SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 2
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1. (5,0 điểm)
Nghệ thuật rút lui chiến lược, tạo và chớp thời cơ đã được quân dân ta
thời Trần thể hiện như thế nào trong ba lần kháng chiến chống Mông –
Nguyên? Nêu tác dụng của nghệ thuật quân sự đó đối với thắng lợi của cuộc
kháng chiến.
Câu 2. (4,0 điểm)
Bình luận câu hỏi và trả lời trong bài Văn sách của khoa thi Đình năm
1876 sau đây:
- “Nước Nhật Bản học theo các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy
nước ta có nên bắt chước không?”
- “Nhật Bản thuở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu, mà bây giờ thay
đổi thói cũ theo nước Thái Tây, dẫu là có nên phú cường, về sau này cũng
hóa ra loài mọi rợ!”.
Câu 3. (5,0 điểm)
Nhận xét về khuynh hướng chính trị, kết cục và nêu ý nghĩa của các
phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 4. (3,0 điểm)
Phân tích, so sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa
cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Giải thích vì sao có sự giống, khác nhau đó?
Câu 5. (3,0 điểm)
Tại sao nói, trong trật tự Vécxai – Oasinhtơn, quan hệ hòa bình giữa các
nước tư bản chỉ tạm thời và mong manh? So sánh trật tự Vécxai – Oasinhtơn
với trật tự hai cực Ianta.
Hết
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh………………………………. Số báo danh……
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 1
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1. (4,5 điểm)
So sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền
và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo.
Câu 2. (5,0 điểm)
Qua việc chọn một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta
trong thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, anh (chị) hãy nêu và phân tích
một bài học lịch sử đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong sự
nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3. (4,5 điểm)
Thông qua phân tích mục tiêu, lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần
vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy xác định tính chất của hai
phong trào đó.
Câu 4. (3,0 điểm)
Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng, Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới và có ảnh
hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới?
Câu 5. (3,0 điểm)
Tại sao nói, chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính khủng bố công
khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất?
Hết
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh………………………………. Số báo danh………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 1
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM
THANG
ĐIỂM
Câu1
(4,5đ)
So sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền
và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo.
a) Khái quát diễn biến trận Bạch Đằng (938) và trận Bạch Đằng (1288)
- Trận Bạch Đằng (938):
+ Cuối năm 938, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền huy
động và lãnh đạo nhân dân xây dựng trận địa tại cửa sông Bạch Đằng.
+ Với cách đánh sáng tạo, độc đáo, chỉ non nửa ngày, quân ta đã đánh bại
cuộc tấn công xâm lược cuả Nam Hán.
0,50
- Trận Bạch Đằng (1288)
+ Cuối năm 1287, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Quân
dân nhà Trần tiếp tục chống xâm lược…
+ Trần Quốc Tuấn lãnh đạo nhân dân xây dựng trận địa mai phục ở cửa
sông Bạch Đằng… Thuỷ quân của địch đại bại
0,50
b) So sánh
- Giống nhau:
+ Lợi dụng cơ chế thuỷ triều và địa hình xung quanh sông Bạch Đằng để
xây dựng bãi cọc ngầm, bố trí trận địa mai phục.
+ Nhử địch vào trận địa mai phục…
+ Đều thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”
1,50
- Khác nhau:
+ Trận Bạch Đằng (938): Đánh địch khi chúng mới bắt đầu tiến vào nội
địa nước ta…
+ Trận Bạch Đằng (1288): Đánh địch khi chúng đã vào nội địa nước ta và
đang trên đường rút chạy về nước…
1,50
- Ý nghĩa lịch sử: đều là những trận quyết chiến chiến lược; thắng lợi của
ta đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù; giành và bảo vệ độc lập dân tộc;
để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về sau.
0,50
Câu2
(5,0đ)
Qua việc chọn một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân
ta trong thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, anh (chị) hãy nêu và
phân tích một bài học lịch sử đã trở thành truyền thống quý báu của
dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Khái quát các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân 0,50
dân ta từ TK X – XVIII, nêu những bài học lịch sử lớn: Đoàn kết toàn dân,
tiến công để phòng thủ và phòng thủ để tiến công, giảng hòa trong thế
thắng để kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất cho dân tộc…
- Chọn một cuộc kháng chiến, nêu và phân tích một bài học lịch sử:
+ Phải trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến đã chọn
(Kháng chiến chống Tống (1075 – 1077, kháng chiến chống Nguyên –
Mông thế kỉ XIII, kháng chiến chống Xiêm, chống Mãn Thanh thế kỉ
XVIII…).
