TÓM LƯỢC
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực
hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đồng thời, hoạt động mở rộng quan hệ đối
ngoại và chủ động hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị…
đã giúp cho các mối quan hệ về kinh tế, dân sự, thương mại phát triển đa dạng và
không ngừng tăng thêm về số lượng cũng như chất lượng của các hợp đồng. Để tạo ra
mơi trường pháp lý ổn định, bảo đảm an tồn pháp lý cho các cá nhân và tổ chức khi
tham gia quan hệ hợp đồng thì cần phải bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật, trong
đó bao gồm các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng
hóa nói riêng. Nội dung cơ bản của khóa luận được tóm lược như sau: Chương 1 khóa
luận nghiên cứu một cách chi tiết về khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng
hóa. Từ các phân tích về hợp đồng mua bán hàng hóa, khóa luận cũng làm rõ được vai
trị của nó đối với nền kinh tế xã hội. Đối với chương 2, khóa luận tập trung đánh giá
về thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa. Qua đó rút ra được
những khó khăn trong việc áp dụng và thi hành các quy định pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp. Sau khi đánh giá thực trạng về việc áp dụng
pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa, khóa luận cũng đã nghiên cứu một cách chi
tiết và đưa ra được các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.
i
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã có một q trình nghiên cứu, tìm hiểu
và học tập nghiêm túc để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Đầu tiên, tác
giả xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn –
ThS. Nguyễn Thị Vinh Hương đã nhiệt tình hướng dẫn để tác giả có thể hồn thành
bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Kinh
tế - Luật, các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Thương Mại đã truyền đạt những
kiến thức pháp luật quý báu đồng thời tạo điều kiện giúp tác giả có thể hồn thành
chương trình học Đại học và hỗ trợ sự nghiệp của em sau này.
Xin cảm ơn Giám đốc và các nhân viên trong Công ty TNHH Thương mại, in
thiết kế Bắc Việt đã tận tình chỉ bảo và cho phép em được thực tập tại đó cũng như
cung cấp những số liệu, thơng tin cần thiết để giúp tác giả hồn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Tuy nhiên, do trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được ý kiến
đóng góp từ các thầy giáo, cơ giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngày.......tháng.......năm 2019
Sinh viên
LÊ THỊ KIM CHI
ii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
vi
1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
2
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu..................................................................4
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu
6
6. Kết cấu của khóa luận 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa
8
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
8
1.1.3. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa 10
1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng
hóa 11
1.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
11
15
1.3. Một số nguyên tắc pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa 22
1.3.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng MBHH 22
1.3.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI, IN THIẾT KẾ BẮC VIỆT 25
iii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại, In thiết kế Bắc Việt và các nhân
tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty
25
2.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại, In thiết kế Bắc Việt
25
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Cơng ty TNHH
Thương mại, In thiết kế Bắc Việt...............................................................................27
2.1.3. Nhân tố bên ngoài 28
2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
30
2.2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 30
2.2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
30
2.2.3. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về sửa đổi và chấm dứt hợp đồng mua bán
hàng hóa
33
2.2.4. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
mua bán hàng hóa 35
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa tại
Cơng ty TNHH Thương mại, In thiết kế Bắc Việt 36
2.3.1. Nguyên nhân khách quan 36
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Tích cực
37
2.4.2. Khó Khăn
38
36
37
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA...............................................................................40
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng
hóa .......................................................................................................................... 40
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH..
...................................................................................................................... 40
3.1.2. Một số xu hướng mới trong tương lai cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng MBHH 41
iv
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua
bán hàng hóa
44
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung những quy định còn hạn chế về hợp đồng MBHH
44
3.2.2. Ban hành pháp luật điều chỉnh hợp đồng MBHH có tính ổn định và đồng bộ
45
3.2.3. Ban hành các văn bản pháp luật về hợp đồng MBHH phù hợp với thông lệ
quốc tế
45
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về
hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty TNHH Thương mại, In thiết kế Bắc Việt
46
3.3.1. Kiến nghị với những hạn chế trong thực hiện pháp luật về hợp đồng MBHH
46
3.3.2. Kiến nghị với nội bộ công ty
47
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 47
KẾT LUẬN 49
v
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Diễn giải
1
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
2
CP
Cổ phần
3
BLDS
Bộ luật Dân sự
4
BLLĐ
Bộ luật Lao động
5
LTM
Luật Thương mại
6
LDN
Luật Doanh nghiệp
7
BẮC VIỆT
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại
thiết kế, in Bắc Việt
8
MBHH
Mua bán hàng hóa
vi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Hợp đồng thương mại là một vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh được
các doanh nghiệp thương mại nói chung đặc biệt chú trọng. trong số đó, hợp đồng
MBHH là loại hợp đồng phổ biến nhất. Hầu hết các doanh nghiệp thương mại đều phải
ký kết các hợp đồng thương mại khác nhau, đó có thể là hợp đồng mua hay hợp đồng
bán, được gọi chung là hợp đồng MBHH. Các hợp đồng này gắn liền với lợi ích của
các bên ký kết, đồng thời ràng buộc trách nhiệm của một bên với bên kia, mang giá trị
pháp lý được pháp luật cơng nhận. Chính vì vậy, pháp luật có những quy định riêng
điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hợp đồng. Một bản hợp đồng được tạo nên từ
sự thỏa thuận, ý chí tự nguyện của các bên, sự thỏa thuận này có thể khơng phù hợp
với quy định của pháp luật, hoặc trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng, một
hoặc các bên khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Đây là những nguyên nhân
thường xảy ra dẫn đến tranh chấp về hợp đồng MBHH nói riêng và hợp đồng nói
chung.
