Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Thực trạng thi hành án dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.65 KB, 44 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

4

2.1 Mục tiêu chung

4

2.2 Mục tiêu cụ thể

4

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

5

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5



5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ

6

1.1 Khái niệm về thi hành án dân sự

6

1.1.1 Khái niệm về thi hành án dân sự

6

1.1.2 Đặc điểm của thi hành án dân sự

6

1.2 Lịch sử pháp luật thi hành án dân sự

10

1. 3 Vai trò của thi hành án dân sự

12


1..4 Khái quát pháp luật thi hành án dân sự

13

1.4.1 Khái niệm pháp luật thi hành án dân sự

13

1.4.2 Vai trò của pháp luật thi hành án dân sự

13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN

15

TẠI CHI CỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC
GIANG.

2.1. Thực trạng quy định pháp luât về thi hành án dân sự

15

2.1.1 Quy định pháp luật về chủ thể của hoạt động thi hành án dân sự

15

2.1.2 Quy định pháp luật về thi hành án dân sự

16


2.1.3 Quy định pháp luật về điều kiện thi hành án dân sự

17

2.1.4 Quy định pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự

17

2.2 Thực trạng thi hành án dân sự tại chi cục thi hành dân sự huyện
Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang

21

2.2.1 Tổng quan về chi cục thi hành án dân sự huyện HIệp Hòa tỉnh Bắc


2

Giang

21

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi cục thi hành án dân sự huyện HIệp Hòa tỉnh
Bắc Giang

21

2.2.3 Hoạt động của thi hành án dân sự tại chi cục thi hành án dân sự huyện
HIệp Hòa tỉnh Bắc Giang


26

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH
ÁN DẤN Ự VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI CHI CỤ THI
HÀNH ÁN DẤN Ự HUYỆN HIỆP HÒA

29

3.1. Định hướng pháp luật về thi hành án dân sự

29

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự

29

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự tại chi cụ thi hành
án dân sự Hiệp Hòa, Bắc Giang

30

3.3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy, UBND huyện và hoạt động của
BCĐ thi hành án dân sự huyện

30

3.3.2 Tăng cường cơng tác phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn
3.3.3 Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công
tác thi hành án dân sự

3.3.4 Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thi hành án, chấp hnahf viên với
kho bạc nhà nước, ngân hành nhà nước và các tổ chức tín dụng

33

35

35

3.3.5 Tăng cường quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án, chấp hành viên
với công an

36

3.3.6 Tăng cường sự phối hợp với cơ quan tà án và viện kiểm soát nhân dân
huyện

37

KẾT LUẬN

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề tài
Hiện nay, dưới sự Lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đang
xây dựng chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa



3

đã và đang đạt được những thành quả quan trọng. Nền kinh tế vượt qua khó khăn,
quy mơ và tiềm lực được tăng lên, kinh tế vĩ mô dần ổn định, uy tín của Việt Nam
ngày càng cao trong cộng đồng quốc tế, tạo ra những điều kiện tiền đề rất quan
trọng nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới. Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII đã xác định nhiệm
vụ: Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy
nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh
cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm
chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy dân chủ, tăng cường trách
nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm. Hiến pháp năm 2013 thể hiện nguyên tắc
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà
nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan tổ chức, cán bộ, cơng chức, mọi
cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Vấn đề cải cách tổ chức,
nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan Tư pháp, trong đó có cơ quan
Thi hành án dân sự được coi là một trong những nội dung quan trọng trong cải cách
thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
Thi hành án dân sự có vai trị quan trong trong hoạt động tư pháp là hoạt
động đưa bản án, quyết định của Tòa án, các quyết định khác theo quy định của
pháp luật ra thi hành trên thực tế theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục pháp luật quy
định, khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo
đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, đương sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn
xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Kể từ khi tách ra khỏi
hệ thống Tòa án và trở thành một cơ quan độc lập (năm 1993) đến nay, Thi hành án
dân sự đã có những bước phát triển mới cả về lượng lẫn về chất.
Trong hoạt động thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang hiện nay nói chung và

huyện Hiệp Hịa nói riêng, Chấp hành viên là lực lượng trung tâm, nòng cốt, cốt lõi
của cơ quan thi hành án dân sự, người trực tiếp tổ chức thi hành phần dân sự trong
các bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan tài phán, làm cho Bản án, quyết
định được thi hành trên thực tế, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Đội ngũ
Chấp hành viên ngày càng được củng cố và tăng cường, năng lực và trình độ ngày
một nâng cao, hồn thành công việc một cách hiệu quả và chất lượng. Hàng năm đã


4

tổ chức thi hành hàng nghìn việc thi hành án, thu về cho ngân sách Nhà nước và cho
tổ chức, công dân hàng tỷ đồng; khẳng định, củng cố và đem lại niềm tin của nhân
dân và xã hội vào các cơ quan thực thi pháp luật. Song bên cạnh đó, chất lượng thực
thi cơng vụ của cơ quan Chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa vẫn cịn một số
hạn chế đó là: vẫn cịn một bộ phận cán bộ, công chức Chấp hành viên chưa thường
xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện chưa nghiêm túc quy
trình thi hành án hoặc chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế, làm ảnh hưởng đến lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cơng dân; tiêu cực, gây
khó dễ cho các đương sự trong quá trình thi hành án nhằm trục lợi…Các tồn tại này
bị tác động bởi nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau như: cơ chế,
chính sách, hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự cịn có sự bất cập, thiếu đồng
bộ; sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương đối với hoạt động
thi hành án dân sự còn chưa đúng mức; việc thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa
trong hoạt động thi hành án dân sự có lúc, có nơi cịn chưa được triệt để…
Để hoạt động thi hành án dân sự ngày càng hoàn thiện, phát huy được đúng
vai trị, vị trí của nó trong đời sống xã hội, địi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thi hành án dân sự; trong đó việc
nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là một địi hỏi khách
quan, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác thi hành án dân
sự. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:“Thực trạng thi hành án dân sự tại Chi cục Thi

hành án dân sự huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt
lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ, cải cách tư pháp và
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối trong quá trình tố tụng, nhằm đưa các
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực tế.
Lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của các bên liên quan được bảo đảm hay
không, không chỉ phụ thuộc vào tính đúng, sai của Bản án, quyết định của Tồ án,
mà cịn phụ thuộc nhiều vào hiệu quả thi hành các Bản án, quyết định đó của cơ
quan thi hành án, là cơ quan trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định là
Chấp hành viên thi hành án dân sự. Khi thực hiện nhiệm vụ, Chấp hành viên sử
dụng quyền lực nhà nước để giải quyết việc thi hành án, buộc người phải thi hành
án phải chấp hành các quyết định, Bản án của Tịa án đã có hiệu lực thi hành. Do
tính chất thi hành án dân sự là công việc phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực
trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, về nhân thân, về