0,50
+ Sự kiện dùng làm căn cứ để rút ra bài học phải được phân tích đầy đủ và
sâu sắc; chứng minh được bài học đó đã được các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm của nhân dân ta sau đó tiếp nối, bổ sung và hoàn chỉnh để trở
thành truyền thống quý báu của dân tộc.
4,00
Câu3
(4,5đ)
Thông qua phân tích mục tiêu, lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần
vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy xác định tính chất của hai
phong trào đó.
a) Phong trào Cần vương(1885 – 1896)
- Khái quát phong trào: Với Hiệp ước Patơnốt (1884), thực dân Pháp đã
hoàn thành căn bản quá trình xâm lược nước ta. Nhân dân cả nước bất
bình với hành động bán nước của triều đình nhà Nguyễn. Hưởng ứng
chiếu Cần vương, một phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã
diễn ra sôi nổi trên quy mô cả nước. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa
Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy…
0,25
- Mục tiêu: Giúp vua chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại
chế độ phong kiến
1,00
- Lãnh đạo: chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước (Phan Đình Phùng, Đinh
Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…), những người chịu sự chi phối của tư
tưởng “trung quân, ái quốc”
- Qua mục tiêu và lãnh đạo phong trào cho thấy, phong trào Cần vương là
phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, theo hệ tư tưởng phong
kiến
1,00
b) Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)
- Khái quát phong trào:
+ Nông dân Yên Thế (Bắc Giang) vốn di dân từ vùng đồng bằng Bắc Kì
lên sinh sống. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kì,
Yên Thế trở thành đối tượng bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống
của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên tự vệ.
+ Phong trào diễn ra gần 30 năm, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất…
0,25
- Mục tiêu: Bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự bình yên cho xóm làng trước cuộc
tấn công của thực dân Pháp
1,00
- Lãnh đạo: Những người nông dân, tiêu biểu là Đề Thám, Đề Nắm, Cả
Dinh, Cả Huỳnh…
- Từ mục tiêu và lãnh đạo phong trào cho thấy, cuộc khởi nghĩa nông dân
Yên Thế là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, đồng thời đó cũng
1,00
là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất nước ta thời Cận đại.
Câu4
(3,0đ)
Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng, Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới và có
ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới?
a) Khái quát cuộc Cách mạng tháng Mười
b) Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới
- Khái niệm cách mạng vô sản: Do giai cấp vô sản lãnh đạo, dùng bạo lực
cách mạng nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, lập nên chế độ
XHCN
0,50
- Nhiệm vụ của CM tháng 10: Lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập nên
chuyên chính của giai cấp vô sản, đưa đất nước đi lên CNXH
0,50
- Lãnh đạo: giai cấp vô sản Nga với đội tiên phong là Đảng Bônsêvích
- Động lực cách mạng: Khối liên minh công – nông 0,50
- Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
- Kết quả: Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay nhân
dân. Chính quyền Xô viết giành thắng lợi hoàn toàn trên khắp nước Nga
rộng lớn (khác với cuộc cách mạng 18/3 và Công xã Pari 1871).
0,50
b) Ảnh hưởng đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của CNTB, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn
chỉnh bao trùm thế giới…
0,50
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con
đường đấu tranh mới cho phong trào cách mạng thế giới…
- Sau cách mạng tháng 10 Nga, phong trào công nhân ở các nước TBCN
và phong trào GPDT ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bước đầu liên kết
thành một phong trào chung cùng chống CNĐQ…
0,50
Câu5
(3,0đ)
Tại sao nói, chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính khủng bố công
khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất?
- Sự thiết lập chế độ phát xít: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đe
doạ nghiêm trọng sự tồn tại của CNTB. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp
bước ra khỏi khủng hoảng thông qua những cải cách kinh tế - xã hội thì
các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại thiết lập chế độ phát xít…
1,00
- Đối nội: Chính phủ Hítle thiết lập nên chuyên chính độc tài, công khai
khủng bố các đảng phải dân chủ tiến bộ; Hítle nắm trong tay cả quyền lập
pháp và hành pháp; tổ chức nền kinh tế theo hướng mệnh lệnh, tập trung,
phục vụ nhu cầu quân sự…Giới cầm quyền Nhật Bản quân phiệt hoá bộ
máy nhà nước; thu hẹp các quyền dân chủ, đàn áp dã man phong trào đấu
tranh của quần chúng…
1,00
- Đối ngoại: tăng cường chạy đua vũ trang, ráo riết chuẩn bị chiến tranh
hòng chia lại thị trường, thuộc địa trên thế giới…
1,00
+ Hành động của CNPX khiến nguy cơ chiến tranh đe doạ hoà bình, an
ninh thế giới…
…………………… Hết ……………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 2
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM THANG
ĐIỂM
Câu 1
(5,0đ)
Nghệ thuật rút lui chiến lược, tạo và chớp thời cơ đã được quân dân ta
thời Trần thể hiện như thế nào trong ba lần kháng chiến chống Mông –
Nguyên? Nêu tác dụng của nghệ thuật quân sự đó đối với thắng lợi của
cuộc kháng chiến
a) Khái quát cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của quân Mông - Nguyên
0,50
b) Rút lui chiến lược
- Trước thế mạnh của địch, cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi kinh
thành Thăng Long, lui về Thiên Trường, Thiên Mạc, đồng thời thực hiện
kế sách “vườn không nhà trống”…
1,50
- Kế sách đó là sự vận dụng linh hoạt phương châm, “tránh thế mạnh của
địch vào lúc ban mai, đánh địch vào buổi chiều tà” của người xưa. Ngoài
việc “lấy nhàn, đợi mệt”, quân ta còn có thời gian củng cố lực lượng của
mình.
