Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Bài giảng Bí quyết Khởi Nghiệp -Toàn -24-04-2013-Viện MeKong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.17 KB, 42 trang )

ĐỀ CƯƠNG:
1. CĐ1: Tổng quan

2. CĐ2: Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh;
3. CĐ3: Lập kế hoạch kinh doanh;
4. CĐ4: Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp;
5. CĐ5: Tổ chức và vận hành doanh nghiệp;
6. CĐ6: Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp;
7. CĐ7: Quản trị tài chính và thuế trong khởi sự doanh nghiệp
8. CĐ8: 10 bí quyết khởi nghiệp thành công
9. CĐ9: Các nguyên nhân thất bại khi khởi nghiệp.
10. CĐ10: Phong thủy cơ bản trong kinh doanh.
- Màu sắc logo; biểu tượng;…
- Số điện thoại; hướng thuê văn phòng…

1) />2) />3) />4) />5) />6) Top 10 bí quyết khởi nghiệp thành cơng
/>7)

Stt

Tên Khóa
đào tạo

01

Chun đề đào tạo
- Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh
doanh;
- Lập kế hoạch kinh doanh;
- Những vấn đề về thị trường và marketing
trong khởi sự doanh nghiệp;



Khởi sự
Doanh

- Tổ chức sản xuất và vận hành doanh
nghiệp;

Thời
gian học
05 ngày

Học phí
VNĐ/hv
Học phí
trọn khóa
1.000.000
(Ngân
sách nhà
nước hỗ
trợ 50%
500.000)
Học viên


Nghiệp

- Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập
doanh nghiệp;
- Quản trị tài chính trong khởi sự doanh
nghiệp


đóng
500.000

2. CĐ2: Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh;
Ngày 1 - Nhận thức Kinh doanh
* Kiểm tra đầu khóa (xác định nội dung học)
˗ Đặc tính cần có của những người khởi sự doanh nghiệp
˗ Những nguyên nhân thành công và thất bại của chủ DN
˗ Tự đánh giá mình với tư cách chủ DN
˗ Ước tính vốn khởi sự
˗ Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh/ Phát triển ý tưởng mới, sản phẩm mới
˗ Xác định cơ hội kinh doanh và những yếu tố cần và đủ
˗ Phân tích và lựa chọn ý tưởng kinh doanh theo phương pháp SWOT
˗ Chia sẻ các ý tưởng kinh doanh và bài học từ những ý tưởng kinh doanh điển hình
/>1. Người có tầm nhìn.
Đa số các nhân viên trong một cơng ty có khuynh hướng ngại khó khăn và thách thức. Do đó,
doanh nghiệp cần có những người lạc quan, ln nhìn về phía trước, dám ước mơ và nghĩ “lớn”.
Nếu khơng có những con người có tầm nhìn xa trơng rộng như thế, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ
trượt dài trong cái vịng luẩn quẩn của sự trì trệ và quan liêu. Doanh nghiệp khó có thể tăng trưởng
và phát triển được nếu mọi người chỉ ra sức bảo vệ những cái cũ.

2. Người thực thi.
Nhiều doanh nghiệp mới thành lập thường gặp khó khăn trong thời gian đầu khởi nghiệp khi mọi
hoạt động không được diễn ra suôn sẻ như đã hoạch định. Lý do là doanh nghiệp có quá nhiều
người chỉ tập trung vào các ý tưởng và tầm nhìn chiến lược mà lại thiếu những người thực thi các
công việc chi tiết hằng ngày. Nếu thiếu đi sự chính xác và kịp thời trong hoạt động tác nghiệp,
doanh nghiệp sẽ có nguy cơ tụt lại phía sau. Rất khó có thể tìm được một nhà lãnh đạo doanh
nghiệp vừa có tầm nhìn bao qt lại vừa có khả năng thực thi các kế hoạch chi tiết, do đó doanh
nghiệp nên sử dụng cả hai nhóm tính cách này trong đội ngũ nhân sự của mình.


3. Người ủng hộ khách hàng.
Sự hài lòng của khách hàng chắc chắn là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những con người am hiểu khách hàng và nói được


tiếng nói của họ. Sự hiểu biết sâu sắc các nhu cầu, mong muốn của khách hàng và sự đồng cảm
dành cho khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh và thành công trong
kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp khi mới khởi đầu thì rất quan tâm đến khách hàng và dành nhiều thời gian để
tìm hiểu nhu cầu của họ, chăm sóc họ rất chu đáo. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển
lớn mạnh thì họ có xu hướng “bỏ rơi” khách hàng và chỉ tập trung vào những vấn đề nội bộ. Để
khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ nhân lực tập trung thường
xuyên vào việc chăm sóc và thỏa mãn khách hàng.

4. Những “chiến binh đường phố”.
Đối với các công ty phát triển nhanh, đôi khi các chiến lược mang tính hàn lâm lại khơng có tác
dụng. Để đương đầu với một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và chịu áp lực thường xuyên
trước những thay đổi lớn và nhanh của môi trường xung quanh, doanh nghiệp cần có những nhân
viên có tính can đảm, dám đương đầu với mạo hiểm, thách thức và có lịng kiên trì.

5. Những người quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp.
Mỗi ngày một người tiêu dùng bình thường có thể nhìn thấy hơn ba ngàn thơng điệp tiếp thị. Do
đó, doanh nghiệp cần có những nhân sự đại diện cho hình ảnh và quảng bá nhãn hiệu bằng cách
gây sự chú ý từ công chúng bằng những câu chuyện hay thơng điệp có sức lơi cuốn cao.
/> /> /> /> /> />
3. CĐ3: Lập kế hoạch kinh doanh;

1) Nghiên cứu và phân tích ... đối thủ cạnh tranh

Bạn biết gì về đối thủ cạnh tranh chủ yếu và về bức tranh toàn cảnh về các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp?. Có lẽ là khơng nhiều, nếu bạn khơng có kế
hoạch tìm hiểu thật nghiêm túc và cặn kẽ về các đối thủ của mình thông qua hàng loạt các biện pháp và
chiến thuật khác nhau.


Bạn có thể nghĩ ra cách làm thơng mình và sáng tạo hơn, nhưng việc tham khảo những phương pháp mà
nhiều công ty đã áp dụng thành công khi nghiên cứu về đối thủ dưới đây cũng không bao giờ thừa.
1. Vào vai một người khách mua hàng
Bạn hãy mang theo cuốn sổ tay và cây bút rồi ghé thăm cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh và đặt ra cho
họ thật nhiều câu hỏi. Việc nhân viên của các công ty này phục vụ bạn như thế nào sẽ hé mở nhiều điều về
hoạt động kinh doanh của họ. Bạn đừng làm bộ như muốn mua một mặt hàng nào đó tại cửa hàng của các
đối thủ cạnh tranh, mà hãy thực sự mua một cái gì đó. Chiến thuật này là cách duy nhất để bạn có cơ hội
tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và quan trọng hơn là dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
2. Tìm hiểu về các nhà quản lý, điều hành của công ty đối thủ thật chi tiết và kỹ lưỡng
Bạn cần phải biết trước đây họ từng học ở trường nào, họ đã làm việc ở đâu, họ tham gia vào ngành này
bao nhiêu năm rồi, những ưu điểm và khuyết điểm của họ là gì… Các thơng tin này có thể giúp bạn dự
đốn những bước đi cùng các dự định trong tương lai của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, một nơng dân địa
phương sẽ điều hành một công ty cung cấp hạt giống nông nghiệp theo những cách thức hoàn toàn khác
so với cách điều hành của một doanh nhân trẻ có bằng MBA.
3. Mua cổ phiếu của công ty đối thủ
Nếu bạn đang cạnh tranh với một công ty phát hành cổ phiếu đại chúng, bạn nên nghĩ đến việc mua một
vài cổ phiếu của đối thủ này. Làm như vậy, bạn sẽ có ln được các thơng tin mới nhất về kết quả hoạt
động, tình hình tài chính và chiến lược kinh doanh mới nhất của đối thủ, bởi vì việc cập nhật những thơng
tin đó là bắt buộc đối với các cơng ty trên thị trường chứng khốn.
4. Trị chuyện với các khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Tại sao họ lại mua sắm sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh? Nguyên nhân nằm ở chất lượng sản
phẩm đó, ở mức giá cả, địa điểm kinh doanh hay ở dịch vụ hậu mãi? Đối thủ cạnh tranh có đáp ứng tối đa
các nhu cầu của khách hàng khơng? Khách hàng khơng thích điều gì ở đối thủ cạnh tranh? Họ mong muốn
những gì ở đối thủ cạnh tranh? Tại sạo họ không mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn? Trả lời được những

câu hỏi trên, bạn sẽ có được một bản phân tích tổng hợp về các đối thủ cạnh tranh và về chính bản thân
bạn nữa.
5. Tận dụng các lợi thế của Internet
Các dịch vụ trực tuyến như Dow Jones Interactive sẽ cho phép bạn tìm kiếm hàng nghìn thơng tin và tài
liệu về các đối thủ cạnh tranh. Việc tìm kiếm là miễn phí, nhưng bạn sẽ phải trả một khoản tiền nhất định
cho các ấn phẩm, bài báo trên Dow Jones hay cho các thông báo cập nhập thông tin hàng tháng. Bạn cũng
có thể có được một lượng lớn thông tin về đối thủ cạnh tranh bằng một cách đơn giản hơn, đó là chỉ việc
ghé thăm trang web của họ.
6. Kiểm tra các thông tin được công bố rộng rãi
Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, chắc hẳn bạn biết rằng các cơng ty có tư cách pháp nhân sẽ phải
công khai nhiều thông tin cho các cơ quan chính phủ. Việc cơng bố thơng tin cũng là bắt buộc khi công ty
lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng, khi nhận giấy phép xây dựng, khi đăng ký nhãn hiệu hay sáng
chế…. Nhiều bản tin như vậy có thể được tiếp cận một cách dễ dàng tại các cơ quan chức năng và bạn sẽ
biết thêm được nhiều điều về mục tiêu, chiến lược kinh doanh và công nghệ của đối thủ cạnh tranh.
7. Làm quen và trò chuyện với các nhân viên thư viện
Nhiều người trong số họ từng là nhà nghiên cứu bậc thầy và có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và
tiền bạc trong việc tìm kiếm thơng tin về đối thủ cạnh tranh. Các nhân viên thư viện luôn sẵn sàng giới thiệu
cho bạn nhiều ấn phẩm chứa đựng những thông tin mà bạn mơ ước liên quan các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường.
8. Tham dự các cuộc hội thảo và triển lãm thương mại
Đại diện của các đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ có mặt ở đó để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của họ. Hãy
tận dụng cơ hội này để tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, cũng như tìm hiểu về chiến lược kinh
doanh và cách thức bán hàng của họ.


9. Đánh giá các mục tiêu cạnh tranh
Một đối thủ cạnh tranh trong nỗ lực mở rộng thị phần có thể sẽ giảm giá sản phẩm; một công ty đang nhắm
tới mục tiêu gia tăng lợi nhuận có thể cắt giảm chi phí; một cơng ty mong muốn đẩy nhanh tốc độ bán hàng
có thể triển khai một chiến dịch tiếp thị rầm rộ. Nếu bạn biết rõ các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ
có thể lường trước các bước đi cho cơng ty mình.

10. Nhận thức rõ những cuộc cạnh tranh tiềm ẩn
Các chiều hướng cạnh tranh trên thị trường ngày nay thay đổi nhanh đến chóng mặt. Một dây chuyền kinh
doanh tầm cỡ quốc gia có thể chưa xâm nhập thị trường địa phương – nhưng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra
nếu điều đó thành hiện thực? Các cơng ty hiện nay có thể khơng là đối thủ của bạn, nhưng rất có thể một
ngày nào đó trong tương lai họ sẽ chuyển đường hướng kinh doanh và bắt đầu gây sức ép cạnh tranh với
công ty bạn.
11. Đừng giao trách nhiệm cho một ai đó giúp bạn bắt kịp các đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể chỉ định một ai đó cùng làm việc với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ, tiến hành nghiên cứu và
thực thi các công việc cần thiết khác. Nhưng trên cương vị một chủ doanh nghiệp, chính bạn là người thích
hợp nhất để đánh giá và hành động dựa trên các thông tin về đối thủ cạnh tranh.
12. Phác họa một bức tranh toàn cảnh về sự cạnh tranh trên thị trường
Sức ép cạnh tranh có thể là bất cứ điều gì để lơi kéo khách hàng rời bỏ cơng ty bạn. Ví dụ, các rạp chiếu
phim sẽ không chỉ đối đầu với sự cạnh tranh từ một nhà hát vừa khai trương phịng chiếu bóng, mà cịn từ
các nhà hàng, rạp hát và thậm chí từ truyền hình cáp, đĩa DVD và trị chơi điện tử. Hãy xác định rõ cho bạn
một bức tranh tổng thể và chi tiết về từng yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn.
Tóm lại, với sự am hiểu sâu rộng về mức độ cạnh tranh mà cơng ty phải đối mặt, bạn sẽ có khả năng tìm ra
và khai thác tối đa những cơ hội tăng trưởng cho mình. Hoạt động phân tích các đối thủ cạnh tranh nên
được bắt đầu càng sớm càng tốt và cần được tiếp diễn trong suốt thời gian bạn tiến hành các hoạt động
kinh doanh sau này.
/>
Nghệ thuật dự báo doanh thu - chi phí
Dự báo chính xác doanh thu và chi phí khơng chỉ mang tính khoa học mà là cả một nghệ thuật. Và
môn nghệ thuật này có những bí quyết riêng.
Việc dự đốn doanh thu và chi phí trong giai đoạn khởi nghiệp khi mọi thơng số tài chính cịn q mơ hồ là
cả một nghệ thuật. Nhiều chủ doanh nghiệp thường bỏ qua khâu này vì cho rằng mất nhiều thời gian. Tuy
nhiên, nhà đầu tư sẽ khơng rót vốn vào cơng ty nếu bạn khơng thể đưa ra các dự báo tài chính chi tiết.
Điều quan trọng hơn là các dự báo tài chính hợp lý sẽ giúp bạn kiểm sốt tốt chi phí, phát triển các kế
hoạch nhân sự cũng như kinh doanh.
Như vậy, làm thế nào để xây dựng các dự báo tài chính khi cơng việc kinh doanh của bạn chỉ mới bắt đầu
và bạn cũng chưa có kinh nghiệm. Sau đây là một số nguyên tắc cần nắm.

