Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MOT VAI NET VAN HOA TAY NGUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.52 KB, 7 trang )

Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà,
là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… cịn là niềm tự hào
chung của cả Bn làng.
Ghế K’pan biểu tượng sung túc
K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến
85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc,
mạnh mẽ.
Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong bn chỉ có 1 đến 2 gia đình,
cịn bn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thơi. Gia đình nào
muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có kinh
tế khá giả, có tấm lịng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh.
Bên cạnh đó, gia đình được làm K’pan khơng chỉ phải lo đủ trâu, lợn, gà, rượu, gạo phục
vụ cho bà con trong những ngày làm K’pan, mà theo tục lệ còn phải tổ chức được các lễ
hiến sinh, cầu sức khỏe, có nhiều cuộc khoản đãi cộng đồng và có nhiều chiêng ché.
Để làm được một chiếc K’pan cần phải có sự giúp sức của cả bn làng, chứ một gia
đình khó lịng làm nổi, vì thế K’pan cũng có thể xem là biểu tượng thể hiện tinh thần
đồn kết giữa các gia đình trong cộng đồng bn làng dân tộc Êđê. Thời gian làm K’pan
khoảng một tuần mới có thể hồn thành.
Do đồng bào Êđê theo chế độ mẫu hệ nên việc tìm chặt cây phải được bàn định trước với
gia đình bên vợ và cây rừng để làm K’pan phải được người phụ nữ có tiếng nói trong gia
đình lựa chọn. Đó là một cây gỗ cổ thụ, cao, to, thẳng, đã được thần linh chứng giám cho
phép chặt từ rừng thiêng.
Trước khi muốn chặt cây lớn mang về làm K’pan thì chủ nhà phải lấy một mảnh nhỏ vỏ
cây mang về cúng thần. Để tránh mọi điều xui xẻo và mang lại nhiều may mắn cho gia
chủ K’pan. Khi đi chặt cây gỗ lớn nhà chủ và thầy cúng phải chọn ngày đẹp trời, trong
buôn khơng có đám tang. Dẫn đầu đồn vào rừng chặt gỗ là người lớn tuổi trong nhà
cùng thầy cúng, tiếp đó là 7 người con trai khỏe mạnh mang theo dao, búa, rìu. Đi cuối là
dân làng và người nhà mang lương thực phục vụ.
Đến chỗ cây lớn đã định, thầy cúng và chủ nhà phải chọn chiều cây đổ dọc theo dịng
nước chảy rồi mới cho bổ rìu. Chủ nhà là người bổ nhát rìu đầu tiên rồi sau đó mới đến
mọi người. Gỗ để làm K’pan phải chọn loại cây rừng lâu năm, cao, to, thẳng, gỗ tốt. Cây


ngả xuống, người ta chặt sạch cành lá. Chủ nhà và thầy cúng đi lên thân cây 7 lần để đuổi
tà ma, rồi những người thợ mới được dùng rìu đẽo cây thành chiếc K’pan có hình chiếc
thuyền với những đường nét khỏe khoắn.
Sau khi thầy cúng cầm rìu bổ nhẹ vào K’pan theo tục lệ, mấy chục trai tráng trong bn
cùng khênh K’pan về bn, cịn những thanh niên nam nữ khác vừa đi theo múa hát, gõ
chiêng. Đến đầu buôn, đám rước đặt K’pan xuống cho thầy cúng phủ vải đỏ lên rồi mới
đưa về, đặt ở vườn sau của chủ nhà.
Các ngày sau đó, những người thợ khéo tay nhất buôn sẽ chạm khắc những hoa văn có
tính biểu tượng truyền thống Êđê lên chiếc K’pan và họ được chủ nhà nuôi cơm rượu.