Mặt khác, do vấn đề về hợp đồng MBHH, ngoài những quy định điều chỉnh trực
tiếp trong LTM còn phải tuân thủ những quy định về hợp đồng nói chung trong BLDS.
Riêng với hai văn bản này đã có một số vấn đề chưa thống nhất. Hơn nữa, ngay cả
trong những quy định của pháp luật vẫn còn nhiều bất cập và khơng cịn phù hợp với
thực tiễn hoạt động MBHH. Do vậy, việc nghiên cứu những quy định này có ý nghĩa
rất lớn.
Qua q trình thực tập tại Cơng ty TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc Việt, được
tiếp cận với một số giao dịch MBHH của công ty, em nhận thấy việc tìm hiểu và
nghiên cứu về hợp đồng MBHH là cấp thiết và rất có ý nghĩa trong quá trình phát triển
và nâng cao vị thế của cơng ty trên thị trường, do công ty thường xuyên ký kết các hợp
đồng MBHH có giá trị lớn với các đối tác chủ yếu là các doanh nghiệp. Khi mà công
ty vẫn chưa có điều kiện thành lập một phịng pháp chế riêng biệt để đảm nhiệm vấn
đề pháp lý trong hợp đồng MBHH, cơng việc này hiện nay được phịng Kinh Doanh
phụ trách. Đặc biệt là khi công ty đang có lượng khách hàng lớn tăng nhanh trong
những năm gần đây.
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Từ những lý do trên, em xin được lựa chọn đề tài :“Pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa – Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc
Việt” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
Vấn đề hợp đồng MBHH không phải là một vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp
lý. Hợp đồng MBHH là một vấn đề được xã hội khá quan tâm nên đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học xoay quanh các khía cạnh của vấn đề này, dưới nhiều hình
thức như: sách giáo khoa, giáo trình; bài viết trên các tạp chí chuyên ngành; bài nghiên
cứu khoa học, luận văn, luận án, khóa luận… Với cách tiếp cận cũng như góc nhìn
khác nhau, mỗi tác giả lại có phương pháp nghiên cứu, cách luận giải và đưa ra đánh
giá, kiến nghị khác nhau.
Về hợp đồng MBHH, các cơng trình nghiên cứu thường đi từ khái niệm, đặc
điểm đến các tiêu chí của hợp đồng như: nội dung, hiệu lực. Ngồi ra, các tác giả cịn
tiếp cận theo trình tự xác lập hợp đồng, từ thỏa thuận, giao kết đến thực hiện và chấm
dứt hợp đồng MBHH.
Tiêu biểu nhất trong số những cơng trình nghiên cứu về hợp đồng MBHH là các
cuốn giáo trình của các trường Đại học có đào tạo ngành Luật như: Giáo trình Luật
Thương mại 2 – Đại học Luật Hà Nội năm 2014; Giáo trình Luật Thương mại – Khoa
Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015; Giáo trình Luật Kinh tế - Đại học Thương
mại năm 2016; Giáo trình Luật kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2015. Cuốn
Giáo trình Luật Kinh tế - Đại học Thương mại nghiên cứu hợp đồng mua bán hàng hóa
trước tiên với tư cách là giao dịch dân sự, mang những đặc điểm chung của hợp đồng
dân sự. Cịn cuốn Giáo trình Luật Thương Mại của Đại học Luật và Đại học Kinh tế
Quốc dân lại tiếp cận hợp đồng mua bán hàng hóa với tư cách là đối tượng điều chỉnh
của Luật Thương mại, tìm hiểu kỹ các khía cạnh liên quan đến HĐMBHH, từ các cách
hiểu về hợp đồng MBHH, bản chất, đặc điểm đến các giai đoạn giao kết, thực hiện hợp
đồng…
Bài đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành: “Trách nhiệm tiền hợp
đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng”
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã đưa ra một khái niệm khá mới là “tiền hợp đồng”,
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
đồng thời cũng phân tích và đưa ra đánh giá về việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng. Phan Thông Anh (2013), “Quyền tự do giao kết hợp đồng ở Việt
Nam – lý luận và thực tiễn”, tạp chí Nghiên cứu pháp luật đưa ra các quy định của
pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng và đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định
này. Với một số khía cạnh cụ thể, trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật có một số bài
viết: Ths Võ Sỹ Mạnh (Trường Đại học Ngoại thương) với bài nghiên cứu “Vi phạm
cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam – Một số bất cập và định hướng hồn
thiện” đã đưa những phân tích, đánh giá điểm còn hạn chế về vi phạm cơ bản hợp
đồng nói chung, những bất cập ngay từ các thuật ngữ của luật như “thiệt hại”, “mục