1. Bắt đầu bằng chi phí, chứ khơng phải doanh thu
Trong giai đoạn khởi nghiệp, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi dự báo chi phí hơn là doanh thu. Vì thế, bạn hãy bắt
đầu bằng việc ước tính các khoản chi phí thường gặp nhất như sau:
Chi phí cố định/chi phí hoạt động (overhead): Tiền th văn phịng, hóa đơn tiền điện, nước…, chi phí điện
thoại/dịch vụ viễn thơng, chi phí hạch tốn kế tốn, các loại phí liên quan đến pháp lý/bảo hiểm/cấp phép,
chi phí bưu chính, cơng nghệ, chi phí quảng cáo và marketing, chi phí tiền lương (Overhead là tất cả các
khoản chi phí khơng bao gồm chi phí lao động trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp hoặc các chi phí quản lý).
Chi phí biến đổi (variable cost):
Giá vốn hàng bán (các chi phí phải chịu trong q trình sản xuất ra sản phẩm) gồm chi phí nguyên vật
liệu, hàng hóa, chi phí đóng gói, bao bì.


Chi phí lao động trực tiếp gồm dịch vụ khách hàng, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp.
Và dưới đây là những bí quyết để dự đốn chi phí một cách chính xác:
Tăng gấp đơi con số ước tính đối với chi phí marketing và quảng cáo, vì các khoản chi phí này ln cao
hơn so với dự tính ban đầu.
Tăng gấp ba lần con số ước tính đối với các khoản phí liên quan đến pháp lý, bảo hiểm và cấp phép, vì
chúng rất khó dự đốn đặc biệt khi bạn chưa có kinh nghiệm gì trong việc này. Hơn nữa, một thực tế là các
khoản phí này hầu như lúc nào cũng có xu hướng vượt ngồi dự tính ban đầu.
Thường xuyên theo dõi chi phí bán hàng trực tiếp và dịch vụ trực tiếp, vì chắc chắn bạn sẽ muốn dự báo
các khoản chi phí này một cách chi tiết khi lượng khách hàng của bạn tăng lên.
2. Dự báo doanh thu theo cả hai kịch bản “thận trọng” và “lạc quan”
Nhiều chủ doanh nghiệp thường cảm thấy phân vân giữa việc chọn một cái nhìn khiêm tốn, thận trọng về
doanh thu hay là một giấc mơ đầy tham vọng để tạo động lực phấn đấu cho bản thân và thúc đẩy tinh thần
làm việc của những người khác.
Thay vì chỉ dự báo một cách thận trọng, bạn nên ni dưỡng giấc mơ của mình và lập ra một số dự báo
tham vọng. Bởi lẽ, bạn sẽ không thể trở thành một doanh nghiệp lớn nếu không nghĩ lớn. Bằng cách lập ra
cả hai kịch bản về dự đốn doanh thu, bạn sẽ buộc mình phải tạo ra những giả định thận trọng và bên cạnh
đó, có một số giả định lạc quan.
Chẳng hạn, kịch bản thận trọng của bạn có thể gồm các giả định như sau: khung giá bán thấp, chỉ có 2

kênh marketing, khơng có nhân viên kinh doanh, chỉ có một sản phẩm hoặc dịch vụ mới được tung ra mỗi
năm trong 3 năm đầu tiên hoạt động.
Trong khi đó, kịch bản doanh thu đầy tham vọng của bạn lại có những giả định như sau: (1) khung giá thấp
đối với hàng hóa cơ bản nhưng bên cạnh đó, áp dụng khung giá cao hơn đối với sản phẩm cao cấp; (2) Có
từ 3-4 kênh marketing do bạn và một giám đốc marketing quản lý; (3) Có 2 nhân viên kinh doanh được trả
theo hoa hồng; (4) Có một sản phẩm/dịch vụ mới được giới thiệu trong năm đầu tiên, thêm 5 sản
phẩm/dịch vụ được tung ra đối với mỗi phân khúc thị trường trong năm thứ hai và thứ ba.
Với việc dám nghĩ lớn và đưa ra những dự báo đầy tham vọng, bạn có nhiều khả năng tạo ra những ý
tưởng mang tính đột phá hơn cho doanh nghiệp mình.
3. Kiểm tra các hệ số tài chính để đảm bảo rằng những dự báo của bạn là hợp lý
Sau khi đưa ra những dự báo tham vọng về doanh thu, các chủ doanh nghiệp thường dễ bỏ qua phần chi
phí. Nhiều người chỉ chú trọng vào việc đạt các mục tiêu doanh thu đề ra và cho rằng chi phí có thể được
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nếu chỉ tiêu doanh thu không thực hiện được. Ở đây, lối suy nghĩ tích
cực có thể giúp bạn tăng doanh số. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ “q tích cực” thì coi chừng bạn sẽ khơng đủ
tiền để thanh tốn các hóa đơn, thường khơng được quan tâm quản lý một cách đúng mức.
Cách tốt nhất để cân đối dự báo doanh thu với dự báo chi phí là kiểm tra các chỉ số tài chính cơ bản.
Chẳng hạn:
Tỉ suất lãi gộp: Hay nói cách khác là tỉ lệ giữa tổng chi phí trực tiếp (tức giá vốn hàng bán) với tổng doanh
thu trong một quý hoặc một năm nào đó. Cơng thức tính tỉ suất lãi gộp là lấy lãi gộp/doanh thu hoặc lấy
(doanh thu - giá vốn hàng bán)/doanh thu.
Đây là một trong những chỉ số mà các doanh nghiệp thường có xu hướng “vung tay quá trán” trong việc dự
đoán, trong khi thực tế năng lực quản lý giá vốn của họ không hiệu quả. Hãy cẩn thận đối với những giả
định làm cho tỉ suất lãi gộp tăng từ 10% lên 50%.
Tỉ suất lợi nhuận hoạt động: Nếu tỉ suất lãi gộp phản ánh hiệu quả quản lý giá vốn của doanh nghiệp thì tỉ
suất lợi nhuận hoạt động lại thể hiện hiệu quả quản lý mọi chi phí hoạt động, bao gồm cả chi phí trực tiếp,
chi phí bán hàng lẫn chi phí quản lý (khơng gồm chi phí lãi vay).
Ví dụ, tỉ suất lợi nhuận hoạt động 12% có nghĩa là doanh nghiệp tạo ra được 0,12 đồng (trước lãi vay và
thuế) đối với mỗi đồng doanh thu. Cơng thức tính tỉ suất lợi nhuận hoạt động là lấy thu nhập trước lãi vay
và thuế (EBIT)/doanh thu.
Khi doanh thu tăng, nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi phí thì tỉ

suất lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Một sai lầm nhiều chủ doanh nghiệp thường
mắc phải là dự báo điểm hòa vốn quá sớm và nghĩ rằng họ sẽ khơng cần nhiều vốn để đạt được điểm hịa
vốn này (Điểm hòa vốn là khi doanh thu làm ra chỉ vừa đủ để trang trải các chi phí. Hay nói cách khác là tại
điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận).


Tổng số nhân viên trên mỗi khách hàng: Nếu dự định phát triển cơng việc một mình, bạn phải quan tâm
đặc biệt đến hệ số này. Tính chỉ số này bằng cách chia số nhân viên tại công ty cho số khách hàng bạn có.
Hãy tự hỏi liệu bạn có muốn một mình quản lý nhiều khách hàng như thế trong 5 năm khi công việc kinh
doanh đã tiến triển. Nếu không, bạn sẽ cần phải thay đổi các dự báo doanh thu hoặc chi phí tiền lương
hoặc là cả hai

/> /> />%C3%ADch-B%C3%A1o-C%C3%A1o-L%C6%B0u-Chuy%E1%BB%83n-Ti%E1%BB%81n-T
%E1%BB%87

4. CĐ4: Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp;
/>Giao lưu trực tuyến “Marketing trong khởi nghiệp” (07 / 11 / 2012)
(CTG) 9 giờ sáng ngày 08/11/2012, tại Văn phịng Cổng tri thức Thánh Gióng, nhà 64, Bà Triệu,
Hoàn Kiếm, Hà Nội, sẽ diễn ra Chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Marketing trong
khởi nghiệp” giữa thanh niên, sinh viên có nhu cầu khởi nghiệp và lập nghiệp với thầy giáo
Nguyễn Huyền Minh, Giảng viên Khoa kinh tế & kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại
thương.
Giao lưu trực tuyến “Quản trị và định giá thương hiệu” >>>
Khi chuẩn bị khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp thường chú trọng đến các con số trong kế hoạch kinh
doanh, coi trọng doanh thu, lợi nhuận mà quên đi những vấn đề cơ bản nhất về tiếp thị (Marketing).
Marketing là gì? Một số vấn đề liên quan đến marketing mà doanh nghiệp phải quan tâm ngay khi khởi
nghiệp để định hướng cho hoạt động kinh doanh ngắn hạn một cách hiệu quả.

Thơng qua chương trình giao lưu nhằm giúp các bạn thanh niên sinh viên có nhu cầu khởi sự doanh
nghiệp và lập nghiệp sẽ được trao đổi, học hỏi được những kỹ năng, kinh nghiệm Marketing trong khởi

nghiệp từ thầy giáo Nguyễn Huyền Minh, Giảng viên Khoa kinh tế & kinh doanh quốc tế, trường Đại học
Ngoại thương.
Thầy giáo Nguyễn Huyền Minh hiện đang là Giảng viên Khoa kinh tế & kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại
thương; Tư vấn/ Giám sát Marketing, Công ty Cổ phần SGame, Hà Nội, Việt Nam và là CEO của AVM
Vietnam – Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn & xúc tiến đầu tư; Chủ tịch Công ty Thẩm định giá
BTCvalue; tham gia sáng lập Trung tâm đào tạo về đầu tư CMAC và Diễn đàn M&A Vietnam – một hoạt
động xúc tiến M&A thường niên được đơng đảo giới đầu tư trong và ngồi nước quan tâm…
Các bạn thanh niên, sinh viên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp có thể bắt đầu đặt câu hỏi tại đây.
Bạn Lê Thị Hải Nhật() Anh hãy cho em biết sự khác nhau giữa marketing
truyền thống và marketing hiện đại? Nên áp dụng hình thức marketing nào trong tình hình kinh tế hiện nay.
Em cảm ơn anh.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Sự khác biệt giữa marketing truyền thống và marketing hiện đại.
Marketing hiện đại hướng tới khách hàng và xuất phát từ thị trường, quan tâm về sự hài lòng của khách
hàng và xem đó là cơ sở để phát triển lâu dài.
Marketing truyền thống tập trung vào việc bán hàng và hoàn thiện các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Marketing truyền thống thường đặt nặng vấn đề doanh số bán hàng
Về hình thức:


