Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.11 KB, 2 trang )

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo
Tác giả Nguyễn Trãi sinh năm 1380 quê ở Chí Linh Hải Dương là bậc kì tài về chính trị, quân sự, văn học
từng theo Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước nhà. Về sự nghiệp văn chương
ông có nhiều tác phẩm lớn như Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Quốc Âm Thi Tập, ức
Trai Tập… bài “Bình Ngô Đại Cáo” là một thiêng cổ hùng văn của lịch sử trung đại nhất là đoạn một của
tác phẩm đã nói lên gần hết mục đích bài cáo.
Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài. Việc nhân nghĩa cốt ở yên
dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, nhưng không phải nhân nghĩa chung
chung, mà gắn với mục đích “yên dân”, “trừ bạo”, mang nội dung yêu nước, thương dân. Nó đã được
chứng minh bằng sự tồn tại của nước Đại Việt ta như một chân lí lịch sử:
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc
Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên;
mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có.
Có đủ tất cả các yếu tố của một quốc gia độc lập tự chủ : quốc hiệu (tên nước), văn hiến, lãnh thổ, phong
tục, con người và đặc biệt là “nền độc lập” đã được xây dựng từ bao đời.Những lời văn mạnh mẽ, dứt
khoát, có ý khẳng định chắc chắn, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền dân
tộc.Nguyễn Trãi nêu bật lịch sử các triều đại bằng phép liệt kê, song hành, đã khẳng định lịch sử dài lâu
của đất nước, đồng thời khẳng định tư thế độc lập ngang hàng của Đại Việt với các triều đại phong kiến
phương Bắc Nó còn như khẳng định về hậu quả thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng xâm phạm đến độc
lập chủ quyền của dân tộc ta: Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại; Triệu Tiết chí lớn phải vong
thân; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét. Chứng cứ còn ghi. “

Nguyễn Trãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc.Cách nêu dẫn chứng rõ ràng cụ thể bằng những lời lẽ chắc chắn, hào
hùng, thể hiện niềm tự hào dân tộc. => Nói về nước Đại Việt ta, cảm hứng của tác giả tràn đầy niềm tự
hào dân tộc. Câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng tạo nên giọng điệu trang nghiêm, khẳng định khi nói
về quốc gia độc lập, tự chủ: và đặc biệt nghệ thuật so sánh lại càng tôn cao và khẳng định thêm điều đó:
Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần của Việt Nam ngang hàng với các triều đại Hán,
Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc. Không có một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt thì cũng không thể
có một sự so sánh như vậy.


Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• phan tich doan 1 bai cao binh ngo
• phân tích đoạn 1 binh ngô đại cáo
• phan tich doan 1 cua bai cao binh ngo
• phan tich doan mot cua van ban binh ngo dai cao cua nguyen trai
• phân tích bình ngô đại cáo phần 1
• phan tich binh ngo dai cao doan 1
• phân tích bài bình ngô đại cáo đoạn 1
• phân tích đoạn 1 đại cáo bình ngô
• soạn bài bình ngô đại cáo phần tác giả
• phan tich phan mot cua bai dai cao binh ngo
• Phân tích đoạn 1 cuả đại cáo bình ngô
• phân tích đoạn 1 của tác phẩm đại cáo bình ngô của nguyễn trãi
• Phân tich đoan 1 cua bai Binh Ngô đai cao
• Phan tich doan van dai cao binh ngo cua nguyen trai doan 1
• Phan tich doan van mot bai binh ngo dai cao cua Nguyen Trai ,

×