0,50
b) Tạo và chớp thời cơ
- Cùng với việc rút lui chiến lược, nhà Trần còn cho lực lượng dân binh
ngày đêm quấy nhiễu, tiến hành chiến tranh du kích, khiến quân địch luôn
ở trong trạng thái bất an… Đặc biệt, ở lần thứ ba, khi địch tổ chức lực
lượng thuyền lương hùng hậu đi theo, quân dân ta đã chặn đánh lực lượng
này, gây cho lực lượng của Ô Mã Nhi, Thoát Hoan hoang mang…
1,00
- Khi tinh thần quân địch hoảng loạn, quân dân nhà Trần quyết định phản
công chiến lược, đánh trận quyết định, khiến địch đại bại (có dẫn chứng
minh hoạ)…
1,00
- Cụ thể hoá phương châm “lấy yếu thắng mạng, lấy ít địch nhiều”, từng
bước làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, kết hợp thời có khách
quan, phản công giành thắng lợi…
0,50
Câu 2
(4,0 đ)
Bình luận câu hỏi và trả lời trong bài văn sách của khoa thi Đình năm
1876 sau đây:
- “Nước Nhật Bản học theo các nước Thái Tây mà nên được phú
cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không?”
- “ Nhật Bản thuở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu, mà bây giờ
thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, dẫu là có nên phú cường, về sau
này cũng hóa ra loài mọi rợ!”.
- Qua câu hỏi của bài văn sách cho thấy, nhà Nguyễn cũng đã thấy và thừa
nhận tác dụng của cải cách sẽ làm cho đất nước cường thịnh (duy tân ở
Nhật Bản)…
- Câu trả lời của nhất loạt sĩ tử trong khoa thi Đình, những người sau này
sẽ đảm nhận trọng trách quốc gia thể hịên tư tưởng bảo thủ, chịu sự chi
phối của Nho giáo, không chịu đổi mới…
2,00
- Mặc dầu có một số sĩ phu yêu nước tiến bộ có tư tưởng canh tân nhưng
lực lượng ít ỏi, thiếu cơ sở xã hội, trong khi lực lượng thủ cựu chiếm số
đông, trong đó có nhà vua… Vì thế, tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối
XIX thất bại
1,00
- Nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội làm cho đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng
để “trở nên phú cường”…
1,00
Câu 3
(5,0đ)
Nhận xét về khuyng hướng chính trị, kết cục và nêu ý nghĩa của các
phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX.
a) Cuối thế kỉ XIX
- Khái quát phong trào…
0,50
- Nhận xét
+ Phong trào yêu nước mang tư tưởng phong kiến, chủ trương chống Pháp,
khôi phục lại chế độ phong kiến, trong bối cảnh chế độ này đang lâm vào
khủng hoảng trầm trọng
1,50
+ Phong trào thất bại chứng tỏ ngọn cờ phong kiến không đáp ứng được
yêu cầu mới của lịch sử dân tộc
- Ý nghĩa: phong trào thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên
cường, bất khuất của nhân dân ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho
cuộc đấu tranh về sau…
0,50
b) Đầu thế kỉ XX
- Khái quát phong trào…
0,50
- Nhận xét
+ Phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản,
chủ trương khôi phục lại độc lập dân tộc, đoạn tuyệt với chế độ phong
kiến, phát triển đất nước theo con đường TBCN
1,50
+ Phong trào thất bại do thự dân Pháp rất mạnh, tư tưởng DCTS vào nước
ta còn thiếu cơ sở xã hội, phương pháp tiến hành còn có những hạn chế,
sai lầm…
- Tiếp tục kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc; phong trào diễn ra
vơi nhiều hình thức, thu hút đông đảo lực lượng tham gia, để lại những bài
học kinh nghiệm quý báu về sau…
0,50
Câu 4 Phân tích, so sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau
(3,0đ) giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới. Giải thích vì sao có sự giống, khác nhau đó.