Marketing và các công cụ Marketing phải được vận dụng một cách phù hợp nhất với khả năng, mục tiêu và
nguồn lực của doanh nghiệp. Và phụ thuộc vào bối cảnh chung của thị trường. Hiện nay, vẫn có những lĩnh
vực phát triển tốt khi thị trường đang khó khăn do đó phải chọn những phương pháp thích hợp. Nói đến
Marketing thì có một câu rất hay “ Bán cái thị trường cần chứ khơng phải bán cái mình có”. Tình hình kinh
tế cũng như hoạt động doanh nghiệp, đặc điểm khách hàng là những thứ doanh nghiệp cần lưu tâm khi
xây dựng chiến lược marketing. Không nên quá câu lệ thuật ngữ xem nó là truyền thống hay là hiện đại.
Bạn Lê Ngân Hà() Tục ngữ có câu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ” để so sánh giữa
chất lượng và hình thức. Tuy nhiên câu tục ngữ này có vẻ khơng chính xác khi áp dụng vào chiến lược
quản trị marketing. Quan điểm của anh về vấn đề này như thế nào ạ? Em xin cảm ơn.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Trước đây người tiêu dùng được coi là tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Có
quan điểm cho rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tuy nhiên với sự phát triển của xã hội, có hiện tượng 1 số

khách hàng ưa chuộng kiểu dáng và mẫu mã. Quan điểm của tôi là 1 doanh nghiệp cung cấp sản phẩm
vừa tốt gỗ vừa đẹp nước sơn là không nhiều. Tuy nhiên gỗ phải đạt chất lượng nhất định nhưng nước sơn
phải đẹp dù là hàng cao cấp hay là hàng phổ thông.
Bạn Nguyễn Mỹ Linh() Xin chuyên gia cho em hỏi: làm thế nào để tăng lượng
khách hàng? Xin chuyen gia chia sẻ một vài bí quyết? Em cảm ơn.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Mục đích của marketing là bán hàng không chỉ thực hiện doanh số mà thông
qua bán hàng là để khách hàng quay trở lại, tiếp tục mua, mua nhiều và thường xuyên và kêu gọi nhiều
người mua. Do đó có nhiều cách để tăng khách hàng như thông qua các sự kiện, các chiêu PR, một số
doanh nghiệp thu hút sự chú ý của dư luận thơng qua các scandal tuy nhiên có những lưu ý hết sức thận
trọng. Tăng cường quảng cáo và khuyến mại thì hiệu quả của nó rõ nét hơn nhưng lưu ý rằng nó thường
chỉ đến trong ngắn hạn.
Có những cách để tăng lượng khách hàng ví dụ chúng ta đảm bản sự hài lịng của khách hàng vì cách này
duy trì và tăng lượng khách hàng một cách lâu dài. Do đó trước khi nghĩ đến tăng khách hàng phải nghĩ
đến việc làm cách nào để giữ trọn vẹn những khách hàng hiện có và làm sao để người ta kêu gọi thêm
khách hàng (WOM). Những cách tăng khách hàng mà không quan tâm đến nhu cầu, sự hài lịng của khách
hàng hiện tại thì sẽ khơng đạt hiệu quả lâu dài.
Bạn Vũ Đình Phong() Phần lớn các doanh nghiệp đều có chiến lược
xúc tiến riêng nhằm tác động lên thói quen và quan niệm của khách hàng về sản phẩm của mình. Hoạt
động xúc tiến có thể có rất nhiều mục tiêu như tăng cường sự nổi tiếng của nhãn mác, tăng sự tin cậy vào
sản phẩm, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, lăng xê một sản phẩm mới…Anh hãy cho em biết một vài
phương pháp marketing phổ biến nhất với ạ? Em xin cảm ơn!
Anh Nguyễn Huyền Minh: Để phân biệt các phương pháp marketing và chiến lược xúc tiến đây là 2 nội
dung không trùng lặp. Xúc tiến là 1 trong những bộ phận của marketing tổng thế: quảng cáo, khuyến mại,
hội chợ triển lãm, bán hàng cá nhân,quan hệ cơng chúng…ngồi ra cịn có sự trợ giúp của cơng nghệ
thơng tin, internet thì có thể marketing qua mạng xã hội, qua các trang chia sẻ và đẩy mạnh các hoạt động
như marketing trực tiếp có sức hút và lan tỏa nhanh. Tuy nhiên sử dụng vào hoàn cảnh nào cần lưu ý:
khách hàng mục tiêu, sự lan tỏa của thơng tin, chi phí hiệu quả và phân bổ cần thiết của các hoạt động.
Các bạn có thể tìm hiểu qua các nguồn thơng tin khác nhau về một số phương pháp và Marketing hiện đại
như: Viral marketing, Flash mob,...
Bạn Nguyễn Thanh Thủy() Anh cho em hỏi: Bộ phận của marketing

đóng vai trị gì trong các doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Trước hết xin nhắc lại là những hoạt động marketing cụ thể cũng như cơ cấu tổ
chức, vai trò của marketing phụ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp và bối cảnh chung của thị trường.
Do đó khó có thể có câu trả lời chính xác về vai trị của Marketing trong doanh nghiệp.
Trước đây có thời gian, người ta xem marketing đóng vai trò trung tâm, quan trọng nhất các hoạt động của
doanh nghiệp. Khái niệm này có thể đúng và cũng có thể sai.
Đúng khi marketing là tư duy, luôn quan tâm đến khách hàng và xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Khái
niệm không đúng như mọi người thường nghĩ marketing là bộ phận làm tất cả các công việc từ nghiên cứu
thị trường, lên kế hoạch sản xuất, định giá, phân phối, xúc tiến, chăm sóc khách hàng. Và đặc biệt sai khi
nói rằng trong doanh nghiệp chỉ có bộ phận marketing làm marketing.
Trên thực tế, có một cái nhìn tương đối đầy đủ và hợp lý nhất là bộ phận marketing giữ vai trò điều phối


các hoạt động liên quan đến kinh doanh và thị trường. Trên cơ sở từ các phòng ban, các bộ phận khác, từ
người lãnh đạo cho đến các nhân viên giao dịch phải có tư duy marketing và trân trọng khách hàng.
Bạn Trương Văn Thủy() Anh cho em hỏi làm gì để thu hút được người
mua hàng?
Anh Nguyễn Huyền Minh: Để thu hút người bán hàng thì cần có cơng cụ nhất định. Có thể 1 sản phẩm
vượt trội để thu hút khách hàng, có thể đưa ra giá hợp lý để thu hút khách hàng, hoặc sử dụng các công cụ
xúc tiến: quảng cáo, PR, hội chợ triển lãm…Nên có các hoạt động phù hợp, vừa sức với doanh nghiệp
đánh trúng được khách hàng. Theo mơ hình AIDA, nó chuyển hóa thành mơ hình quan tâm thực sự, dẫn
dắt người ta đến con đường cụ thể. Duy trì sự hài lịng qua hình thức chăm sóc khách hàng.
Bạn Nguyễn Văn Lợi() Trong marketing, khơng có gì khó khăn hơn là phải cạnh
tranh với một đối thủ hùng mạnh đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường với thị phần áp đảo. Anh có
chiến lược gì để cạnh tranh với đối thủ mạnh như thế này không ạ?
Anh Nguyễn Huyền Minh: Trong kinh doanh ai cũng mong muốn mình là người đầu tiên hoặc là người
dẫn đầu trong thị trường. Đây là những vị trí có nhiều ưu thế về giá và sản phẩm. Nhưng đa số các doanh
nghiệp không phải là những người đầu tiên và dẫn đầu do đó ưu thế nghiêng về những doanh nghiệp lớn,
các doanh nghiệp có thị trường áp đảo. Đặt ở vị trí khách hàng thì theo ngun tắc tâm lý người ta đều
mong muốn sự đa dạng về “cung”, mong muốn có 1 sự cạnh tranh nhất định cho dù người ta có trở thành

khách hàng của các doanh nghiệp nhỏ lẻ hay khơng. Do đó ở thị trường cạnh tranh cũng có những điều
kiện phát triển hơn thị trường độc quyền.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy không bao phủ được thị trường nhưng họ đánh được nhũng ngách thị
trường, hướng đến những đối tượng khách hàng cụ thể mà các doanh nghiệp lớn không thể hướng đến
hay không muốn hướng đến.
Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ làm tốt hơn trong các dịch vụ đặc định hoá, cung cấp dịch vụ chăm
sóc khách hàng cho từng khách hàng cụ thể mà các doanh nghiệp lớn với hàng ngàn khách hàng khơng
thể làm được.
Các doanh nghiệp nhỏ có những hoạt động chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn là những chiêu như
quảng cáo, PR trong thị trường rộng trong mỗi trường hợp.
Chính sự cải tiến, chỉnh sửa, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, thêm những dịch vụ chăm sóc
khách hàng chính là một phương pháp, cách thức tạo ra sự khác biệt để dành lợi thế tuỳ theo khả năng và
mức độ cụ thể trong cạnh tranh.
Bạn Nguyễn Văn Khải() Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai
chung quanh 4 yếu tố, thường được gọi là 4P cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương
mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place). Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà
người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường. Anh hãy cho em biết một số
giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P được không ạ? Em xin cảm ơn
Anh Nguyễn Huyền Minh: Chiến lược marketing thường áp dụng mơ hình marketing hỗn hợp hay cịn gọi
là 4P. mơ hình này là marketing cơ bản nhất. Ngồi ra cịn có thêm yếu tố :Mơi trường vất chất, quy trình,
con người.
- Về sản phẩm: liên quan đến bản thân sản phẩm với tư cách hàng hóa hay dịch vụ. ngươi kinh doanh phải
hiểu rất rõ sản phẩm mình tung ra thị trường đáp ứng nhu cầu gì của khách hàng. Sản phẩm về vật chất,
bao bì, bao gói, kiểu dáng, chất lượng, các dịch vụ kèm theo. Trong q trình kinh doanh có sự thay đổi về
cơng dụng tính năng để áp dụng nhu cầu cảu ngưởi dùng. Phải theo dõi và đón bắt được xu hướng diễn
biến về q trình thơng qua chu kỳ của sản phẩm
- Về giá: Phải ý thức được không đơn thuần là giá liêm yết của sản phẩm vì nó chỉ là 1 yếu tố để tính tốn
về mặt chi phí. Phải xem xét đánh giá mức độ phù hợp về khả năng chi trả và cảm nhận của người dùng.
Các cung giá, biểu giá, các phương án điều chỉnh giá để tránh sự bối rối, khó chịu của khách hàng, đại lý
- Về truyền thông hay xúc tiến giá trị truyền thông: quyết định mục tiêu của truyền thông, kế hoạch truyền

thông cụ thể bao gồm lựa chọn về kênh truyền thông, lựa chọn vê thời điểm, thông điệp, nội dung, hình
thức. Trong đó bao gồm sự phối hợp nguồn lực bên trong và bên gnoafi doanh nghiệp. Đồng thời phải rà
sốt, điều tra hồn chỉnh để đánh giá hiệu quả của nó


- Về phân phối: căn cứ vào đặc tính của thị trường. đặc điểm về thói quen của khách hàng, áp lực cạnh
tranh để có chiến lược, phương thưc, kênh, quản trị các yếu tố trong kênh phân phối tránh sự xung đột,
mâu thuẫn các kênh khác nhau. Giải được các bài tốn về vận tải, logistics.
Ngồi ra đối với doanh nghiệp dịch vụ, B2B thì cần phải đẩy mạnh mối quan hệ, thông qua các triển lãm
tổng hợp, thông qua hội chợ triển lãm chuyên đề.
Bạn Mai Thị Kiều Trang() Xin anh tư vấn cách tạo ra một thông điệp
khuyến mại hấp dẫn. Em xin cám ơn!
Anh Nguyễn Huyền Minh: Trước hết xin lưu ý bạn là khuyến mại chỉ là một công cụ xúc tiến hỗ trợ kinh
doanh và là một phần trong hệ thống và hoạt động Marketing cụ thể. Do đó khuyến mại phải được đặt
trong bức tranh cụ thể như vậy.
Một thông điệp khuyến mại hấp dẫn chỉ là điều kiện cần chứ không phải là một điều kiện đủ vì nó mới đảm
bảo là thu hút được khách hàng làm cho người ta cảm thấy thú vị nhưng chưa chắc đã làm cho người ta
mua sản phẩm hay hài lòng về sản phẩm của bạn.
Thông điệp khuyến mại được xem là hay và tốt khi được đặt trong trường hợp, sản phẩm cụ thể và được
đánh giá bởi khách hàng thông qua các phản ứng của khách hàng. Những điểm lưu ý về thông điệp
khuyến mại là thời điểm tiến hành, động thái cạnh tranh và nội dung (mặt hàng gì, giảm giá ra sao, tặng
quà như thế nào) và quan trọng hơn là thông điệp này phải đến được với khách hàng mục tiêu của bạn.
Trên cơ sở đó khách hàng của bạn mới là những người đánh giá khách quan và công bằng nhất. Ví dụ
như có những thơng điệp về xúc tiến nói chung và thương mại nói riêng, có người khen hay, có nhưởi xem
là độc đáo nhưng cũng có người nói là lừa đảo. Về nguyên tắc thiết kế, ngơn từ sử dụng nên có những
bước thận trọng nhất định để tránh tình trạng khơng ấn tượng , khơng đáng cậy và trở nên nhàm chán đối
với khách hàng.
Bạn Nguyễn Tuấn Anh() Ngồi online marketing thì tiếp thị qua các thiết bị di
động (Mobile Marketing) đang trở thành xu hướng tiếp thị phổ biến. Tuy nhiên đôi lúc Mobile Marketing lại
tỏ ra kém hiệu quả khi tình hình spam mail hay spam sms ngày càng tăng. Xin anh tư vấn giúp em cách

