Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn lớp 11 trường THPT yên hòa năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.51 KB, 27 trang )

TRƯỜNG THPT N HỊA
BỘ MƠN: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 11

PHẦN A. KIẾN THỨC ÔN TẬP
I. VĂN BẢN
1. Tự tình- Hồ Xuân Hương
2. Câu cá mùa thu ( Thu điếu)- Nguyễn Khuyến
3. Thương vợ- Tú Xương
4. Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ
5. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu
II. TIẾNG VIỆT VÀ LÀM VĂN
1. Các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt đã học
2. Các thao tác lập luận: lập luận phân tích; lập luận so sánh
PHẦN II. KĨ NĂNG
1. Kĩ năng làm bài đọc hiểu
2. Kĩ năng cảm nhận/phân tích tác phẩm văn học trung đại
PHẦN B. KẾT CẤU ĐỀ ( Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm): Nghị luận văn học

1


Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!
TỰ TÌNH (Hồ Xuân Hương)
A.


KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Tác giả Hồ Xuân Hương: Thời đại và con người
II. Bài thơ “Tự tình”
1. Đề tài và thể thơ
2. Nội dung:
a. Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le của nhân vật trữ tình
b. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình
3. Nghệ thuật:
a. Yếu tố trào phúng và trữ tình
b. Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm,
vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian kết hợp với giọng điệu trữ tình.
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về tâm trạng và khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc của người phụ nữ qua bài thơ “ Tự tình” (bài II) của Hồ Xn Hương
2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Tự tình” (II) của nữ sĩ
Hồ Xuân Hương
3. Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương
C. ĐỀ THI MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:
Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình khơng cịn việc gì nữa cả.
Tiền trong túi khơng cịn, việc làm khơng có, người yêu chia tay, bạn bè, gia đình ở xa…
Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tơi lại tự dưng mỉm cười.
Con số khơng trịn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra những thất
bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò, tập đi, vội vàng tập
chạy, rồi thì… vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm ln, có kẻ gượng dậy để… ngã tiếp. Trong
suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu lần đứng dậy, ta có nhớ hết khơng?
Khi tiền trong túi khơng cịn, tơi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn cịn
đang đói khát. Khi việc làm khơng có, tơi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang

chạy đơn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu
của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi.
Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh ngôn
nào đấy đại ý là như vậy. Hình như tơi là người lạc quan.
2


Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát
và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ chơi này đến chán ngấy
rồi lại địi thứ khác. Tơi khao khát no đủ nhưng sẽ chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình
đang đi vào cái vịng trịn của con số khơng, tơi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy.
Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban
tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xơi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy
đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?
Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười.
Khi ta khơng cịn gì hết, khơng có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh
phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng
phải là quy luật hay sao?
(Trích “Bài học của thầy” – Trang 32 – NXB Hà Nội – Năm 2016)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2: (1.0 điểm) Trong câu “Con số khơng trịn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt
nhận ra những thất bại”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ ra ý nghĩa của
biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3: (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm của tác giả: “Lúc biết mình đang
đi vào cái vịng trịn của con số khơng, tơi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy”.
Câu 4: (0.5 điểm) Anh/ chị rút ra thơng điệp gì từ văn bản trên.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về tâm trạng và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
của người phụ nữ qua bài thơ “ Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương


3


CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu)
Nguyễn Khuyến
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Nguyễn Khuyến: Thời đại, con người, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
II. Bài thơ Câu cá mùa thu
1. Đề tài và thể thơ
2. Nội dung
a. Cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ
b. Tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả
3. Nghệ thuật:
- Tả cảnh, tả tình
- Tài năng sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong bài
thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Câu cá mùa thu”
3. Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Câu cá mùa thu”( Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
C. ĐỀ THI MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc đoạn thơ:
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời cịn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười

Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
4


Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi
(Trích Trở về với mẹ ta thơi - Đồng Đức Bốn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh miêu tả những vất vả, nhọc nhằn của mẹ trong bốn câu thơ đầu.
Câu 3. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tư từ được sử dụng trong câu thơ Mẹ như tằm
nhả bỗng dưng tơ vàng.
Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn thơ trên? Lí giải vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong bài
thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.