đích của giao kết hợp đồng”; sự không thống nhất giữa thuật ngữ “vi phạm cơ bản hợp
đồng” và “vi phạm nghiêm trọng” hợp đồng trong các văn bản quy phạm pháp luật…
Từ đó đưa ra quan điểm hoàn thiện những hạn chế này; “Bất cập liên quan đến hợp
đồng trong Bộ Luật dân sự năm 2005 và hướng hoàn thiện” của Nguyễn Thị Hạnh đã
bàn về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; về giao dịch dân sự vô hiệu do khơng
tn thủ quy định về hình thức; vấn đề thời hiệu; về vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự; về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hợp đồng mua bán tài sản; về vấn
đề chuộc lại tài sản đã bán; về vấn đề bồi thường thiệt hại cho cộng đồng; vấn đề hộ
gia đình.
Ngồi ra, cũng có nhiều bài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên, luận văn thạc sĩ tìm hiểu về hợp đồng MBHH. Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật
về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH
Thương mại và dịch vụ Xuân Long – sinh viên Phạm Hương Linh – Đại học Thương
mại; Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực
hiện tại cơng ty Cổ phần C&T” – sinh viên Huỳnh Hoàng Anh – Đại học Thương Mại;
Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện
tại cơng ty TNHH in thiết kế Hồng Minh” – Sinh viên Nguyễn Hương Giang – Đại
học Thương mại. Luận văn thạc sĩ Luật học “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
theo pháp luật Việt Nam” – Hồng Mai Linh – Khoa Luật Kinh Tế - Đại học Luật Hà
Nội …
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Tất cả các cơng trình nghiên cứu, các bài báo cáo khoa học, sách chuyên khảo,
các luận văn, luận án nêu trên đều có những thành cơng nhất định về một số khía cạnh
pháp lý của hợp đồng nói chung hoặc hợp đồng thương mại nói riêng. Trên cơ sở kế
thừa những lý luận cơ bản về hợp đồng MBHH, các tài liệu trên là nguồn tư liệu quý
giá để em nghiên cứ lý luận về hợp đồng MBHH, kết hợp với những tư liệu thực tế thu
thập được từ đơn vị thực tập để phản ánh được thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp
đồng MBHH tại công ty. Do đó, em xin thể hiện sự trân trọng đến những tác giả với
những kết quả nghiên cứu trên.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Dựa trên thực trế, em nhận thấy pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cịn
nhiều vấn đề cần tìm hiểu và làm rõ. Trong q trình thực tập tại cơng ty TNHH
Thương mại, in ấn thiết kế Bắc Việt em nhận thấy pháp luật hợp đồng là rất quan trọng
đối với công ty. Tuy nhiên do hạn chế về tổ chức quản lý của cơng ty nên cơng ty
khơng có bộ phận pháp chế, cịn chưa chú trọng chun sau tìm hiểu về vấn đề này.
Mặc du đã có nhiều cơng trình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng, nhưng nhu cầu
của việc tiếp tục nhận thức các quy định pháp luật hiện hành về pháp luật mua bán
hàng hóa cịn nhiều. Tất cả những thành cơng của các cơng trình nghiên cứu nêu trên
đều là cơ sở cho em thực hiện nghiên cứu, nhằm hướng tới nhận thức thêm, nhận thức
sâu hơn, nhận thức đầy đủ hơn một số kía cạnh của phương pháp luật hợp đồng, cụ thể
là pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhìn nhận cả về lý luận và thực tiễn em chọn đề
tài: “:“Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực tiễn thực hiện tại Công ty
TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc Việt” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với tính cấp thiết của đề tài: “Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực
tiến thực hiện tại Công ty TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc Việt”, khóa luận tập
trung nghiên cứu hai vấn đề sau:
- Pháp luật về hợp đồng MBHH;
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng MBHH tại Công ty TNHH Thương
mại, in thiết kế Bắc Việt
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thơng qua tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật về hợp đồng MBHH, áp dụng vào
doanh nghiệp thương mại cụ thể để thấy được những điểm hạn chế, thiếu sót trong các
quy định của nhà nước. Từ đó đưa ra các quan điểm định hướng phát triển hệ thống
pháp luật để nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nói chung và
pháp luật về hợp đồng MBHH nói riêng.