5

các mối quan hệ của các bên đương sự và những người liên quan; vì vậy, thường
phát sinh những khó khăn phức tạp với mn hình, vạn trạng đang xảy ra hàng ngày
ở những địa phương khác nhau, đã tác động phần nào tới tâm lý của đội ngũ cán bộ
công chức, cơ quan thi hành án trong thực hiện nhiệm vụ.
Trong thời gian gần đây, công tác thi hành án dân sự ngày càng được Đảng và
Nhà nước quan tâm. Đội ngũ Chấp hành viên được tăng cường về cả số lượng và chất
lượng. Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 138 biên chế; trong đó có 61 Chấp hành viên,
gồm có 16 Chấp hành viên trung cấp và 45 Chấp hành viên sơ cấp. Với lực lượng đó,
các Chấp hành viên thi hành án dân sự đã góp phần khơng nhỏ vào việc bảo đảm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ
liên quan, đưa những Bản án, quyết định có giá trị thi hành trên thực tế. Bên cạnh
những kết quả đã đạt được, qua công tác báo cáo đánh giá của Cục Thi hành án dân sự

hàng năm cho thấy, vẫn cịn một số cán bộ, cơng chức Chấp hành viên chưa chấp hành
nghiêm kỷ cương, kỷ luật, sa sút về phẩm chất đạo đức, thiếu ý thức trách nhiệm, năng
lực, trình độ chun mơn cịn hạn chế, chưa xứng tầm; cá biệt, cịn có trường hợp có
hành vi tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà cho các bên đương sự, thậm chí vi phạm
pháp luật, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ quan Thi hành án dân sự tại địa phương.
Cùng với sự phát triển của ngành Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang nói
chung, Thi hành án dân sự huyện hiệp Hịa đã từng bước xây dựng đội ngũ cơng
chức có bản lĩnh chính trị và trình độ chun mơn, đáp ứng u cầu cải cách Tư
pháp. Tính đến ngày 31/12/2017 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa có 16
cán bộ, cơng chức người lao động, trong đó có 5 Chấp hành viên, gồm 01 Chấp
hành viên trung cấp, 04 Chấp hành viên sơ cấp (cả 5 Chấp hành viên đều là nam
giới, chưa có Chấp hành viên là nữ giới), cịn lại là các chức danh và cơng chức,
người lao động khác như: Thư ký, Thẩm tra viên, chuyên viên, kế tốn...
Đội ngũ cơng chức, chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự huyện
Hiệp Hòa trong thời gian 10 năm trở lại đây, đã có thay đổi về số lượng và chất
lượng. Năm 2006 mới có 8 biên chế, trong đó có 3 Chấp hành viên. Đến nay Chi
cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa đã tăng lên 16 cán bộ, cơng chức và người
lao động trong đó có 5 chấp hành viên. Sự phát triển của đội ngũ Chấp hành viên đã
tạo điều kiện để Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa hồn thành tốt các chỉ
tiêu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ Chấp hành viên thi
hành án dân sự vẫn còn những hạn chế, như: Năng lực của các Chấp hành viên chưa
đồng đều, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ


6

được giao, cịn trơng chờ, ngại va chạm, ngại trách nhiệm... điều này ảnh hưởng tới
chất lượng và hiệu quả của công tác thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa.
Qua thời gian học tập lớp luật kinh tế K48 vừa làm vừa học và qua thời
gian nghiên cứu thực tập tại Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp

Hịa tơi ln trăn trở về những yêu cầu thực tế, để hoạt động thi hành án dân sự
ngày càng hồn thiện, phát huy được vai trị, vị trí của cơ quan Thi hành án trong
đời sống xã hội, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự bình đẳng
và cơng bằng xã hội, vì vậy tơi chọn đề tài: “Thực trạng thi hành án dân sự tại
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài tốt
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng cơ quan thi hành án dân sự huyện HIệp hào có đội ngũ cán bộ,
công chức, chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thành huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang đủ về số lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng: bảo đảm chất lượng
cán bộ, cơng chức có chính trị tốt, kiên định chủ nghĩa xã hội, có chuyên môn,
nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đáp ứng với các yêu cầu cải
cách Tư pháp; bảo đảm cho hoạt động thi hành án dân sự theo đúng pháp luật, nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơng tác thi hành án dân sự. Góp phần giữ
vững kỷ cương, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020, tổng số cán bộ, công chức và người lao động của
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa là 20 người, trong đó Chấp hành viên có
8 người, cơ cấu đội ngũ Chấp hành viên: Ngạch Chấp hành viên trung cấp (30-40%),
Chấp hành viên sơ cấp (60-70%). Trong đó, có từ 2 đến 4 Thạc sĩ; 100% Chấp hành
viên có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên; cơng chức từ Phó Chi cục trưởng
trở lên có trình độ Cao cấp lý luận chính trị.
Đội ngũ Chấp hành viên được trẻ hố, đào tạo cơ bản, có trình độ chun
mơn cao và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, tận tụy, cơng tâm thi hành nhiệm vụ,
có đạo đức và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, đáp ứng với yêu cầu cải cách
Tư pháp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Là các quy định của pháp luật hiện hành về



7

thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến thực trạng thi hành án dân sự tại chi cục
thi hành án dân sự huyện HIệp Hòa đặc biệt là Luật thi hành án dân sự năm 2008,
luật sửa đổi bổ sung luật thi hành án dân sự năm 2014, Nghị định số 62/2015/NĐCP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thi hành án, nội quy, quy chế làm việc của chi cục thi hành án dân sự
huyện Hiệp Hịa, báo cáo tổng kết cơng tác thi hành án dân sự của chi cục thi hành
án dân sự huyện Hiệp Hòa các năm 2013,2014,2015,2016,2017 và 6 tháng đầu năm
2018.
3.2. Phạm vi nghin cứu của đề tài: Nghiên cứu toàn bộ các quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự trong phạm vi tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang, chủ
yếu nghiên cứu vào các quy định của pháp luật về công tác thi hành án dân sự của
chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Gaing giai đoạn từ năm 2013
đến năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu: Là phân tích các quy phạm, diễn giải quy nạp,
so sánh.. là các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học pháp lý.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
chia thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thi hành án dân sự
Chương 2. Thực trạng pháp luật về thi hành án dân sự và thực tiễn tại chi cục
thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa.
Chương 3. GIải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và nâng cao
hiệu quả áp dụng tại chi cục thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa

Chương 1
Những vấn đề lý luận về thi hành án dân sự
1.1. Khái quát về thi hành án dân sự:

1.1.1. Khái niệm về thi hành án dân sự


8

- Khái niệm chung về thi hành án
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân
và vì dân; cán bộ, cơng chức Nhà nước phải là công bộc của dân. Trong tổ chức bộ
máy Nhà nước, các cơ quan thi hành án dân sự là các cơ quan thuộc hệ thống cơ
quan hành pháp do Chính phủ thống nhất quản lý. cơ quan Thi hành án dân sự các
cấp gồm: Tổng cục thi hành án, cục thi hành án cấp tỉnh, chi cục thi hành án cấp
huyện thực hiện nhiệm vụ thi hành Bản án, quyết định được thi hành theo trình tự,
thủ tục thi hành án dân sự.
Thi hành án, là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nhằm đưa các Bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành trên thực tế. Một Bản
án, quyết định của Tịa án có được thi hành nghiêm chỉnh hay không là tùy thuộc
chủ yếu vào giai đoạn này, việc thi hành Bản án, quyết định có hiệu quả một mặt
bảo đảm quyền tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội và công dân
đối với phán quyết của cơ quan nhân danh Nhà nước là Tịa án, mặt khác nó là biện
pháp hữu hiệu để khôi phục, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ
chức và công dân. dân sự
Thi hành án dân sự, là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà trong đó cơ
quan thi hành án đưa các Bản án, quyết định của Tòa án và các phán quyết, quyết
định khác được thi hành ra thi hành trên thực tế. Là giai đoạn bảo vệ cho Nhà nước,
các đương sự về mặt thực tế. Thi hành án dân sự là hoạt động đặc thù, vừa có tính
chất của hoạt động hành chính, vừa có tính chất của hoạt động tư pháp.
- Chấp hành viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự là một chức danh tư
pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm theo quy trình, thủ tục nhất
định khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về chính trị, chun mơn, nghiệp
vụ theo quy định của pháp luật; là người được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thi

hành hoặc trực tiếp thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;
được sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức thi hành án dân sự. Chấp hành viên có
3 ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao
cấp. Pháp luật quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên về nhiệm vụ, quyền
hạn của Chấp hành viên
Như vậy, có thể hiểu: Chấp hành viên là một ngạch công chức trong hệ thống
công chức của bộ máy Nhà nước; là người được Nhà nước trao quyền tổ chức thi
hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật.


9

- Đội ngũ Chấp hành viên, là tổng các Chấp hành viên cơ quan Thi hành án
dân sự, về con người, về chức năng nhiệm vụ, nó hội tụ đầy đủ các phẩm chất, giá
trị, trình độ, tinh thần... của các Chấp hành viên. Hoạt động của cơ quan thi hành án
dân sự được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của đội ngũ Chấp hành viên,
các hoạt động tác nghiệp của đội ngũ Chấp hành viên phải tuân thủ theo đúng các
quy định của pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.
1.1.2 Đặc điểm của thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính chất hành chính tư pháp: Trên cơ
sở lý luận việc ngiên cứu đánh giá ý nghĩa, vị trí, tính chất của thi hành án dân sự
hiện còn đang tồn tại các quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng thi hành án dân sự là một giai đoạn độc lập trong
trình tự tố tụng. Đây là giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Việc tách rời giai đoạn thi hành án ra khỏi tiến trình tố tụng sẽ làm mất ý nghĩa của
giai đoạn xét xử, giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong q trình tố tụng cũng như
toàn bộ các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Nếu hiểu theo nghĩa
rộng thì thi hành án dân sự không chỉ là tổng hợp các hành vi thi hành bản án, quyết
định dân sự theo nghĩa rộng của tòa án, theo quy định của pháp luật về thi hành án,
mà bao gồm cả những hành vi nhằm thi hành án, quyết định theo quy định của các

văn bản pháp luật khác. Như vậy, việc chuyển giao công tác thi hành án từ cơ quan
xét xử sang cơ quan hành chính khơng có nghĩa là thủ tục thi hành án dân sự là thủ
tcj hành chính. Thủ tục tố tụng dân sự cũng như thủ tục tố tụng hình sự khơng thể
hiểu chỉ có tịa án tiến hành mà nhiều cơ quan, tổ chức tiến hành. Nội dung thi hành
án dân sự chủ yếu mang tính tài sản, dựa trên bản án quyết định của tịa án, nó gắn
liền với việc giải quyết vụ án. Chính vì vậy thi hành án dân sự khơng thể coi thuần
túy là một thủ tục hành chính đơn thuần, do đó giai đoạn thi hành án dân sự vẫn
được nghin cứu như một bộ phận của pháp luật tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, nếu xét một số tiêu chí dưới đây, thì thi hành án dân sự khó hợp
tụ đủ những đặc điểm của một giai đoạn tố tụng dân sự độc lập.
Thứ nhất, hiện nay phạm vi áp dụng theo trình tự thi hành án dân sự rất rộng,
nhiều quan hệ pháp luật trước đó đã được giải quyết theo nhiều trình tự tố tụng khác
nhau như: ( lao động, kinh tế, hành chính, hình sự, tư pháp quốc tế, trọng tài..) và
do nhiều cấp xét xử khác nhau. Tuy nhiên, kết quả của các quá trình xét xử đó tức là
các phán quyết của tịa án đều được đưa ra tổ chức thi hành theo trình tự thi hành án
dân sự, nếu coi thi hành án dân sự là một giai đoạn tố tụng, thì xác định nó thuộc