Khi chiếc K’pan chính thức hồn thành, mọi người trong buôn tập trung đưa ra cửa trước,
đặt một đầu lên sàn nhà. Người chủ ăn mặc đẹp, cầm lấy khiên, kiếm đã được bày sẵn
trên chiếu, đi lại 7 lần trên K’pan để xua đuổi điều xấu và không may mắn rồi đặt tên cho
K’pan như một sự thông báo chính thức mình là chủ của K’pan. Lúc này, thầy cúng làm
lễ khấn báo thần linh rằng, K’pan đã có chủ và cho khiêng vào gian khách, đặt dọc vách
phía tây nhà và khi ấy lễ cầu Yang mới chính thức diễn ra.
Lễ rước Ghế K’pan
Sau khi hoàn thành ghế K’pan thì tiến hành lễ rước về nhà. Tất cả mọi người tham gia
buổi lễ đều mặc trang phục truyền thống của người Êđê. Những Nghệ nhân mang theo
các loại nhạc cụ như đinh năm, đinh tút, tù và. Trước khi vào hành lễ, thầy cúng mặc khố,
áo truyền thống đi trước, theo sau là một tốp nam thanh niên gồm 14 đến 20 người ghé
vai cùng khiêng chiếc K’pan.
Tiếp đến là thanh niên nam, nữ đi thành hai hàng dọc, cịn các Nghệ nhân thì vừa đi vừa
diễn tấu, múa các loại nhạc cụ. Khi rước K’pan về đến nhà, trên sàn nhà đã được trải
chiếu và bày sẵn một bát cơm, vòng đồng, áo. Thầy cúng hoặc chủ nhà cầm khiên, kiếm
đạp lên đầu ghế K’pan bảy lần hoặc múa khiên, kiếm đi dọc K’pan để “đuổi thần xấu” ra
khỏi K’pan. Múa xong, thầy cúng báo cho dân làng và những người đến dự biết tên của
K’pan là gì. Ghế K’pan được quay đầu đưa vào nhà và được kê vào đúng vị trí dọc theo
vách phía tây tại gian tiếp khách, sát với hàng cột. Khi được kê xong xuôi, thầy cúng bắt

đầu cúng báo cho tổ tiên biết ghế K’pan đã được đưa vào nhà.

Lễ vật cúng gồm 5 ché rượu, 5 chén cơm, 5 chén rượu, 5 chén đựng thịt (mỗi thứ một ít),
một đầu heo, một miếng lá chuối cắt tròn. Khi lễ vật được bày xong, thầy cúng ngồi trước
lễ vật, chủ nhà ngồi bên cạnh, dàn chiêng đánh bài Tông Ngă Yang khoảng 5 đến 10 phút
thì dừng lại để thầy cúng khấn. Cúng xong, thầy cúng cầm cần uống rượu trước, sau đó
đưa cần cho chủ nhà và những người trong gia đình vừa uống vừa ăn thịt. Khi những
người trong nhà uống xong thì mời mọi người dự lễ cùng ăn uống. Tiếng chiêng vang dội
khắp buôn làng, những điệu múa nhịp nhàng ngân mãi cho đến khi rượu nhạt thì buổi lễ
mới chấm dứt.
Theo quan niệm cổ xưa, gia đình nào làm được K’pan, chủ nhà nghỉ 2 ngày không đi làm
nhưng đến ngày thứ ba mở một ché rượu ngon mời người thân tới uống mừng sự hoàn
thành tốt đẹp của K’pan. Ngày nay, họ không thực hiện nhiều thủ tục kiêng kị như trước,
nhưng những bữa liên hoan chúc mừng vẫn diễn ra suốt đêm...
Lễ rước K’pan là nghi lễ đặc trưng, mang tính sinh hoạt cộng đồng, thể hiện sự đồn kết
của đồng bào Êđê. Vì thế, việc bảo tồn lễ rước K’pan là cơ hội để đồng bào nhớ lại và gìn
giữ những nét đẹp văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc mình, đồng thời giáo dục con
cháu phải luôn nhớ đến những thể thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang bản sắc dân
tộc Ê đê.


Lễ đặt tên cho con là một phong tục truyền thống độc đáo, là một thành tố văn hóa,
tơn giáo quan trọng liên quan đến các nghi lễ vòng đời của dân tộc Cơ Ho ở Lâm
Đồng.
Theo thống kê hiện nay, người Cơ Ho có khoảng hơn 150.000 người tập trung ở các
huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh của Lâm Đồng. Người Cơ Ho hiện nay vẫn còn
lưu giữ được nhiều phong tục truyền thống độc đáo trong đó có “Lễ đặt tên cho con”.
Theo quan niệm của người Cơ Ho, việc làm lễ đặt tên cho con là một trong những nghi lễ
rất quan trọng và cần thiết vì đứa trẻ sinh ra cần phải được các Yàng (thần linh) che chở
phù hộ trong suốt cuộc đời. Bởi vậy, cứ sau khi sinh được 7 ngày là mọi người trong gia

