Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giáo trình Địa chính đại cương (Ngành Trắc địa) - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP QUẢNG NINH
-------------------------------------Chủ biên. Th.s Ngơ Thị Hài

GIÁO TRÌNH

ĐỊA CHÍNH ĐẠI CƯƠNG
DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HC TRC A
(LU HNH NI B)

Năm 2018


Mục lục

TT

1
2

3

4

Nội dung

Trang

Mục lục

2


Bài mở đầu

3

Ch-ơng 1: Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống địa

10

chính Việt Nam
1.1. Chức năng của địa chính

10

1.2. Nhiệm vụ của địa chính

14

1.3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà n-ớc về đất đai

15

Ch-ơng 2: Bản đồ địa chính

25

2.1. Khái niệm chung về bản đồ địa chính

25

2.2. Nội dung của bản đồ địa chính


27

2.3 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính

28

2.4. Phép chiếu và hệ toạ độ địa chính

29

2.5. Yêu cầu độ chính xác bản đồ địa chính

33

2.6. Ký hiệu bản đồ địa chính

37

2.7. Chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính

38

2.8. Bản đồ số địa chính

40

Ch-ơng 3: Thành lập bản đồ địa chính

59


3.1. Khái quát các ph-ơng pháp thành lập bản đồ địa chính

59

3.2. Thành lập BDĐC theo ph-ơng pháp đo vẽ trực tiếp ngoài

69

thực địa.
3.3. Thnh lp bn địa chính bằng ảnh hàng khơng

5

3.4.. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin để thành lập bản đồ địa
chính
Ch-¬ng 4: Sư dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính

79
82
59

4.1. S dng bản đồ địa chính
4.2. Chỉnh lý bản đồ địa chính
Tµi liƯu tham kh¶o

92
2



Bài mở đầu
1. Khỏi nim v a chớnh
t ai l sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các
cơng trình kinh tế, văn hố, an ninh, quốc phịng... Đất là điều kiện, là nền tảng
tự nhiên của mọi ngành sản xuất.
Để đảm bảo việc thực hiện quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất mà
đo đạc địa chính và quản lý đất đai ra đời. Nó khơng ngừng phát triển trên cơ sở
sự phát triển của sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và tập quán của mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc.
Để bắt đầu tìm hiểu về địa chính chúng ta cần làm quen với khái niệm về
địa chính, đối tượng quản lý của nó, lịch sử phát triển của địa chính.
* Định nghĩa về địa chính
Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam năm 1996, " Địa chính là
cơ quan nhà nước có nhiệm vụ đo đạc, thống kê đất đai trong cả nước". " Bản
đồ đất đai cịn gọi là bản đồ giải thửa có tỷ lệ lớn thể hiện chi tiết từng thửa
ruộng về vị trí, kích thước, diện tích, chủ sử dụng và được chính quyền cơng
nhận". Định nghĩa này có phần chưa chính xác vì địa chính khơng chỉ là cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai.
Theo nghĩa Hán - Việt thì "địa chính" là một từ gồm hai thành tố, "địa" là
đất, mảnh đất, thửa đất, lãnh thổ,...; "chính" là cơng việc của nhà nước đề ra các
nguyên tắc, luật lệ để quản lý xã hội. Như vậy, "địa chính" là cơng việc của nhà
nước về quản lý đất đai.
Từ đó, có thể thấy rõ có hai kiểu định nghĩa về địa chính:
- Thứ nhất, địa chính là bản kê khai về sở hữu và sử dụng đất đai, trong
đó chứa đựng những thông tin tương đối đầy đủ đáp ứng yêu cầu của các tổ
chức và cá nhân về các phương diện thu thuế, pháp lý và kinh tế. Nói cách khác
nó là bộ hồ sơ quản lý đất bao gồm sổ địa bạ và bản đồ địa chính.
- Thứ hai, coi địa chính là việc quản lý đất đai do nhà nước tiến hành, bao

gồm ba khâu cơ bản là: thành lập bản đồ địa chính; thống kê số lượng, đánh giá
chất lượng làm căn cứ tính thuế; xác định khía cạnh pháp lý của đất đai nhằm
quy định nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, chủ sử dụng.
Như vậy có thể hiểu: Địa chính là thể tổng hợp các tư liệu, văn bản xác
định rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sử
hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế, và của việc
3


quản lý, bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa
chính.
Một cách tổng quát: Địa chính là khoa học về đo đạc bản đồ và quản lý
đất đai.
* Nội dung của địa chính
Trong điều kiện Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm
một hệ thống các biện pháp giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước nắm chắc
các thông tin đất đai, quản lý được quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất và bảo vệ môi trường. Nội dung của
nó bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai;
- Điều tra đất đai, đo đạc, lập bản đồ địa chính, các loại bản đồ chuyên đề
về đất đai để nắm chắc tình hình quản lý và sử dụng đất;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng
đất đáp ứng quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tài chính đất đai bao gồm việc
đánh giá, định giá đất, xây dựng hệ thống thuế và phí liên quan đến sử dụng đất;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống hành chính quản lý đất đai bao
gồm tổ chức bộ máy quản lý, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất,...
* Phân loại địa chính

- Phân loại theo giai đoạn phát triển của địa chính
+ Địa chính thuế: là địa chính dựa trên cơ sở đăng ký đất đai nhằm thu
thập thông tin phục vụ cho việc tính thuế. Loại địa chính này được các nước tư
bản lập ra thời kỳ đầu.
+ Địa chính pháp lý: Là đăng ký đất đai mà các nước dùng để bảo hộ
cho quyền sở hữu, khích lệ việc giao dịch đất dai, ngăn cản việc đầu cơ đất. Khi
đất đai đã được đăng ký thì quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đã được pháp luật
bảo hộ.
+ Địa chính đa mục đích: Là sự phát triển một bước của hai loại địa
chính nói trên. Mục đích khơng chỉ nhằm phục vụ thu thuế và đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng đất mà quan trọng hơn là cung cấp những tư liệu cơ bản cho
quản lý đất đai toàn diện, cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất có hiệu quả cao và bảo vệ môi
trường.
- Phân loại theo đặc điểm và nhiệm vụ của địa chính
4