10

một tiến trình tố tụng cụ thể nào: Thuộc dân sự, kinh tế, hình sự, hành chính, lao
động.. hay đây là một ngành luật mang tính tố tụng tổng hợp.
Thứ hai, về cơ chế quản lý và trình tự thủ tục thi hành án đã có sự they đổi
căn bản, công tác thi hành án dân sự từ năm 1993 đến nay do Chính phủ thống nhất
quản lý.
Thi hành án dân sự là một hoạt động kế tiếp của giai đoạn xét xử ( là giai
đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng) là giai đoạn rất quan trọng trọng q trình
bảo vệ quyền lợi của đưng sự, mục đích của quá trình tố tụng là làm dõ sự thật
khách quan của vụ án. Quá trình tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án
dân sự chỉ thực thi các nghĩa vụ đã được tòa án phán quyết mà khơng có quyền xác

lập quyền, nghĩa vụ khác. vì vậy viecj tổ chức thi hành án dân sự đơn thuần chỉ là
thủ tục hành chính – tư pháp.
Quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự bao gồm nhiều
giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án tuy rất quan trọng
nhưng thực ra mới chỉ là giai đoạn đầu của q trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự. Trong giai đoạn này tòa án mới chỉ làm rõ các tình tiết của vụ việc
dân sự và áp dụng các quy phạm pháp luật, quyết định quyền và nghĩa vụ của các
đương sự. Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được tòa
án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định muốn trở thành hiện thực
thi phải thơng qua thi hành án. Trong đó người có quyền thi hành án yêu cầu người
có nghĩa vụ thi hành án phải thự hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và
người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện gnhiax vụ của mình vì lợi ích của
người có quyền thi hành án. Do vây, theo nghĩa chung thi thi hành án dân sự là thực
hiện bản án, quyết định dân sự của tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh.
Thi hành án dân sự xuất phát và gắn liền với hoạt động xét xử của tòa án,
trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt
động xét xử, giải quyết tranh chấp vì xét xử, giải quyết tranh chấp và thi hành án
dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét
xử, giải quyết tranh chấp là tiền đề của thi hành án dân sự, khơng có xét xử thì
khơng có thi hành án dân sự. Ngược lại thi hành án dân sự tiếp nối với xét xử làm
cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét
xử.


11

Thi hành án dân sự mang tính tài sản- đặc trưng của quan hệ dân sự. Trên
thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự được đư ra thi hành đều quyết định
các vấn đề về tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp

đồng... Thơng qua thi hành án dân sự người phải thi hành án phải thực hiện các
nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các
quyền, lợi ích về tài sản.
Thi hành án dân sự mang tính độc lập đặc trưng của hoạt độngt ư pháp. Thi
hành án là quá trình diễn ra phức tạp trong đó cơ quan thi hành án dân sự thường
phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả của thi hành án dân
sự thì cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên phải được độc lập và không cá
nhân, cơ quan tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án
dân sự. Vì vậy khác với các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thi hành án
dân sự được ban hành trước, pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 và Luật thi hành án
dân sự đã quy định cơ quan thi hành án dân sự tác khỏi cơ quan tư pháp địa
phương không phụ thuộc về tổ chức quản lý của các cơ quan này.
Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự- cơ quan tư pháp tổ chức
thực hiện, việc thực hiện quyền tư pháp của nhà nước do nhiều cơ quan tư pháp
thực hiện và tòa án chỉ là một trong các cơ quan đó. Cơ quan thi hành án dân sự có
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn thực hiện quyền tư pháp của nhà nước cho nên cơ
quan thi hành án dân sự là một trong các cơ quan tư pháp.
Thi hành án dân sự nhằm mục đích đưa bản án, quyết định dân sự ra thực
hiện trên thực tế. Do vậy đối tượng thi hành án dân sự trước hết phải là các bản án,
quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài ản trong
các bản án hình sự, hành chính của tịa án. Hiện nay nhìn chung pháp luật về thi
hành án dân sự của các nước trên thế giới đều quy định đói tượng thi hành án dân sự
theo hướng này. Tuy vậy pháp luật về thi hành án dân sự của một số nước lại quy
định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết định giải quyết tranh chấp
về tài sản của cơ quan, tổ chứ khác như quyết định của cơ quan thuế ( Thụy Điển)
quyết định của trọng tài ( Pháp, Đức, Thụy điển) hoặc các thỏa thuận về quyền,
nghĩa vụ dân sự của các đương sự ( Pháp, Nhật bản) sở dĩ ở nhiều nước pháp luật về
thi hành án dân sự quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết
định của các cơ quan, tổ chức khác và các thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ dân sự của
các đương sự về theo pháp luật về thi hành án dân sự của các nước này tòa án là cơ

quan có quyền hạn, nhiệm vụ quản lý thi hành án và ra quyết định thi hành án. Mặt


12

khác, đây là các quyết định giải quyết các tranh chấp về tài sản hay thỏa thuận về
quyền, nghĩa vụ đối với tài sản và trước khi ra quyết định ra thi hành án tịa án đã
xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của chúng. Do vậy về hình thức tuy là thi
hành quyết định của các cơ quan, tổ chức khác hoặc sự thỏa thuận của các đương sự
nhưng về nội dung thực chất vẫn là thi hành quyết định dân sự của tòa án
1.2 Lịch sử pháp luật thi hành án dân sự.
Ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL,
quy định về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, trong đó, khoản 3, Điều 3
của Sắc lệnh quy định: Ban Tư pháp xã có quyền “Thi hành những mệnh lệnh của
các Thẩm phán cấp trên”. Đây chính là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời
về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự trong chế độ mới; tiếp
đó ngày 19/7/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc
lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tịa án. Có
thể nói đây là văn bản của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa quy định riêng về
công tác thi hành án, thẩm quyền và thể thức thi hành bản án. Ngày 22/5/1950, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL về “cải cách bộ máy tư pháp và luật tố
tụng”. Theo quy định này, việc thi hành án dân sự do Thừa phát lại và Ban Tư pháp
xã thực hiện trước đây được giao cho Thẩm phán huyện thực hiện dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Chánh án. Năm 1960, công tác thi hành án tiếp tục có thêm bước phát
triển mới, đó là trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Điều 24 Luật Tổ chức Toà án nhân
dân năm 1960 đã quy định: “Tại các Tồ án nhân dân địa phương có nhân viên
chấp
hành
án
làm

nhiệm
định: “Tại các Toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm
vụ thi hành những bản án và quyết định dân sự, những khoản xử về bồi thường và
tài sản trong các bản án, quyết định hình sự”. Như vậy, thay bằng quy định Thẩm
phán vừa thực hiện công tác xét xử, vừa kiêm nhiệm cơng tác thi hành án dân sự thì
theo quy định mới này từ năm 1960, tại các Tòa án nhân dân đã có nhân viên chấp
hành án chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thi hành dân sự.
Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên đã ghi nhận thành nguyên tắc hiến định về
giá trị thi hành của các bản án, quyết định: “Các bản án và quyết định của Toà án
nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm túc
chấp hành” (Điều 137). Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ
quan Thi hành án dân sự có những chuyển biến quan trọng trong lịch sử phát triển
của các cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn 1981-1989.
Ngày 18 tháng 7 năm 1982, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân Tối cao đã ký Thông tư
liên ngành số 472 về công tác quản lý thi hành án trong thời kỳ trước mắt, trong đó
quy định: Tại các Tồ án nhân dân cấp tỉnh có Phịng Thi hành án nằm trong cơ cấu
bộ máy và biên chế của Toà án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án; tại
các Tồ án cấp huyện có Chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành
án dưới
sự
chỉ
đạo
của
Chánh
án.