Theo đó, khóa luận tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
Làm sáng tỏ vấn đề lý luận có liên quan đến pháp luật về hợp đồng MBHH:
khái niệm, đặc điểm, yếu tố cấu thành, mối tương quan giữa pháp luật trong lĩnh vực
này với các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.
Xác định được hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng
MBHH: nguồn pháp luật điều chỉnh, nguyên tắc pháp luật cơ bản của pháp luật lĩnh
vực này, nội dung pháp lý cơ bản của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Đánh giá được thực trạng thực hiện pháp luật về hợp đồng MBHH tại Công ty
TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc Việt, quy đó tìm ra ngun nhân (khách quan, chủ
quan) cho những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về hợp đồng MBHH.
Đề xuất những kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH,
đồng thời cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng MBHH tại
Công ty TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc Việt
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu nêu trên cùng sự hạn chế về nguồn tài liệu thu thập
được, em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài:
- Các quy định của pháp luật Việt Nam có hiệu lực trên tồn bộ lãnh thổ.
- Thực trạng thực hiện pháp luật về hợp đồng MBHH của Công ty TNHH
Thương mại, in thiết kế Bắc Việt trong thị trường Việt Nam, với đối tượng khách hàng
là các doanh nghiệp. Do đây là thị trường cũng như loại khách hàng chủ yếu của công
ty.
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài:
- Các quy định của pháp luật về hợp đồng MBHH từ khi xuất hiện chế định về
hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Căn cứ vào lịch sử hình thành chế định hợp đồng
cũng như tính kế thừa và phát triển trong quy định pháp luật về hợp đồng nói chung và
hợp đồng MBHH nói riêng.
- Thực trạng thực hiện pháp luật về hợp đồng MBHH của Công ty TNHH
Thương mại, in thiết kế Bắc Việt trong ba năm trở lại đây (từ năm 2015 đến năm
2017).
Phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài tập trung nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng
MBHH của Công ty TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc Việt với lĩnh vực cụ thể là
quà tặng doanh nghiệp, bởi đây là lĩnh vực đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty
(70% tổng doanh thu1)
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước và pháp luật và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải
quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến các quy định về hợp đồng
MBHH, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp tổng hợp: nghiên cứu tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật để
tổng hợp lại thành những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng MBHH
trong chương 1; tổng hợp các tài liệu thu thập được từ đơn vị thực tập phản ánh được
thực tiễn thực hiện hợp đồng MBHH tại công ty.
Phương pháp liệt kê: liệt kê các quan điểm pháp lý có liên quan đến hợp đồng
MBHH trong phần lý luận chung về hợp đồng MBHH và pháp luật về hợp đồng
MBHH ở chương 1; các quan ddiemr về xu hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
MBHH ở chương 3.
Phương pháp phân tích, đánh giá: dựa vào tài liệu đã thu thập được, phân tích và
đưa ra những đánh giá về thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng MBHH
trong chương 1 cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này trong chương 2, từ đó
đưa ra những đánh giá, kiến nghị hồn thiện trong chương 3.
1
Theo Báo cáo tài chính cơng ty năm 2016
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để thấy được sự thay đổi của luât
mới so với luật cũ (Chương 1), thấy được tiến trình thay đổi trong quá trình vận dụng
các quy định về hợp đồng MBHH trên thực tiễn của công ty qua các giai đoạn nghiên
cứu, đồng thời cũng thấy rõ được sự riêng biệt của công ty so với các đối thủ cạnh
tranh khác trên thị trường.
6. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành ba chương:
Chương 1. Một số lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng MBHH
Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng MBHH tại Công
ty TNHH Thương mại, in thiết kế Bắc Việt
Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng MBHH
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
LTM khơng đưa ra định nghĩa về hợp đồng MBHH trong thương mại, nhưng có
thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong Luật dân sự để xác định bản
chất của hợp đồng MBHH. Theo Điều 430 BLDS 2015, hợp đồng mua bán tài sản là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và
nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Tài sản theo
Điều 105 BLDS 2015 được hiểu là:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là
tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Trong khi đó, hàng hóa được là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương
lai, và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn
tài sản. Từ đó cho thấy, hợp đồng MBHH trong thương mại một dạng cụ thể của hợp
đồng mua bán tài sản. Điểm phân biệt giữa hợp đồng MBHH trong thương mại và hợp
đồng mua bán tài sản khác là: đối tượng hàng hóa, và mục đích sinh lời.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.2.1. Đặc điểm
Hợp đồng MBHH cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản
trong dân sự:
- Là hợp đồng ưng thuận: được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận
xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khơng phụ thuộc vào
thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của
bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
- Có tính đền bù: bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì
sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới
dạng khoản tiền thanh toán.
- Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng MBHH đều bị ràng buộc bởi
nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền địi hỏi bên kia thực hiện
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng MBHH tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính
chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng
hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.