đình phải làm lễ đặt tên cho em bé.
Và trong 7 ngày ở cữ của người mẹ, người Cơ Ho cho cắm một cành cây có gai dài
khoảng chừng 1m bên ngoài vách nhà nơi gần bếp lửa - chỗ nằm của hai mẹ con vừa để
ngăn ma, quỷ và vừa để báo hiệu trong nhà có người mới sinh không cho khách và người
lạ vào nhà.
Để chuẩn bị cho nghi lễ đặt tên con, trước đó người cha và mọi người trong gia đình đã
phải bỏ thời gian để đan một chiếc gùi hoa nhỏ xinh, cùng với bộ khung dệt vải hoặc rổ
xúc cá nếu bà mẹ sinh con gái. Cũng có khi là một cái xà gạt (dao có cán đi rừng đặc
trưng của người Tây Nguyên) và một cái ná (cung tên) nhỏ nếu đó là con trai.
Địa điểm tổ chức lễ, tại gian chính của nhà ngay trước bàn thờ. Lễ vật dâng cúng thần
linh khá đơn giản không quá cầu kỳ, bao gồm: một chóe rượu cần, một con gà sống, một
nhánh chuối, một quả trứng gà, một chén cơm và một chén đựng bộ lòng gà, một chén
tiết gà (sau khi hiến sinh).
Bên cạnh đó, được bày thêm chiếc gùi, bộ khung dệt hoặc chiếc xà gạt, chiếc ná nhỏ đã
được chuẩn bị từ trước (đây là những vật tượng trưng) để cầu mong thần linh ban cho con
gái thì xinh đẹp, chăm chỉ, khéo tay; con trai thì được “dài chân, dài tay như con vượn,
khỏe mạnh như con gấu, con hùm” để chinh phục núi rừng săn bắt thú, giỏi việc nương
rẫy.
Người được mời tham gia buổi lễ gồm có ơng cậu, già làng và bà mụ (bà đỡ), mẹ con mới
sinh và bà con bên nội bên ngoại của em bé để làm chứng. Thường bố vợ là người đứng
ra làm lễ cúng Yàng. Ông mặc áo, khố truyền thống, đầu đội khăn choàng, tay cầm một
chiếc roi làm bằng mây rừng và lục lạc. Ngồi cạnh ông là người mẹ bế con và bà đỡ.
Trong lễ cúng, trước khi hiến sinh, người chủ cúng hai tay ôm con gà đưa lên ngang tầm
mắt hướng thẳng lên bàn thờ và bắt đầu cầu khấn thần linh phù hộ cho đứa trẻ. Tất cả
những người trong gia đình và họ hàng nội ngoại có mặt đều chắp tay và cầu nguyện cho
đứa trẻ.
Ngay sau khi khấn xong, con gà được cắt tiết cho vào chén, còn lưỡi gà được moi ra,
người cúng vừa khấn đọc tên đứa trẻ vừa cầm lưỡi gà nhúng vào rượu cần chọi lên bàn
thờ từ 1 đến 3 lần cho đến khi lưỡi gà dính vào bàn thờ. Điều đó cũng đồng nghĩa với
việc tên của đứa trẻ cũng đã được thần linh chấp nhận. Sau đó, người ta lấy máu gà trong

chén chấm lên trán đứa trẻ xin thần linh ban cho nó luôn mạnh khỏe và tới đây nghi lễ
cũng được kết thúc.