5


THƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Trần Tế Xương (Tú Xương): Thời đại và con người
II. Bài thơ Thương vợ
1. Đề tài và thể thơ
2. Nội dung:
a. Hình ảnh bà Tú: Lam lũ, tảo tần, yêu chồng thương con, giàu đức hi sinh và lòng vị tha,

là hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam
b. Tấm lịng và nhân cách ơng Tú: Cảm thơng, yêu thương, trân trọng và biết ơn bà Tú.
3. Nghệ thuật:
a. Yếu tố trào phúng và trữ tình
b. Màu sắc dân gian và sự sáng tạo của Tú Xương qua cách lựa chọn ngơn từ, hình ảnh
B. ĐỀ THAM KHẢO
1.
Tấm lòng và nhân cách của Tú Xương trong bài thơ “Thương vợ”
2.
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương
3.
Phân tích bài thơ “Thương vợ” để làm rõ cá tính sáng tạo độc đáo của Tú Xương
C. ĐỀ THI MINH HỌA
I.
ĐỌC HIỂU (3điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
... Cuộc sống luôn đặt những đỉnh núi trước mắt chúng ta. Trước sợ hãi - đỉnh núi
của lòng can đảm; trước đổ vỡ - đỉnh núi của niềm tin; trước lòng tham - đỉnh núi của sự
liêm chính; trước học vấn - đỉnh núi của sự bền gan... Có những đỉnh núi khơng khó vượt
qua nhưng có đỉnh núi phải suốt đời leo mải miết; lại có đỉnh núi leo rồi, leo lại, xảy chân
mất cả cuộc đời. Bạn trẻ thân mến, ai đó nói rằng, khi tuổi còn trẻ mà đã sớm thành đạt,
tài sản không phải lao tâm khổ tứ làm ra mà đã thoải mái chi tiêu vung vít thì phúc ít, họa
nhiều. Quanh ta có biết bao điều tốt đẹp thì cũng có bấy nhiêu cám dỗ. Chỉ những người
leo núi thực thụ mới trau dồi đủ kiến thức, bản lĩnh và sức mạnh để đối mặt với cuộc sống
muôn vàn thách thức mà bạn thường phải tự mình vượt qua. Vì vậy, phải chăng những
đỉnh núi cao chính là món quà của tạo hóa dành tặng các bạn? Bạn có đủ khát vọng không
để sống và hát bài hát cùng tên của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn: Hãy sống như đời sông để
biết yêu nguồn cội. Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao!...
(Hữu Việt - Nhân Dân hằng tháng, số 239 tháng 03 năm 2017)
1.

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
2.
Đặt nhan đề cho đoạn văn bản.
3.
Chỉ rõ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Cuộc sống
luôn đặt những đỉnh núi trước mắt chúng ta.
4.
Thông điệp có giá trị mà anh/chị nhận được từ văn bản?
II. LÀM VĂN (7 điểm) Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú
Xương.
6


BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả: Thời đại và con người
II. Bài thơ
1.
2.
a.
b.
3.
a.
b.

Thể loại; Hoàn cảnh sáng tác; Nhan đề
Nội dung
Ngất ngưởng chốn quan trường
Ngất ngưởng khi nghỉ việc quan

Nghệ thuật
Giọng điệu tự nhiên; Ngơn ngữ giàu cảm xúc
Chất thơ, chất nhạc hịa quyện

B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Phân tích “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Cơng Trứ để làm nổi bật cá tính
độc đáo của nhà thơ.
2. Phân tích bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca
ngất ngưởng”
C. ĐỀ MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì
thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì,
chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng
vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào
đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy
hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy
tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học q giá nếu ta biết trân
trọng nó.
Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều
mình mong muốn, ta phải khơng ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên
mãn thì ta mới hài lịng và cũng đừng địi hỏi mọi mối quan hệ phải hồn hảo thì ta mới
nâng niu trân trọng. Hồn hảo là một điều khơng tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hồn
thiện, hồn mĩ cả. […]
Khi kiếm tìm sự hồn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và
mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách
chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.
(Theo Qn hơm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang
– Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)