1.1.2.2. Đặc thù
Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ MBHH, hợp đồng MBHH có
những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi MBHH.
Về chủ thể, hợp đồng MBHH được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương
nhân. LTM 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh2. Ngồi ra, các tổ chức, cá nhân khơng phải là thương nhân cũng có thể trở
thành chủ thể của hợp đồng MBHH và phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn
áp dụng LTM (Theo khoản 3 Điều 1 LTM).
Về hình thức, hợp đồng MBHH có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt
buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng
MBHH quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở...
Về đối tượng, hợp đồng MBHH có đối tượng là hàng hóa. Theo nghĩa thơng
thường có thể hiểu hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Càng ngày cùng với sự phát triển của xã
hội, hàng hóa càng trở nên phong phú. Khái ni Với tư cách là hình thức pháp lý của
quan hệ MBHH, hợp đồng MBHH có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất
thương mại của hành vi MBHH.
Về chủ thể, hợp đồng MBHH được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương
nhân. LTM 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xun và có đăng ký
kinh doanh3. Ngồi ra, các tổ chức, cá nhân khơng phải là thương nhân cũng có thể trở
thành chủ thể của hợp đồng MBHH và phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn
áp dụng LTM (Theo khoản 3 Điều 1 LTM).
2
3
Điều 6 Luật Thương mại 2005
Điều 6 Luật Thương mại 2005
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Về hình thức, hợp đồng MBHH có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt
buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng
MBHH quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở...
Về đối tượng, hợp đồng MBHH có đối tượng là hàng hóa. Theo nghĩa thơng
thường có thể hiểu hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Càng ngày cùng với sự phát triển của xã
hội, hàng hóa càng trở nên phong phú. Khái niệm hàng hóa được quy định trong luật
pháp các nước hiện nay dù có những khác biệt nhất định song đều có xu hướng mở
rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thơng.
1.1.3. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo đặc điểm của các giao dịch mua bán hàng hóa có thể chia thành ba loại sau:
1.1.3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường:
Là hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên chủ thể của hợp đồng thực hiện các
giao dịch về mua bán hàng hóa với nhau trên lãnh thổ Việt Nam
1.1.3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Là hợp đồng muabasn hàng hóa có thêm yếu tố quốc tế - là yếu tố vượt ra khỏi
phạm vi một quốc gia. Tại điều 27 – Luật Thương mại quy định: “Mua bán hàng hóa
quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái
nhập và chuyển khẩu”.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một hình thức pháp lý của quan hệ thương mại
quốc tế, cụ thể là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Do vậy, pháp luật điều chỉnh
loại hợp đồng này tương đối phức tạp, bao gồm các điều ước về mua bán hàng hóa
quốc tế, các tập quán quốc tế, các tập quán quốc tế và thương mại và pháp luật của các
quốc gia.
1.1.3.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết thơng qua sở giao dịch hàng
hóa:
Quy định về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động
thương mại mới được bổ sung tại Luật Thương mại 2005, đây là một hoạt động phổ
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
biến trong thực tiễn thương mại quốc tế nhằm bảo hiểm các rủi ro do việc biến động
giá cả trên thị trường
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó
các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa
nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa
với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàngđược
xác định tại một thời điểm trong tương lai (Điều 63 – Luật Thương mại)
1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán
hàng hóa
1.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1.1. Khái niệm
Pháp luật về hợp đồng MBHH là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng MBHH.
Nhà nước quy định về đối tượng hàng hóa được phép kinh doanh, hàng hóa cấm kinh
doanh và hàng hóa hạn chế lưu thông hay được phép kinh doanh nếu đáp ứng đủ điều
kiện cần thiết. Theo đó, các doanh nghiệp biết được và lựa chọn ngành nghề kinh
doanh phù hợp, nhờ đó ổn định được nền kinh tế và quá trình thực hiện hợp đồng cũng
đi vào khn khổ.
Ngồi ra hệ thống pháp luật với các chế tài phạt vi phạm để xử lý các hành vi vi
phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, giúp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng thực
hiện hợp đồng một cách nghiêm túc và tự giác. Tuy nhiên với một số trường hợp việc
thực hiện hợp đồng khơng theo đúng thỏa thuận, thì hệ thống pháp luật trở thành công
cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị xâm hại.
Như vậy, hệ thống pháp luật còn là cơ sở để xác định và bảo vệ quyền và lợi ích
của các bên tham gia thực hiện hợp đồng MBHH hoặc là với bên thứ ba khi có tranh
chấp xảy ra. Qua đó tranh chấp được giải quyết rõ ràng hơn, nhanh gọn hơn.