Người Cơ Ho theo chế độ mẫu hệ nên con cái thường được đặt theo họ mẹ. Họ thường
chọn tên của những người giỏi giang có tiếng tăm trong dịng họ, buôn làng để đặt tên
cho con cháu. Họ cũng kiêng không lấy tên các thần linh để đặt cho con vì họ tin rằng
những tên này sẽ mang đến tai họa, điềm dữ cho đứa trẻ trong suốt cuộc đời.
Lễ đặt tên cho con là một phong tục truyền thống độc đáo của người Cơ Ho nói riêng và
một số tộc người sống ở vùng Tây Nguyên nói chung. Đây cũng là một trong những giá
trị văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy.
Trong các loại nhạc của người M’nông, kèn Rlet là loại nhạc cụ đặc biệt, có vị trí
quan trọng trong đời sống tâm linh
Người M’nông tin rằng, đời sống, sức khoẻ, công việc làm ăn của mọi thành viên trong
gia đình, dịng họ phụ thuộc vào ba vị thần: đó là thần Lúa, thần Kuắt (Kuắt là một túi
dây rừng) và thần Rlet. Đồng bào tin rằng khi thổi Rlet có thể gọi được thần Lúa về, đuổi
ma xấu đi, chính vì thế Kèn Rlet khơng thể thiếu trong lễ cúng lớn, có vai trò đặc biệt
trong đời sống tinh thần, tâm linh của cộng đồng người M’nông.
Kèn Rlet được cấu tạo gồm một ống nứa nhỏ đường kính chừng 1,5-1,8cm, dài khoảng
35cm, cắm xuyên qua vỏ một quả bầu khô. Đoạn ống nứa nằm trong thân bầu có một lỗ
nhỏ; gắn một lưỡi gà làm bộ phận phát âm; đầu kia của ống nứa được cắm ngang qua một
ống nứa lớn có đường kính khoảng 5cm, dài từ 15-20cm, đáy ống có mắt nứa bịt kín, đầu
trên vát nhọn...
Khi thổi Rlet người ta đổ nước vào ống này để luồng hơi thổi phải qua ống nước mới ra
ngoài, khiến âm thanh của Rlet trở nên trong và ấm hơn. ống của Rlet được khoét 3 lỗ,
khi thổi kèn, nghệ nhân tuần tự gác lỗ, kèn Rlet sẽ cho 3 âm thanh có âm vực cách xa
nhau tạo thành một phối âm phù hợp với ba chiếc chiêng dẹt của người M’nông.
Đồng bào M’nơng quan niệm nhà nào có kèn Rlet để trong nhà thổi thời gian từ một
tháng đến lâu nhất là ba năm phải cúng một con trâu, cúng trâu xong thì mang kèn Rlet
cất trên bàn thờ ơng bà, khơng thổi nữa. Mỗi lần nhà có làm lễ cúng bái đều phải cúng

kèn Rlet. Họ cho rằng có kèn Rlet để trên bàn thờ, ma quỷ không dám vào nhà quấy phá
gia đình.
Ngày làm kèn Rlet phải mời các già làng, cử một số thanh niên đến giúp việc chuẩn bị
cho nhà sắp tổ chức lễ. Gia đình nào làm kèn này phải kiêng cữ đủ chuyện: cữ ăn cá lóc,
cá trê, cữ ăn thịt trâu bị cúng lễ, khi xuất bán vật nuôi cũng phải cúng bái. Chủ nhà giữ
tục kiêng cữ đến khi nào tuốt lúa xong, chém trâu tạ thần linh, bỏ kèn thì mới hết kiêng
cữ. Cuối năm đó, dù có thu được vài gùi lúa cũng buộc phải giết trâu hoặc bò cúng trả ơn
thần kèn Rlet đã bảo vệ cho rẫy lúa và gia đình trong cả năm.
Có ba trường hợp phải làm kèn Rlet: Thứ nhất, thú rừng vào rẫy hoặc bị chết trong rẫy,
người ta phải làm kèn để đuổi các thần xấu ấy đi. Trường hợp này họ thổi kèn từ lúc chưa
tỉa lúa đến tháng ba năm sau, chém trâu hoặc bò tạ thần linh rồi bỏ; Thứ hai, trong nhà có
người đau ốm triền miên, chữa trị khơng hết phải làm kèn để đuổi ma quỷ quấy phá.
Trường hợp này có thể thổi đến ba năm, sau đó chém trâu tạ thần rồi mới bỏ; Thứ ba, làm