13


Ngày 28 tháng 8 năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự đầu tiên được ban hành,
tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động
thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, Quy chế Chấp hành viên đã được ban hành kèm
theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 06 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 và Quy chế Chấp hành
viên thì chỉ có Chấp hành viên là người được nhà nước giao trách nhiệm thi hành
các bản án, quyết định của Tòa án (trước đây việc thi hành án ngồi Chấp hành
viên cịn có thể do cán bộ thi hành án thực hiện).
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 266-TTg ngày 02/6/1993 về
việc triển khai việc bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự; liên ngành
giữa Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Tổ
chức - cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban
hành Thông tư liên ngành số 01-TTLN ngày 26/5/1993 hướng dẫn việc bàn giao
công
tác
thi
hành
án
dân
sự.
Ngày 14/01/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Thi hành
án dân sự năm 2004 với nhiều đổi mới quan trọng về thi hành án dân sự, trong đó
có cả đổi mới về tổ chức, cán bộ các cơ quan thi hành án dân sự và trình tự, thủ tục
thi
hành
án
dân
sự.
Để tiếp tục củng cố và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và cơ sở pháp lý, tạo điều kiện
thúc đẩy công tác thi hành án dân sự ngày càng hiệu quả, ngày 14/11/2008, Quốc

hội khố XII đã thơng qua Luật Thi hành án dân sự năm 2008, văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất từ trước tới nay. Tiếp theo đó, ngày 09/9/2009, Chính phủ ban
hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan
Thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự. Theo đó, Hệ
thống các cơ quan thi hành án dân sự được xác định rõ hơn theo nguyên tắc quản lý
tập trung, thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp huyện, với một vị thế
mới, tương xứng với nhiệm vụ chính trị được giao và phù hợp với yêu cầu của cải
cách

pháp.
Để tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, ngày 25 tháng 11 năm 2014 tại
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi
hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, ngày 20 tháng
7 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự,
các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác thi hành án dân
sự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới.
Để ghi nhận bề dày truyền thống, sự lớn mạnh, trưởng thành của hệ thống tổ chức
thi hành án dân sự và những nỗ lực, cố gắng không biết mệt mỏi của cán bộ, công
chức, người lao động trong các cơ quan Thi hành án dân sự, ngày 05 tháng 3 năm
2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 397/QĐ-TTg công nhận ngày 19
tháng 7 hàng năm là Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự. Quyết định công nhận
Ngày truyền thống Thi hành án dân sự của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa vơ cùng
to lớn đối với các cơ quan thi hành án dân sự và mỗi công chức, người lao động


14

trong các cơ quan Thi hành án dân sự, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà

nước đối với cơng tác thi hành án dân sự nói riêng và ngành Tư pháp nước nhà nói
chung, đó chính là nguồn động viên vô giá đối với mỗi cán bộ, công chức, người
lao động trong các cơ quan Thi hành án dân sự.
1.3 Vai trò của thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ tính nghiêm minh và sự thượng tơn pháp luật. Thi hành án
dân sự được quan niệm là một nội dung quan trọng của chính sách an dân, giúp
người dân yên ổn, yên tâm trong cuộc sống, từ đó giữ vững niềm tin với pháp luật,
với chế độ. Các bản hiến pháp trước đây và điều 106 hiến pháp năm 2013 hiện nay
đều nghi nhận nguyên tắc “ Bản án, quyết định của tịa án dân dân có hiệu lực của
pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân, hưu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành” Thi hành án dân sự là khâu cuối của hoạt động tố tụng dân sự là q trình
hiện thực hóa các bản án, quyết định của tòa án vào trong thực tiễn của cuộc sống.
Chính vì vậy, trong một thời gian dài, thi hành án dân sự được quan niệm là một
hoạt động phái sinh, hay là “cái đuôi” của hoạt động xét xử.
Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, các giá trị kinh tế của thi
hành án dân sự có vai trị trực tiếp góp phần giải quyết các chanh chấp để đưa trở lại
thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, thi
hành án dân sự đã góp phần tích cực trong việc xử lý món nợ xấu.
Khi đất nước ta đẩy mạnh công cuộc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở một khía cạnh khác, thi hành án dân sự
được xác định là một công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư,
nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong phá sản, góp phần cải thiện mơi trường xản
xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, khởi nghiệp, thực hiện các thiết chế giải quyết các
tranh chấp dân sự trong đó cơng tác thi hành án dân sự được đổi mới, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả đảm bảo công tác thi hành án dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người dân và doanh nghiệp.

1.4 Khái quát pháp luật thi hành án dân sự.
1.4.1 Khái niệm pháp luật về thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự , văn phòng thừa phát lại với đương sự,


15

cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự , phát sinh trong
quá trình thi hành án dân sự nhằm bảo đảm việc thi hành án dân sự có hiệu quả,
bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Đối tượng điều chỉnh của thi hành án dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa cơ
quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với đương sự, cơ quan, tổ chức và
cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự phát sinh trong qua trình thi hành án.
1.4.2 Vai trị của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam.
Luật thi hành án dân sự Việt Nam có vai trị đảm bảo việc thi thi đường lối,
chính sách của Đảng về phát triển kinh tế xã hội, đông thời bảo đảm việc thi hành
án dân sự có hiệu quả và nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội. Ơ
nước ta, đường lối chính sách của Đảng, là kim chỉ nam cho các hoạt động xã hội.
Pháp luật có vai trị thể chế hóa các đường lối, chính sách của Đảng để mọi người
thực hiện. Khi Đảng chủ trương thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cho dân giàu, nước mạnh thì pháp
luật nói chung và luật thi hành án dân sự nói riêng càng có vai trị quan trọng. Các
quan điểm tư tưởng của Đảng về phát triển kinh tế xã hội, cải các tư pháp ngày nay
được quán triệt trong các quy định của pháp luật thi hành án dân sự buộc các cơ
quan, tổ chức cá nhân thực hiện là yếu tố rất quan trọng trong việc thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là đối với việc thực
hiện mục tiêu cải các tư pháp ở nước ta: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững
mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từ bước hiện đại , phục vụ nhân dân
phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quá trình thi hành dân sự bao gồm nhiều công việc khác nhau, nảy sinh các

