Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Định vị thương hiệu theo đối thủ cạnh tranh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.23 KB, 3 trang )

Định vị thương hiệu theo
đối thủ cạnh tranh
Định vị dựa trên cạnh tranh đòi hỏi lựa chọn
một danh mục sản phẩm và điểm khác biệt. Danh mục sản phẩm cung cấp phạm vi
tham chiếu bằng cách nhận diện các thương hiệu đã từng đạt được mục tiêu tương
tự như thương hiệu trung tâm.
Sau đó điểm khác biệt cụ thể hoá cách thức để thương hiệu chiếm ưu thế so với
khác thương hiệu khác trong cùng phạm vi đó.
Giả sử bạn không hề biết một thương hiệu có tên “Two Hands”. Nếu bạn được
người ta nói rằng Two Hands là một loại rượu, bạn sẽ nhanh chóng hiểu thương
hiệu này là gì và khi nào thích hợp để sử dụng nó. Bạn cũng có thể thêm phần tinh
tế khi đưa ra quyết định mua rượu Two Hands nếu người ta nói rằng đây là một
loại Shiraz (rượu vang nho đỏ) từ Úc được bán với giá 30 đôla. Đối với Two
Hands, danh mục sản phẩm là rượu, hay ở phạm vi hẹp hơn là Shiraz của Úc. Điểm
khác biệt của một loại Shiraz khác của Úc, như Yangarra, có thể là hương vị lưu lại
lâu sau khi uống và cảm giác êm dịu đọng lại trong miệng nhờ hương quả mâm xôi
cô đặc, hạt tiêu và một chút gia vị.
Các tiếp cận dựa trên cạnh tranh để định vị có nguồn gốc từ cách trí nhớ con người
vận hành theo cấp bậc, thứ tự. Người ta sắp xếp kiến thức của mình về thế giới
bằng cách tập hợp những vật thể có chung đặc điểm và tách riêng khỏi những vật
thể có đặc điểm khác biệt. Cấu trúc tổ chức này bắt đầu từ những danh mục có tính
chất tổng quát, tóm tắt rồi sau đó cụ thể dần. Di chuyển theo thứ tự sẽ giúp những
nét tương đồng trong từng danh mục tăng lên và sự khác biệt giữa các danh mục
giảm xuống. Danh mục tổng quát “đồ uống có cồn” rất phức tạp; rượu vang, bia và
rượu mạnh đều nằm trong đó, nhưng chúng có ít điểm chung ngoại trừ thành phần
cồn vốn để phân biệt chúng với các thức uống không chứa cồn như sữa, nước trái
cây và nước ngọt. Ở cấp độ Shiraz của Úc, các sản phẩm trong danh mục có rất
nhiều điểm chung – chủng loại nho, quốc gia xuất xứ, độ đậm, độ đặc – các thương
hiệu chỉ cần khác biệt hoá bằng những cách rất tinh tế chẳng hạn như hương vị lưu
lại trong miệng và cảm giác nơi đầu lưỡi sau khi uống.
Danh mục sản phẩm trung cấp, như là rượu vang hay bia, thường được sử dụng


trong hướng định vị dựa vào cạnh tranh. Các danh mục ở cấp độ này được hiểu rõ
và được người tiêu dùng sử dụng thường xuyên khi đưa ra quyết định mua sắm.
Chẳng hạn, một người tiêu dùng đầu tiên có thể quyết định rượu vang (thay vì bia,
rượu mạnh hay một loại đồ uống không cồn) phù hợp với một dịp cụ thể và sau đó
bắt đầu lựa chọn giữa các thương hiệu rượu sẵn có bằng cách so sánh điểm khác
biệt của chúng. Tuy nhiên, có những trường hợp người ta sẽ sử dụng một danh mục
cụ thể hơn hoặc tổng quát hơn. Ví dụ, nếu Two Hands hướng đến những người sàh
rượu vang thì việc sử dụng danh mục cụ thể “Shiraz của Úc” sẽ phù hợp hơn “rượu
vang” bởi vì người tiêu dùng với vốn hiểu biết sâu sắc sẽ có xu hướng nghĩ về
những danh mục sản phẩm cụ thể hơn. Thay vào đó, một thương hiệu có thể được
xếp loại danh mục ở mức độ rộng hơn vơí mong muốn thu hút khách hàng từ nhiều
loại sản phẩm có ít điểm chung. Do đó, Two Hands có thể thể hiện thương hiệu của
mình là một đồ uống có cồn phù hợp cho mọi hoàn cảnh mà người sử dụng mong
muốn thể hiện sự tinh tế và hương vị thơm ngon. Điều này sẽ khiến nó trở thành
một lựa chọn thay thế cho sâm banh và cocktail. Nhìn chung, việc phân loại danh
mục nhấn mạnh điểm khác biệt mạnh nhất của thương hiệu thường được ưa
chuộng hơn.

×