tăng hiệu quả tiếp thị trên di động.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Sỡ dĩ nhiều doanh nghiệp đang hướng tới việc quảng cáo thông qua các thiết
bị di động bởi điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của đa số người dùng. Đó là phương tiện,
công cụ mà họ đem theo bên người mỗi lúc mọi nơi.
Phải chú trọng việc đem lại lợi ích của người dùng. Hiện nay nhiều người khó chịu với các tin nhắn rác
hoặc email rác vì nội dung, thơng tin khơng hấp dẫn, khơng đem lại lợi ích cho họ, và đơi khi hình thức thể
hiện rất phản cảm.
Khi thực hiện quảng cáo qua các thiết bị di động cần lưu ý:
Tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan cụ thể là nghị định 90 năm 2008 và nghị định 77 năm 2012.
Phải cân nhắc để chuyển đến những đối tượng người dùng xác dinh, những thông điệp, những lợi ích gắn
với sự quan tâm của họ. Tuyệt đối tránh gửi trán lan mọi thông điệp đến mọi đối tượng khách hàng vào bất
cứ thời điểm nào. Vì vậy một trong những yếu tố rất quan trọng là bạn phải xây dụng được một cơ sở dữ
liệu tương đối được cập nhật và phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của mình.
Một điểm cần lưu ý nữa là theo dõi các loại thiết bị di động mà người dùng Việt nam hay sử dụng để tránh
trường hợp người dùng gửi các thông điệp rất hoàn hảo và bắt mắt nhưng người nhận lại gặp một số lỗi
trong hiển thị, không đọc được hết nội dung thông điệp.
Bạn Cao Văn Tùng () Nếu muốn viết PR hay thì phải có những kiến thức và kỹ
năng thế nào? Mong anh chia sẻ. Em xin cảm ơn.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Một chương trình PR hay và hấp dẫn khơng thể đánh giá chính xác được, vấn
đề quan trọng là hiệu quả của nó. Hay và hấp dẫn là điều kiện cần nhưng nó có phù hợp với thị trường,
nhu cầu của người tiêu dùng mới là điều kiện đủ. PR là hoạt động ấn tượng thu hút được sự quan tâm của
dư luận, là những hoạt động có thể coi là cơng cụ phù hợp có yếu tố bề nổi, có những đóng góp, sự huy
sinh của người làm hoạt động này. Trên thực tế chính quyền đồn thể, dư luận xã hội, báo chí tuyền thơng,
các đối tác bạn hàng, các nhà đầu tư, các ngân hàng hay các đối tác về thanh tốn, nhóm khách hàng của
mình, nhân viên cuả doanh nghiệp mình. Tiến hành 1 cách bài bản và đặt hiệu quả lên hàng đầu. Những


người làm PR phải có kiến thức, kỹ năng nhất định phải đưa ra được thông điệp, sự kiện, câu chuyện để
đánh trúng về tâm lý khách hàng. Phải có các kỹ năng về giao tiếp, có hiểu biết nhất định về mặt thiết kế:
thiết kế 1 sự kiện, 1 hệ thống để thơng qua hoạt động đó hình ảnh được đem đến trọn vẹn cho người tiêu

dùng, Phải có tư duy về thiết kế.
Bạn muốn làm tốt 1 hoạt động PR nào bạn không thể hời hợt được mà bạn phải thực sự coi đó là 1 sản
phẩm con đẻ của mình thì bạn mới làm tốt được. PR khơng chỉ là những hào nhống mà nó cịn là sự lặng
lẽ đứng trước, trong và sau bản thân sự kiện hoạt động ấy.Vì bản thân hoạt động PR hay 1 sự kiện cần coi
là 1 sản phẩm cho nên cần sự khác biệt, sự độc đáo và sáng tạo.
Bạn Bùi Thu Trang() Từ yêu quý, đam mê em muốn bắt tay thực hiện dự án
kinh doanh rượu Việt Nam. Rượu Việt phong phú và ngon không kém rượu ngoại, gần đây lại được đầu tư
mẫu mã đẹp. Có thể làm quà tặng mang tính truyền thống hoặc chiêu đãi bạn bè. Rượu Việt làm quà và
không lo hàng giả. Xin anh cho ý kiến về ý tưởng kinh doanh này? Và em nên marketing theo những hướng
nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Anh Nguyễn Huyền Minh: Đối với các ý tưởng kinh doanh, các sản phẩm mới các bạn muốn phát triển nó
đặc biệt trong giai đoạn đầu các ý tưởng kinh doanh nên được trình bày phổ biến một cách thận trọng. Nếu
xuất phát từ sự đam mê thì cố gắng xây dựng triển khai bằng được.
Một ý tưởng kinh doanh có nhiều đk để đánh gái thành cơng hay khơng:
- Thành cơng với bản thân mình, giúp mình hiểu rõ hơn về sản phẩm, lĩnh vực
- Về phía doanh nghiệp: khi mình triển khai ý tưởng đó, có khách hàng hay khơng, sự đam mê của mình có
chuyển hóa đến khách hàng hay khơng, có được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh hay không.
Không phải ý tưởng nào cũng được triển khai đi đến đích cuối cùng có nhiều ngun nhân: khơng có
nguồn lực,chưa có điều kiện để phát triển nó ra thị trường, chưa tìm được nhà đầu tư, đối tác, cộng sự
chia sẻ sự đam mê quan tâm này, bản thân ý tưởng sản phẩm của mình mang tính chất sở thích, thị hiếu
cá nhân chưa có khách hàng mục tiêu đủ rõ, đủ lớn. Tôi không thể đánh giá được ý tưởng của bạn tốt hay
không tốt, tôi ghi nhận sự đam mê của bạn để tìm ra lối đi của những sản phẩm thuần việt. Chúc bạn có
nguồn thơng tin để triển khai về mặt đam mê, sáng tạo cũng như là mặt kinh doanh.
Bạn Trần Hà Nhi() Chào anh, người làm sale hay marketing nào cũng biết muốn
giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường hay bán một mặt hàng nào đó thành cơng thì cũng phải có điểm
khác biệt / định vị khác biệt (USP - Unique Selling Point / Proposition). Nói thì là như thế nhưng thực tế các
bước để tìm xác định USP rất khó, thế nên 10 sản phẩm tung ra có khi chỉ 1 sản phẩm thành công. Em
đang ôm ấp vài dự định làm riêng nên muốn tìm hiểu thêm về USP, mong anh chia sẻ kinh nghiệm. Xin
cảm ơn.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Đúng như bạn nói thì USP là nội dung hoặc thơng điệp hoặc hình ảnh mà bất

kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm ra một cách kịp thời và xác đáng nhất khi đưa một sản
phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Tuy nhiên phải ý thức đây là công việc không đơn giản. Với quy mô hiện
nay và sự cạnh tranh trên thị trường thì tạo ra một sản phẩm độc đáo, ấn tượng, thuyết phục với khách
hàng phải suy nghĩ hết sức thận trọng.
Những lưu ý khi đưa ra một sản phẩm ấn tượng là những khác biệt và định vị khác biệt phải thực sự gắn
với sả phẩm hoặc dịch vụ. Nếu khơng thì dù ta có thể thu hút khách hàng nhưng khách hàng sẽ thất vọng
khi trải nghiệm sản phẩm của chúng ta. Ngoài ra, khác biệt và định vị này trên cơ sở suy nghĩ, đánh giá,
cảm nhận của khách hàng. Hay và khác biệt còn đặt trong tương quan cạnh tranh và những sản phẩm sẵn
có trên thị trường nên người ta có câu “Khác biệt hay là chết” nhưng các bạn cũng cần lưu ý khác biệt quá
cũng sẽ chết.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về USP thì có một số công cụ nghiên cứu về cạnh tranh, sơ đồ nhận thức về
người dùng. Trong mọi trường hợp thì bạn cần lưu ý thành công hay thất bại của 1 sản phẩm do người
dùng quyết định. Do đó khi đưa ra một sản phẩm khác biệt thì bạn cần dựa trên nghiên cứu khảo sát toàn
diện, kỹ lưỡng và chi tiết về khách hàng mục tiêu.
Bạn Bùi Văn Phong() Mong anh chia sẻ các cách thức và các bước tiếp cận
khách hàng tiềm năng hiệu quả?
Anh Nguyễn Huyền Minh: Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực đều có cách tiếp cận khách hàng tiềm năng
khác nhau. Cần duy trì khách hàng hiện tại của mình, ngồi ra cịn có mở rộng khách hàng tiềm năng.


- Xác định chính xác được khách hàng tiềm năng mà mình tiếp cận. Nên phát triển hướng tới những đối
tượng khách hàng phân khúc liền kề
- Căn cứ vào thói quen và đặc tính tiếp nhận thơng tin và sử dụng công cụ thiết bị cá nhân để nên kế
hoạch, phương án hiệu quả. Ví dụ như nếu là dân văn phòng tiếp thu bằng điện thoại giờ hành chính là
khơng hiệu quả, khách hàng khơng có thói quen xem truyền hình thì đừng dùng ngân sách và nhân lực đầu
tư vào các kênh quảng cáo trên truyền hình…
- Xác đinh cơ sở dữ liệu về khách hàng tiềm năng để đánh giá, phản hồi, điều chỉnh lại cơ sở dữ liệu để
cho phù hợp hơn.
Bạn Đinh Thị Thu Ngân() Em là dân Marketing, đó là lý do tại sao mình rất thích
xem quảng cáo. Ít nhất 15 phút một ngày dành cho quảng cáo. Vừa rồi xem mì Yoshi với slogan: Dai giòn

sựt sựt. Thế mà ăn chẳng có tí gì giống như nội dung trong quảng cáo. Nếu PR làm cho người tiêu dùng
hiểu rõ bản chất của vấn đề, là để giải quyết vấn đề, thì quảng cáo là làm cho hình ảnh, dáng vóc thêm
bóng bẩy, chói lố để thêm phần thu hút. Tuy nhiên nếu đi quá xa thì sẽ tự làm mất niềm tin khách hàng.
Phải chăng khi làm bên ngành Marketing người ta thường nói quá vấn đế, tăng thêm hiệu ứng cho truyền
thơng. Xin chun gia chia sẻ đó có phải là cách tốt để làm marketing.
Anh Nguyễn Huyền Minh: Chia sẻ với bạn là ngay từ khi tơi cịn đi học tơi cũng rất thích quảng cáo do đó
tơi cũng thông cảm với bạn, rất nhiều doanh nghiệp và nhiều người khi nghĩ rằng Marketing là quảng cáo.
Marketing cần được nhìn nhận theo 1 tư duy và 1 cách nhìn tổng thể. Và quảng cáo chỉ là 1 trong những
công cụ truyền thông, xúc tiến kết quả kinh doanh do đó nó phải gắn với và hỗ trợ yếu tố cốt lõi nhất là sản
phẩm và khách hàng.
Nếu thông điệp và nội dung của quảng cáo ít nhiều gắn với sản phẩm thì sẽ tạo ra sự thuyết phục, độ tin
cậy nhất định. Cịn nếu nói q lên thì khơng những ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của bạn mà khách
hàng, người tiêu dùng sẽ bị thất vọng với sản phẩm của mình. Ngồi ra nó cịn vi phạm điều 8 trong luật
quảng cáo 2012 và điều 39 trong luật cạnh tranh 2005.
Tóm lại là quảng cáo khơng chính xác va nói quá về một sản phẩm có thể gây ra sự phản cảm, gây tác
dụng ngược đối với dư luận nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Một số doanh nghiệp muốn nói quá về
sản phẩm của mình nên đã tách rời khỏi sản phẩm với những câu từ như “nhất, số 1” và nó gây nhàm
chán, khơng hiệu quả do có nhiều doanh nghiệp sử dụng và dễ vi phạm các luật quảng cáo mà tôi đã đề
cập ở trên.
Bạn Đặng Thị Thùy() Chào anh. Chiến lược giá là một yếu tố tối quan trọng
quyết định sự thành công và cạnh tranh với một sản phảm sinh sau đẻ muộn của bất cứ doanh nghiệp nào
trên thị trường. Em sẽ nói tới vấn đề định giá cho một sản phẩm "Chúng ta gọi là đi sau" thì sẽ như thế nào
niếu chúng ta định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh "Gọi là kẻ đi trước" trên thị trường. Với cách định giá dựa
vào đối thủ thì vấn đề nào sẽ xảy ra khi "Kẻ đi trước" có những "biện pháp phịng vệ" về giá sản phẩm của
mình. Điểm yếu của chiến lược này là gì?
Anh Nguyễn Huyền Minh: Yếu tố giá có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và
marketing của doanh nghiệp. Khi định giá có nhiều cơ sở và căn cứ: giá cuả sản phẩm cạnh tranh trên thị
trường, cân nhắc đắn đo chi phí: chi phí tiên tệ, thời gian, cơng sức, chi phí khác. Do vậy khi đưa sản phẩm
ra thị trường thì chi phí phải đảm bảo được các mục tiêu như: lợi nhuận của doanh nghiệp, khách hàng
mình xác định người ta nhìn nhận nó hợp lý, phải có những phương án dự phịng trong trường hợp doanh