quan hệ khác nhau giữa các chủ thể tham gia vào q trình này. Trong đó mỗi chủ
thể tham gia vào các quan hệ này với những động cơ, mục đích nhiệm vụ khác nhau
nên rất phúc tạp. Vì vậy, các quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam về
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, thời hiệu thi hành án, thẩm quyền thi hành án,
thủ tục thi hành án, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế
thi hành án... có tác dụng điều chỉnh các quan hệ phát sịnh trong quá trình thi hành
án dân sự bảo đảm được hiệu quả của việc thi hành án dân sự.
Ngoài ra, luật thi hành án dân sự Việt Nam còn quy định cả cơ chế giám sát,
kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể
trong việc tổ chức hoặc tham gia thi hành án dân sự. Các quy định này vừa có tác


16

dụng nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm
của các chủ thể tổ chức hoặc tham gia thi hành án dân sự, mặt khác cịn góp phần
nâng cao được ý thức pháp luật của chủ thể xã hội.

Chương 2
Thực trạng pháp luật về thi hành án dân sự và thực tiễn tại chi cục thi
hành án dân sự huyện Hiệp Hòa
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về thi hành án dân sự.
2.1.1. Quy định pháp luật về chủ thể của hoạt động thi hành án dân sự


17

Chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự là một trong các yếu tố cơ
bản cấu thành quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Các chủ thể quan hệ thi hành án
dân sự phải là những cá nhân, cơ quan tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp

luật thi hành án dân sự quy định.
Theo quy định của pháp luật thi hành án dấn sự thì các chủ thể được tham gia
vào quan hệ pháp luật thi hành án dân sự bao gồm. Cơ quan thi hành án dân sự, văn
phòng thừa phát lại, tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm
át, đương sự, người đại diện của đương sự và những cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến việc thi hành án dân sự.
Nội dung của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự
Nội dung của pháp luật quan hệ thi hành án dấn sự cũng là một trong các yếu
tố cơ bản cấu thành quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Cũng nhu nội dung các
quan hệ pháp luật khác, nội dung của quan hệ thi hành án dân sự phản ánh địa vị
pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Xét dưới góp
độ cụ thể thì nội dung của quan hệ pháp luật thi hành án dấn sự bao gồm toàn bộ
các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thi hành
án dân sự.
Căn cứ vào yêu cầu của công tác thi hành án dân sự và tùy vào mục đích,
tính chất tham gia thi hành án dân sự quy định cho mỗi chủ thể các quyền, nghĩa vụ
pháp lý nhất định. Trong đó các quyền nghĩa vụ của cơ quan thi hành án dân sự có
tính chất đặc biệt, ngồi chủ thể này khơng chủ thể nào có được vì nó xuất phát từ
u cầu của cơng tác quản lý xã hội của nhà nước. Trong thi hành án dân sự, cơ
quan thi hành án dân sự là chủ thể duy nhất được nhà nước giao cho quyền lực cần
thiết để tổ chức thi hành án dân sự.
Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quá trình
thi hành án dân sự là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể. Để đảm bảo việc thi
hành án dân sự được đúng đắn và các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các quyền,
nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy định của pháp luật và có thiện chí. Trường hợp
chủ thể khơng thực hiện đầy đủ đúng các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình thì phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật và theo quy định của pháp luật trong những
trường hợp cần thiết cơ quan nhà nước có thẩm quyền được áp dụng các chế tài
pháp lý đối với họ.
Các chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự phải là những cá nhân,

cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật thi hành án dân sự quy
định.


18

Theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự thì các chủ thể được tham gia
vào quan hệ pháp luật thi hành án dân sự bao gồm: cơ quan thi hành án dân sự, văn
phòng thừa phát lại, tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, viện kiểm
sát, đương sự, người đại diện của đương sự và những cơ quan tổ chức, cá nhân có
liên quan đến việc thi hành án dân sự.
2.1.2. Quy định pháp luật về nguyên tắc thi hành án dân sự
- Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định: Nguyên tắc bảo đảm hiệu
lực của bản án, quyết định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức thực hiện quyền lực
của Nhà nước nên đã được quy định nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Nhà
nước ta ban hành trước đây như Điều 137 Hiến pháp năm 1980, Điều 9 LTCTAND
năm 1960, Điều 2 PLTHADS năm 1989 v.v... Hiện nay, nguyên tắc này được quy
định tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013, Điều 19 BLTTDS năm 2015 và Điều 4
LTHADS.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự: Nguyên tắc bảo
đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự trước đây được quy định tại Điều
5 PLTHADS năm 2004. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 7 và 7a
LSĐBSLTHADS.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền,
nghĩa vụ liên quan: Trước đây được quy định tại Điều 7 PLTHADS năm 1989, Điều
9 PLTHADS năm 1993 và Điều 9 PLTHADS năm 2004. Hiện nay, nguyên tắc này
được quy định tại Điều 5 LTHADS.
- Nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự: Nguyên tắc
này lần đầu tiên được quy định tại Điều 10 LTHADS. Việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong thi hành án dân sự trong trường hợp cụ thể được thực hiện

theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật này.
- Nguyên tắc kết hợp biện pháp tự nguyện và cưỡng chế thi hành án: Nguyên tắc kết
hợp biện pháp tự nguyện và cưỡng chế thi hành án trước đây được quy định tại
Điều 5 PLTHADS năm 1989, Điều 6 PLTHADS năm 1993 và Điều 6, Điều 7
PLTHADS năm 2004. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 9
LTHADS.
- Nguyên tắc trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi
hành án dân sự và chấp hành viên: Nguyên tắc này trước đây đã được quy định tại
Điều 6 PLTHADS năm 1989, Điều 7 PLTHADS năm 1993 và Điều 8 PLTHADS
năm 2004. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 11 LTHADS.


