Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa Lí 10 Bài 8 – Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.18 KB, 3 trang )

Địa Lí 10 Bài 8 – Tác động của nội lực đến địa
hình bề mặt Trái Đất
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
-Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân của chúng.
-Biết được tác động của nội lực đến hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
-Biết một số thiên tai do tác động của nội lực gây ra:động đất, núi lửa.
b.Về kĩ năng:Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh.
c.Về thái độ:Có thái độ hiểu và nhận thức đúng về bài học.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Các hình ảnh thể hiện tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, bảng phụ, chương trình giáo dục
phổ thông, tài liệu tích hợp, bài soạn, SGK, SGV…
b.Học sinh: SGK, vở ghi, Tập bản đồ…
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài mới: ( 2 phút)
Câu hỏi:Trình bày những nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng( gồm 4 nội dung)
Định hướng bài:Để hiểu nội lực tác động đến địa hình bề mặt TĐ như thế nào? Hôm nay cô giáo giúp
các em hiểu về vấn đề này.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1:Tìm hiểu nội lực(HS làm việc cả lớp:10
phút) GV: Nội lực có vai trò quan trọng trong việc
hình thành lục địa, đại dương và các dạng địa
hình.
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu khái niệm nội lực và
nguyên nhân sinh ra.
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức yêu cầu
HS ghi nhớ.

I. Nội lực


-Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái
Đất.



-Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ
yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như



HĐ 2:Tìm hiểu tác động của nội lực và vận động
theo phương thẳng đứng(HS làm việc cả lớp:10
phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK vốn hiểu
biết, cho biết tác động của nội lực đến địa hình bề
mặt Trái Đất thông qua những vận động nào ?
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức nêu về tác
động của vận động kiến tạo. Những vận động này
có thể theo phương thẳng đứng hay phương nằm
ngang.
( GV sử dụng tranh ảnh để giúp HS nắm rõ được
vấn đề)
*Tích hợp:GDBVMT: Tác động của nội lực làm
cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các
lớp đất đá được uốn nếp hay đứt gãy, gây ra hiện
tượng động đất, núi lửa, sóng thần…


HĐ 3:Tìm hiểu vận động theo phương nằm
ngang(HS hoạt động theo nhóm:20 phút)

Bước 1: GV sơ qua về vận động theo phương nằm
ngang, chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1,2 tìm hiểu hiện tượng uốn nếp
Nhóm 3,4 tìm hiểu hiện tượng đứt gẫy
(Nguyên nhân hình thành và kết quả)( yêu cầu HS
quan sát hình trong SGK)
Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến
thức trên bảng phụ

* Tích hợp GDBVMT:Có ý thức phòng tránh
những tai biến thiên nhiên do tác động của nội lực
gây ra(động đất, núi lửa…)

năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự
dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản
ứng hóa học…
II. Tác động của nội lực
Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa
nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra
động đất hay núi lửa…



1.Vận động theo phương thẳng đứng
Vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ TĐ diễn ra trên
diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài=> kq:
biển tiến và biển thoái
VD: Khu vực phía bắc của Thụy Điển, Phần Lan đang
tiếp tục được nâng lên, còn khu vực lãnh thổ Hà Lan
đang bị hạ xuống.








2.Vận động theo phương nằm ngang
Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn
ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp=>ht: núi uốn
nếp và hiện tượng đứt gẫy =>ht: hẻm vực, thung lũng,
các địa hào, địa lũy…
a. Hiện tượng uốn nếp
Diễn ra ở những nơi đá mềm, độ dẻo cao (đá trầm tích)
- Kết quả:
+Cường độ ban đầu yếu=> nếp uốn.





- Giáo viên kết luận: Vận động theo phương thẳng
đứng làm mở rộng hay thu hẹp diện tích lục địa
hay biển. Vận động theo phương nằm ngang sinh
ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. Liên quan đến nó
là hoạt động động đất, núi lửa.
Để phòng tránh con người cần phải làm gì ?

+Cường độ sau(nén ép mạnh)=> núi uốn nếp
b. Hiện tượng đứt gãy:

Diễn ra ở những nơi đá cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển
ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm
ngang.
- Kết quả:
+Cường độ tách dãn yếu=> đá chỉ bị nứt không dịch
chuyển, tạo thành khe nứt.
+Cường độ mạnh=>tạo thành địa lũy,địa hào.
Ví dụ: như thung lũng sông Hồng, dãy con voi nằm
kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, Biển Hồ,các hồ dài
ở Đông Phi.

c. Củng cố – luyện tập : (2 phút)
Yêu cầu HS nắm được: Nội lực là gì? Trình bày vận động kiến tạo và kết quả của nó.
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :( 1 phút) Làm câu hỏi sách giáo khoa,chuẩn bị bài mới.

×