+ Địa chính ban đầu: ở một thời kỳ, trong một khu vực, một địa hạt tiến
hành điều tra một cách toàn diện toàn bộ đất đai, thành lập bản đồ địa chính, lập
hồ sơ địa chính. Đây khơng phải là hồ sơ địa chính đầu tiên trong lịch sử của
khu vực, nhưng nó bắt đầu cho một thời kỳ mới.
+ Địa chính thường xuyên hay địa chính biến động: Là sự theo dõi,
quản lý các biến động về tình trạng số lượng, chất lượng, phân bố không gian,
quyền sở hữu, quyền sử dụng đất. Địa chính biến động dựa trên cơ sở địa chính
ban đầu để bổ xung và cập nhật thơng tin.
- Phân loại địa chính theo các cấp quản lý
+ Địa chính quốc gia: dùng để chỉối tượng địa chính thuộc sở hữu nhà
nước, phục vụ quản lý thống nhất trong phạm vi tồn quốc.
+ Địa chính địa phương: đối tượng địa chính thuộc sở hữu quốc gia, sở

hữu tập thể hoặc cá nhân trong phạm vi địa phương.
- Phân loại địa chính theo độ chính xác
+ Địa chính đồ giải: Là địa chính thiết lập trên cơ sở đo vẽ đồ giải, sử
dụng bàn đạc mà sản phẩm đầu tiên là bình đồ địa chính tỷ lệ lớn. Có thể sử
dụng phương pháp đồ giải để đọc toạ độ, khoảng cách, góc, diện tích, nhưng nó
chỉ đạt độ chính xác hạn chế.
+ Địa chính số: ở thực địa trực tiếp đo được toạ độ của các điểm bằng
các máy toàn đạc điện tử, hoặc đo các yếu tố khác như góc, cạnh rồi tính ra toạ
độ, diện tích để lưu trữ, sử dụng. Độ chính xác của kết quả tốt hơn phương pháp
đồ giải.
2. Đối tượng quản lý của địa chính
Đối tượng quản lý của địa chính là đất đai và các vật kiến trúc kèm theo.
* Đất đai
Theo FAO (Tổ chức Nông Lương thế giới), đất đai là một phần diện tích
cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái
ngay bên trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn,
các lớp trầm tích, động thực vật,... và những biến đổi các đất do hoạt động của
con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 17
ghi rõ: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, vốn tài sản do nhà nước đầu tư
vào các xí nghiệp, cơng trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, an ninh, quốc phòng cùng các tài sản khác
mà pháp luật quy định là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân."
5


Trong Luật đất đai của Việt Nam năm 1993 đã nêu rõ: Đất đai là tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực,
nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi

trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã
hội, an ninh, quốc phịng; có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đất đai có các đặc tính cơ bản và vai trị như sau:
- Đất đai là tài nguyên quý giá với diện tích có hạn.
Trên tồn thế giới, phần lớn diện tích bề mặt địa cầu được bao phủ bởi đại
dương, tổng diện tích nhơ lên khỏi mặt nước là 13.250 triệu ha và 1.527 triệu ha
bị bao phủ bởi băng. Trong diện tích đó có 12% là đất cạnh tác, 24% là đất đồng
cỏ, 32% là đất rừng, 32% là đất cư trú và đầm lầy.
Việt Nam có tổng diện tích cả đất liền và đảo lớn là 331.042,18 mm. Lãnh
hải lớn hơn diện tích đất liền nhiều lần, có khoảng 3000 hịn đảo, trong đó có
2.773 đảo ven bờ. Địa hình phân hố mạnh, núi và cao ngun chiếm 3/4 diện
tích đất liền. Các đồng bằng rộng tại hai cửa sông lớn đổ ra biển Đông là châu
thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long và các đồng bằng nhỏ hẹp tại ven
biển miền Trung.
Việt Nam là nước có quy mơ diện tích đất trung bình, xếp thứ 59 trong
tổng số 200 nước. Dân số Việt Nam năm 2006 là 84.155.000 người, đơng thứ 13
thế giới. Bình qn đất đai tính theo đầu người là 0.4ha, tức là xấp xỉ 1/6 mức
bình quân của thế giới, đứng thứ 9 trong 10 nước Đông Nam Á và đứng thứ 135
trong tổng số 200 nước trên thế giới.
Tài nguyên đất là nguồn tài nguyên quý giá có giới hạn về số lượng, được
phân bố cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý chí chủ quan của
con người. Mà các khu vực khác nhau đất đai có tính chất khác nhau, do vậy
cùng với các tài nguyên trong lịng đất và vị trí của đất nó sẽ quyết định giá trị
của các vùng đất, các mảnh đất cụ thể.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất là điều kiện chung nhất của lao động, là đối tượng của lao động. Khi
tham gia vào quá trình lao động, kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ
thì đất đai trở thành tư liệu sản xuất.
Đất là điều kiện tự nhiên, là nền tảng tự nhiên của bất kỳ ngành sản xuất

nào. Khơng có đất thì khơng thể có sự tồn tại của con người và khơng có sản
xuất. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi
ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,....
- Đất đai có ý nghĩa chính trị và pháp lý đặc biệt
6


