Hình ảnh sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt
tên cho dòng sông” – bài mẫu 2
Hoàng Phủ Ngọc Tường quê gốc Quảng Trị nhưng sinh ra,lớn lên và gắn bó sâu sắc với
Huế.Nên,thật dễ hiểu khi ông có vốn hiểu biết sâu rộng về xứ Huế như vậy.Là nhà văn
chuyên về bút kí,những trang viết của HPNT cuốn hút người đọc bằng sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và vốn tri thức uyên bác về
triết học,văn học,lịch sử,địa lí cùng tâm hồn mang đậm chất Huế.”Ai đã đặt tên cho dòng
sông là một tiêu biểu cho sáng tác bút kí của HPNT.Với “Ai đã đặt tên cho dòng sông”,tác
giả đã có nhiều phát hiện thú vị và độc đáo ,bất ngờ về lịch sử văn hóa xứ Huế qua vẻ đẹp
của hình tượng dòng sông Hương.
Vừa trực tiếp quan sát,tìm hiểu dòng sông Hương và vừa tiếp cận sông Hương qua thơ ca
của Nguyễn Du,Tản Đà,Cao Bá Quát,Tố Hữu,…HPNT đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp khác
nhau của dòng Hương giang:dòng sông của thiên nhiên, dòng sông của văn hóa và là dòng
sông của lịch sử ,huyền thoại.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại dành cho dòng sông một sự quan tâm đến vậy.Thì
ra là bởi vẻ đẹp phong phú,sống động,đa dạng mà con sông đã hấp dẫn người dõi theo nó
ngay từ những giây phút ban đầu khi còn ở vùng thượng lưu.Trên nền không gian của đại
ngàn Trường Sơn,sông Hương như một bản trường ca với nhiều tiết tấu hùng tráng.Khi
thi` “rầm rộ qua những bóng cây đại ngàn”,khi thì “mãnh liệt qua những ghềnh thác”,lúc
lại”cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” và lại có khi trở nên “dịu dàng
và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.Không những là
khúc hùng ca của đại ngàn Trường Sơn,dòng sông còn được tac giả miêu tả như một sinh
thể có linh hồn_một cô gái Di-gan nồng nàn, phóng khoáng và man dại với” một bản lĩnh
gan dj, một tâm hồn tự do và trong sáng”.Thật là một liên tưởng thú vị và độc đáo.Ví sông
Hương như những cô gái Bô-hê-miêng .HPNT đã khắc sâu vào tâm trí người đọc một ấn
tượng mạnh về vẻ đẹp hoang sơ,thuần khiết và đày cá tính.Không chỉ giúp người đọc có
thêm một góc nhìn,một sự hiểu biết về vẻ đẹp hùng vĩ,man dại đầy chất thơ của sông
Hương,HPNT còn muốn đem đén một cái nhìn sâu sắc hơn,muốn ghi công sông Hương
như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên,gìn giữ và bảo vệ văn hóa của một vùng thiên
nhiên,xứ sở.Lâu nay,ta chỉ”mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó” mà không
biết răng sông Hương chính là một khởi nguồn ,một sự bắt đàu của không gian văn hóa
Huế.Sẽ không quá nếu cho ràng nếu không có sông Hương thì khó có thể có văn hóa HUế
ngày nay.Từng ngày,tùng giờ,sông Hương bồi đắp phù sa cho văn hóa thẩm mĩ đã được
hình thành trên và hai bên sông.Thế nhưng dòng sông hình như không muốn bộc lộ cái
công lao to lớn ấy,”đã đóng kín lại ở của rừng và ném chìa khóa trong những hang động
dưới chân núi Kim Phụng”.Sông Hương âm thầm chảy và lặng lẽ cống hiến nhiều thế kỉ
qua.Đây chính là vẻ đẹp và tính cách của dòng sông mà nhà văn muốn khắc họa.
