Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trả lại tính thị trường cho thị trường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.57 KB, 3 trang )

Trả lại tính thị trường cho thị trường
Mục đích của việc điều chỉnh là nhằm đảm bảo tính hợp lý trong mối quan hệ
giữa các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng như vai trò là
người cho vay cuối cùng của cơ quan này. Liệu động thái này có nâng cao
được hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ?
lý do đằng sau là nhằm xác lập một cơ chế vận hành tiền tệ có trật tự và một chính
sách tiền tệ chặt chẽ hơn. Hiện nay, trong lĩnh vực ngân hàng vẫn tồn tại tình trạng
vốn chảy lòng vòng, mà nguyên nhân xuất phát từ việc một số ngân hàng thương
mại được hưởng lãi suất tái cấp vốn thấp hơn mức phí chung trên thị trường. Các
ngân hàng này đã dùng nguồn vốn vay giá rẻ đó để cho vay lại nhằm hưởng chênh
lệch.
Vì vậy, việc tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng (cùng với việc nâng lãi suất tái chiết khấu trước đây)sẽ giúp
đảm bảo tính thị trường trên thị trường tài chính tiền tệ.
Việc điều chỉnh này cũng sẽ làm tăng chi phí vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước của
ngân hàng thương mại, góp phần kéo mức tăng trưởng tín dụng cả năm xuống 15-
17% và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 khoảng 11-12% (mức Ngân
hàng Nhà nước phấn đấu đạt được).
Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành quyết định giảm lãi suất tiền gửi bằng
USD. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào lên tỉ giá?
Việc điều chỉnh này góp phần làm giảm áp lực tỉ giá vào cuối năm, vì nó giúp tăng
giá trị VND và giảm sốc trong việc mua USD trả nợ vào thời điểm cuối năm. Tôi
xin nhấn mạnh là mặc dù Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố tỉ giá sẽ biến
động không quá 1%, nhưng trên thực tế, vấn đề tỉ giá vẫn là một bài toán khó
lường trong giai đoạn cuối năm. Nguyên nhân là sự chênh lệch giữa cho vay và
gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng đang ở mức cao. Như vậy, động thái làm ổn
định và tăng giá trị VND về cuối năm là cần thiết.
Tuy nhiên, quyết định này vẫn khá bất ngờ, bởi Ngân hàng Nhà nước đang
tập trung vào giảm lãi suất cho vay thương mại?
Trước những khó khăn của việc duy trì trần lãi suất tiền gửi 14%, tôi cho rằng lãi
suất sẽ còn xuống chậm, chứ chưa thể xuống ngay bằng các biện pháp hành chính


như vậy. Có một thực tế là tiền chảy vào ngân hàng đang ít đi và lãi suất cho vay
có dấu hiệu tăng lên. Như vậy, nếu muốn giảm lãi suất thì phải tạo được dòng
chảy tiền tệ bình thường và hài hòa trong hệ thống ngân hàng. Lãi suất ban đầu có
thể tăng lên, song nếu dòng tiền chảy một cách bình thường thì lãi suất sẽ từ từ hạ
xuống. Vì thế, không thể nói đây là điều chỉnh không mong muốn của Ngân hàng
Nhà nước mà là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế.
Theo ông, động thái trên có giúp Ngân hàng Nhà nước đối phó hiệu quả với
thách thức lớn nhất của nền kinh tế,
đó là lạm phát, hay không?
Theo Quyết định 2210/QĐ-NHNN, từ
ngày 10/10/2011, Ngân hàng Nhà nước
sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm
lên 15%/năm. Lãi suất cho vay qua đêm
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
được tăng từ 14%/năm lên 16%/năm
cùng thời điểm.
Cơ quan này cũng ban hành Quyết định
Tôi nghĩ là được. Theo tôi, tốt nhất là
nên dần tiến tới xóa bỏ trần lãi suất
14%, cho phép luồng vốn tự điều
chỉnh theo cung cầu thị trường. Có
như vậy lãi suất mới nhanh chóng
giảm xuống như mong đợi được. Việc
duy trì chính sách tín dụng chặt chẽ
hơn vẫn phù hợp trong bối cảnh hiện
nay, vừa ngăn ngừa cú sốc tỉ giá, vừa
tiếp tục chống lạm phát.
Ông nghĩ gì về những thay đổi gần
đây trong quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước?
Các chính sách tiền tệ gần đây đã tạo được niềm tin nhất định cho nền kinh tế. Ít

nhất, sự thay đổi này cũng cho thấy những chính sách đưa ra có tính chủ động và
tính dự báo.
Còn tính hiệu quả của các chính sách mới thì sao?
Điều đó còn phải chờ xem, vì những khó khăn hiện nay trong kinh tế vĩ mô không
phải mới diễn ra. Đó là sự tích tụ từ những bất ổn trước đây của nền kinh tế. Để
giải quyết một vấn đề dài hạn, không thể chỉ bằng một vài động thái và chính sách.
Tôi hy vọng những bất ổn rồi sẽ qua và với các chính sách mang tính chủ động
cao, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô

2209/QĐ-NHNN về việc giảm lãi suất
tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc đối với tiền
gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín
dụng tại Ngân hàng Nhà nước từ
0,1%/năm xuống 0,05%/năm, áp dụng
từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 10.2011 và
giảm lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ và
Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà
nước từ 0,1%/năm xuống 0,05%/năm,
áp dụng từ 10/10/2011.

×