7


Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao “đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài
lịng?”
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trưởng thành của con người luôn
song hành cùng những vấp ngã và sai lầm”
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình,
mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì
sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất
ngưởng”

8


VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu: Thời đại và con người
II. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
4. Hoàn cảnh sáng tác
5. Bố cục
6. Nội dung:
a. Bức tượng đài người nơng dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
b. Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu cho thời đại đau thương nhưng vĩ đại
7. Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp chất trữ tình và tính hiện

thực; ngơn ngữ bình dị đậm màu sắc Nam Bộ.
B.

ĐỀ THAM KHẢO
1. Phân tích hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn trích sau:

“Hỡi ơi!
Súng giặc đất rền; Lịng dân trời tỏ.
Mười năm cơng vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; Một trận nghĩa đánh Tây, tuy
là mất tiếng vang như mõ.
Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác,
tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa;
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọt như nhà nơng ghét cỏ.
Bữa thấy bịng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì,
muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lồ, đâu
dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai địi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi,
chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Khá thương thay:
Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dịng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp, dân
lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố.
Ngồi cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm
vơng, chi nài sắm dao tu nón gõ.
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng

lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như
9


không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xơ cửa xơng vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau,
trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”_ Nguyễn Đình Chiểu
2. Cảm nhận vẻ đẹp của bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu
3. Cảm nhận của anh/chị về lịng u nước của Nguyễn Đình Chiểu qua “Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc”
C.

ĐỀ THI MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Phải chăng ta lớn lên để học cách tự yêu lấy bản thân mình khi ta biết ngồi kia
người ta sống với nhau khơng hẳn là khơng có điều kiện. u lấy bản thân để khơng ai làm
tổn thương nó, u lấy bản thân mình để trân trọng những cơ hội, những thử thách...
Phải chăng lớn lên là để biết được cuộc sống đa chiều và khơng ai có thể là người
hoàn hảo. (...) Lớn rồi phải biết cách tha thứ và cảm thơng. Khơng ai hồn hảo nên ai cũng
có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn cả là họ biết sửa chữa những lỗi lầm của mình.
Lớn rồi nên trái tim cũng lớn thêm ra, đủ bao dung và ấm áp cho tất cả mọi người.
Phải chăng lớn lên là để biết hồn thiện bản thân mình hơn, khơng chỉ về tâm hồn
mà cịn là về hình dáng bên ngoài nữa. (…) Phải chăng lớn lên là để biết đôi khi con người
ta nên học cách chấp nhận những thất bại, có những cố gắng hết mình nhưng chẳng đi đến
đâu hoặc là kết quả không như ý muốn. Đừng buồn vì cuộc sống thử thách quá khắc nghiệt

với mình, mọi sự trên đời xảy ra đều có lí do. Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc
sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình n. Ngoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn
hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay: trưởng thành - mạnh mẽ - và bình yên
trước bão táp của cuộc đời.
(Anthony Robbins, Đánh thức con người phi thường trong bạn, NXB Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, 2015)
1. Đặt nhan đề cho đoạn trích.
2. Theo tác giả, tại sao ta cần phải "học cách tự yêu lấy bản thân mình"?
3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu văn: “Khi bản
thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình yên.”
4. Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra sau khi đọc văn bản?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ Cần Giuộc trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu
10


TRƯỜNG THPT N HỊA
BỘ MƠN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP : 11
Thời gian làm bài: 90 phút