Khi cánh cửa rừng già đã khép lại,sông Hương chảy xuôi về dồng bằng và ngoại vi thành
phố Huế.Từ khi ra khỏi rừng Trường Sơn,sông Hương có một thủy trình rất sống
động.Thủy trình ấy được tác giả nhìn nhận như một hành trình đày ý thức của một người
con gái đi tìm tình yêu,hạnh phúc trong câu chuyện tình lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
Dưới ngòi bút tài hoa của HPNT,sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc
ngủ dài giữa cánh đồng Châu Hóa đày hoa dại,được người tình mong đợi đến đánh
thức.Nó thể hiện một vóc dáng mới,sức sống mới đầy khao khát và lãng mạn:”Sông
Hương đã chuyển dòng một cách liên tục,vòng giữa những khuc quanh đột ngôthj,uốn
mình theo những đường cong thật mềm”.Hành trình đến với người tình mong đợi của
người gái đẹp quá gian truân và nhiều thử thách khi nóphairi vượt qua một loạt các chướng
ngại vật.Nhưng chính trong hành trình gian truân và đầy thử thách ấy,sông Hương lại có
cơ hội phô bày tất cả vẻ đẹp của mình
.Vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mĩ”sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn
Chén,vấp Ngọc TRản,nó chuyển hướng sang tây bắc,vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biểu,Lương quán rồi
đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc,ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”.Mỗi
đường đi nước bước của con sông đều gắn với những địa danh khác nhau của xứ Huế và những chuyển
động mềm mại.Nhờ đó mà hành trình của sông Hương không đơn điệu nhàm chán mà đi từ ngạc nhiên
thú vị này đến ngạc nhiên thú vị khácQua cái nhìn tinh tế,lãng mạn của tác giả,dòng sông Hương hiện lên
như một người con gái với vẻ tâm hồn phong phú,đa tình và dịu dàng chung thủy.Người con gái đó còn tự
biết làm mới mình,trang điẻm cho mình đẹp hơn trước khi nó gặp người tình mong đợi:”vượt qua một
lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”.
Nhà văn còn thấy ở dòng sông này một vẻ đẹp khác,đó là vẻ đẹp trầm mặc như triết lí cổ thi.Đi giữa thiên
nhiên, sông Hương cũng chuyển mình quanh những lăng tẩm ,thành quách.Con sông hiền hòa ở ngoại vi
thành phố Huễ như đang nép mình bên giấc ngủ nghìn năm của các vua chúa được phong kín lòng trong
những dòng sông u tịch.Chảy bên những di sản văn hóa ấy,sông Hương như khoác lên mình tấm áo trầm
mặc,đầy triết lí cổ thi của các cổ nhân.
Khi ở thượng lưu,sông Hương là một dòng chảy dữ dội hùng vĩ đầy cá tính.Khi về đến ngoại vi thành phố
Huế,sông Hương vừa sinh đọng,dịu dàng,mềm mại,vừa lung linh rực rỡ,vừa hài hòa cổ kính,vừa trẻ
trung,mới mẻ.Nhưng tình cảm mà con sông dành cho thành phố Huế chỉ thực sự được khắc họa sâu đạm
khi sông Hương chảy vào thành phố Huế.
Miêu tả dòng sông giữa lòng thành phố,HPNT đã chọn cho mình cách tiếp cận là âm nhạc.Sông Hương
chính là điệu “slow”tình cảm dành cho Huế.Đó cũng chính là vẻ đẹp đầy chất nhạc của sông Hương.Nhà
văn đã rất tinh tế khi nhìn ra một đặc trưng của sông Hương”lưu tốc của sông Hương không nhanh so với
các dòng sông khac ở Việt Nam và trên thế giới” hay duúng hơn là dòng sông trôi đi chậm thạt chậm”cơ
hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh”.Mượn câu nói của Hê-ra-clits_nhà triết học Hi Lạp:”khóc suốt đời vì
những dòng sông trôi đi quá nhanh”,HPNT đã đem đén một kiến giải hết sức thú vị và độc đáo về lưu tốc
của dòng sông mà ông yêu quí,đó là cách lí giải bằng trái tim:”Sông Hương chảy chậm điệu lững lờ vì nó
quá yêu thành phố của mình”.