Đất đai là bộ phận cơ bản tạo thành lãnh thổ quốc gia. Mỗi quốc gia đều
quản lý một vùng đất, lãnh thổ nhất định. Nhà nước là đại diện chủ quyền quốc
gia phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai, chống lại mọi sự xâm
hại từ bên ngoài. Bảo vệ đất đai, bảo vệ lãnh thổ luôn đồng nghĩa với bảo vệ chủ
quyền thiêng liêng của quốc gia.
- Đất đai có vai trị đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội
Trong sự phát triển kinh tế xã hội đất đai có những vai trị cụ thể như:
+ Đất đai có vai trị quyết điịnh đối với năng xuất và sản lượng của sản
xuất nông nghiệp.
+ Đất đai có vai trị quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp sang công nghiệp.
+ Đất đai có vai trị quan trọng trong thị trường bất động sản
Như vậy, đất đai có vai trị trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển kinh
tế xã hội.
* Bất động sản
Theo điều 174 bộ Luật dân sự nước Việt Nam, bất động sản không di dời
được bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà ở và các cơng trình gắn liền với đất đai, kể cả những tài sản gắn liền
với nhà ở và các cơng trình xây dựng đó;
- Các tài sản khác gắn với đất đai;
- Các tài sản do nhà nước quy định.
Điều kiện để một tài sản được coi là một bất động sản:

- Là vật chất có ích cho con người; con người sử dụng trực tiếp nó hoặc
dùng nó tạo ra tài sản khác thỏa mãn nhu cầu của mình;
- Được chiếm giữ bởi cá nhân, cộng đồng phải có chủ sở hữu xác định;
- Có thể đo lường được bằng một đơn vị giá trị xác định;
- Không thể di dời (di dời không đáng kể, gắn liền với đất đai và các tài
sản khác trên đất, tồn tại lâu dài).
Ba điều kiện đầu là những tiêu chí của một tài sản nói chung, điều kiện
cuối cùng là tiêu chí đặc trưng cho bất động sản.
Theo mục đích sử dụng có thể phân loại bất động sản như sau:
- Nhà ở: cơng trình xây dựng dùng với mục đích để ở lâu dài và ổn định
của cá nhân, hộ gia đình;
- Cơng trình cơng nghiệp: các cơng trình phục vụ cho ngành cơng nghiệp
như nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, các hệ thống khai thác tài nguyên
7


khoảng sản như dà khoan, những cơng trình sử dụng với mục đích sản xuất và
lưu trữ, thường đặt tại nơi hoặc gần nguồn ngun liệu.
- Cơng trình giao thơng: đường sắt, đường bộ, nhà ga, bến xe, sân bay,..
- Bất động sản thương mại: văn phòng giao dịch, trung tâm thương mại,
cửa hàng, khách sạn, chợ, siêu thị,...Những bất động sản này thường đòi hỏi vốn
đầu tư lớn và tập trung ở khu vực trung tâm.
- Bất động sản nơng nghiệp: Đó là các cơng trình, địa điểm phục vụ cho
ngành trồng trọt và chăn nuôi như: đồn điền, nông trại, vườn cây ăn quả, trại
chăn nuôi, khu trồng trọt, rừng khai thác,..
- Bất động sản phục vụ cho mục đích tun truyền, giải trí cơng cộng: các
trung tâm giải trí, cơng viên, vườn hoa, trường học, nghĩa trang,...
- Bất động sản sử dụng cho mục đích an ninh quốc phịng: các trụ sở cơng
an, doanh trại bộ đội,...
Bất động sản có vai trị quan trọng đối với kinh tế xã hội của quốc gia:

- Bất động sản là tài sản có giá trị lớn của cá nhân và tài sản quốc gia quan
trọng. Giá trị bất động sản chiếm 60% tài sản quốc gia.
- Giao dịch bất động sản chiếm 20 - 30% GDP
- Phần cơ bản của bất động sản là đất đai, đó là một nguồn lực đầu vào
khơng thể thiếu của mọi lĩnh vực, nó có tiềm năng vơ hạn trong q trình phát
triển kinh tế xã hội.
- Bất động sản gắn chặt với lợi ích trực tiếp của cộng đồng, tập thể, cá
nhân và đó là hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, là các cơng trình phục vụ
đời sống của con người.
- Bất động sản còn thể hiện bộ mặt, trình độ phát triển của một quốc gia:
một quốc gia phát triển ln có kiến trúc tổng thể hợp lý, khoa học; cơ sở hạ
tầng đồng bộ, tiên tiến; kiến trúc nhà ở hiện đại, tính thẩm mỹ cao và ngược lại.
Đất đai, tài sản gắn liền với đất đai và quan hệ của con người đối với đất
đai là đối tượng nghiên cứu, quản lý của địa chính.
3. Nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của địa chính
Lịch sử của địa chính trên thực tế trùng hợp với lịch sử và kinh tế của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Sự phát sinh và phát triển của địa chính theo tiến
trình lịch sử như sau:
- Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người, khi con người chỉ biết săn
bắn, hái lượm để sinh sống thì đất đai chỉ là những yếu tố tự nhiên như cây cỏ,
động vật, nước,...
8


- Khi loài người biết sử dụng đất để cấy trồng, chăn ni tạo ra của cải vật
chất thì đã nảy sinh vấn đề chiếm hữu, phân phối và quản lý đất đai.
- Khi đất đai trở thành một trong những căn bản chủ yếu tạo nên của cải
vật chất và sự giàu có của mỗi cá nhân thì vấn đề chiếm hữu, sử hữu đất đai đã
giữ một vai trị cốt lõi. Vì vậy mà người lãnh đạo cộng đồng đã sớm nghĩ ra cách
thu lại một phần từ loại của cải dễ đạt được này. Đó chính là điểm khởi đầu của