a) Khái quát các cuộc cách mạng DCTS thời Cận đại: LSTG Cận đại
(Cách mạng Nedecland đến CM tháng 10 Nga) là lịch sử của cuộc đấu
tranh nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa CNTB với chế độ phong
kiến. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt dưới nhiều hình thức mà trước
tiên là các cuộc cách mạng tư sản. Những cuộc CMDCTS diễn ra từ thế kỉ
XIX trở về trước… là CMDCTS kiểu cũ, còn những cuộc cách mạng như
cuộc CM 1905 – 1907, tháng 2/1917 ở Nga là CMDCTS kiểu mới…
0,50
b)Giống (có phân tích)
+ Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho xã hội phát triển
+ Động lực: Quần chúng nhân dân
0,50
c) Khác (có phân tích)
+ Lãnh đạo:
. Cách mạng DCTS kiểu cũ: tư sản, quý tộc mới
. Cách mạng DCTS kiểu mới: vô sản
+ Hình thức chính quyền
. Cách mạng DCTS kiểu cũ: nền chuyên chính của giai cấp tư sản
. Cách mạng DCTS kiểu mới: nền chuyên chính của giai cấp vô sản
+ Hướng phát triển
. Cách mạng DCTS kiểu cũ: Xây dựng CNTB
. Cách mạng DCTS kiểu mới: tiến hành cách mạng XHCN
1,00
d) Giải thích
+ Nhiệm vụ chống phong kiến, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho xã
hội phát triển là nhiệm vụ của giai cấp tư sản. Giai cấp này sinh ra để lật
đô chế độ PK, thiết lập CNTB, mở đường cho XH TBCN phát triển. Giai
cấp TS từ thế kỉ XIX trở về trước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
mình. Sang đầu thế kỉ XX, CNTB phát triển sang giai đoạn ĐQCN, giai
cấp TS không còn đóng vai trò tiến bộ nữa, trong khi đó, chế độ PK vẫn
còn tồn tại ở một số nước. Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai giai cấp mới – giai
cấp vô sản
0,50
+ Lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, mặc dầu đều nhằm thực hiện
nhiệm vụ chung là chống chế độ phong kiến. Trong CM DCTS mới, giai
cấp vô sản lãnh đạo CM lật đổ chế độ PK, làm thay nhiệm vụ của giai cấp
TS. Sứ mệnh của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ TBCN, thiết lập nên
chuyên chính vô sản. Vì thế, sau khi lật đổ chế độ PK, giai cấp vô sản đưa
cách mạng phát triển lên một giai đoạn mới – CMXHCN.
0,50
Câu 5
(3,0đ)
Tại sao nói, trong trật tự Vécxai – Oasinhtơn, quan hệ hòa bình giữa
các nước tư bản chỉ tạm thời và mong manh? So sánh trật tự Vécxai –
Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta.
a) Giải thích
- Chiến tranh thế giớ thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận tổ chức hội
nghị ở Vecxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922) để kí hoà ước và
0,50
các hiệp ước phân chia quyền lợi. Qua đó, một trật tự thế giới mới được
thiết lập - Trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
- Ngay sau khi hinh thành, trong trật tự đã bộc lộ những mâu thuẫn giữa
những nước bất mãn đối với những nước thoả mãn.
- Nước Đức bị trừng trị quá nặng nề…, gây nên tâm lí bất mãn trong chính
giới và nhân dân Đức. Nhật Bản và Italia là những nước thắng trận những
được phân chia quá ít quyền lợi so với tham vọng của họ…Vì thế, Đức,
Italia, Nhật Bản đều không thoả mãn với trật tự Vécxai – Oasinhtơn, muốn
phá bỏ nó để thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho họ
0,50
- Mâu thuẫn giữa những nước bất mãn và thoả mãn trong trật tự Vécxai –
Oasinhtơn là nguyên nhân sâu xa dân tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 – 1945)
0,50
b) So sánh
- Giống nhau: Đều thiết lập sau các cuộc chiến tranh thế giới; các nước
thắng trận chủ chốt đều có nhiều quyền lợi
0,50
- Khác:
+ Trật tự Vécxai – Oasinhtơn: Trừng trị nước chiến bại quá nặng nề; phân
chia quyền lợi giữa các nước thắng trận không thoả đáng ; Hội quốc liên
không đảm đương được chức năng duy trì trật tự thế giới mới…
0,50
+ Trật tự hai cực Ianta: Trừng trị các nước chiến bại và phân chia quyền
lợi giữa các nước chiến thắng thoả đáng; đứng đầu một cực là Liên xô -
đại diện cho lực lượng tiến bộ thế giới; Liên Hợp quốc đảm đương được
chức năng duy trì hoà bình, an ninh thế giới…
0,50
Hết