Hơn nữa, hệ thống pháp luật giúp cho việc thực hiện hợp đồng trở nên dễ dàng
hơn, hạn chế rủi ro cho các bên tham gia. Nhờ quy định đó mà các bên trong hợp đồng
có cơ sở thỏa thuận các quy định trong hợp đồng, tránh tình trạng xung đột ý kiến mà
khơng có chuẩn mực để áp dụng.
11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng MBHH
Vấn đề về hợp đồng MBHH chỉ được Nhà nước ta thực sự chú trọng và luật hóa
một thời gian sau Đổi mới, nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển. Ngày 25/09/1989,
Hội đồng nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và nhiều văn bản khác
điều chỉnh các quan hệ hợp đồng theo quan điểm mới. Từ đó, Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế 1989 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực pháp lý về hợp đồng
kinh tế nói chung và hợp đồng MBHH nói riêng. Các quy định về thực hiện hợp đồng
trong pháp lệnh còn khá chung chung, chưa được cụ thể. Tuy nhiên có thể coi đây là
một trong những điểm nhấn quan trọng để thiết nên khung pháp luật kinh tế thời kỳ
đổi mới.
Những năm 90, Việt Nam bắt đầu tham gia hội nhập kinh tế khu vực và nền kinh
tế thế giới. Quốc hội đã lần lượt ban hành hai văn bản pháp luật mới là BLDS 1995 và
LTM 1997. Đây chính là một bước đột phá mới trong những quy định về hợp đồng và
quyền tự do hợp đồng. Bởi quá trình hội nhập, mở cửa kinh tế thị trường là cơ hội để
phát triển, song cũng có rất nhiều tác động xấu tới kinh tế đất nước. Nếu hành lang
pháp lý khơng đủ chắc chắn sẽ gây tình trạng rối loạn, nhũng nhiễu, ảnh hưởng tới các
doanh nghiệp trong nước, khi đó thì trường sẽ mất đi sự ổn định. Các quy định của nhà
nước trong thời gian đó được coi là hành trang giúp đất nước ta chuẩn bị bước vào quá
trình hội nhập sâu rộng.
Bước sang giai đoạn hội nhập, ngày 14/11/2005 Quốc hội đã ban hành LTM
2005 số 36/2005-QH 11 quy định về hoạt động thương mại (chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/01/2006, thay thế LTM 1997) nhằm tạo một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho
các thương nhân trong hoạt động thương mại. Kế thừa LTM 1997, LTM 2005 quy
định khá đầy đủ và chi tiết về các hoạt động MBHH. Tuy nhiên LTM 2005 đã mở rộng
phạm vi điều chỉnh, không chỉ điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hố mà cịn
điều chỉnh cả các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại. Đây là nguồn
luật chính điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Các quy định thực hiện hợp đồng MBHH tại các doanh nghiệp của nhà nước ta hiện
nay đều được áp dụng chủ yếu theo luật này. Bên cạnh đó, BLDS 2005 thay thế BLDS
1995 điều chỉnh song song cũng với các quy định trong LTM 2005.
12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Hiện nay bên cạnh LTM 2005 thì vấn đề thực hiện hợp đồng MBHH còn được
quy định trong BLDS 2015. BLDS 2015 được ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015
thay thế BLDS 2005, đây là bộ luật cơ bản, bao quát một cách tổng thể các quy phạm
pháp luật khác, nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo một khung pháp lý nhất định.
BLDS 2015 có phạm vi tác động lớn tới các doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo
hợp đồng (hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mướn…), xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên, đặc biệt là các quy định về thực hiện hợp đồng MBHH. Tuy BLDS 2015
đã bỏ đi một số quy định so với BLDS về nguyên tắc thực hiện hợp đồng nhưng cũng
bổ sung một số quy định về thiệt hại bồi thường do vi phạm hợp đồng và thực hiện
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Như vậy có thể thấy đây là một trong những
điểm tiến bộ trong xu hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta.
1.2.1.3. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng MBHH
Hệ thống văn bản pháp luật trong nước
Hiện nay, hợp đồng MBHH được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản pháp luật
sau:
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013;
- Bộ luật Dân sự năm 2015:
Chương VIII. Giao dịch dân sự
Tiểu mục 1. Giao kết hợp đồng, Tiểu mục 2. Thực hiện hợp đồng, Tiểu mục 3.
