Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao lãi suất thấp kỷ lục mà cổ phiếu chưa tăng? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.2 KB, 3 trang )

Vì sao lãi suất thấp kỷ lục mà cổ phiếu
chưa tăng?
“Lý luận” của “mô hình FED” tương đối đơn giản. Giá trị hiện tại của một
cổ phiếu chính là các dòng tiền chiết khấu theo một mức lãi suất hợp lý dựa
trên thị trường trái phiếu. Lãi suất chiết khấu càng thấp, giá trị hiện tại càng
cao. Trên quan điểm của những người lạc quan, “mô hình FED” hay ở chỗ
nó dựa trên lợi nhuận dự kiến. Vì thế hoàn toàn có thể dự báo tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận cao, nhờ thế mà hạ tỷ lệ P/E tương lai, rồi kết luận thị
trường đang “rẻ”.
Đối với từng cổ phiếu, “trò” này còn đơn giản hơn: các ngân hàng đầu tư
phải chứng minh cổ phiếu đang rẻ thì mới bán được. Vì thế họ thuyết phục
các nhà phân tích đưa ra dự báo tăng trưởng lợi nhuận đủ nhanh để khiến tỷ
lệ P/E tương lai trông có vẻ thấp.
Nhìn vào đồ thị dưới đây, có thể thấy mô hình FED quả thực là đúng trong
khoảng 15 năm, sau đó thì không. Trong thập niên vừa qua, lợi suất trái
phiếu thấp không còn đi đôi với định giá cổ phiếu cao, và ngược lại.
Ảo giác tiền tệ
Vậy điều gì đã xảy ra? Năm 2003, ông Cliff Asness từ tập đoàn quản lý quỹ
AQR, viết một bài trên Tạp chí quản lý danh mục đầu tư với tên gọi “Chống
lại Mô hình FED”. Ông cho rằng “mô hình FED” chỉ là một ảo giác tiền tệ.
Trước hết là về mặt lý thuyết. Có hai cách lý giải mối quan hệ giữa lợi suất
trái phiếu và lợi suất đầu tư cổ phiếu (earnings yield). Thứ nhất đó là hai tài
sản cạnh tranh nhau. Lợi suất trái phiếu thấp (và đi cùng với nó thường là tỷ
lệ tiền mặt thấp) khiến nhà đầu tư chán nản và chuyển sang cổ phiếu. Thứ
hai là phương pháp chiết khấu dòng tiền như nói ở trên.
Có hai loại lãi suất cần phải tính tới ở đây, lãi suất danh nghĩa và lãi suất
thực tế (sau khi điều chỉnh theo lạm phát). Lãi suất danh nghĩa (chứ không
phải thực tế) giảm xuống là vì kỳ vọng lạm phát giảm. Nhưng điều gì xảy ra
đối với tăng trưởng lợi nhuận trong trường hợp này? Như Asness viết:
"Hoàn toàn đúng là, nếu mọi giả định khác không đổi, lãi suất chiết khấu
giảm thì giá trị hiện tại sẽ tăng. Nhưng các giả định có thay đổi. Khi lạm


phát giảm, dòng tiền tương lai danh nghĩa từ cổ phiếu cũng giảm, điều này
có thể bù đắp được hiệu ứng từ giảm lãi suất chiết khấu. Vì thế lãi suất chiết
khấu giảm nhưng dòng tiền kỳ vọng cũng giảm xuống."
Khi lãi suất thực tế hạ, lý luận như trên vẫn chính xác. Cách hiểu đơn giản
nhất là lãi suất thực tế đã cân bằng cung cầu về vốn. Nếu niềm tin của doanh
nghiệp tăng, họ sẽ muốn đầu tư; họ sẽ cần thêm vốn và lãi suất thực tế sẽ
tăng. Nếu doanh nghiệp thận trọng (như hiện nay chẳng hạn), họ sẽ không
muốn đầu tư và cầu vốn giảm xuống, lãi suất thực cũng giảm theo. Nói tóm
lại, lãi suất thực cao khi kinh tế mạnh và thấp khi kinh tế yếu. Rõ ràng
trường hợp sau có lợi cho đầu tư cổ phiếu.
Nhưng ngân hàng Trung ương có thể can thiệp để hạ lãi suất thực (ví dụ như
hiện nay). Đúng là có những thời điểm lãi suất thực cao một cách vô lý. Cái
mức “vô lý” này không đi kèm với tăng trưởng mạnh mà với những bất ổn
trên thị trường tài chính. Khi ấy ngân hàng trung ương có thể, và nên, kéo lãi
suất xuống. Người ta sẽ kỳ vọng khủng hoảng chỉ là tạm thời.

×