nghiệp đi trước họ có phản ứng quyết liệt về giá.
Các doanh nghiệp nhỏ dễ bị chèn ép bởi doanh nghiệp lớn vì họ có độ phủ thị trường tác động được đến
thị trường phân phối…Họ có thể giảm giá sản phẩm, tăng chiết khấu cho đại lý. Các doanh nghiệp đi sau
thì sản phẩm cần có sự khác biệt, có sự cải tiến, có các dịnh vụ đi kèm khác nhau: không gian tốt hơn,
nhân viên phục vụ tốt hơn, các ưu đãi tốt hơn…
Bạn Ngô Văn Long() Chào thầy, em đang học chuyên ngành Marketing và em
có một thắc mắc là các cơng ty B2B phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho quá trình xây dựng những
chiến lược Marketing. Các chuyên gia trong lĩnh vực này đều biết đến một mơ hình trong Marketing là 4P
(Product, Price, Promotion and Place). Tuy nhiên, liệu 4P truyền thống có phù hợp với các cơng ty B2B?
Anh Nguyễn Huyền Minh: Thực tế mơ hình marketing 4P rất cơ bản và truyền thống, trong lĩnh vực khác
nhau có thể thêm các đặc thù khác. Mơ hình B2B phải lưu ý đến priority bởi vì trên cơ sở này xây dựng mối


quan hệ là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Gắn
với nó là 1 yếu tố Partnership là quan hệ đối tác vì trong lĩnh vực B2B các doanh ngiêp sản xuất cung ứng,
thiết bị, bổ trợ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mà khơng cần chính sách đối tác: lựa chọn nhà cung cấp,
nhà phân phối và lựa chọn các đối tác khác.
Ngoài ra 1 số doanh nghiệp như trong lĩnh vực CNTT, dịch vụ thì đặt nặng yếu tố quy trình, con người: gia
cơng phần mềm cho đối tác nước ngồi, có chính sách đào tạo các kỹ năng cần thiết là yếu tố quan trọng
hàng đầu. Mơ hình 4P là cơ bản nhưng cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với từng mô hình kinh doanh
khác nhau.
Bạn Nguyễn Phương Linh() Mong anh chia sẻ kinh nghiệm khi phải
chuyển từ B2B marketing sang B2C marketing? Có những sự khác biệt giữa hai loại hình marketing này.
Liệu có quá khó khăn khi chuyển như vậy?
Anh Nguyễn Huyền Minh: Những nét khác biệt giữa B2B và B2C marketing: số lượng khách hàng, sự
phân tán hay tập trung của khách hàng, sự đa dạng hay không trong nhu cầu và sở thích của khách hàng
về quy mơ đơn đặt hàng, về tần suất mua hàng, về các tiêu chí mua hàng, về các bước mua hàng, về các
vai trò và các bên tham gia trong quyết định mua hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến mua hàng. Ví dụ như
bán máy tính cho khách hàng cá nhân (bản thân sử dụng) và khách hàng doanh nghiệp (Mua cho cơ quan
sử dụng) thì cách tiếp cận đã hoàn toàn khác nhau.

Chuyển từ B2B sang B2C hay ngược lại đều có những thuận lợi và khó khăn:
B2B thường gắn liền với các mối quan hệ trong và giữa các tổ chức. Khi bán hàng cho các doanh nghiệp
thì ta phải thuyết phục không chỉ một cá nhân người mua hàng mà cần thuyết phục cả bộ phận mua hàng,
bộ phận chịu trách nhiệm mua hàng và bộ phận sử dụng sản phẩm đó. Trong khi đó B2C cũng cần các kỹ
năng giao tiếp cá nhân để thuyết phục cá nhân người mua hàng và người quyết định mua hàng.
Khó khăn tiếp theo khi bạn bán 1 sản phẩm cho 1 doanh nghiệp thì phải tập trung giới thiệu các đặc tính kỹ
thuật cũng như sự tương thích về mặt công nghệ, hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành, theo dõi để cùng
đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp mua hàng. Trong khi đó bạn cho cá nhân thì ta phải kết hợp hài hồ
nhiều yếu tố để thuyết phục khách hàng và đôi khi sự quan tâm và sự lựa chọn của khách hàng thì ít thậm
chí khơng liên quan đến các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
Người tiêu dùng cá nhân thì trong hành vi của họ đan xen giữa lý trí và cảm tính. Trong khi đó người mua
là tổ chức hay bị ràng buộc bởi các quy định, quy chế, quy trình.
Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là chuyển từ B2C sang B2B chỉ có những thuận lợi bởi bạn sẽ tiếp xúc
với bộ phận mua hàng là các chuyên gia hiểu biết rất rõ về mặt kỹ thuật của sản phẩm. Thường những
người từ B2C sang B2B phải học và nghiên cứu thêm về kỹ thuật cảu sản phẩm. Ngoài ra chuyển từ B2B
sang B2C ta phải có được những mối quan hệ đối với các cấp quản lý và với các doanh nghiệp trong
ngành. Tóm lại là làm marketing dù là B2B hay B2C thì ngồi hiểu biết, kiến thức của mình cần có sự đam
mê. Thơng qua hiểu biết, kiến thức và đam mê giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm vượt qua khó khăn trong mọi
lĩnh vực.
Bạn Phạm Thị Ly() Chào anh, chúng ta có nên xây dựng thương hiệu qua
facebook. Em thấy hiện nay rất nhiều bạn trẻ dùng facebook như một công cụ marketing thông minh. Các
bạn đưa ra hình ảnh các sản phẩm và tag mọi người vào. Liệu làm như vậy có hiệu quả? Xin anh chia sẻ
thêm những thuận lợi và khó khăn khi truyền thông, xây dựng thương hiệu trên các trang mạng xã hội.
Anh Nguyễn Huyền Minh:
- Nền tảng web 2.0 đã tạo cơ hội cho các tổ chức và cá nhân sử dụng Internet có thể xây dựng, quảng bá
hình ảnh, giới thiệu sản phẩm… một cách tiện lợi, nhạnh chóng, dễ dàng mà khơng tốn nhiều chi phí. Ví dụ
qua các trang mạng xã hội như Facebook hay các trang chia sẻ thông tin như Youtube. Đối với các cá nhân
hay doanh nghiệp nhỏ thì đây có thể là cơng cụ chủ yếu để các bạn thực hiện việc giới thiêu shop hay mặt
hàng của mình; cịn đối với doanh nghiệp có quy mơ nhất định thì phải ý thức được đây chỉ là một trong
những công cụ cần được tích hợp trong kế hoạch Marketing tổng thể. Do vậy mục tiêu và cách thức triển

khai cũng sẽ không giống nhau. Quay trở lại ví dụ một số bạn trẻ đưa ra sản phẩm và tag mọi người vào.
Việc này sẽ không hiệu quả, không được ủng hộ và thậm chí rất phản cảm nếu như việc tag này được thực
hiện tràn lan một cách nhàm chán, vì nó sẽ biến trang Facebook của bạn bè của bạn thành nơi đăng quảng
cáo, rao vặt. Vì vậy, tag ai, như thế nào, vào thời điểm nào, với thơng điệp gì… cũng cần phải được suy
nghĩ và thực hiện một cách bài bản. Có như vậy mới tạo được sự chia sẻ, hứng thú với những người được
tag và nhận được thông điệp.


Bạn Lê Quốc Việt() Khi nền kinh tế chưa hoàn tồn hồi phục như hiện nay, thì các
chương trình “kích cầu” không thể thiếu để tăng sức mua và làm giảm sức ép doanh số cuối năm. Nhưng
liệu các chương trình marketing có gây ra kết quả tiêu cực khi các doanh nghiệp đang phải giảm chi phí tối
đa để duy trì hoạt động. Xin thầy cho ý kiến. Em xin cám ơn.
Anh Nguyễn Huyền Minh:
- Ở một số doanh nghiệp, Marketing bị coi là hoạt động gây tốn kém chi phí mà khơng đem lại hiệu quả rõ
rệt. Một số doanh nghiệp khác lại coi như Marketing mà cụ thể là một số công cụ như quảng cáo, khuyến
mại là những công cụ thần kỳ để đẩy mạnh bán hàng, cải thiện tình hình doanh số. Cả hai cách nhìn này
đều có phần phiến diện. Việc sử dụng các công cụ và thực hiện các hoạt động Marketing cần được thực
hiện một cách hài hòa, hợp lý theo điều kiện của doanh nghiệp, tình hình của thị trường, giai đoạn phát
triển của sản phẩm và đặc điểm của người mua. Theo quan điểm của tơi, các chương trình Marketing sẽ
khơng là lãng phí nếu chúng ta sử dụng các nguồn lực để củng cố dịch vụ và các mối quan hệ với khách
hàng cũng như các đại lý, cố gắng tìm kiếm đối tượng khách hàng mới, hoặc có những cách thức tiến hành
Marketing mới và sang tạo. Còn sẽ là lãng phí nếu chúng ta chỉ bỏ tiền cho quảng cáo và khuyến mại mà
khơng tính đến tác động thực sự và lâu dài của nó tới khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Bạn Nguyễn Viết Dũng() Xin thầy Minh có thể giải thích sâu hơn về Cause
Related Marketing (CRM)? Ở Việt Nam ngoại trừ 2 chương trình “Đèn Đom Đóm” của Dutch Lady và
chương trình “Mì Gấu đỏ” thì cịn chương trình nào ở Việt Nam thành công theo hướng CRM không ạ?
Anh Nguyễn Huyền Minh:
- Việc xây dựng và triển khai các chương trình và hoạt động Marketing vì lợi ích xã hội và hướng tới cộng
đồng hiện nay khơng cịn là điều mới mẻ. Hầu như các doanh nghiệp lớn, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu
dùng thường xuyên và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đều có ngân sách cho các chương trình và hoạt

động này. Đánh giá một chương trình thành cơng hay khơng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: về phía doanh
nghiệp, nó có đáp ứng được các mục tiêu đề ra hay khơng, việc phối hợp các nguồn lực có được thực hiện
như thế nào; về phía đối tượng mục tiêu, họ có tích cực hưởng ứng và nhiệt tình tham gia hay khơng; về
phía dư luận xã hội, họ có ấn tượng với chương trình, hiểu đúng về ý nghĩa và thơng điệp chính của
chương trình hay khơng… Trong mọi trường hợp, các hoạt động này cần được xác định là một phần trong
chiến lược lâu dài của doanh nghiệp và cần thực sự xuất phát từ cái tâm của doanh nghiệp thì mới được
cộng đồng chia sẻ và ủng hộ.
Sau gần 2 giờ giao lưu trực tuyến, thầy Nguyễn Huyền Minh, Giảng viên Khoa kinh tế & kinh doanh quốc
tế, trường Đại học Ngoại thương đã trả lời gần 30 câu hỏi về Marketing trong khởi nghiệp của các bạn
thanh niên, sinh viên gửi về Cổng tri thức Thánh Gióng. Do lượng Chương trình giao lưu trực tuyến đã hết,
các câu hỏi của các bạn gửi về sẽ được Ban biên tập Cổng tri thức Thánh Gióng tổng hợp và gửi tới thầy
Nguyễn Huyền Minh và sẽ được trả lời trên địa chỉ:Mangchuyengia.thanhgiong.vn. Các bạn có nhu cầu tìm
hiểu về chủ đề trên, có thể tiếp tục gửi câu hỏi tại đây. Mạng chuyên gia khởi nghiệp mong muốn thông qua
buổi giao lưu sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề Marketing trong khởi nghiệp, kinh nghiệm khi khởi sự
doanh nghiệp và lập nghiệp. Chúc các bạn thanh niên, sinh viên thành công!
CTG

/> />option=com_content&view=category&layout=blog&id=57&Itemid=110

5. CĐ5: Tổ chức và vận hành doanh nghiệp;
/> /> /> />
6. CĐ6: Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp;


o/thanh-lap-cong-ty/chon-loai-hinh-congty/250-thanh-lap-doanh-nghiep-can-quan-tam-gi.html
Thành lập doanh nghiệp, cần quan tâm gì?

Quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng đối với
bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp.
Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý để thành

lập doanh nghiệp. Thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng khơng dài, nên có rất nhiều doanh nghiệp được
thành lập trong những năm gần đây.
Trong giai đoạn tiền thành lập này, các nhà đầu tư thường có khuynh hướng tập trung vào các vấn
đề thương mại khác của doanh nghiệp như tìm hiểu thị hiếu khách hàng tiềm năng, chọn địa điểm
kinh doanh, tìm nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp để phục vụ cho dự án kinh doanh...
Việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường được nhà đầu tư xem nhẹ và
coi là bước thủ tục phải làm mà không đặt trọng tâm vào. Tuy nhiên, trong thực tế có một số vấn
đề pháp lý phát sinh có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà các
nhà đầu tư (đặc biệt là những người mới khởi nghiệp) cần lưu ý.
1. Cần xác định ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngồi thủ tục đăng ký
kinh doanh thơng thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép
kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của
ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt
quá trình hoạt động kinh doanh.
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà địi
hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là: (i) các
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, (ii) các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, và
(iii) các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như nêu ở (i) thì tùy từng ngành, nghề kinh
doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải: (i) xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh
nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ
tục đăng ký kinh doanh); hoặc (ii) đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh
an tồn thực phẩm; quy định về phịng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an tồn giao thơng và quy
định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt q
trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường, karaoke).
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu ở (ii) ở trên (ví dụ như kinh doanh
bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng, dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỉ đồng), các

nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ
thể là xác nhận của ngân hàng).


Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề như nêu ở (iii), ví dụ như kinh doanh
dịch vụ pháp lý, kiểm tốn, kế tốn, thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc
người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần phải
chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn kém chi phí, ví dụ như
đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định của pháp luật.

2. Cần xác định nguồn vốn điều lệ
Các nhà đầu tư cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà đầu tư sẽ dùng để góp vốn thành lập
doanh nghiệp (ví dụ như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản...).
Riêng đối với tài sản góp vốn khơng phải là tiền đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải
được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở
cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư cần thiết phải trao đổi với nhau để thống nhất phương thức định giá và tổ chức định
giá trước khi thành lập doanh nghiệp hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá với nhau - và có thể
đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp (xem phần 6 bên dưới).
Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi doanh nghiệp được thành lập xong, nhưng các bên không
thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc là giá trị của tài sản
góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Cần xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệp
Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp sau này.
Nếu chỉ có một nhà đầu tư duy nhất, loại hình doanh nghiệp sẽ có thể là doanh nghiệp tư nhân với
cơ chế quản lý là chủ doanh nghiệp, hay là công ty TNHH một thành viên đối với trường hợp nhà

đầu tư là tổ chức với cơ chế quản lý có thể là hội đồng thành viên (nếu có từ hai người đại diện
theo ủy quyền trở lên) hay chủ tịch cơng ty (nếu chỉ có một người đại diện theo ủy quyền) hay chủ
tịch công ty nếu nhà đầu tư là cá nhân.


Nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên thì các nhà đầu tư sẽ chọn lựa giữa việc thành lập cơng ty TNHH
hai thành viên trở lên (có hội đồng thành viên) hay cơng ty cổ phần (có hội đồng quản trị và đại hội
đồng cổ đơng).
Mỗi loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý có những thuận lợi (ví dụ như thay đổi cổ đơng sở
hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần không phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, cơng ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu, chỉ cần một nhà đầu tư là đã có thể thành
lập cơng ty TNHH) và những khó khăn (ví dụ như cơng ty cổ phần thì các cổ đơng sáng lập không
được chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu thành lập, cơng ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ
đông sáng lập, lương trả cho chủ doanh nghiệp tư nhân khơng được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ
của doanh nghiệp tư nhân).
Do đó, các nhà đầu tư cần phải biết trước để chọn lựa loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý
cho phù hợp. Chọn lựa sai có thể tạo sức ỳ, là lực cản tăng trưởng hay thậm chỉ làm cho doanh
nghiệp bị phá sản.
4. Cần lựa chọn tên cho doanh nghiệp
Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của
doanh nghiệp, mà từ nó có thể mang đến thành cơng hay thất bại cho doanh nghiệp. Hiện tại pháp
luật cho phép đặt tên cho doanh nghiệp có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngồi (nếu có), tên
viết tắt.
Tuy nhiên, việc đặt tên cho doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số quy định cũng như không được
trùng với tên của những doanh nghiệp cùng ngành nghề đã đăng ký trước đó trong phạm vi tồn
quốc.
5. Cần xác định địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp thành lập
và cả địa điểm của các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có). Mặc dù quy định về đăng ký
kinh doanh được áp dụng thống nhất theo Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi

hành, nhưng trên thực tế, xuất phát từ đặc thù riêng biệt mà ở địa phương có thể có những hạn chế,
hay những điều kiện nhất định mà doanh nghiệp ở đó phải tn theo.
Ví dụ, gần đây Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM đang cho lấy ý kiến một số sở, ngành liên quan
trước khi trình UBND thành phố chính thức ban hành danh mục các tuyến đường, đoạn đường,
thậm chí cả một khu vực tạm ngưng khơng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các loại hình
dịch vụ, thương mại tập trung đơng người như siêu thị, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, trung tâm
thương mại, trung tâm đào tạo...
Do đó, việc kiểm tra xem địa điểm kinh doanh dự kiến có được cơ quan cấp phép địa phương chấp
thuận hay không trước khi thương lượng thuê nhà cũng rất quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu tâm
trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.


6. Cần có hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
Hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp
doanh nghiệp do nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ đối với loại hình liên doanh
giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi thì hợp đồng liên doanh mới được yêu cầu
phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mà thôi.
Tuy vậy, ngay cả với những trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh khơng có u cầu thì các nhà
đầu tư cũng nên lập hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập doanh nghiệp để có thể xác định quyền và
nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp khơng đáng có sau này.
Hợp đồng hoặc thỏa thuận này sẽ bao gồm những quyền và nghĩa vụ của từng bên trong quá trình
chuẩn bị thành lập doanh nghiệp cho đến khi bắt đầu tiến hành đăng ký kinh doanh và ở giai đoạn
doanh nghiệp mới thành lập, xử lý trường hợp doanh nghiệp không thể thành lập được... những
vấn đề mà điều lệ mẫu của cơ quan cấp phép của địa phương khơng quy định (ví dụ như các thỏa
thuận chuyển nhượng vốn giữa các thành viên góp vốn, cổ đơng sáng lập trong tương lai; vấn đề
bảo mật thông tin giữa các nhà đầu tư; những cam kết riêng lẻ về những vấn đề hợp tác đầu tư giữa
các bên trong tương lai...).
Nói tóm lại, tùy từng trường hợp riêng biệt của nhà đầu tư mà những công việc pháp lý (như được
nêu ở trên) cần chuẩn bị trước khi đăng ký kinh doanh. Sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà
đầu tư trong giai đoạn này sẽ giúp cho việc tiến hành đăng ký kinh doanh sau đó được thuận lợi

hơn rất nhiều, tránh được những sự từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa từ cơ quan đăng ký
kinh doanh, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đi
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nguồn: Thời báo KTSG
Giao lưu trực tuyến “Kỹ năng cần thiết để Khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” (17 / 09 /
2012)
(CTG) 10 giờ, sáng 20/9/2012, tại Văn phòng Cổng tri thức Thánh Gióng, Nhà 64, Bà Triệu, Hồn
Kiếm, Hà Nội, sẽ diễn ra Chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Kỹ năng cần thiết để khởi
nghiệp và phát triển doanh nghiệp” giữa thanh niên, sinh viên có nhu cầu khởi nghiệp và lập
nghiệp với Tiến sỹ kinh tế Vũ Xuân Quang, Giám đốc Công ty Best Training, Consulting and
Promoting Co.
/>

Giao lưu trực tuyến “Quản lý tài chính trong khởi nghiệp”>>
Với những thanh niên, sinh viên muốn bước vào lĩnh vực kinh doanh, quan trọng nhất là hãy trải nghiệm để
thu thập thật nhiều kinh nghiệm cuộc sống trước khi làm chủ. Làm cơng nhưng mình ln có tâm niệm như
đang làm chủ. Như vậy mới không bị vấp ngã khi bước vào kinh doanh. 90% sinh viên mới ra trường, chưa
có kinh nghiệm mà mở cơng ty thường bị thất bại.

Ban biên tập Cổng tri thức Thánh Gióng tặng hoa Tiến sỹ kinh tế Vũ Xuân Quang

Chương trình giao lưu nhằm giúp các bạn thanh niên sinh viên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và lập
nghiệp sẽ được trao đổi, học hỏi được những kỹ năng, kinh nghiệm từ Tiến sỹ kinh tế Vũ Xuân Quang. Tiến
sỹ Quang hiện còn là Chuyên gia tư vấn và Giảng viên tại nhiều chương trình đào tạo, tư vấn về Lãnh đạo
và Quản lý Doanh nghiệp, Đổi mới Sáng tạo, Khởi nghiệp và Phát triển Tinh thần Doanh nhân.
Tiến sỹ Quang từng là Giảng viên Cao cấp tại Trường Quản trị Kinh doanh HSB thuộc Đại học Quốc gia
Viêt Nam (2006-2010); Giảng viên cao cấp và Cố vấn tại các tổ chức đào tạo kinh doanh, thành viên cố vấn
của một số tổ chức phát triển doanh nghiệp, và tư vấn cho nhiều doanh nghiệp và công ty tại Việt Nam;
thành viên Hội đồng Giám khảo của Cuộc thi về Thắp sáng Tài năng Kinh doanh Trẻ 2007 và 2008; Chim
Én vì Cộng đồng 2008 và 2009. Tiến sỹ kinh tế Vũ Xuân Quang đã từng trả lời phỏng vấn trên Truyển hình

VTC, VTV, và Ngân hàng Thế giới World Bank liên quan đến phát triển Doanh nghiệp và Kỹ năng.
Các bạn thanh niên, sinh viên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp có thể bắt đầu đặt câu hỏi tại đây.
Đúng 10 giờ 00, bắt đầu buổi giao lưu:
Bạn Nguyễn Thị Thanh Linh() Theo chủ đề “Kỹ năng cần thiết để Khởi
nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp", xin anh chia sẻ với em, khi khởi nghiệp chúng ta cần những kỹ năng
gì? Và để phát triển doanh nghiệp chúng ta nên làm thế nào?
TS.Vũ Xuân Quang: Để khởi nghiệp thành cơng cần có những kỹ năng, tố chất. Ngồi tố chất liên quan
đến đam mê, quyết tâm, kiên trì địi hỏi bạn phải có tư duy về chiến lược, bán hàng, lãnh đạo, giải quyết
vấn đề và ra quyết định. Ngồi ra bạn có thể tham khảo 10 kỹ năng để khởi nghiệp thành công được đăng
tải trên trang mangchuyengia.thanhgiong.vn.
Bạn Phạm Công Danh() Xin chào anh. Em hiện đang là sinh viên ĐH Ngoại
thương Hà Nội, em đang làm đồ án kinh doanh mở quán cà phê ở Hà Nội. Nhưng em chưa biết phải xin số
liệu tài chính (dự trù chi tiết kinh phí) cũng như mẫu kinh doanh ở đâu. Và những điều cần lưu ý khi làm đồ
án kinh doanh.


TS.Vũ Xuân Quang: Bạn có thể tham khảo những người đi trước, học hỏi kinh nghiệm từ những người
hoạt động kinh doanh cafe thành công. Vấn đề đầu tiên không phải là vốn, nhân lực mà là địa điểm. Rất
nhiều qn cafe hoạt động khơng thành cơng vì chọn sai địa điềm.
Bạn Phạm Đông() Hiện tại tôi đang ấp ủ một kế hoạch kinh doanh có liên quan
tới 1 loại đặc sản của Hà Thành, muốn phát triển ý tưởng kinh doanh 1 chuỗi nhà hàng có thương hiệu
Việt, chuyên kinh doanh món ăn này tại Hà Nội, và xa hơn là trên cả 3 miền. Tơi đã định hình được rất
nhiều vấn đề cần phải xem xét và giải quyết khi bắt tay vào triển khai (cả về tài chính, phong cách và kế
hoạch marketing), tuy nhiên tơi vẫn rất muốn được tham khảo thêm kinh nghiệm của các anh/chị về các
vấn đề cần lưu tâm khi làm kinh doanh nhà hàng. Rất mong được nghe ý kiến đóng góp của các anh chị !
TS.Vũ Xuân Quang: Bạn nên tìm hiểu các mơ hình người khác đã kinh doanh thành cơng như ý tưởng của
bạn. Bạn mở thí điểm ở 1 địa điểm phù hợp như ở Hà Nội với loại hình kinh doanh này sau đó mở rộng thị
trường ra các khu vực khác.
Bạn Tạ Thị Loan() Chào anh, em là sinh viên của trường đại học kinh tế. Hiện nay,
chúng em đang có kế hoạch kinh doạch dịch vụ chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi theo địa chỉ, giờ tại các

