Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết kiểm soát cảm xúc nơi công sở pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.47 KB, 3 trang )

Bí quyết kiểm soát cảm xúc nơi công sở
Thử tưởng tượng đồng nghiệp và sếp sẽ đánh giá bạn ra sao khi bạn thường
xuyên tức giận hay khóc lóc, vui mừng thái quá chỉ vì những điều nhỏ nhặt?
Theo các chuyên gia, kiểm soát cảm xúc nơi công sở là điều cần thiết, bởi
nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
Dưới đây là một số "bí quyết" dành cho bạn:
Tập trung vào hiện tại
"Khi bạn phải đối mặt với nhiều nỗi lo, hãy tập trung vào hiện tại. Hãy giải
quyết những nhiệm vụ hiện có và đừng nghĩ về điều mà sếp, đồng nghiệp sẽ
thực hiện hay về những điều tồi tệ trong tương lai” - Katherine Walker,
người sáng lập Trung tâm sức khỏe Lifetime Behavioral Health, gợi ý.
Dù việc này “nói dễ hơn làm”, nhưng hãy bắt đầu bằng cách hít thở thật sâu
và nới lỏng các cơ với những bài tập đơn giản để giữ đầu óc thư thái.
Hướng tới tương lai tươi sáng sau thất bại
Khi thất bại hay tuyệt vọng, bạn sẽ dễ dàng chìm đắm vào chúng và cảm
thấy bản thân thật kém cỏi. Nhưng hãy luôn nhớ rằng thất bại là một phần
của cuộc sống và đó là cách chúng ta học hỏi để tiến lên.
Joyce Marter - người sáng lập Trung tâm trị liệu Urban Balance (Mỹ) - cho
rằng nên nhìn nhận thất bại như một cơ hội để phát triển. Khi bạn khiến ai
đó thất vọng, hãy thể hiện sự hối lỗi và sửa sai. Đồng thời tránh tình trạng
dằn vặt bản thân.

Marter chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Ở công việc trước tôi đã không được
thăng chức. Nhưng tôi biết ơn sếp đã không tiến cử tôi bởi nhờ thất bại này
mà tôi có động lực để ra đi và lập nên Urban Balance. Nếu không có sự việc
đó, tôi có thể sẽ không gặt hái nhiều thành công như hiện nay”.
Tìm cách giải tỏa khi tức giận
Khi bạn tức giận hay thất vọng tràn trề, hãy tìm cách giải tỏa bằng cách đi
dạo quanh tòa nhà, uống một tách cà phê. Đây chỉ là giải pháp tức thời và
bạn vẫn có thể cảm thấy bức bối. Đừng để chúng tồn tại lâu mà hãy chia sẻ
cảm xúc với những người xung quanh hoặc giải quyết gián tiếp thông qua trị


liệu, luyện tập thể dục thể thao, nhảy múa…
Ngoài ra, khóc cũng là một biện pháp giải tỏa hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể
xin nghỉ làm một ngày để giải phóng triệt để những cảm xúc tiêu cực và
quay trở lại với tinh thần sảng khoái hơn.
Dùng sự ghen tị làm động lực
Walker cho rằng sự ghen tị có thể là cảm xúc thúc đẩy bạn hành động.
“Chẳng hạn, khi đồng nghiệp đạt được thành công bạn muốn, bạn có thể tận
dụng sự ghen tị đó để đánh giá lại bản thân, ép mình phải làm việc chăm chỉ
hơn để được hoặc hơn người đồng nghiệp kia”, Walker nói.
Hãy bỏ qua những điều bạn không thể kiểm soát và tập trung vào những
điều bạn có thể. Marter chia sẻ: “Sự ghen tị có thể giúp bạn khám phá điều
mình thật sự muốn có, nhưng sẽ là không tốt nếu bạn tập trung sức mạnh của
mình vì những mục đích tiêu cực như “trả thù” đồng nghiệp hay chạy theo
mong muốn của người khác”.

×