thuế đất. Để đảm bảo phân bổ đúng đắn phần thu này rõ ràng cần biết diện tích
và giá trị đất, tức là phải mơ tả và đánh giá đất.
- Việc sở hữu ruộng đất tất yếu còn kéo theo vấn đề chuyển nhượng, thừa
kế, và phân chia đất. Khi đó việc mơ tả các khoảnh đất sở hữu của mỗi cá nhân
cũng như sự hiểu biết chắc chắn diện tích và đường biên của chúng giữ một vai
trị đặc biệt quan trọng.
Mặt khác, ngồi lý do thuế khố nói trên, các nhà cầm quyền bao giờ cũng
muốn biết chính xác khoảng trời đất thuộc quyền cai trị hoặc quản lý của mình,
vì vậy tự thấy cần phải đo đạc địa chính. Những điều giải thích về mối quan hệ
chặt chẽ giữa lịch sử, địa lý và các hệ thống địa chính.
Chúng ta biết khá rõ lịch sử phát triển của địa chính thơng qua các tư liệu
khảo cổ học. Người ta tìm thấy những di tích khoanh vùng chiếm hữu đất làm
nông nghiệp ngay từ cuối thời kỳ đồ đá mới. Phương tiện để phân chia đất tương
đối cố định đó là các hàng rào, bờ tường hoặc các hào đào.
Địa chính đã thực sự được nhiều dân tộc sử dụng từ thời cổ đại. Tại
Telloh trong miền sa mạc Arabi người ta tìm thấy một tấm ván ghi chép của
người Cande vẽ bình đồ và mơ tả diện tích thành phố Dunghi khoảng bốn ngàn
năm trước cơng ngun.
Ở Ai cập đã từng có loại thuế đất nộp bằng sản phẩm được tính theo diện
tích đất và sản phẩm thu được của từng trang trại. Bảng kê này xuất hiện từ
khoảng 3200 đến 2800 năm trước cơng ngun. Nó cịn được dùng làm cơ sở
tính tốn tái lập các sản nghiệp và công bố quyền sở hữu đất đai của trang trại
sau mỗi lần lũ lụt ở sơng Nil.
Thời kỳ sau đó, người Arập, người Hilạp rồi người Romains đã thực hiện
việc phân chia, chiếm hữu đất đai, đặc biệt là các vùng đất chinh phục được ở
vùng Trung Đông, Bắc Phi. Đất đai được chia lơ, đo đạc chính xác và đánh dấu
rõ ràng trên thực địa. Quyền sở hữu đất được xác định với các lô đất và tiến
hành phân chia của cải và các di sản thừa kế giữa các bộ lạc và các gia đình.
Nền địa chính với các đường nét hình học nghiêm ngặt và chính xác là
cơng cụ tuyệt vời giúp quy hoạch lãnh thổ. Nó được vận dụng như một công cụ

đa năng: Phân chia đất đai thành loại, hạng; xác định khoanh lô, giới hạn khu
9


vực sở hữu; thực hiện việc kiểm kê nguồn lực kinh tế xâm chiếm được, do đó
kiểm tra được cả dân cư sinh sống ở đó. Nó cịn là khung lý tưởng để thu thuế.
Các phương pháp đo đạc đất đai ra đời, các loại sổ sách quản lý đất được xây
dựng để lưu trữ các thông tin như diện tích, loại đất, chất lượng đất cùng với tên
của điền chủ hoặc người dân định cư trên đó.
Như vậy, các nghiệp vụ địa chính đã ra đời với sự phát triển của xã hội
loài người, sự phát triển của sản xuất và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đối
với mỗi quốc gia, khoa học địa chính đã ra đời và phát triển ở các thời điểm với
các hình thức khác nhau, song nó là một cơng cụ rất quan trọng và cần thiết
phục vụ quản lý nhà nước và ổn định xã hội.

10


Ch-¬ng 1
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA
HỆ THỐNG ĐỊA CHÍNH VIỆT NAM
1.1. CHỨC NĂNG CỦA ĐỊA CHÍNH

1.1.1. Vai trị của địa chính trong quản lý đất đai
Nguồn lực đất đai là vô cùng quan trọng, tuy nhiên đất đai là loại tài
nguyên thiên nhiên có hạn về số lượng. Sử dụng đất đai khoa học, tiết kiệm và
hiệu quả có ý nghĩa quyết định đối với q trình phát triển kinh tế xã hội, ổn
định chính trị của đất đai.
Địa chính có vai trị quan trọng trong quản lý đất đai, đảm bảo cho đất đai
được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả. Muốn thực hiện được vai trị của

mình trong quản lý đất đai, ngành địa chính cần thực hiện tốt các chức năng cơ
bản sau: Chức năng kỹ thuật, chức năng tư liệu, chức năng pháp lý, chức năng
kinh tế, chức năng quy hoạch đất đai.
Trước hết địa chính tiến hành cơng tác đo vẽ và điều tra nhằm xác định
các thông tin cơ bản về vị trí, kích thước thửa đất và các vật kiến trúc trên đó,
đồng thời tiến hành điều tra quyền sở hữu, quyền sử dụng, phân loại sử dụng,
phân hạng đất nhằm thu thập những thông tin về đất đai kịp thời phục vụ quản lý
đất, quản lý nhà, thu thuế, quy hoạch thành phố, làng mạc, khai thác tài nguyên
đất một cách có hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Sản
phẩm chủ yếu của đo đạc địa chính là các bản đồ địa chính và các văn bản mang
tính kỹ thuật và pháp lý cao, tạo tư liệu đồng bộ gồm bản đồ, sổ sách, giấy
chứng nhận,...
Địa chính là nguồn cung cấp tư liệu phong phú về nhà, đất, kinh tế đất,
thuế. Đó là các tư liệu bản đồ, sơ đồ, và các văn bản, chúng phục vụ cho các yêu
cầu của cơ quan nhà nước và nhân dân. Chức năng tư liệu của địa chính thể hiện
thơng qua ba q trình: xây dựng tư liệu ban đầu; cập nhật tư liệu khi có biến
động về đất đai; cung cấp tư liệu cho người sử dụng.
Địa chính có chức năng pháp lý, đây là chức năng cơ bản của địa chính.
Sau khi có đủ tư liệu xác định hiện trạng và nguồn gốc các quyền đối với đất
đai, thông qua việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tư liệu
địa chính có hiệu lực pháp lý, nó trở thành cơ sở pháp lý về quyền sở hữu, quyền
sử dụng đất đai và bất động sản.
Chức năng kinh tế là nhiệm vụ nguyên thuỷ và cơ bản của địa chính.
Trước hết là việc nhận dạng vị trí, ranh giới, sau đó là xác định nội dung, đánh
11


giá, phân hạng, định giá đất, xác định mức thuế, tính tốn các khoản thu vào
ngân sách nhà nước.
Các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đơn vị đất đai, và các số

liệu thống kê về đất đai là tài liệu quan trọng phục vụ công tác lập quy hoạch.
Bản đồ quy hoạch được lập ra để thể hiện lên bản vẽ kết quả quy hoạch sử dụng
đất trong giai đoạn quy hoạch, nó là cơ sở để triển khai quy hoạch ra thực địa và
thực hiện kiểm tra quy hoạch theo thời gian. Chỉ có ngành địa chính mới có điều
kiện lập các loại bản đồ này.
1.1.2. Các chức năng của địa chính
Như chúng ta đã biết địa chính có các chức năng: Chức năng kỹ thuật,
chức năng tư liệu, chức năng pháp lý, chức năng kinh tế, chức năng quy hoạch
đất đai. Các chức năng được tách ra để dễ phân tích. Tuy nhiên trong thực tế,
các chức năng luôn phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Các chức này lại
được một cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, đó là ngành địa chính. Sau đây ta
sẽ tìm hiểu từng chức năng của ngành địa chính.
1. Chức năng kỹ thuật của địa chính
Để thực hiện chức năng tư liệu, pháp lý, kinh tế, quy hoạch, ngành địa
chính có một cơng cụ rất căn bản, đó là bản đồ địa chính, một chỗ dựa trực tiếp
không thể thiếu cho mọi hoạt động nhận dạng và mô tả đặc điểm tự nhiên của
đất đai. Việc thành lập và cập nhật bản đồ địa chính là nội dung cơ bản trong
chức năng kỹ thuật của địa chính. Mặt khác, việc hiện đại hố cơng nghệ thành
lập bản đồ địa chính vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là mục tiêu phát triển của
khoa học trắc địa địa chính.
Trước đây khi chưa có quy định chung về cơng tác thành lập bản đồ điạ
chính nên chưa có sự thống nhất giữa các tỉnh. Để thống nhất quy trình và các
yêu cầu kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính trên phạm vi cả nước đến tháng 12
năm 1999, Tổng cục Địa chính đã ban hành " Quy phạm thành lập bản đồ địa
chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000, 1: 10000 và 1: 25000." Quy
phạm này quy định sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước để thành lập
bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính được biên tập ở dạng bản đồ truyền thống
hoặc bản đồ số. Có thể dùng phương pháp đo trực tiếp ngoài thực địa, phương
pháp đo ảnh hàng không hoặc phương pháp biên vẽ để lập bản đồ gốc địa chính.
Sau đó biên tập bản đồ địa chính cho đơn vị hành chính cơ sở cấp xã, phường.

Đến năm 2001 tất cả bản đồ địa chính phải sử dụng hệ toạ độ VN-2000. Ngồi
chuẩn về hệ quy chiếu, căn cứ vào nội dung bản đồ địa chính, quy phạm đã quy
12


định các chuẩn về mơ hình dữ liệu, phân lớp đối tượng, chuẩn khuôn dạng dữ
liệu đồ hoạ và chuẩn biên tập bản đồ số địa chính.

2. Chức năng tư liệu của địa chính
Địa chính có những tư liệu đặc biệt quan trọng, đó là nguồn thơng tin hết
sức phong phú về nhà đất, thuế, kinh tế và quy hoạch. Tư liệu địa chính bao gồm
bản đồ và các hồ sơ địa chính được thiết lập trong q trình thành lập bản đồ địa
chính, đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Các tư liệu này luôn được cập nhật và kịp thời phục vụ cho
các đối tượng là các cơ quan nhà nước các cấp, các tập thể và cá nhân. Nội dung
chức năng tư liệu của địa chính bao gồm việc xây dựng, quản lý, cập nhật và
cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Để thực hiện chức năng tư liệu, ngành địa chính cần có bộ hồ sơ địa chính
đầy đủ. Bộ hồ sơ địa chính được lưu trữ ở các cơ quan quản lý nhà nước về đất
đai các cấp gồm hai nhóm chủ yếu, đó là hồ sơ sử dụng thường xuyên và hồ sơ
gốc để tra cứu. Việc lập các hồ sơ địa chính phải đảm bảo các yêu cầu như: đầy
đủ về số lượng, đủ các nội dung cần thiết, các thông tin phải chính xác và thống
nhất trong mọi tài liệu, phải trình bày sạch sẽ, khơng tẩy xố. Các bản đồ địa
chính, sổ địa chính, sổ mục kê, biểu thống kê diện tích đất đai phải được Sở tài
ngun và Mơi trường cấp tỉnh nghiệm thu, xác nhận trước khi đưa vào sử dụng
, quản lý.
Thông tin đất đai được cung cấp cho hai đối tượng chính là người sử dụng
đất đai (gồm các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) và các cơ quan nhà nước mà hoạt
động của nó liên quan đến đất đai. Mỗi đối tượng sẽ được cung cấp thơng tin
theo các trình tự thủ tục khác nhau.

Đối với người sử dụng đất, sau khi có đơn gửi cơ quan quản lý đất đai sẽ
được xem thông tin và cung cấp thông tin phục vụ thực hiện quyền sử dụng đất.
Người sử dụng đất sẽ được cấp các bản trích lực thửa đất, bản sao hồ sơ phục vụ
làm hợp đồng chuyển đổi, hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ thừa kế, hợp đồng
thế chấp và hợp đồng góp vốn, cho thuê quyền sử dụng đất.
Số liệu địa chính cịn được cung cấp cho các cơ quan hành chính nhà
nước các cấp, các cơng sở, các tổ chức cơng ích, cho các cơ quan có thẩm quyền
về quy hoạch đất đai và quy hoạch đô thị.
3. Chức năng pháp lý của địa chính

13


Chức năng thứ ba của địa chính là chức năng pháp lý. Nội dung căn bản
của chức năng này là xác lập quyền pháp lý của thửa đất và của chủ sử dụng đất
hoặc chủ sở hữu. Với chức năng này các hoạt động của địa chính diễn ra có hai
tính chất, thứ nhất là hoạt động mang tính nhận dạng và xác định mặt vật lý của
đất đai, tài sản; thứ hai là tính đối nhân, liên quan đến việc nhận biết các chủ sở
hữu, các chủ sử dụng và quyền lợi của họ.
Ngành địa chính phải thực hiện hai loại công việc cụ thể sau:
- Thành lập bản đồ địa chính để định vị và mơ tả quan hệ của thửa đất với
các đối tượng liên quan ở xung quanh nó, mã hố các thơng tin để nhận dạng
thửa đất một cách duy nhất. Trước lúc đo vẽ bản đồ phải tổ chức xác định ranh
giới pháp lý của thửa đất, lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất.
- Tập hợp hồ sơ đăng ký đất, thẩm định các văn bản, chứng cứ về quyển
sở hữu hoặc quyền sử dụng đất để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt, cơng nhận chủ quyền pháp lý của các chủ sở hữu đất.
Tính chất hợp pháp về quyền sử dụng đất đai của Việt Nam được quy
định trong Hiến pháp, Luật đất đai và các Nghị định, các Quyết định của Chính
phủ, các thơng tư của Tổng cục Quản lý ruộng đât, Tổng cục Địa chính trước

đây và của Bộ Tài ngun và Mơi trường hiện nay.
Các tư liệu địa chính chính là những tài liệu pháp lý cao nhất khi xảy ra
tranh chấp đất đai. Từ đó thấy trách nhiệm pháp lý của những người làm cơng
tác địa chính địi hỏi rất cao và phải tinh thơng nghiệp vụ mới có thể hồn thành
tốt chức trách của mình.
4. Chức năng kinh tế của địa chính
Địa chính là cơ quan có vai trị quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ về tài
chính đất đai, đây là nhiệm vụ có phạm vi rộng hơn nhiệm vụ cổ điển về thuế.
Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước có chính sách phát huy nguồn vốn đất
đai, đảm bảo các nguồn thu tài chính từ đất đai cho ngân sách nhà nước và điều
tiết hợp lý vào ngân sách nhà nước phần giá trị tăng thêm không phải đầu tư của
người sử dụng đất mang lại. Nhà nước áp dụng biện pháp hành chính kết hợp
biện pháp kinh tế trong quản lý đất đai nhằm khuyến khích sử dụng đất tiết
kiệm, hiệu quả, phát triển thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng
đất.
Nguồn thu ngân sách từ đất đai bao gồm:
- Tiền thuê đất;
- Thuế sử dụng đất;
- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
14


- Tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền hoặc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất có thu tiền, chuyển từ hình thức th đất sang giao đất
có thu tiền sử dụng đất.
- Tiền thu từ việc xử lý vi phạm về đất đai;
- Tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong q trình quản lý
đất đai;
- Thuế và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
Việc thiết lập cơ sở cho việc xác định các nguồn thu tài chính từ đất đai

trước hết bao gồm việc đăng ký thống kê đất, xác định người có nghĩa vụ đóng
góp tài chính và cuối cùng là đánh giá, định giá, xác định mức đóng góp hoặc
thuế suất để tính thuế.
5. Chức năng quy hoạch của địa chính
Quy hoạch lãnh thổ hay quy hoạch vùng là một cơng việc quan trọng góp
phần tổ chức không gian lãnh thổ một cách hợp lý các đối tượng quy hoạch, góp
phần thay đổi mối quan hệ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội toàn lãnh thổ hay
từng vùng phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là việc
phân bổ, khoanh định đất đai theo mục đích sử dụng đáp ứng mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ
quan trọng để Nhà nước - đại diện chủ sở hữu - thực hiện quyền định đoạt đối
với đất đai và thống nhất quản lý đất đai. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất dài
hạn sẽ xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn để từng bước triển khai quy
hoạch vào thực tiễn theo từng giai đoạn để việc sử dụng đất có hiệu quả. Quy
hoạch sử dụng đất là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng
đất đối với đất đang sử dụng và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Ngành địa chính có vai trị hàng đầu so với các ngành khác trong việc xây
dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, triển khai quy hoạch và kiểm tra q
trình thực hiện quy hoạch.
Địa chính là nơi cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác và được cập nhật
phù hợp nhất với hiện trạng sử dụng đất. Không những chỉ có vai trị cung cấp
thơng tin quy hoạch tổng thể, địa chính cịn đóng vai trị của người trực tiếp lập
quy hoạch sử dụng đất ở các cấp hành chính.
Các loại bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đơn vị
đất đai và các số liệu thống kế về đất đai là tài liệu cực kỳ quan trọng phục vụ
công tác lập quy hoạch. Bản đồ quy hoạch được lập ra thể hiện lên bản vẽ kết
quả quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn quy hoạch, nó là cơ sở để triển khai
15



quy hoạch ra thực địa. chỉ có ngành địa chính mới có điều kiện lập các loại bản
đồ này.
1.2. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG ĐỊA CHÍNH VIỆT NAM