thành phố lớn như Thành phố HCM, Hà Nội, Cần Thơ. Em thấy ý tưởng kinh doanh này hiện ít người quan
tâm đến. Anh cho em hỏi tính khả thi của ý tưởng này có cao khơng ạ? Và những gì tụi em cần cân nhắc
khi triển khai ý tưởng này?
TS.Vũ Xuân Quang: Ý tưởng có tính khả thi cao. Tìm hướng tài trợ từ các tổ chức phi lợi nhuận như NGO
Hoặc bạn tham khảo qua CSIP và các tổ chức phát triển doanh nhân xã hội khác.
Bạn Trần Gia Dũng() Xin anh giúp em chia sẻ cách viết kế hoạch kinh doanh để
thuyết phục nhà đầu tư. Em đang có ý tưởng về một website chuyên giành cho tuổi teen. Nội dung của
website là những trị chơi mang tính giáo dục cao như học từ vựng tiếng Anh qua hình ảnh, Học đàm thoại
qua các video, học lịch sử, địa lý qua các game tương tác.
TS.Vũ Xuân Quang: Nếu nhà đầu tư mạo hiểm thì họ thường quan tâm đến doanh nghiệp phát triển trên 2
năm. Trong bản kế hoạch kinh doanh phải thể hiện rõ mục đích, khả năng, đội ngũ thực hiện và lợi ích thu
được và quan tâm của nhà đầu tư.
Bạn Nguyễn Trung Cường() Người sinh viên cần có những điều kiện kĩ
năng gì là quan trọng nhất và em biết rằng trong tương lai kiến thức của em sẽ chỉ cịn khoảng 10% những
gì đã học ở trường đại học. Vậy cái gì mới thực sự giúp một sinh viên làm tốt công việc trong tương lai? Em
là một sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Em có mong muốn làm trong lĩnh vực nhân sự. Mong anh chia
sẻ giúp em.
TS.Vũ Xuân Quang: Ở trường học, kiến thức thì nhiều nhưng để áp dụng vào cơng việc thì các bạn cũng
cần bổ sung các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, chủ động làm việc, giao tiếp, làm
việc nhóm. Ngồi ra, nếu bạn được làm quản lý bạn cần thềm các kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, giám sát.
Bạn Ngô Thanh Duy() Xin chào anh! Em đang xây dựng cho công ty một cách quản lý
các hoạt động kinh doanh một cách khoa học và có quy tắc, nhưng do chưa có kinh nghiệm trong việc tạo
lập các loại hình văn bản, và cách thức quản lý doanh nghiệp như thế nào nên chưa biết phải bắt đầu từ
đâu. Công ty em thuộc loại hình cơng ty gia đình, chun sản xuất và kinh doanh tranh kính nghệ thuật, xin
anh cho em lời khuyên với ạ, em cảm ơn anh.
TS.Vũ Xuân Quang: Về mặt văn bản ở trên mạng đăng rất nhiều, bạn có thể lựa chọn để áp dụng vào
doanh nghiệp của mình.
Bạn Lê Duy Đơ() Làm thế nào để thay đổi tư duy “Làm việc cho sếp” bằng tư duy
“Làm việc cho bản thân” của nhân viên?
TS.Vũ Xuân Quang: Quan trọng là mình phải u cơng việc, u tổ chức thì mình sẽ u cơng việc của tổ

chức ấy. Khi ấy mình sẽ khơng có khái niệm là “mình làm việc cho tổ chức”. Tham gia và xây dựng văn hóa
tổ chức tốt, giúp mình khẳng định được mình, giúp các bạn cảm thấy tự hào về tổ chức của mình.
Bạn Trần Minh Thảo() Em nghe nói McDonald’s và Starbucks đang tiến vào Việt Nam.
Em rất có hứng thú với hình thức kinh doanh franchise. Anh cho em hỏi nếu em muốn làm franchise cho
McDonald và Starbuck em phải làm như thế nào? Thủ tục như thế nào? Cần bao nhiêu vốn mới đủ? Và
những khó khăn em sẽ gặp nếu làm franchise.


TS.Vũ Xuân Quang: Bạn phải nghiên cứu kỹ, bài bản về các thủ tục pháp lý, nguồn vốn và cách phát triển
của franchise.
Bạn Trần Gia Huy() Nếu tơi có một mơ hình nhượng quyền tốt, thì yếu tố quan
trọng nhất dẫn đến một thương vụ nhượng quyền thành cơng chính là ”xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn
nhau" Theo anh làm thế nào để duy tri sự tin cậy đó?
TS.Vũ Xn Quang: Xây dựng lịng tin địi hỏi phải từ hai chiều thông qua những hoạt động, cam kết với
nhau. Gợi ý tìm xem đối tác của mình đã từng làm việc với ai để kiểm tra độ tin cậy của họ
Bạn Trần Đình Sơn() Ai cũng thích được người khác khen ngợi và sếp không phải là
ngoại lệ. Tuy nhiên, ca tụng sếp phải đúng cách, nếu không sẽ bị coi là kẻ “xu nịnh”.Theo anh làm thế nào
để làm tốt được điều đó
TS.Vũ Xuân Quang: Vấn đề này tùy thuộc vào phong cách của từng lãnh đạo. Cách khen sếp tốt nhất là
bạn hồn thành tốt cơng việc của mình và cơng việc chung của doanh nghiệp . Nếu bạn khen bằng lời thì
nên bằng những lời nói chân thành và hợp lý, đừng nói q vì cái gì q sẽ khơng tốt.
Bạn Nguyễn Thị Ngọc Hà() Anh có thể đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ
mới khởi nghiệp?
TS.Vũ Xuân Quang: Có rất nhiều doanh nghiệp đi xuống nhưng có nhiều doanh nghiệp đi lên rất nhanh.
Lời khuyền của bạn là đừng chờ đến khi nào có đủ mọi thứ mới khởi nghiệp, bạn hãy khởi nghiệp ngay từ
bây giờ khi có thể.
Bạn Tạ Thị Diệu() "Thời gian quý hơn vàng" đó là chân lý đã được chứng
minh, đặc biệt là trong kinh doanh. Biết cách quản lý thời gian một cách hiệu quả đồng nghĩa với việc bạn
đang có trong tay cả một gia tài lớn!Theo anh làm thế nào để đạt được điều này.Em cảm ơn!
TS.Vũ Xuân Quang: Để quản lý thời gian thì bạn tập trung ưu tiên làm những việc quan trọng nhất. Ngồi

ra, bạn có kế hoạch thời gian và xem thời gian là một nguồn lực giúp bạn thực hiện công việc
Bạn Nguyễn Thị Diệu Hằng() Theo anh nên làm gì để phát triển nhân lực trong
các doanh nghiệp tại Việt Nam?
TS.Vũ Xuân Quang: Để phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp theo quy trình: tuyển dụng, đào tạo và
phát triển. Trong giai đoạn này thị trường lao động đang phong phú, thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển
dụng nhân sự nhưng việc tuyển được người tài thì vẫn là điều rất khó.
Bạn Nguyễn Thị Xuân Hoa() Anh cho em hỏi:Đối với Doanh nghiệp ở giai
đoạn đầu tiên của sự phát triển thì sự lớn mạnh của Doanh nghiệp là mục đích chính. Nhưng có một rắc rối
là doanh nghiệp phát triển nhưng hiệu quả công việc lại giảm dần. Theo anh làm thế nào để khắc phục tình
trạng đó? Xin cảm ơn anh!
TS.Vũ Xn Quang: Cơng ty bạn cần hướng đến mục tiêu lâu dài. Theo kinh nghiệm, bạn cần đốn trước
tốc độ phát triển đấy, có sự chuẩn bị về nhân lực, nguồn nguyên liệu, vốn. Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển
nhanh do đó bạn cần chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn đó như nhân lực, tiền. Ngồi ra, bạn cũng nên tìm hiểu
thêm những kinh nghiệm của các công ty khác, những người đi trước.
Bạn Nguyễn Thị Kiều Trang() Anh có thể cho em biết một vài bí quyết bán
hàng mà khơng tốn nhiều kinh phí khơng ạ? Em xin cảm ơn.
TS.Vũ Xn Quang: Có một vài phương án: kinh doanh qua mạng, hoặc hợp tác với ai đó. Khi hợp tác với
người khác thì tính khả thi cao hơn, độ rủi ro ít hơn. Dưới góc độ cá nhân, về bí quyết bán hàng là làm sao
cho mọi người u thích mình, tạo ấn tượng tốt. Khi có ấn tượng tốt thì việc bán hàng sẽ dễ dàng hơn.
Bạn Lê Thị Tuyền() Công việc em đòi hỏi phải đi xin nguồn tài trợ. Xin anh
giúp em các bước làm một bộ hồ sơ tài trợ hồn thiện, những gì mình nên đề cập trong hồ sơ tài trợ và kỹ
năng thuyết phục các doanh nghiệp có thể tài trợ.
TS.Vũ Xuân Quang: Đối với việc xin tài trợ cho sự kiện thì trong hồ sơ bạn phải làm cho nổi bật, bắt mắt
và các quyền lợi ích của nhà tài trợ phải nêu cụ thể.
Nói rõ nội dung sự kiện, năng lực triển khai, những ai tham gia đồng hành cùng nhà tài trợ.


Tạo ấn tượng ban đầu tốt, marketing tốt và tạo quyền lợi đôi bên win – win
Bạn Nguyễn Thị Tuyên() Cho em hỏi, trong lúc trả lời phỏng vấn, mình có nên
đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng? Nếu có thì nên đặt những câu hỏi như thế nào và khi nào thì phù hợp?

TS.Vũ Xn Quang: Theo tơi, bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Vì đặt câu hỏi giúp bạn tạo ra điểm
nhấn đối với nhà tuyển dụng. Bạn nên hỏi về công việc, tổ chức, hỏi rõ hơn nếu làm ở đây sẽ được thăng
tiến, phát triển như thế nào, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt về sự nhiệt tình, đam mê với công việc của
bạn.
Bạn Nguyễn Thị Huyền() Xin hỏi các chuyên gia tư vấn việc làm, khi đi
phỏng vấn tìm việc, DN nào cũng địi hỏi ngồi kinh nghiệm cịn phải có kỹ năng. mà những kỹ năng mềm
như giao tiếp, làm việc nhóm... thì nhà trường khơng dạy. Vậy làm sao để sinh viên có thể thực hành những
kỹ năng này?
TS.Vũ Xuân Quang: Tại thời điểm này cố 1 số trường đã dạy các kỹ năng đó như trường Đại học Quốc
gia. Ngồi ra có 3 cách để bạn có thể tích lũy các kỹ năng:
Cách 1: Tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động nhóm
Cách 2: Tham gia các lớp học đào tạo kỹ năng mềm
Cách 3: Học trên mạng (để tiết kiệm chi phí).
Bạn Nguyễn Thị Việt() Những đức tính gì cần thiết cho một người lãnh đạo?
Làm thế nào để người lãnh đạo duy trì động lực cho bản thân họ?
TS.Vũ Xuân Quang: Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, có người làm gương, dẫn dắt, tạo động
lực. Có khả năng dẫn dắt, tạo động lực cho nhân viên.
Duy trì động lực của bản thân họ theo quan điểm cá nhân là họ cần có quyết tâm cao, đam mê và có trách
nhiệm. Lãnh đạo giống như thuyền trưởng của con thuyền, họ phải có bản lĩnh để dẫn dắt các thủy thủ
vượt qua sóng gió, bão tố.
Bạn Đỡ Thị Hương() Hiện nay, do tình trạng lạm phát tăng cao, cơ chế ngày
càng thắt chặt, Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp đang có chính sách tinh giảm biên
chế, hạn chế đầu tư, hoặc đầu tư cầm chừng, Vậy em xin hỏi sinh viên mới ra trường phải làm như thế nào
để có được cơ hội việc làm?
TS.Vũ Xn Quang: Thay vì đi làm có lương ngay bạn có thể đăng ký học việc và khơng hưởng lương.
Ngồi ra bạn có thể khai thác khả năng của mình và tìm những doanh nghiệp thích ứng. Tại thời điểm này
nhiều doanh nghiệp đi xuống nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp mới đi lên do vậy có thể các doanh
nghiệp đó quan tâm đến khả năng của những người mới như bạn.
Bạn Lê Thị Thu Huyền() Trong Kinh doanh, kinh nghiệm đóng vai trị
quan trọng nhất phải không ạ? Kinh nghiệm và kiến thức cái nào quan trọng hơn? Anh hãy chia sẻ giúp tôi

vấn đề trên. Cảm ơn anh!
TS.Vũ Xuân Quang: Quan điểm của tôi để kinh doanh thành công không thuần túy là có kinh nghiệm, kiến
thức, kỹ năng. Mỗi yếu tố bổ trợ cho 1 thế mạnh, khả năng khác nhau do vậy muốn kinh doanh thành cơng
thì cần phải hội tụ tất cả các yếu tố trên.
Bạn Lê Thị Hiền() Vấn đề em muốn hỏi làm thế nào để có thể xây dựng một chiến lược
kinh doanh hoàn chỉnh cho một công ty mới khởi nghiệp. Công ty em sản xuất các mặt hàng thể thao.
Những yếu tố nào thường làm thay đổi chiến lược kinh doanh? Và theo em được biết thì marketing cho mặt
hàng thể thao khác với marketing cho sản phẩm và dịch vụ (marketing for Product and marketing for
service). Anh có thể giúp em chia sẻ thêm về marketing cho các sản phẩm thể thao như giày, quần áo, vợt,
bóng,...
TS.Vũ Xuân Quang: Để xây dựng được chiến lược kinh doanh thì cần phải phân tích thị trường, vi mô và
vĩ mô như điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp của bạn, thị trường, phản ứng
người mua, đối thủ cạnh tranh. Về xây dựng kế hoạch marketing bài bản, bạn phải tìm hiểu khách hàng
mình là ai, và tìm cách để bán sản phẩm của mình cho khách hàng