Họ và tên thí sinh:.......................................................................................
Số báo danh: ...............................................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc văn bản:
Người thầy thông thái, vĩ đại và đáng kính nhất trong cuộc đời chính là bản thân của mỗi
người. Những quyết định được thai nghén trong những phút giây bạn trăn trở, suy ngẫm thường
ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của bạn mỗi ngày. Trái tim luôn là người dẫn đường tài ba nhất
của bạn, hơn mọi lời chỉ bảo của những người xung quanh. Tất nhiên, bạn cũng nên cởi mở để
chia sẻ và đón nhận mọi lời khuyên. Nhưng nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người
khác hơn chính kiến của bản thân, bạn đã tự tước đi khả năng đặc biệt của mình. Suy cho cùng,
bạn mới là người biết rõ về khả năng và cảm giác thực sự trước những việc mình làm.
Khơng ai dạy ta bài học quý báu hơn bài học ta tự nhận thức. Không thông điệp nào giàu
ý nghĩa với trái tim ta bằng thông điệp đang ngân nga trong tâm hồn ta. Khơng trí tuệ nào thấu
tỏ chiều sâu nội tâm ta hơn những lời trái tim ta mách bảo. Vậy tại sao phải dành quá nhiều thời
gian để nghe người khác uốn nắn ta là ai trong khi ta có thể tự nhìn nhận và tìm ra câu trả lời
cho mình?
Vì vậy hãy giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân và luôn ghi nhớ rằng chọn lựa
của bạn mới là điều quan trọng nhất.
(Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, P.D, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2017, tr.78-79)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, những điều ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống mỗi ngày là gì?
Câu 3. Theo anh/ chị tại sao Không ai dạy ta bài học quý báu hơn bài học ta tự nhận thức?
Câu 4. Anh/ Chị hãy rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân từ văn bản trên? Lí giải vì
sao? (Trình bày trong khoảng 10 dịng)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm):
Anh/ Chị hãy trình bày cảm nhận về tâm trạng và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của
người phụ nữ qua bài thơ “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương.

11



TRƯỜNG THPT N HỊA
BỘ MƠN: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN
(Gồm 03 trang)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần Câu

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

3.0

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0.5

1
2

Những điều ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống mỗi ngày: 0.5

Những quyết định được thai nghén trong những phút giây bạn
trăn trở, suy ngẫm.

3

Tác giả cho rằng: Không ai dạy ta bài học quý báu hơn bài 1.0
học ta tự nhận thức, vì: “tự nhận thức” giúp mỗi người:
- Thấy rõ được năng lực và phẩm chất; biết rõ được những
ưu, khuyết điểm của bản thân để vươn lên trong cuộc sống.
- Tự tin, chủ động… trong mọi quyết định và trong các mối
quan hệ xã hội…

4

Học sinh đưa ra thơng điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân 0.5
Gợi ý một số thông điệp:
- Giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân...
- Cởi mở để chia sẻ và đón nhận mọi lời khuyên, nhưng cần
lắng nghe có chọn lọc và suy nghĩ thấu đáo, tự mình đưa ra quyết
định cuối cùng.
Lí giải vì sao chọn thơng điệp đó. Nội dung câu trả lời cần 0.5
phải hợp lí, khơng trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

II

Làm văn

7.0

Tâm trạng và khát vọng của người phụ nữ qua bài thơ

“Tự tình” (bài II) - Hồ Xuân Hương
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0.25

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn
đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
12

0.5


Tâm trạng và khát vọng của người phụ nữ qua bài thơ “Tự
tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và
dẫn chứng.
* Giới thiệu chung: tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị 0.5
luận
* Cảm nhận về tâm trạng và khát vọng của người phụ

4.0

nữ:
- Hai câu đề:
Nỗi cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của nhân vật trữ tình (khơng
gian tĩnh lặng, thời gian đêm khuya, đảo ngữ trơ, tương phản
cái hồng nhan – nước non…)
- Hai câu thực:

Nỗi xót xa, cay đắng, đau đớn của nhân vật trữ tình – Khao
khát hạnh phúc (nhân vật trữ tình tìm đến rượu nhưng say lại
tỉnh, tìm đến trăng để mong chia sẻ nhưng vầng trăng đã xế vẫn
khuyết chưa tròn…)
- Hai câu luận:
Thái độ phản kháng, phẫn uất và khát vọng của nhân vật trữ
tình: Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của con người mang sẵn
niềm phẫn uất (đảo ngữ - động từ mạnh xiên ngang, đâm toạc…)
và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh khơng cam chịu, như muốn thách
thức số phận của Hồ Xuân Hương.
- Hai câu kết:
Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng
hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa (ngán đặt đầu câu, mùa xuân sẽ quay trở lại với thiên
nhiên nhưng tuổi xuân không quay lại với con người, thủ pháp
tăng tiến, nhấn mạnh sự nhỏ bé dần…)
* Đánh giá chung:

0.5

- Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm sự và khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc, là tiếng lịng thành thực của một cái tơi đầy
bản lĩnh nhưng gặp bi kịch trong cuộc sống.
13


- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, giàu giá trị biểu cảm;
tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường giản dị vào thơ một
cách tự nhiên, sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật (đảo
ngữ, hoán dụ,…)

* Kết luận: Khẳng định yêu cầu của đề bài, giá trị của tác 0.5
phẩm và vị trí của Hồ Xuân Hương trong nền văn học Việt Nam.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo

0.5

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn
đề nghị luận.
Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát,
tránh đếm ý cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có
những ý ngồi đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Khơng cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần
thân bài ở câu làm văn chỉ viết một đoạn văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

14


TRƯỜNG THPT N HỊA
BỘ MƠN: NGỮ VĂN


ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11

PHẦN A. KIẾN THỨC ÔN TẬP
I. VĂN BẢN
1. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
2. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
3. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
4. Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) (Vũ Trọng Phụng)
5. Chí Phèo ( Nam Cao)
II. TIẾNG VIỆT VÀ LÀM VĂN
1. Các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt đã học
2. Phong cách ngơn ngữ báo chí
3. Các thao tác lập luận: lập luận phân tích; lập luận so sánh
PHẦN II. KĨ NĂNG
1. Kĩ năng làm bài đọc hiểu
2. Kĩ năng cảm nhận/phân tích nhân vật
3. Kĩ năng cảm nhận, phân tích một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi.
PHẦN B. KẾT CẤU ĐỀ ( Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Phần II. Nghị luận văn học (7 điểm)

Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!

15


HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Thạch Lam: Thời đại, con người, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
II. Tác phẩm Hai đứa trẻ
1. Đề tài và thể loại
2. Nội dung:
a. Bức tranh phố huyện qua cảm nhận của Liên (lúc chiều tà, khi đêm xuống…)
b. Nhân vật Liên (vẻ đẹp tâm hồn, diễn biến tâm trạng…)
c. Cảnh tượng, chi tiết đặc sắc ( Cảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện…)
3. Nghệ thuật:
- Truyện không có chuyện
- Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Phân tích bức tranh thiên nhiên và đời sống phố huyện lúc chiều tàn được miêu tả
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn
Thạch Lam.
2. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai
đứa trẻ của Thạch lam.
3. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị em Liên khi đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa
trẻ của Thạch Lam.
4. Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai
đứa trẻ.
5. Phân tích bức tranh phố huyện khi đêm xuống trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam.
C. ĐỀ THI MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích:
Cha mẹ nào cũng muốn con nên người. Nên người không phải là thuật ngữ giáo
điều hay nói cho vui mà là chuẩn mực trong cuộc sống. Đó là kiểu sống có trước có
sau; ứng xử thấu tình đạt lý; tương tác và giao tiếp lịch sự; biết kiểm sốt chính mình;
biết sống có ích cho mình và cộng đồng; biết thực hiện và tuân thủ những giá trị chuẩn