Viết về sôngHương giữa lòng thành phố,HPNT không quên những nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng
sông thơ mộng này.Một trong số đó là những đêm trình diễn âm nhạc cổ điển Huế.Vẫn là ở góc nhìn âm
nhạc,tác giả gọi dòng sông là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.Ai đã từng đến Huế thuởng thức
nhã nhạc cung đình Huế, được xem các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc trên sông vào những đêm khuya mới
thấy hết vẻ đẹp của âm nhạc và màu sắc văn hóa đặc trưng nơi đây.Nhưng không không phải ai cũng hiểu
rằng,phải nghe nhạc Huế trên sông Hương vào những đêm khuya mới cảm nhận hết được linh hồn của
nó,bởi vì,như tác giả khẳng định:”toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nưuóc
dòng sông này”,có lẽ vào những đêm khuya trong tĩnh lặng,có thể nghe được tiếng mái chèo và tiếng
nước rơi.Nhưng một phát hiện bất ngờ hơn nữa của tác giả là dòng Hương giang và nhạc Huế còn có ảnh
hưuỏng tới truyện Kiều của Nguyễn Du nữa.Dường như tác giả đang tưởng tượng ra hơn hai trăm năm về
trước, Nguyễn Du thưuòng lênh đênh trên sông Hương với một phiến sầu.Nhà thơ nghe nhạc Huế và viết
lên những vần thơ tuyệt đẹp của mình.Đây chỉ là suy luận của tác giả nhưng không phải không có căn
cứ.Tác giả đã dẫn ra câu chuyện của một nghệ nhân già đã chơi đàn hết nửa thế kỉ,nhận ra trong những
vần thơ Kiều”Trong nưu tiếng hạc bay qua/Đục như tiếng suối mới sa nửa vời” có âm hưởng của bài Tứ
đại cảnh.Một nhận xét cảm tính mơ hồ của một nghệ nhân tài tử chưa thể xemlaf một căn cứ chắc
chắn.Nhưng dù sao đó cũng là bằng chứng về sự gặp gỡ giữa những dòng cổ kim trên Hương giang xinh
đẹp.
Sau khi đã ngân vang trong lòng người đọc như chính những tiếng đàn canh khuya,sông Hương chia tay
với thành phố Huế.Dòng chảy ấy đầy nhớ nhung,lưu luyến,không nỡ xa rời:”nó đột ngột đổi dòng,rẽ
ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ”.Trong con mắt của
người nghệ sĩ tài hoa,khúc ngoặt ấy là biểu hiện của nỗi vương vấn,thậm chí có chút lẳng lơ kín đáo của
người tình thủy chung và chí tình.Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiếu trở lại tìm Kim Trọng
để nói một lời thề trước khi đi xa.Quả là một phat’ hiện,liên tưởng đầy thú vị độc đáo và đậm màu sắc
văn chương của tác giả về dòng sông thân thương của xứ Huế.Sông Hương vừa đa tình vừa chung
tình,bấy nhiêu cung bậc của dòng chảy Hương giang cũng là vẻ đẹp của tâm hồn Huế:”vừa mãnh liệt,vừa
lắng sâu,vừa trữ tình thiết tha,vừa bình thản trí tuệ”.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• cam nhan ve song huong qua doan trich aj da dat ten cho dong song/
• phân tích hình tượng sông hương
• Phan tich net tuong dong va noi bat cua son da va song huong qua hai doan trich nguoi lai do song
da va ai da dat ten cho dong song
• Phân tích dòg sôg hươg trog ai đã đặt tên cho dòng sôg
• Phân tích dòng sông thiên nhiên trong tác phẩm ai đặt tên cho dòng sông
• Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông hương trong bút kí ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng
phủ ngọc tường?
• phan tjch ve dep cua song huong tu thuog nguon den khj roj khoj thanh pho hue trong but kiaj da
dat ten cho dong songcua hoang phu ngoc tuong
• Quan hê của sông hươg với tp huế ai đặt tên cho dòng sôg
• so sanh cach cam nhan ve dep hai dong song cua hai tac gia qua doan trich
• so sanh net doc dao giua 2 tac pham ng lai do song da va ai dat ten cho dong song
• so sanh ve dep cua song huong voi song da trong hai tac pham nguoi lai do song da va ai da dat
ten cho dong song
• song huong co 2 dong chay
• phân tich vẽ đep của sông hương
• phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng sông Hương trong bài bút kí ai đã đặt tên cho dòng sông
• phân tích sông hương trong tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông,