Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quản trị doanh nghiệp khi giá cả tăng cao doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.54 KB, 3 trang )

Quản trị doanh nghiệp khi giá cả tăng cao
Tôi ngồi viết bài này vào một buổi sáng sớm của tháng 3 khi giá điện mới vừa
được thức áp dụng. Trước khi bay đi Singapore tôi đã mua xăng cho chiếc xe hơi
của mình với giá cao hơn. Không ít đồng nghiệp của tôi - những người làm trong
ngành xuất bản, vốn thu nhập không cao - đã lắc đầu, lè lưỡi tiễn tôi lên máy bay
khi nói rằng giá thực phẩm, thức ăn, kể cả bát phở, tô hủ tiếu sau Tết đều tăng dễ
sợ. Là doanh nhân, nỗi lo của tôi và bao người khác là lạm phát năm 2010 sẽ như
thế nào và chúng tôi phải đối phó ra sao?
Chúng ta đều biết rõ, khi lạm phát, tức chúng ta mất đi một phần (thậm chí có thể
mất hết) tài sản. Dĩ nhiên khi giá cả tăng cao, lạm phát xảy ra thì sức mua của
đồng tiền sẽ giảm. Chuyện lạm phát là khó tránh khỏi và là mối lo của lãnh đạo
bất cứ quốc gia nào. Vấn đề là làm sao để kiểm soát và làm thế nào để tỷ lệ lạm
phát dừng ở một con số.
IMF cũng phân tích rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của dự báo này
là do tăng trưởng tín dụng mạnh. Giá cả hàng hóa trong nước cũng không thể tránh
khỏi sự ảnh hưởng của việc tăng giá trên toàn thế giới nhất là từ các nước phát
triển. Chính vì vậy các nhà lãnh đạo, các doanh nhân càng không thể không ngồi
lại với nhau để nhìn nhận, đánh giá, phân tích, đưa ra các tình huống rủi ro, có
biện pháp phòng ngừa, những hành động cần thiết mỗi ngày và nhất là khi có biến
động bất thường. Tôi cũng chỉ đưa ra một vài ý kiến chủ quan của cá nhân mình.
Các doanh nhân nên thường xuyên theo dõi CLI, tức chỉ số giá sinh hoạt. Việc
theo dõi giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập giúp mỗi nhà lãnh đạo
đưa ra các nhận định và phương án kinh doanh đúng đắn nhất. CPI - tức chỉ số giá
tiêu dùng cũng rất quan trọng. Đây là thước đo giá cả các hàng hóa được mua bởi
người tiêu dùng thông thường. Chỉ số được này được nhắc đến nhiều nhất trong
các báo cáo kinh tế của các chuyên gia cũng như của các cơ quan chính phủ.
Chỉ số PPI hay còn gọi là chỉ số giá sản xuất cũng rất đáng được quan tâm. Nó đặc
biệt quan trọng với những doanh nghiệp tham gia sản xuất, gia công. Nhiều người
đã nghiên cứu PPI để tính ra tương lai của CPI để có phương án phòng ngừa. Các
chỉ số khác như chỉ số bán buôn, chỉ số hàng hóa được các nhà lãnh đạo trong các
doanh nghiệp thương mại quan tâm hàng đầu. Cá nhân tôi thường xuyên theo dõi


2 chỉ số này khi làm lãnh đạo của một tập đoàn lớn và nghiệm thấy rằng đây là
một thói quen rất tuyệt vời giúp mình đưa ra các quyết sách đúng đắn. Là doanh
nhân bạn cũng không thể không quan tâm đến chỉ số PCEPI tức chỉ số chi phí tiêu
dùng cá nhân. Chỉ số này cũng giúp bạn có những quyết định đúng trong việc sản
xuất hàng hóa hay nhập hàng về kinh doanh.
Khi giá cả tăng cao, lãnh đạo doanh nghiệp cần tính toán lại một cách kỹ lưỡng
các yếu cấu thành sản phẩm. Nếu chúng ta không tính hết, đính đủ, không dự đoán
được mức độ lạm phát sẽ lâm vào tình cảnh lãi giả lỗ thật. Cũng nên lưu ý đến lãi
suất ngân hàng. Có một số ngân hàng cho chúng ta vay tiền nhưng lãi suất để thả
nổi chứ không cố định. Như vậy khi lãi suất chung tăng lên, hay khi họ thấy cần
thiết chúng ta sẽ chịu một lãi suất mới cao hơn lãi suất ban đầu khi ta đến vay tiền.
Việc tính toán tốt yếu tố lạm phát đặc biệt quan trọng trong việc định giá bán cũng
như việc nhập hàng: số lượng, thời điểm, đại lý, nơi nhập và nơi bán…
Trong kinh doanh thu chi là rất quan trọng. Khi lạm phát cần thắt chặt thu chi, tiết
kiệm tối đa. Nhiều doanh nghiệp thường đưa ra các kế hoạch cắt giảm như C10,
C20 tức cắt giảm 10% hay 20% chi phí. Nếu có quyết định này các công ty thành
viên trong tập đoàn hay các bộ phận của công ty (nếu công ty còn nhỏ) cần rà soát
lại các khoản chi một cách cẩn trọng để cắt giảm. Đồng thời khi nhận được bản
trình duyệt chi phí, lãnh đạo cấp trên sẽ tự động cắt đi 10 hay 20 phần trăm, tùy
theo quyết định tại thời điểm đó của lãnh đạo cao nhất của tổng công ty.
Việc rà soát lại nhân sự hơn bao giờ hết trở nên quan trọng. Đây là thời điểm rất
tốt để doanh nghiệp có điều kiện và “cơ hội” rà soát lại mức độ hiệu quả làm việc
của từng cá nhân. Mỗi cá nhân bị coi là “thừa” hay làm việc kém hiệu quả đều nên
được xem xét và có phương án xử lý. Có thể tranh thủ lúc này cho đi đào tạo
những cán bộ cần đào tạo hay tái đào tạo. Những cán bộ vừa kém chuyên môn,
tinh thần trách nhiệm không tốt, thái độ và tinh thần thường xuyên có vấn đề nên
đưa vào nhóm xem xét cắt giảm nhân sự. Việc cắt giảm nhân sự trong những thời
điểm khó khăn cũng có thể áp dụng theo chính sách C, tức cắt giảm như đã trình
bày ở trên


×