Sửa dổi chấm dứt hợp đồng – Mục 7 – Chương XV. Nghĩa vụ và hợp đồng
Mục 1. Hợp đồng mua bán tài sản - Chương XVIII. Một số hợp đồng thông dụng
- Luật thương mại năm 2005: Chương II – Mua bán hàng hóa
- Một số văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan:
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại;
Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;
Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động MBHH
quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và q cảnh hàng hóa với nước ngồi;
Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường;
Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
Quyết định 35/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục
hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung…
Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, tiền lệ pháp
- Điều ước quốc tế
Hiện nay, một số điều ước sau được áp dụng cho việc mua bán hàng hóa quốc tế
là: Cơng ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế (cịn gọi là Công ước CISG – United
Nations Convention on Contracts for the International Sales of Goods). CISG là văn
bản hài hịa hóa pháp luật nhằm thống nhất các quy phạm được áp dụng để điều chỉnh
các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dù các bên của hợp đồng ở quốc gia nào. Cho
đến thời điểm hiện tại, CISG là một trong các điều ước quốc tế thành công nhất trong
lĩnh vực thương mại quốc tế, được phổ biến và áp dụng rộng rãi nhất, với trên 80 quốc
gia thành viên trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt
Nam đều là thành viên của Công ước này. Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng
12-2015 và CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1-1-2017.
Ngồi ra, cịn có Cơng ước Lahay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hiệp định GATT, GATS trong WTO, gần 100 hiệp
định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký với các nước khác.
- Tập quán quốc tế
Một trong những tập quán thông dụng trong thương mại quốc tế hiện nay là các
điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms (International Commercial Terms) do Phòng
thương mại quốc tế – ICC ban hành năm 1936, được sửa đổi bổ sung năm 1953, 1967,
1980, 1990, 2000 và gần đây nhất là năm 2010; Quy tắc chung về tập quán và thực
hành tín dụng chứng từ (UCP 500); Bộ nguyên tắc của UNIDROIT; Luật mẫu của
trọng tài UNCITRAL ban hành năm 1985; Công ước New York năm 1958…
- Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là các quy tắc áp dụng pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của
Tịa án, chủ yếu được áp dụng tại các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ. Tại đây, Tòa
14
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
án thường sử dụng các phán quyết của Tòa án đã công bố làm khuôn mẫu giải quyết
các tranh chấp tương tự.
1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.2.1. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng nói chung có bản chất là hành vi pháp lý đơn phương
của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo
các điều kiện đã xác định. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao
kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được
xác định hoặc tới công chúng4. Đề nghị giao kết hợp đồng có thể do bên bán hoặc bên
mua thực hiện.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đới với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau:
Khi bên đề nghị ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chỉ có hiệu lực nếu thực
hiện trong thời hạn đó. Sau thời hạn này, chấp nhận được coi là đề nghị mới của bên
chậm trả lời. Nếu trả lời chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết
về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực,
trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên được
đề nghị.
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc
khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
Thời điểm giao kết hợp đồng MBHH
Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán được giao kết khi các bên đạt được thỏa thuận.
Theo Điều 400 BLDS 2015, thời điểm này được xác định cụ thể như sau:
- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao
kết.
4
Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015
15
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của
thời hạn đó.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận
về nội dung của hợp đồng.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào
văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
1.2.2.2. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa saukhi đã được giao kết, các bên cần phải thực hiện
nghiêm chỉnh tất cả những cam kết trong hợp đồng, cụ thể là thực hiện theo đúng nội
dung về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bán:
- Nghĩa vụ cơ bản của bên bán:
Thứ nhất, nghĩa vụ giao hàng
Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: bên bán phải kiểm tra chất lượng hàng
hoá trước khi giao hàng, nếu hai bên có thoả thuận trong hợp đồng thì bên bán phải
đảm bảo cho bên mua tham dự việc kiểm tra.
Giao hàng đúng số lượng: Các bên có thể thoả thuận số lượng, cách thức đo
lường, đơn vị đo lường. Trường hợp giao hàng thừa, người mua trả tiền cho số hàng
đó, có quyền từ chối số giao thừa. Nếu nhận số hàng giao thừa, người mua phải thoả
thuận giá. Trường hợp người bán giao thiếu hàng, thì buộc bên bán phải chịu các chế
tài hoặc nhận phần đã giao, đồng thời yêu cầu bên bán giao tiếp phần còn thiếu trong
một thời hạn nhất định.
Giao hàng đúng thời hạn: Bên bán phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng thoả
thuận trong hợp đồng (Điều 37 LTM 2005). Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn
giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao
hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thơng báo trước cho bên mua.
Nếu khơng có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một
thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. Trường hợp bên bán giao hàng trước thời
hạn đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc khơng nhận hàng.
16
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Giao hàng đúng địa điểm: Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả
thuận (Khoản 1 Điều 35 LTM 2005). Trường hợp khơng có thoả thuận về địa điểm
giao hàng thì: Trường hợp hàng hố là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao
hàng tại nơi có hàng hố đó; Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển
hàng hố thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; Trường
hợp trong hợp đồng khơng có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm
giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc
nơi sản xuất, chế tạo hàng hố thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó...
Thứ hai, nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua quy định tại điều
45 LTM 2005. Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu, tính hợp pháp của hàng hóa và
chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua, đảm bảo hàng hóa đã
bán khơng bị tranh chấp bởi bên thứ ba.
Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá theo khoản điều 46
LTM 2005, bên bán khơng được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán
phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ đối với hàng hóa đã bán.
