vấn đề:
- Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ trong năm học (theo kế hoạch
của trường); chú ý đến nhu cầu học tập của học sinh, tiếp tục sử dụng phần mềm
Microsoft Office 2010 trở lên trong việc dạy học tại đơn vị; tổ chức sinh hoạt
chun mơn của tổ/nhóm chun mơn dựa trên nghiên cứu bài học, tăng cường
các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội
dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học
sinh tiệm cận với Chương trình GDPT 2018.
- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng kĩ năng xây dựng ma trận, ra đề, soạn
đáp án và chấm bài thi; chú trọng nhiều hơn đến kiểm tra thực hành tin học.

- Tổ chức triển khai và tập huấn cho các thành viên trong tổ đầy đủ những
chủ trương, nội dung mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai.
- Tiếp tục rà soát và thực hiện hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo quy
định tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường
phổ thơng có nhiều cấp học. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thơng tin
trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
- Kiểm tra, đôn đốc giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
nhằm tăng tính chủ động khi làm nhiệm vụ. Kế hoạch giáo dục của giáo viên
cần luu ý một số nội dung như sau:
+ Phân loại học sinh: có số liệu thống kê kết quả học tập, phân tích tình
hình học tập của học sinh các lớp được phân công giảng dạy;
+ Đặt mục tiêu cần đạt cho từng nhóm học sinh trong từng giai đoạn cụ
thể của năm học;


8

+ Nêu các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu (cần phân loại các biện
pháp: tác động trực tiếp hay gián tiếp đến học sinh, phối hợp với các giáo viên
bộ môn khác, tự nâng cao năng lực của bản thân …);
+ Đánh giá, nhận xét về sự tiến bộ của học sinh trong từng giai đoạn đã
đặt ra, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho từng đối tượng.
c) Tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài
học. Tổ/nhóm chun mơn hướng dẫn giáo viên đổi mới sinh hoạt chuyên
môn, thay đổi cách đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung sang đánh giá
theo hướng tiếp cận năng lực.
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ cho việc dạy học bộ
mơn; sinh hoạt chun mơn theo nhóm, theo cụm trường để trao đổi kinh
nghiệm giữa tổ chuyên môn của các trường trên cùng địa bàn.

- Lãnh đạo các đơn vị chú trọng việc tuyển chọn, rèn luyện, bồi dưỡng và
động viên giáo viên có đủ điều kiện tích cực tham gia Cuộc thi, Hội thi do Bộ và
Sở tổ chức.
8. Bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy nghề
a) Bồi dưỡng học sinh giỏi lí thuyết, tin học trẻ
- Tổ/nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi lí
thuyết mơn Tin học, tin học trẻ cấp thành phố bảo đảm tính bền vững với nội
dung chương trình tồn cấp hiện hành, chủ đề trọng tâm có chú ý nâng cao kiến
thức cho học sinh; việc tổ chức bồi dưỡng phải được tiến hành ngay từ các lớp
đầu cấp học.
b) Bồi dưỡng học sinh giỏi Cuộc thi vô địch tin học văn phịng thế giới
- Tổ/nhóm chun mơn có kế hoạch chi tiết về việc tuyển chọn, bồi
dưỡng và tổ chức cho học sinh dự thi; đảm bảo cho học sinh bước đầu làm quen
với nội dung và hình thức tổ chức.
- Giáo viên động viên, khuyến khích học sinh tham dự kỳ thi nghề phổ
thông môn Tin học; định hướng, trang bị cho học sinh có kiến thức căn bản về
Tin học văn phịng sau khi hồn thành chương trình cấp học.
9. Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học
a) Tổ/nhóm chun mơn, giáo viên ở mỗi đơn vị xây dựng kế hoạch sử
dụng thiết bị, dụng cụ hợp lí, hiệu quả để từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới
chương trình giáo dục phổ thơng. Đảm bảo thực hiện đủ các tiết thực hành quy
định trong chương trình.
b) Củng cố, tăng cường hoạt động của phịng học bộ mơn, phòng thực hành
kèm theo kế hoạch hoạt động cụ thể. Chú ý cách bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử
dụng có hiệu quả thiết bị, dụng cụ được cấp; cách ghi chép, cập nhật các loại hồ
sơ, sổ sách có liên quan; tăng cường, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy
học, ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp, hiệu quả trong giảng dạy.


9


Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm
túc, kịp thời và đầy đủ các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc các đơn vị liên hệ với Phòng Giáo dục Trung học (chuyên viên
Lê Anh Thư, hộp thư điện tử: ) để hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Lãnh đạo Sở (để báo cáo);
- Lưu: VT, GDTrH.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Phúc Tăng



×