Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đào tạo phong cách lãnh đạo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.06 KB, 4 trang )

Đào tạo phong cách lãnh
đạo
Khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều tập đoàn phải cắt giảm những chương
trình đào tạo cách lãnh đạo cho nhiều vị trí của công ty. Tuy nhiên, đây không
hề là một biện pháp khôn ngoan khi mặt trái của chính sách tiết kiệm này
đang thể hiện ở sự yếu kém ở những bộ phận chủ chốt.

Đào tạo phong cách lãnh đạo
Khi suy thoái kinh tế chính thức bắt đầu thì nhiều tập đoàn lớn toàn cầu đã bắt
đầu tiến hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Các chương trình đào tạo bị
đưa vào mục tiêu cắt giảm, và đào tạo lãnh đạo cũng không phải ngoại lệ.

Nhiều cơ quan có thể cắt giảm các quỹ cho đào tạo nhưng họ không thể duy
trì tình trạng đó mãi mãi. Vấn đề là ở chỗ nhiều người vẫn cho rằng đào tạo
lãnh đạo luôn là chiến lược hao tiền tốn của, đòi hỏi nhiều thời gian mà kết
quả thì chỉ có thể thấy được sau thời gian dài, trong khi thực tế lại hoàn toàn
khác. Đây là những biện pháp có chi phí thấp mà hiệu quả có thể nhận thấy
tức thì.

Những nhà lãnh đạo cần biết cách để khích lệ nhân viên làm việc để họ hiểu
rằng thành công của công ty cũng là thành công của mình. Chính họ mới là
những người xây những viên gạch tiếp theo cho sự phát triển của công ty. Kể
cả khi nền kinh tế vẫn đang chao đảo thì nhiều công ty có tầm nhìn xa đã suy
xét đến việc tái khởi động các chương trình đào tạo của mình. Họ nhận ra đây
là những khoản đầu tư thông minh để xây dựng đội ngũ nhân viên thực sự say
mê với công việc.

Các nhà khoa học của Đại học Harvard và McGill đã thực hiện một nghiên
cứu trong suốt 6 năm trên quy mô toàn cầu để tìm kiếm cách vừa cải thiện
điều kiện làm việc vừa bảo toàn lợi nhuận ở nhiều công ty có quy mô khác
nhau. Kết quả cho thấy những công ty này, dù chỉ có 27 nhân viên hay lên


đến 126.000 nhân viên như các tập đoàn trong danh sách 50 tập đoàn lớn nhất
thế giới do Tạp chí Fortune bình chọn, đều có điểm chung ở sự hiểu biết cách
hỗ trợ những người đứng đầu và cách lắng nghe nhân viên.

Là người lãnh đạo, bạn cũng hãy là người tiên phong khởi động lại quá trình
đào tạo tố chất lãnh đạo ở công ty mình, bao gồm những bước sau đây:

* Kết nối với nhân viên: Các nhà quản lý cần có kỹ năng giao tiếp tốt cũng
như có trí tuệ xúc cảm cao, như sự nhạy cảm với suy nghĩ của
người khác hay khả năng đọc được thông điệp thông qua những dấu hiệu đó.
Trong khi nhiều người cố gắng tránh xung đột trong nhóm, thì những trưởng
nhóm có trí tuệ xúc cảm cao luôn tìm cách tốt nhất để giải quyết chúng.

* Trở thành những nhà quản lý hơn là những người huấn luyện và giám
sát: Các trưởng nhóm cần được những quản lý cấp cao hơn hoặc chuyên gia
về nhân sự đào tạo về phương pháp chỉ cho nhân viên của mình cách phát
triển sự nghiệp. Họ cũng cần nghiên cứu kỹ các chính sách của công ty cũng
như tuyên dương những cá nhân điển hình để làm gương cho các nhân viên
khác.

* Lắng nghe và phản hồi: Khi thiết kế một chương trình đào tạo, bạn hãy
hỏi ý kiến tư vấn của những người đi trước về góc nhìn, ý kiến của họ về nội
dung cần truyền tải. Những nhân viên từng phải làm việc trực tiếp với khách
hàng thường rất có kinh nghiệm và có được cái nhìn toàn diện về công ty.
Nếu một khách hàng tỏ ra ưa thích một sản phẩm nhất định nhưng nhân viên
của bạn lại tự thấy mình không đủ khả năng để quảng bá chúng, thì điều này
có thể dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của mặt hàng này. Một nghiên cứu cho
thấy 93% nhân viên cho rằng họ cảm thấy hài lòng với công việc hơn khi cấp
trên sẵn sàng lắng nghe những ý tưởng và cách tiếp cận vấn đề mới.


* Tầm nhìn sáng suốt: Cần đảm bảo rằng những người đứng đầu hiểu rõ tầm
nhìn của công ty và có khả năng truyền tải thông điệp đó đến nhân viên. Nếu
một công ty muốn tập trung vào thị trường nội địa thay vì vươn ra thế giới thì
chủ trương này cũng cần được nêu rõ trong các khóa đào tạo. Nếu mục tiêu
này được đề cập rõ ràng và thường xuyên sẽ có tác dụng định hướng suy nghĩ
nhân viên và giúp họ thiết lập được mục đích làm việc cho mình.

* Hiểu rằng mỗi cá nhân là một phần của cả tập thể: Trách nhiệm của
người đứng đầu bao giờ cũng rất nặng nề. Họ cần biết cách truyền tải mục
tiêu của công ty tới nhân viên và cách tuyên dương cá nhân vì những đóng
góp của họ có ý nghĩa thế nào đến mục tiêu chung. Ví dụ như một nhà quản lý
có thể nói: "Dự án kiểm soát dữ liệu của anh thực sự đã giúp tăng doanh số
bởi giờ đây chúng ta đã có thể tiếp cận khách hàng tốt hơn nhờ quảng cáo
đúng hướng". Khi thành quả được công nhận, mỗi nhân viên sẽ cảm thấy gắn
bó hơn và có trách nhiệm hơn với công ty của mình.

×