kèn Rlet gọi thần lúa từ trên trời xuống. Trường hợp này, từ ngày làm kèn đến ngày chém
trâu tạ thần khơng q một tháng thì bỏ, khơng được sử dụng nữa.
Việc thổi kèn Rlet không được tuỳ tiện mà phải theo một quy định đặc biệt, người ta phải
làm một cái sạp cho người thổi Rlet (có thể là đàn ông hoặc đàn bà song phải là người
đứng đắn, tốt, được bà con hàng xóm u mến, cơng nhận), ngồi để thổi kèn sát cạnh cột
buộc trâu.
Cùng với đinh tak ta của người Êđê, kèn Rlet của người M’nông cũng được các nhà
nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc dân gian Tây Nguyên cải tiến, thể nghiệm, sáng tác những
bài bản mới dựa trên chất liệu dân gian để đưa vào phục vụ biểu diễn nghệ thuật quần
chúng và chuyên nghiệp.
Đối với đồng bào M’nông ở Tây Nguyên, lễ vật cúng trong các nghi lễ rất quan
trọng vì nó khơng chỉ thể hiện sự tơn kính, biết ơn các vị thần linh đã che chở, ban
cho mưa thuận gió hịa mà còn thể hiện được sự phát triển, đi lên của dân tộc.
Đồng bào M’nơng ở Tây Ngun có một hệ thống nghi lễ xung quanh cuộc sống và mỗi
nghi lễ đều gắn liền với một vật cúng nhất định. Những nghi lễ truyền thống khơng chỉ

thể hiện lịng biết ơn sâu sắc của đồng bào đối với các vị thần linh mà còn thể hiện giá trị
nhân văn cao cả.
Tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ mà đồng bào dâng lễ vật cúng. Lễ vật cúng thường là
trâu, bò, heo, dê, gà… Đối với các lễ hội lớn, đặc trưng như: lễ ăn cơm mới, lễ cúng bến
nước, lễ mừng thắng lợi, lễ mừng được mùa… thì vật hiến sinh bao giờ cũng là con trâu,
nếu khơng có “ăn trâu” thì chưa được gọi là một lễ quan trọng.
Dựa vào sự non, già của con trâu (độ dài và cong của chiếc sừng) để đánh giá lễ hội đó
lớn hay nhỏ. Ngày xưa, đồng bào M’nơng quan niệm rằng, con trâu càng già, sừng càng
dài thì đó mới thực sự là một lễ lớn. Ngày nay, vật hiến sinh cho các nghi lễ truyền thống
phụ thuộc vào quy mô, tầm quan trọng của chúng mà đồng bào làm lễ hiến sinh.
Theo quan niệm của đồng bào M’nông, con trâu chính là “vật tổ” xa xưa và “hồn trâu”
giúp con người gần gũi với thần linh hơn “các hồn” khác như “hồn nhện”, “hồn dế”, “hồn
cào cào”… Ở đây, con trâu là con vật ni có giá trị kinh tế lớn của gia đình nên khi giết
trâu tế thần là thể hiện lịng tơn kính, hiếu thảo cao nhất của con người với thế giới tâm
linh. Đồng bào tin rằng “thần trâu”, “hồn trâu” luôn ở bên cạnh sẽ mang lại may mắn cho
gia đình và cộng đồng…
Mặt khác, “ăn trâu” còn là dịp thể hiện sự hưng thịnh, trù phú của cộng đồng và là sợi
dây gắn kết giữa con người với thế giới tâm linh. Con trâu là “linh hồn”, làm cho buổi lễ
thêm sinh động, náo nhiệt và như một “sứ giả” chịu trách nhiệm trình lên các vị thần linh
những lời thỉnh cầu, biết ơn của đồng bào.
Do đó, trước khi bị giết, trâu được chọn thường được chăm sóc, vuốt ve, tắm rửa sạch sẽ
để tạo nên sự linh thiêng khác với những con trâu bình thường. Đặc biệt hơn, đồng bào
M’nơng cịn có nghi thức “khóc trâu” để đưa tiễn “linh hồn” trâu về với thế giới tâm linh.


Đối với đồng bào M’nông, lễ vật cúng trong các nghi lễ rất quan trọng vì nó khơng chỉ
thể hiện sự tơn kính, biết ơn các vị thần linh đã che chở, ban cho mưa thuận gió hịa mà
cịn thể hiện được sự phát triển, đi lên của dân tộc”.
Việc dâng lên các Yàng những tặng phẩm là những bằng chứng của đức tin, lòng biết ơn
sâu sắc của bà con dân làng đối với thần linh và các thế lực siêu nhiên. Mỗi khi dâng hiến