Nội dung của cơng tác địa chính thể hiện trên 5 lĩnh vực, đó là:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai;
- Điều tra đất đai, đo đạc, lập bản đồ địa chính, các loại bản đồ chuyên đề
về đất đai để nắm chắc tình hình quản lý và sử dụng đất;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng
đất đáp ứng quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tài chính đất đai;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống hành chính quản lý đất đai.
Theo luật đất đai năm 2003, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai với các
nội dung cơ bản như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ
hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng
đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất

động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12. Giải quyết trang chấp về đất đai; giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai.
1.3. HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
16


Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam gồm có: cấp Nhà nước
trung ương và ba cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện và xã. Thơng qua các
cơ quan chức năng lập pháp, hành pháp của Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương và hệ thống chuyên môn giúp việc để Nhà nước thực hiện đầy đủ quyền
sở hữu và chức năng quản lý đất đai của Việt Nam.
Tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai được thể hiện tóm tắt trên
sơ đồ hình 1.1

Quốc hội

Chính phủ

Cơ quan quyền lực

Cơ quan hành chính

HĐND tỉnh,
thành phố


UBND tỉnh,
thành phố

HĐND
huyện, quận

UBND
huyện, quận

HĐND
xã, phường

UBND
xã, phường

Toà án, viện kiểm sốt

Cơ quan chun mơn

Bộ tài ngun
và Mơi trường
Sở tài ngun
và Mơi trường
Phịng tài ngun
và Mơi trường
Cán bộ địa chính
xã, phường

Hình 1.1. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai

1.3.1. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
17


Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tham gia hoạt động quản lý nhà
nước về đất đai với tư cách là người có tồn quyền quyết định và giám sát việc
quản lý và sử dụng đất, các tổ chức và mọi cá nhân. Các cơ quan quyền lực nhà
nước đại diện cho chủ sở hữu đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Hoạt động của các cơ quan này nhằm đảm bảo cho lợi ích của chủ sở hữu không
bị vi phạm.
Luật đất đai 2003 quy định quyền hạn của cơ quan quyền lực như sau:
- Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình; thực hiện giám sát đối với việc
quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua và ban hành các pháp lệnh, các
nghị quyết liên quan đến đất đai.
- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp
luật về đất đai tại địa phương.

1.3.2. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
1. Chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ
Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với mục đích
quốc phịng, an ninh; thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước và chịu
trách nhiệm trước Quốc hội.
Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết hướng dẫn thi hành luật,
pháp lệnh của Quốc hội liên quan đến đất đai.
Chính phủ có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ
sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước;

- Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cả nước;
- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương;
- Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cả nước; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loại
đất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hơp phải điều chỉnh giá đất và
18


việc xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Bộ Tài nguyên và Mơi trường tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả
thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai năm năm của cả nước.
2. Chức năng nhiệm vụ quản lý đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân các cấp là hệ thống cơ quan có thẩm quyền thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong địa
phương theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân cùng cấp.
Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ thi hành luật đất đai cụ thể như sau:
- Tổ chức việc thực hiện xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ
sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương;
- Tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính
ở địa phương;
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất ;
- Lập quy hoạch sử dụng đất theo đúng quy định;
- Duyệt quy hoạch sử dụng đất;

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
- Giao đất, thu hồi đất;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương trình
Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi quyết định và công bố công
khai vào ngày 1 tháng 1 hàng năm.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đầu tư và chỉ đạo việc lập
chỉnh lý hồ sơ địa chính.
1.3.3. Hệ thống cơ quan quản lý đất đai
Luật đất đai quy định những vấn đề cơ bản sau: Hệ thống cơ quan quản lý
đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan cấp
Bộ trực thuộc Chính phủ. Cơ quan quản lý đất đai ở các địa phương được thành
lập ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Cơ quan quản lý đất đai ở địa
phương có văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất. Xã, phường, thị trấn có cán
bộ địa chính. Cơ quan quản lý đất đai cấp nào trực thuộc cơ quan hành chính cấp
đó và có trách nhiệm giúp uỷ ban nhân dân cấp đó trong việc quản lý đất đai ở
địa phương.
19


Trong giai đoạn trước năm 2002, hệ thống cơ quan quản lý chuyên môn
quản lý đất đai gồm: Tổng cục Địa chính, các Sở địa chính, các Phịng địa chính
cấp huyện và cán bộ địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Chính phủ và uỷ ban
nhân dân các cấp thực hiện công tác chuyên môn quản lý đất đai.
Hiện nay, đất đai được xác định như một nguồn tài nguyên quan trọng,
việc quản lý tài nguyên này thuộc chức năng của Bộ tài nguyên và Môi trường,
các Sở Tài ngun và Mơi trường cấp tỉnh, các Phịng Tài ngun và Mơi tường
cấp huyện và các cán bộ địa chính xã, phường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Mơi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức

năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên
khoáng sản, địa chất; mơi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; quản lý
tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Nghị định số 178/2007/ NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ. Cụ thể như sau:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị
quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật
hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của
Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố theo thẩm
quyền các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gai trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ sau khi được Bộ Khoa học và Công
nghệ thẩm định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông
tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ quyền hạn về đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
20



- Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình quốc
gia, kế hoạch dài hạn về quản lý, sử dụng đất đai sau khi được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt;
- Chủ trì lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các vùng và cả nước;
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trình và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an
ninh, quốc phịng; hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện sau khi đã được
phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban
hành, điều chỉnh khung giá các loại đất; hướng dẫn phương pháp xác định giá
đất và kiểm tra việc xác định giá đất; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện điều tra, tổng hợp, cung cấp các thông tin về giá đất;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu , sử
dụng các tài sản gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu và sử dụng các tài sản gắn
liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy
định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm
kê đất đai, đánh giá đất, quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện, thủ tục về hoạt động
dịch vụ công trong quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật; hướng
dẫn hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chủ trì, phối hợp với các Bộ, các ngành liên
quan hướng dẫn xử lý những vướng mắc về giá đất, giá tài sản gắn liền với đất

và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đề nghị của uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh; hướng dẫn việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi
thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ làm cơ sở cho việc tính bồi
thường, hỗ trợ; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử hữu, sử
dụng các tài sản gắn liền với đất cho người định cư; quy định và hướng dẫn về
quản lý đất đai trong khu tái định cư;
21


- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo
thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính về đất đai trong việc thu tiền khi giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử
dụng đất, phát triển quỹ đất theo quy hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu thầu quyền sử dụng đất, đấu
thầu dự án có sử dụng đất;
- Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp
đất đai theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ đo đạc và bản đồ
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia về đo
đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của
Bộ sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hệ thống
cơ sở hạng tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ cơ bản, bao gồm: hệ thống quy chiếu
quốc gia, hệ thống số liệu gốc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ
thống trạm định vị vệ tinh quốc gia, hệ thống không ảnh cơ bản, cơ sở dữ liệu
nền thông tin địa lý quốc gia;
- Quy định, hướng dẫn và kiểm tra việc kiểm định, kiểm nghiệm, bảo

dưỡng thiết bị đo đạc, bảo đảm dẫn xuất chuẩn quốc gia về đo đạc và bản đồ;
việc quản lý, khai thác, sử dụng và cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ;
- Tổ chức thẩm định các dự án đo đạc và bản đồ; kiểm tra việc xuất bản ,
phát hành bản đồ; đình chỉ việc phát hành và chỉ đạo thu hồi các ấn phẩm bản đồ
trái quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ nội vụ tổ chức đo đạc, thành lập bản đồ phục
vụ việc phân định, điều chỉnh địa giới hành chính theo quy định của pháp luật;
thẩm định việc thực hiện đường địa giới hành chính của các đơn vị hành chính
các cấp trên các loại bản đồ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức đo đạc và lập bản đồ, tài
liệu phục vụ việc đàm phán, hoạch định và phân giới đường biên giới quốc gia,
các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của Việt Nam; thẩm
định việc thể hiện đường biên giới quốc gia lên bản đồ; in ấn, phát hành các loại
bản đồ, tài liệu liên quan đến đường biên giới quốc gia trên đất liền, các vùng
biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
22


- Thành lập, hiện chỉnh, xuất bản và phát hành các sản phẩm bản đồ theo
quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Vụ Hợp tác quốc tế
2. Vụ Kế hoạch
3. Vụ Khoa học và Cơng nghệ
4. Vụ Pháp chế
5. Vụ Tài chính
6. Vụ Thi đua - khen thưởng
7. Vụ Tổ chức cán bộ
8. Thanh tra
9. Văn phòng

10. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
11. Tổng cục Môi trường
12. Tổng cục Quản lý đất đai
13. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam
14. Cục Đo đạc và Bản đồ
15. Cục quản lý tài ngun nước
16. Cục Cơng nghệ thơng tin
17. Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu
18. Cơ quan đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đây là các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
19. Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia
20. Trung tâm quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước
21. Trung tâm Viễn thám quốc gia
22. Viện chiến lược, chính sách tài ngun và mơi trường
23. Báo tài ngun và mơi trường
24. Tạp chí Tài ngun và môi trường
Đây là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tất cả các tỉnh thành lập Sở Tài nhuyên và Môi trường, riêng thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thành lập Sở Tài nguyên, Mơi trường và Nhà
đất, ngồi nhiệm vụ quản lý tài ngun mơi trường thì hai sở này cịn quản lý
nhà nước về nhà ở và cơng sở trên tồn thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài ngun
nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ
23


trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp

vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Sở Tài ngun và Mơi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng.
Sở Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ:
- Trỡnh Uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh ban hành cỏc quyết đinh, chỉ thị về
quản lý tài nguyên đất, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường, khí
tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi
trường) ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ;
- Trỡnh uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh quy hoạch phỏt triển, chương trỡnh, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy
hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội của địa phương;
- Trỡnh Uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương
trỡnh, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truuyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường.
- Về tài nguyên đất:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện.
+ Tổ chức thẩm định, trỡnh uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh xột duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dựng đất của huyện, thị xó, thành phố thuộc tỉnh và kiểm tra
việc thực hiện;
+ Trỡnh Uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh;
+ Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng
đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa
chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp

luật; đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
đơí với các tổ chức;
+Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc,
phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định.
- Về tài nguyờn khoỏng sản:
24


+ Trỡnh uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phộp
khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và
khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoảng sản thuộc
thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
+ Giỳp uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh chủ trỡ phối hợp với cỏc bộ, ngành cú
liờn quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trỡnh
chớnh phủ xem xột quyết định.
- Về tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn:
+ Trỡnh Uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phộp hoạt
động điều tra, thăm dũ, khai thỏc, sử dụng tài nguyờn nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện.
+Trỡnh Uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phộp hoạt
động của các công trỡnh khớ tượng thủ văn chuyên dùng tại địa pương; chỉ đạo
kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép;
+ Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo
hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Tham gia xây dựng phương án phũng chống, khắc phục hậu quả thiờn
tai ở tỉnh.
- Về Môi trường:
+ Trỡnh Uỷ ban nhõn nhõn dõn cấp tỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa
bàn tỉnh theo phân cấp;

+ Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường
tiềm lực trạm quan trắc và phân tích mơi trường, theo dừi diễn biến chất lượng
môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Thẩm đinh và báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ
sở theo phân cấp.
+ Tổ chức thu phí bảo vệ mơi trường theo quy định của pháp luật.
- Về đo đạc và bản đồ:
+ Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷ quyền
cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và các nhân đăng ký hoạt
động đo đạc và bản đồ ở địa phương;
+ Trỡnh uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh phờ duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định
chất lượng công trỡnh, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ
chuyên dụng của tỉnh;

25


×