Thứ ba, nghĩa vụ bảo hành hàng hoá (Điều 49 LTM 2005). Trường hợp hàng hố
mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hố đó theo nội
dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời
gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Bên bán phải chịu các chi phí về việc
bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Quyền cơ bản của bên bán:
Thứ nhất, trong hợp đồng mua bán, bên bán cũng như bên mua có quyền tự do kí
kết hợp đồng và thỏa thuận về các vấn đề của hợp đồng như: số lượng, chất lượng
hàng hóa; thời gian, địa điểm giao hàng; các quyền và nghĩa vụ…
Thứ hai, quyền được bên mua thanh tốn: Bên bán có quyền nhận được thanh
tốn từ bên mua theo đúng những nội dung mà hai bên đã thỏa thuận trước như
phương thức thanh toán, địa điểm, thời hạn thanh tốn… Trường hợp hàng hóa mất
mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua thì bên mua
vẫn phải thanh tốn. Trường hợp người mua vi phạm thời gian thanh tốn, thì người
17
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
bán có quyền địi lại tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng…
Quyền và nghĩa vụ của bên mua:
- Nghĩa vụ cơ bản của bên mua:
Thứ nhất, tiếp nhận hàng: người mua phải thực hiện các việc cần thiết, kể cả
hướng dẫn gửi hàng để bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hợp đồng. Khi
người mua vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận, người mua phải chịu hậu quả pháp lý, người
bán phải áp dụng biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh
tốn chi phí hợp lý. Đối với hàng hố có nguy cơ bị hư hỏng, người có nghĩa vụ có
quyền bán hàng hố đó để ngăn chặn thiệt hại và trả tiền cho người mua từ khoản thu
được do việc bán hàng hố sau khi trừ đi chi phí hợp lí để bảo quản và bán hàng hóa.
Thứ hai, nghĩa vụ thanh tốn: Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và
nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực
hiện việc thanh tốn theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp
luật. Thời gian thanh tốn do các bên thỏa thuận, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì
theo LTM 2005 bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng
hoặc giao chừng từ liên quan đến hàng hóa và kiểm tra xong hàng hóa trừ trường hợp
các bên thỏa thuận kiểm tra hàng hóa trước khi giao.
- Quyền cơ bản của bên mua:
Thứ nhất, bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hố khơng đảm bảo
chất lượng như mẫu hoặc khơng được bảo quản, đóng gói theo cách thức thơng
thường, hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo khoản 2 Điều 39 LTM 2005.
Thứ hai, bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa về số lượng, chất lượng, cách thức
đóng gói bảo quản... trước khi nhận hàng theo điều 44 LTM 2005.
Thứ ba, bên mua có quyền nhận hoặc từ chối nhận hàng khi bên bán giao hàng
trước thời hạn hoặc giao thừa (điều 38 và điều 43 LTM 2005). Trường hợp bên mua
chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh tốn theo giá thoả thuận trong hợp đồng nếu các
bên khơng có thoả thuận khác.
Thứ tư, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm khi giao thiếu hàng,
giao hàng không phù hợp theo hợp đồng.
Thứ năm, người mua có quyền ngừng thanh tốn hoặc giữ lại một phần hoặc tồn
18
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
bộ tiền mua hàng nếu nhận hàng phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật hoặc có
bằng chứng người bán hàng lừa gạt… Bên mua có thể lợi dụng ưu điểm này để chậm
thanh toán tiền hàng cho bên bán.
1.2.2.3. Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong q trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có quyền thỏa
thuận với nhau về việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
Sửa đổi hợp đồng mua bán
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
trong trường hợp: (i) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút
lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; (ii) Điều kiện thay đổi
hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được
thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Khi bên đề nghị thay đổi nội
dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
Hợp đồng múa bán hàng hóa được giao kết và có hiệu lực nhưng do điều kiện,
hồn cảnh cụ thể của mỗi bên mà các bên có thể thỏa thuận để sửa đổi hợp đồng, trừ
trường hợp phát luật có quy định khác. Khi tiến hành sửa đổi hợp đồng giải quyết hậu
quả của việc sửa đổi đó. Nó có thể là:
- Chi phí đã bỏ ra để thực hiện một phần công việc trước khi sửa đổi mà bên
thực hiện khơng thể thu hồi được
- Chi phí để chuẩn bị cho việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng, mặc dù đã tận
dụng, thanh lý chưa đủ bù đắp giá trị ban dầu của nó
- Tiền bồi thường thiệt hại đã phải trả do sửa đổi hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: (i) Bên được đề
nghị chấp nhận giao kết hợp đồng; (ii) Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; (iii)
Hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iv) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị
có hiệu lực; Khi thơng báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v) Theo thỏa thuận của
bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
1.2.2.4. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa
19
LUAN VAN CHAT LUONG download : add