mực...Những điều này thể hiện hàng ngày, hàng giờ thậm chí hàng phút, hàng giây qua
hành vi, cử chỉ, thái độ, cách nói năng đúng mực...
Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản q theo kiểu để dành cũng khơng phải
món q tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hồn thiện bản thân.
Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa
trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hồn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc
và hành vi tốt- ngay cả với nút like hay những dịng bình luận trên mạng xã hội.
Dĩ nhiên, sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất. Khi người ta
sống ích kỉ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng, bàng quan thì cũng
là lúc họ mất dần niềm tin về cái thiện, điều tốt, đẩy sự tử tế ra xa. Vì vậy, để hình thành
16


sự tử tế cần phải có sự tác động từ gia đình, thầy cơ, những bài học trong cuộc sống xã
hội.
( Trích Sự tử tế khơng phải là món q, TS Huỳnh Văn Sơn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2.Theo tác giả, để hình thành sự tử tế cần phải có sự tác động của những yếu tố
nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu
để dành cũng khơng phải món q tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình
làm người, hồn thiện bản thân”.
Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản? Lí giải vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm):
Phân tích bức tranh thiên nhiên và đời sống phố huyện lúc chiều tàn được miêu tả
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn
Thạch Lam.

17



CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( Nguyễn Tuân)
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Tuân.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ; nhan đề; tình huống truyện
2. Nội dung:
- Nhân vật quản ngục
- Nhân vật Huấn Cao
- Cảnh cho chữ
3. Đặc sắc nghệ thuật
a. Xây dựng tình huống truyện độc đáo
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
c. Nghệ thuật dựng cảnh, tạo không khí cổ kính.
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” để làm
rõ quan niệm về cái đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân
3. Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người từ tù” của Nguyễn Tuân để làm
sáng tỏ “cảnh xưa nay chưa từng có”.
C. ĐỀ MINH HỌA
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì
thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì,
chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng
vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào
đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy
hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy

tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân
trọng nó.
Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu tồn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều
mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên
mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hồn hảo thì ta mới
nâng niu trân trọng. Hồn hảo là một điều khơng tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hồn
thiện, hồn mĩ cả. […]
18


Khi kiếm tìm sự hồn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và
mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách
chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.
(Theo Qn hơm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang
– Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao “đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài
lịng?”
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trưởng thành của con người ln
song hành cùng những vấp ngã và sai lầm”
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: trên con đường trưởng thành của mình,
mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì
sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân

19



HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ) _ Vũ Trọng Phụng
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Tác giả Vũ Trọng Phụng: Thời đại và con người
II. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia”:
1. Ý nghĩa nhan đề; Tình huống trào phúng
2. Nội dung
a. Cái chết của cụ cố tổ và niềm hạnh phúc của đại gia đình
b. Các bức chân dung trào phúng
c. Cảnh tượng, chi tiết đặc sắc: cảnh đưa đám, cảnh hạ huyệt
3. Nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng đặc sắc
B. ĐỀ THAM KHẢO
1. Về văn học trào phúng, có ý kiến cho rằng: “Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn
học của tiếng cười”
(Từ điển thuật ngữ văn học, Nhiều tác giả, NXB Giáo dục, 2008, trang 303)
Cảm nhận của anh/chị về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc
của một tang gia (trích Số đỏ)
2. Phân tích cảnh “ đám ma gương mẫu” trong đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia”
trích “ Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng để làm nổi bật nghệ thuật trào phúng độc đáo.
3. Phân tích cảnh hạ huyệt trong đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” trích “ Số đỏ”
của Vũ Trọng Phụng để làm nổi bật nghệ thuật trào phúng độc đáo.
C. ĐỀ THI MINH HỌA
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta khơng trịn ngay tự trong tâm?
20


Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II.

LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích cảnh “ đám ma gương mẫu” trong đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang
gia” trích “ Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng để làm nổi bật nghệ thuật trào phúng độc đáo.