Bạn Lưu Thị Hiền() Anh cho em xin hỏi thương hiệu và logo của cơng ty đóng vai
trị quan trọng như thế nào? Và để có một thương hiệu và logo tốt em cần làm như thế nào?
TS.Vũ Xuân Quang: Người ta biết về công ty thông qua logo và tên công ty. Cách hay nhất là làm sao để
khi logo đưa ra người ta biết ngay đến sản phẩm của bạn, đó là nét đặc trưng của sản phẩm và doanh
nghiệp. Do vậy tùy theo đặc thù và sản phẩm, bạn thiết kế logo và tên doanh nghiệp cho phù hợp.
Bạn Trương Thị Phương() Em hiện là sinh viên năm nhất và muốn tìm
một cơng việc để khẳng định mình. Em rất thích kinh doanh nhưng do số vốn còn hạn hẹp (chỉ khoảng hơn
50 triệu) nên ko biết làm gì. Em muốn tham khảo ý kiến của anh? Em trân trọng cảm ơn
TS.Vũ Xuân Quang: Trước tiên bạn cần có ý tưởng, và bạn có thể mời bạn bè hợp tác, tăng thêm vốn. Có
những ý tưởng hay như bạn cũng có thể mở các shop bán quà lưu niệm, handmade vào các ngày lễ.
Hoặc bạn có thể sản xuất các món quà lưu niệm cho trường Đại học của bạn như bút bi, sổ.
Theo quan điểm cá nhân tơi, việc kinh doanh lúc cịn học trong nhà trường là đáng hoan nghênh. Vì khi
bạn kinh doanh thực tế là cơ hội để bạn trải nghiệm những gì bạn đã học trong nhà trường. Mong bạn tiếp
tục phát huy cơ hội của mình và chúc bạn thành cơng.

Bạn Hoàng Thị Linh() Xin anh cho em biết khi khởi nghiệp cần những hành
trang như thế nào? Người ta nói ý tưởng là quan trọng nhất nhưng hiện tại em vẫn chưa có ý tưởng nào nổi
trội. Xin anh chia sẻ giúp em một số ý tưởng khởi nghiệp. Em cám ơn anh.
TS.Vũ Xuân Quang: Chia sẻ với bạn đầu tiên phải có ý tưởng. Ý tưởng tốt nhất là do mình nghĩ ra để mình
theo đuổi, ni dưỡng ý tưởng đó và đưa ra quyết định tiếp theo trong quá trình thực hiện . Việc đưa ra ý
tưởng phụ thuộc vào niềm đam mê, sở thích của bạn ngồi ra bạn có thể tham khảo các ý tưởng của
người khác. Ý tưởng là quan trọng nhưng quan trong nhất là bạn phải hiện thực hóa, thương mại hóa ý
tưởng.
Bạn Lưu Thị Thu Hà() Trong ngành bán hàng, bạn phải trở thành một
người thành cơng nếu khơng sẽ khó có thể tồn tại lâu trong lĩnh vực này. Để làm được đó, người bán hàng
phải cần các kỹ năng gì ạ? Mong được nhận lời khuyên từ anh.
TS.Vũ Xuân Quang: Khả năng thuyết phục khách hàng, giới thiệu được sản phẩm, tạo được sự khác biệt
giữa sản phẩm của mình với các sản phẩm cạnh tranh. Phải làm sau để khách hàng trở lại với sản phẩm
của mình. Ngồi ra, bạn có thể tham gia mạng xã hội để mở rộng mạng lưới liên kết của bạn. Các kỹ năng
bạn cần quan tâm là khả năng đàm phán, giao tiếp, thuyết phục.
Theo kinh nghiệm của bản thân, khi bán hàng bạn nên hướng đến lợi ích của khách hàng mà sản phẩm
mang lại.
Ví dụ: khi bạn bán một sản phẩm sức khỏe,bạn đừng nên chỉ nêu về giá, tính năng của sản phẩm, mà bạn
nên nêu ra một số lợi ích sức khỏe mà sản phẩm mang đến.
Bạn Đào Thị Lam() Cho em hỏi một doanh nghiệp mới bắt đầu nên xây dựng
Marketing vững mạnh trước hay chỉ đơn giản là một sales team đi tìm kiếm khách hàng?
TS.Vũ Xuân Quang: Nên xây dựng marketing vững mạnh trước khi xây dựng đội bán. Vì trước đó bạn
phải xây dựng chiến lược, bán cho ai, cho đối tượng nào sau đó bạn mới xây dựng đội bán phù hợp với
chiến lược marketing của bạn.
Bạn Phạm Hồng Nhung() Giao tiếp là công cụ thiết yếu trong cuộc sống
công sở. Xin chuyên gia chia sẻ các kỹ năng giao tiếp cần thiết trong công sở? Và cách giao tiếp để tránh
những mâu thuẫn trong nội bộ công ty.
TS.Vũ Xuân Quang: Những người thành cơng trong cuộc sống thơng thường là những người có khả năng
giao tiếp hiệu quả (kỹ năng truyền đạt, lắng nghe, phản hồi). Và để giao tiếp hiệu quả thì cần phải thẩm
thấu (luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiếu) và phải chân thành. Và bạn cần phải có thêm kỹ năng giải

quyết bất đồng để có thể giải quyết các mâu thuẫn trong công ty.
Bạn Nguyễn Thị Yến() Hiện nay em đang có 100 triệu, em muốn mở một
shop bán hàng quần áo. Em đang có kế hoạch nhập một số quần áo, phụ kiện từ TQ vì giá các mặt hàng
may mặc ở TQ rẻ hơn so với VN. Với kế hoạch như vậy, em còn cần những điều gì để cạnh tranh và phát


triển (marketing, xác định giá, trang trí shop, phong cách, đối tượng khách hàng) khi ý tưởng này không
phải là mới với các bạn sinh viên. Mong chuyên gia chia sẻ, và giúp em định hướng mình nên bắt đầu từ
đâu, và bắt đầu như thế nào.
TS.Vũ Xuân Quang: Động tác đầu tiên là đi dạo 1 vòng, đến chỗ những người kinh doanh những mặt
hàng như mình, để tìm và đánh giá những điểm thành công và chưa thành công. Tiếp theo bạn nên định
hướng đối tượng khách hàng của mình để chọn hàng phù hợ và sau đó bạn đưa ra cách bán hàng khác
biệt với những shop đã bán những mặt hàng tương tự của bạn.
Bạn Hoàng Thị Thanh() Em sắp tốt nghiệp đại học và mình đã nộp hồ sơ dự
tuyển ở một số công ty! Ngồi kiến thức chun mơn ra thì kỹ năng trả lời phỏng vấn cũng rất quan trọng!
Anh đã có kinh nghiệm trong việc này hãy giúp em chia sẻ một số bí quyết khi dự tuyển! Cảm ơn anh nhiều
lắm!
TS.Vũ Xuân Quang: Trước khi bạn có thể vào phỏng vấn được tốt nên tìm hiểu kỹ cơng ty mình ứng
tuyển, thậm chí tìm hiểu cả người phỏng vấn. Bạn phải thể hiện sự tự tin, và có khả năng lắng nghe và
phản hồi tốt. Ngoài ra, bạn cố gắng khẳng định được bạn tốt hơn, giỏi hơn những người khác.
Sau hơn 2 giờ giao lưu trực tuyến, Tiến sỹ kinh tế Vũ Xuân Quang, Giám đốc Công ty Best Training,
Consulting and Promoting Co đã trả lời hơn 30 câu hỏi về Kỹ năng cần thiết để Khởi nghiệp và phát triển
doanh nghiệp của các bạn thanh niên, sinh viên gửi về Cổng tri thức Thánh Gióng. Do lượng Chương trình
giao lưu trực tuyến đã hết, các câu hỏi của các bạn gửi về sẽ được Ban biên tập Cổng tri thức Thánh
Gióng tổng hợp và gửi tới Tiến sỹ kinh tế Vũ Xuân Quang và sẽ được trả lời trên địa
chỉ:Mangchuyengia.thanhgiong.vn. Các bạn có nhu cầu tìm hiểu về chủ đề trên, có thể tiếp tục gửi câu
hỏitại đây. Mạng chuyên gia khởi nghiệp mong muốn thông qua buổi giao lưu sẽ giúp các bạn hiểu hơn về
vấn đề vốn và những kỹ năng, kinh nghiệm khi khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp. Chúc các bạn thanh
niên, sinh viên thành cơng!
CTG


7. CĐ7: Quản trị tài chính và thuế trong khởi sự doanh nghiệp
Giao lưu trực tuyến “Quản lý tài chính trong khởi nghiệp” (12 / 09 / 2012)
(CTG) 14 giờ 00, chiều 13/9/2012, tại Văn phòng Cổng tri thức Thánh Gióng (64, Bà Triệu, Hồn
Kiếm, Hà Nội), sẽ diễn ra Chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Quản lý tài chính trong
khởi nghiệp” giữa thanh niên, sinh viên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp với anh
Đặng Tiến Hùng, Giám đốc Tư vấn Tập đoàn Asia Invest.
Giao lưu trực tuyến “Nghệ thuật thu hút, quản lý nhân sự trong khởi nghiệp”>>
Trong việc quản lý doanh nghiệp, việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và
ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng
đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu
hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng cơng việc kinh doanh.
Quản lý tài chính là việc sử dụng các thơng tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh
nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn
tài chính, tài sản cố định và nhu cầu, nhân cơng trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông.


Ban biên tập Cổng tri thức Thánh Gióng tặng hoa Anh Đặng Tiến Hùng – Giám đốc Tư vấn
Tập đoàn AsiaInvest.
Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng ngun liệu thơ doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm
cơng ty có thể sản xuất và khả năng cơng ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi
có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần.
Việc quản lý tài chính khơng có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty,
không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đồn cơng ty lớn. Chương trình sẽ cung cấp, những kiến thức,
cũng như những khó khăn trong vấn đề quản lý tài chính khi thành lập một cơng ty, doanh nghiệp cũng như
kinh nghiệm trong lĩnh vực trên…
Chương trình giao lưu cũng sẽ giúp các bạn thanh niên sinh viên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và lập
nghiệp sẽ được giao lưu với Anh Đặng Tiến Hùng – Giám đốc Tư vấn Tập đoàn AsiaInvest.
Anh Hùng đã có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính, trong đó, trên 7 năm đảm nhận
vị trí Giám đốc Tài chính (CFO), cơng tác tại các Tập đoàn đa quốc gia lớn như Coca – Cola, Panasonic ,

Sedona Suites Hanoi (Keppel Land) và các công ty, Tập đồn lớn của Việt Nam như Tổng cơng ty cơng
nghiệp ơ tơ Việt Nam (VINAMOTOR); Tập đồn T&C, Hãng hàng không VietJet Air…
Các bạn thanh niên, sinh viên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp có thể bắt đầu đặt câu hỏi tại đây.
Đúng 14 giờ 00, bắt đầu buổi giao lưu:
Bạn Nguyễn Văn Thơng() Có người quan niệm vốn của
doanh nghiệp là điều kiện tiền đề đảm bảo sự tồn tại ổn định, phát triển, nhưng cũng có ý kiến cho rằng
vốn doanh nghiệp là điều kiện để doanh nghiệp ra đời và chiến thắng trong cạnh tranh, các chun gia có ý
kiến gì về vấn đề này không ?
Anh Đặng Tiến Hùng: Bây giờ, trong nền kinh tế thị trường, và khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thì vốn
khơng phải là một vấn đề q quan trọng mà ý tưởng mới quan trọng ví dụ như iphone, ipad, facebook,
google. Có rất nhiều cơ hội huy động vốn trong thời buổi hiện nay này rất nhiều không chỉ các nguồn vốn
trong nước mà cịn có các quỹ đầu tư nước ngoài. Bây giờ các doanh nghiệp VN khơng chỉ huy động vốn
trong nước mà cịn huy động vốn quốc tế như Happyland, HAGL, Vincom. Khi thành lập doanh nghiệp thì
cần có vốn tự có (tối thiểu từ 10-30%). Vì ngồi ý tưởng kinh doanh thì nhà đầu tư cũng muốn chủ doanh
nghiệp góp vốn vào để gắn kết, cam kết trách nhiệm.
Bạn Phạm Thị Toàn() Em hiện là sinh viên năm nhất và muốn tìm một cơng
việc để khẳng định mình. Em rất thích kinh doanh nhưng do số vốn còn hạn hẹp nên ko biết làm gì. em
muốn tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia.


×