các lễ vật, chúng tơi cảm thấy n lịng hơn rất nhiều vì được sự che chở, dẫn dắt của
thần linh.
Có thể nói, lễ vật cúng trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào M’nơng nói riêng và
các dân tộc Tây Ngun nói chung là “lá chắn” mang lại sự an toàn, yên vui cho bà con
dân làng. Ngày nay, nhịp sống đã thay đổi, nhưng đồng bào M’nơng vẫn duy trì được
phong tục truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Văn hóa ẩm thực đặc sắc Tây Nguyên
Rượu cần và các món ăn
Đi cùng với cơm lam là thịt nướng. Có hai loại thịt phổ biến mà đồng bào Tây nguyên
thường dùng để nướng là thịt gà và thịt heo. Thịt gà khi nướng thường được mổ banh rồi
nướng trực tiếp trên bếp than. Thịt heo thái bản, luồn thành những xâu dài bởi những cây
xiên bằng tre nhọn đầu gọi là thịt nướng xâu. Thịt có thể được thái nhỏ gói trong lá chuối
rồi vùi vào tro nóng hoặc cho vào ống nứa với muối, ớt rồi nướng như cơm lam gọi là thịt
nướng ống. Thịt nướng ống hay thịt gói lá chuối đều được thực hiện trực tiếp trên lửa, tuy
nhiên so với thịt nướng xâu, cách chế biến này thường giữ được vị đậm đà, thịt ngọt,
mềm và không bị khơ, xát.
Bên cạnh các món nướng, các loại thức ăn được làm từ rau, bột hoặc thịt sống bóp gỏi
cũng là một nét ẩm thực rất đặc trưng. Bột gạo giã chung với các loại rau, quấy thành
món canh đặc, đựng trong lá chuối hay lá rừng là một trong những món ăn phổ biến
khơng thể thiếu trong ngày lễ tết của người Tây Ngun.
Ngồi ra, món thịt bóp sống cũng thường được làm để dâng cúng thần linh trong dịp hội
lễ. Đây là món được làm từ thịt của những loại gia súc giết mổ để hiến tế. Thịt sống được
bóp với phèo non cịn nóng của heo, bị, dê mới được giết mổ, tạo thành một món ăn chín
tái rất hợp khẩu vị của nam giới. Ngồi các món trên, đồng bào cịn có các món đưa men
khác dùng để khoản đãi những người đến dự lễ được làm từ phủ tạng của các loài vật trên
như món lá sách cuộn gan bị hay tiết canh dê, bị, heo trộn lịng, gan, bao tử… Tuy nhiên
các món này chỉ dành cho nam giới hoặc thanh niên uống rượu, trẻ con ít được ăn.
Đi kèm với các món ăn trong mùa lễ tết không thể thiếu rượu cần. Rượu Cần được làm từ
chính những ngun liệu có sẵn của núi rừng như gạo, nếp, ngô, kê, sắn… trộn với lá cây
rừng ủ thành men. Để ghè rượu cần được ngon, đậm đà hương vị, ngoài các nguyên liệu

trên, rượu cịn được ủ thêm ớt, mía, gừng hoặc riềng để tăng thêm vị ngọt và cay cho
rượu. Rượu ngon là rượu được ủ với gạo nếp, khi chín có màu vàng ươm, cay nồng và
đặc sánh.
Thông thường những ghè rượu Cần ngon nhất là vật phẩm để dâng cúng thần linh và
được dành riêng để tiếp đãi khách quý. Trong lễ tết, những ché rượu Cần được sắp thành
những hàng dọc dài hoặc xen kẻ với những gói lá đựng thức ăn để mọi người có thể ngồi
đối mặt với nhau, vừa ăn, vừa uống rượu và trò chuyện.


Rượu Cần là thức uống ngon, dân dã và là loại thức uống truyền thống duy nhất mà đồng
bào Tây Nguyên sử dụng trong mùa lễ tết của mình. Cách thức ăn và uống rượu Cần thể
hiện tính cộng đồng cao của đồng bào Tây Nguyên trong các mùa hội lễ, đồng thời thể
hiện mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa đất trời và cỏ cây
hoa lá.
Ngày nay ẩm thực truyền thống mùa lễ tết của người Tây Nguyên đã trở thành đặc sản có
sức hấp dẫn, thu hút và mời gọi du khách đến với Cao Nguyên, vùng đất hoang sơ, kỳ vĩ
cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc mỗi dịp xuân về tết đến



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×