19

- Nguyên tắc thỏa thuận thi hành án dân sự: Nguyên tắc thỏa thuận thi hành án dân
sự lần đầu tiêu được quy định tại Điều 6 LTHADS. Việc quy định nguyên tắc này
của LTHADS là sự ghi nhận của pháp luật đối với một nội dung cơ bản quyền tự
định đoạt của đương sự trong thi hành án dân sự.
- Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong thi hành án dân sự: Nguyên tắc tiếng
nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự, bao gồm cả thi hành án dân sự được quy
định ngay từ hiên pháp năm 1946 (Điều 66) nhưng chỉ ở mức sơ khai. Hiện nay,
nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 8 LTHADS.
- Nguyên tắc giám sát hoạt động thi hành án dân sự: Nguyên tắc này lần đầu tiên
được quy định tại khoản 1 Điều 12 LTHADS. Tuy nội dung quy định của Điều luật
này cịn sơ sài nhưng có ý nghĩa ghi nhận tính chất quan trọng của việc giám sát đối
với các hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan
nhà nước khác bảo đảm cho việc thi hành án dân sự được nhanh chóng và đúng
pháp luật.
- Nguyên tắc kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự: Khi tiến hành kiểm sát hoạt

động thi hành án dân sự, viện kiểm sát được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
quy định tại khoản 2 Điều 12 LTHADS và Điều 28 LTCVKSND năm 2014.
2.1.3. Quy định pháp luật về điều kiện thi hành án dân sự
Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại Điều 44 LTHADS,
Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Điều 3 Thơng tư liên tịch
của Bộ tư pháp, Tịa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao số
11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số vấn đề
về thủ tục thi hành án dân sự phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự. Theo
các quy định này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành
án, chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.
2.1.4. Quy định pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự
- Cấp và chuyển giao bản án, quyết định
Để bảo đảm việc thi hành án, tòa án, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài
thương mại đã ra bản án, quyết định dân sự phải cấp cho đương sự và chuyển giao
cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền bản án, quyết định đó. Việc cấp và
chuyển giao bản án, quyết định dân sự để thi hành án cho các đương sự được thực
hiện theo quy định tại các Điều 484, 485 BLTTDS năm 2015; các Điều 27, 28
LTHADS; các Điều51, 61 LTTTM và Điều 105 LCT.


20

Theo quy định tại Điều 484 BLTTDS năm 2015 và Điều 27 LTHADS, khi bản án,
quyết định của tòa án được thi hành thì tịa án đã ra bản án, quyết định đó phải cấp
cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản án, quyết định có ghi “để
thi hành”.
- Yêu cầu và nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự
+ Yêu cầu thi hành án dân sự: Theo quy định tại Điều 31 LTHADS thì thủ tục yêu
cầu thi hành án dân sự được thực hiện như sau: Người có quyền yêu cầu thi hành án

bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án có thể tự mình u cầu cơ
quan thi hành án dân sự có thẩm quyên thi hành hoặc ủy quyền cho người đại diện
thực hiện việc yêu cầu thi hành án.
+ Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự: Theo quy định tại khoản 4 Điều 31
LTHADS, khi nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra
nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và
thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu. Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải
thể hiện đầy đủ các nội dung: ngày, tháng, năm nhận đơn yêu cầu; số, ngày, tháng,
năm ra bản án, quyết định; tên cơ quan ra bản án, quyết định; họ, tên, địa chỉ của
người yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án; người được thi hành án;
nội dung yêu cầu thi hành án và tài liệu khác kèm theo. Việc gửi thông báo cho
người yêu cầu được thực hiện qua việc cấp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện ngay sau
khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
- Ra quyết định thi hành án, thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định thi hành án
và ủy thác thi hành án dân sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 LTHADS, dối với phần bản án, quyết định cơ
quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành thời hạn ra quyết định thi
hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định. Đối với
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
khi nhận được quyết định này do tòa án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực
tiếp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 LTHADS, thời hạn ra quyết định thi hành án
trong trường hợp thi hành án theo yêu cầu của đương sự là 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
- Thông báo, gửi quyết định thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án và xác định
việc chưa có điều kiện thi hành án dân sự


21


+ Thông báo và gửi quyết định thi hành án dân sự: Hiện nay, việc thông báo thi
hành án dân sự được quy định tại các điều từ Điều 38 đến Điều 43 LTHADS và
Điều 12 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/;NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Điều 2
Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân
dân tối cao số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định
một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành
án dân sự.
+ Xác minh điều kiện thi hành án và xác định việc chưa có điều kiện thi hành án
dân sự: Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại Điều 44 LTHADS,
Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định một số vấn đề về thủ
tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự. Theo các
quy định này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án,
chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.
- Tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 45 LTHADS, người phải thi hành án có thời hạn tự nguyện
thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết
định thi hành án, trừ trường hợp cần ngăn chặn việc họ tẩu tán, hủy hoại tài sản
hoặc trốn tránh việc thi hành án. Vì vậy, chấp hành viên phải cho người phải thi
hành án một thời hạn đẻ họ tự nguyện thi hành án.
Trong thi hành án dân sự, việc áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án chỉ có hiệu
quả khi người phải thi hành án nhận thức đúng nghĩa vụ thi hành án của mình. Đối
với những trường hợp người phải thi hành án không nhận thức dúng nghĩa vụ thi
hành án của mình, chây ỳ, trốn tránh việc thi hành án thì việc áp dụng biện pháp thi
hành án này thường khơng có hiệu quả mà nhiều khi tác dụng cịn ngược lại. Vì vậy,
trong những trường hợp cần thiết, để bảo đảm hiệu quả thi hành án cùng với việc áp
dụng biện pháp tự nguyện thi hành án, chấp hành viên phải áp dụng cả biện pháp
cưỡng chế thi hành án. Theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 LTHADS thì chấp
hành viên được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

- Bảo quản tài sản thi hành án, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và đình
chỉ thi hành án dân sự
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 58 LTHADS, việc bảo quản tài sản thi
hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
+ Giao cho người phải thi hành án, người thân tích của người phải thi hành án bao
gồm vợ, chồng, con, ơng, bà, cha, mẹ, bác, chú, cơ, cậu, dì, anh, chị, em của người