21



CHÍ PHÈO (Nam Cao)
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
I.Tác giả Nam Cao : Cuộc đời, sự nghiệp, đặc trưng phong cách.
II. Truyện ngắn Chí Phèo.
1.Hồn cảnh sáng tác.
2.Ý nghĩa nhan đề.
3.Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
4. Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truỵen ngắn của Nam Cao.
B. ĐỀ THAM KHẢO :
1.Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
2.Diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở .
3.Phân tích chi tiêt bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
C. ĐỀ THI MINH HỌA :
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 )
Đọc đoạn trích sau:
Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu
ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy
giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con
người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi
người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vơ tình,
tiếp xúc vơ vtội vạ, khơng cách ly tồn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng,
cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc
gia khác khơng phong tỏa, lơ là phịng chống, thì đại dịch sẽ hồnh hành, tàn phá khắp
hành tinh.
Mỗi người hãy hịa mình vào dân tộc, nhân loại. Lồi người hãy hịa nhập với thiên nhiên.
Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch.
Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung
sống hịa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một lồi cơn trùng,
một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con

người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của mn lồi khơng chế, thống trị
chúng sinh, mà khơng biết sống hịa nhập hịa bình trong sinh thái cân bằng.
Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy
vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng
lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó
đầu nhìn đơi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ
ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.
( “Lồi người có bớt ngạo mạn?” (trích) - Sương Nguyệt Minh) .
Theo:
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Theo tác giả “Lồi người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào?

22


Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một
người, và người đó chủ quan, vơ tình, tiếp xúc vơ tội vạ, khơng cách ly tồn xã hội, thì đội
qn virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài
người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao? Vì sao?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau ?
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất
dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lịng mơ hồ buồn. Người
thì bủn rủn, chân tay khơng buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng
mình. Ruột gan lại nơn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ
cơm. Tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q! Có tiếng cười nói của những người đi chợ.
Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng
hơm

nay
hắn
mới
nghe
thấy…
Chao
ơi

buồn!
(Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.149)

23


VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Trích “ Vũ Như Tơ ” – Nguyễn Huy Tưởng.
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
I. Tác giả Nguyễn Huy Tuân : Cuộc đời, sự nghiệp, đặc trưng phong cách.
II. Vở kịch ; VŨ NHƯ TƠ và trích đoạn VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
1. Đề tài và thể loại.
2. Nội dung:
a. Hình tượng nhân nhân vật Vũ Như Tô, những mâu thuẫn và bi kịch cuộc đời .
b. Hình tuọng nhân vật Đan Thiềm .
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng
B. ĐỀ THAM KHẢO :
1.Suy nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tơ qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
trong tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Phân tích hình tượng nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
trong tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
C. ĐỀ THI MINH HỌA :

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm )
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các u cầu:
“Nắm nhau tơi chơn góc phù sa sơng Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xốy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngồi câu hát
Giấc mơ tơi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ khơng cịn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về q hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà
thơ.
Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hơi để ngồi câu hát/Giấc mơ tơi ngọt hơi thở láng giềng
gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
III. LÀM VĂN (7điểm): Phân tích nhân vật Vũ Như Tơ qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài, trích vở kịch Vũ Như Tơ của Nguyễn Huy Tưởng .

24


TRƯỜNG THPT YÊN HÒA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
BỘ MƠN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC
MƠN: NGỮ VĂN, LỚP: 11
(Đề gồm 02 trang)
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên thí sinh: …………….....................................................................
Số báo danh: ....................................................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn trích:
Chúng ta đồn áo vải
Sống cuộc đời rừng núi bấy nay
Ðồng xanh ta thiếu đất cày
Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng.
Tháng ngày ta góp sức chung
Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây.
Ðường xa tới đây
Trên đồi cây khát nắng
Giữa hai dòng suối vắng
Ðoàn ta vui cấy cày.
Bàn tay lao động
Ta gieo sự sống
Trên từng đất khô;
Bàn tay cần cù
Cho dù nắng cháy
Khoai trồng thắm rẫy
Lúa cấy xanh rừng;
Hết khoai ta lại gieo vừng
Khơng cho đất nghỉ, khơng ngừng tay ta.
1948 (Trích Bài ca vỡ đất – Hồng Trung Thơng)
Thực hiện các u cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong đoạn thơ sau:
25


×