22

phải thi hành án, của vợ, chồng họ cùng cư trú có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc
người đang sử dụng, bảo quản.
+ Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản.
+ Bảo quản tại khoa của cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với tài sản là kim khí q, đá q, tiền hoặc giấy tờ có giá phải được bảo quản
tại kho bạc nhà nước.
- Thanh toán tiền thi hành án, xác nhận kết quả thi hành án và kết thúc thi hành án
dân sự.
+ Thanh toán tiền thi hành án dân sự: Sau khi áp dụng các biện pháp thi hành án, số
tiền thi hành án thu được chấp hành viên phải thanh toán cho người được thi hành
án. Việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 47
LTHADS.
+ Xác nhận kết quả thi hành án dân sự: Xác nhận kết quả thi hành án dân sự hiện
nay đã được quy định tại Điều 53 LTHADS và Điều 37 Nghị định của Chính phủ số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015.
+ Kết thúc thi hành án dân sự: Hiện nay, việc kết thúc thi hành án dân sự được quy
định tại Điều 52 LTHADS. Việc pháp luật quy định kết thúc thi hành án có ý nghĩa
xác định rõ các đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ thi hành án, tránh được
các tranh chấp về thi hành án dân sự có thể xảy ra giữa các đương sự sau này. Ngoài
ra, cịn có ý nghĩa xác định cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong bản án,

quyết định, cơ quan thi hành án dân sự khơng có trách nhiệm, quyền hạn theo dõi,
tổ chức thi hành án nữa.

2.2 Thực trạng thi hành án dân sự tại chi cục thi hành án dân sự huyện
Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
2.2.1 Tổng quan về chi cục thi hành án dân sự huyện HIệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là cơ quan trực
thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang thực hiện chức năng thi hành án dân
sự và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chi cục
Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa có Chi cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ
quan Thi hành án dân sự, 02 Phó Chi cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ
quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Thẩm
tra viên Thi hành án, Thư ký Thi hành án và công chức khác.


23

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa chịu trách nhiệm
trước Cục trưởng cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang và trước pháp luật về toàn
bộ hoạt động của Chi cục Thi hành án dấn sự huyện Hiệp Hịa. Phó Chi cục trưởng
chi cục Thi hành án dấn sự huyện Hiệp Hòa chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng
chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa và trước pháp luật về lĩnh vực công tác
được phân công phụ trách.
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa chịu sự chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân huyện Hiệp Hịa, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện Hiệp
Hòa về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn
và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân Hiệp
Hòa theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang

2.2.2.1. Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang
Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phải là Chấp
hành viên. Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện
Hiệp Hịa có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Ra quyết định thi hành án theo thẩm quyền;
Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân
sự;
Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân, phối hợp tổ chức thi hành án;
Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những
điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi
hành;
Kiến nghị người có thẩm q uyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;
Trả lời kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo
về thi hành án, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính haowcj tru y cứu
trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thi hành án;
Phó Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân
sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
2.2.2.2 Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang
Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa là cơng chức
chun mơn nghiệp vụ thi hành án dân sự, trực tiếp tổ chức thi hành các vụ việc thi
hành án dân sự, số tiền, tài sản phải thi hành án , việc thi hành án liên quan đến
nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp
Hòa.



24

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa có 06 Chấp hành viên ( bao
gồm 03 lãnh đạo).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên Thi hành án dân sự nói chung và
Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa nói riêng là kịp thời tổ
chức thi hành vụ việc được phân công, ra các quyết định thi hành án theo thẩm
quyền; Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định, áp dụng đúng các quy định của
pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đmả lợi ích của nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thực hiện
nghiêm chỉnh đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên; triệu tập đương sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án; Xác minh tài sản, điều
kiện thi hành án, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liêu để
xác minh địa chỉ, tài sản của người phảo thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan liên
quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quán đến thi hành án; Quyết
định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biên phpas cưỡng chế thi hành án, lập
kế hoạch cưỡng chế thi hành án, thu giữ tìa sản thi hành án; Yêu cẩu cơ quan công
an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật; Lâp biên
bản về hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người vi phạm; Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài
sản đã chi trả cho đương sự khơng đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án
và các khoản phải nội khác; Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công
vụ theo quy định của Chính Phủ; Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình Chấp hành viên phải tuân theo
pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

2.2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên Chi cục Thi hành án dân sự
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang có 01 thẩm tra
viên sơ cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những
vụ việc thi hành án đã và đang thi hành, thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư
khiếu nại, tố cáo theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự
và Chi cục trưởng chi cục Thi hành án dân sự, thẩm tra thống kê báo cáo, dữ liệu thi
hành án dân sự và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án
dân sự.
Lập kế hoạch, tổ chức thự hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan để các minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo nhiệm vụ được
phân công
Tham mưu cho Chi cục trưởng trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm
sát nhân dân theo thẩm quyền
Thực hiện nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.
2.2.2.4. Thư ký Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang


25

Thư ký thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự,
có trách nhiệm giúp chấp hành viên, thực hiện các trình tự, thủ tục thi hành án dân
sự, hoặc giúp thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang
thi hành án, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành
án dân sự theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa có 01 Thư ký. Nhiệm vụ của
Thư ký thi hành án dân sự bao gồm:
Giúp chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành các vụ việc
phức tạp, đặc biệt phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên
quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền thi hành của Chi cục Thi hành án dân

sự huyện, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Phòng Thi hành án cấp quân khu hoặc
giúp thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những
vụ việc đã và đang thi hành án, thực hiện thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư
khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án;
biên bản tống đạt; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê
biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài
sản; biên bản hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả
tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác;
Giúp chấp hành viên, thẩm tra viên tống đạt giấy tờ thi hành án;
Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo
sự phân công của chấp hành viên, thẩm tra viên;
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp chấp hành viên thực
hiện công tác tổ chức thi hành án; giúp thẩm tra viên thực hiện thẩm tra thi hành án
dân sự đối với các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật;
2.2.2.5. Nhiệm vụ của Văn thư lưu trữ Chi cục Thi hành án dân sự huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang có 01 cán bộ
làm cơng tác Văn thư lưu trữ, có nhiệm vụ sau: Nhận các văn bản đến, thư, báo của
đơn vị tại Văn thư Bộ
Chuyển các văn bản, tài liệu đến người có trách nhiệm nghiên cứu, giải
quyết theo ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị;
Làm thủ tục phát hành và theo dõi văn bản đi của đơn vị tại đơn vị và tại Văn
thư Bộ;
Lưu, sắp xếp và quản lý văn bản phục vụ tra cứu văn bản tại đơn vị.
2.2.2.6. Nhiệm vụ của Thủ kho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang
Chic cục Thi hành án dân sự huyện Hiệp Hịa có 01 Thủ kho có nhiệm vụ sau:
Thực hiện việc xuất, nhập kho và bảo quản vật chứng tài sản tạm giữ theo
quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;



×