Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

các cảm biến cơ cấu chấp hành chính trên xe oto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

BÀI TẬP CHƯƠNG
MÔN: CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH

Hưng Yên – Năm 2022

Page 1


Câu 6 : Trình bày các cảm biến và cơ cấu chấp hành chính trên xe Toyota Rush
2018 ?
Giới thiệu chung :
Tập đoàn xe hơi Toyota (Toyota Jidosha Kabushiki-gaisha) là một tập đồn đa quốc gia
có trụ sở chính tại Nhật Bản. Vào quý 1 năm 2008, Toyota là nhà sản xuất ôtô lớn nhất trên thế
giới về sản lượng bán hàng. Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong xếp hạng
nhóm 10 thương hiệu đứng đầu.Vào năm 1934, trong khi vẫn là một bộ phận của tập đồn
cơng nghiệp Toyota, tập đồn xe hơi Toyota đã đưa ra sản phẩm đầu tiên của mình là động cơ
loại A và đến năm 1936, họ cũng đã có chiếc xe khách đầu tiên mang tên Toyota AA. Tập đồn
được thành lập vào năm 1937 sau khi ơng Kiichiro Toyoda tiếp quản tập đồn Cơng nghiệp
Toyota của cha mình để sản xuất ơtơ. Toyota sở hữu và sản xuất các loai xe mang nhãn hiệu
Toyota, Lexus, Scion, nắm giữ phần lớn cổ phần trong Daihatsu Motors, và một số cổ phần tập
đồn Cơng nghiệp Fuji Heavy, Isuzu Motors, và tập đồn sản xuất tàu biển, ơ tơvà động cơ
Yamaha. Tập đồn có 522 cơng ty con.

Lịch sử Toyota :
Năm 1933, Toyoda Automatic Loom Works (Nhà máy dệt tự động Toyoda) thành lập
một công ty con mới chuyên sản xuất xe hơi dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công
ty là Kiichiro Toyoda. Năm 1929 ông Kiichiro Toyoda đã cất công sang Châu Âu và Hoa Kỳ
để tìm hiểu ngành sản xuất xe hơi và năm 1930 ơng bắt đầu nghiên cứu động cơ chạy xăng.


Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích Toyoda Automatic Loom Works phát triển ngành sản
xuất xe hơi trong tình hình nước Nhật cần phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước một phần
do tình trạng khan hiếm tiền trên tồn thế giới và một phần do cuộc chiến tranh với Trung
Quốc.Năm 1934 công ty con này đã sản xuất thành công Động cơ kiểu A đầu tiên và tháng 5
năm 1935 động cơ này được sử dụng cho loại xe khách Model A1 đầu tiên và tháng 8 cùng
năm đó nó được sử dụng cho xe tải loại G1. Cơng việc sản xuất xe khách Kiểu AA được bắt
đầu năm 1936. Những chiếc xe mới ra đời này đặc biệt giống dòng xe Dodge Power Wagon và
Page 2


Chevrolet, và thực tế có một số bộ phận có thể được thay thế bằng một số bộ phận xe hơi
nguyên bản của Hoa Kỳ.
Mặc dù ai cũng biết Tập Đoàn Toyota nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xe hơi nhưng họ
vẫn đang tiếp tục kinh doanh trong ngành dệt và sản xuất máy dệt tự động nay được máy tính
hóa và máy may điện được sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới.
Năm 1937 Cơng ty Motor Toyota được thành lập là công ty độc lập và riêng biệt. Mặc dù tên
gia đình sáng lập viên là Toyoda, nhưng công ty này đã được đổi tên nhằm mục đích tăng
cường sự tách biệt cơng việc của các sáng lập viên khỏi cuộc sống gia đình, đơn giản hóa cách
gọi tên công ty, và bắt đầu tên công ty bằng một từ may mắn. Ở Nhật, từ Toyota được coi là
may mắn hơn từ Toyoda vì theo quan niệm của người Nhật số tám đuợc coi là con số may mắn
và con số 8 tạo thành các nét bút để viết thành từ Toyota trong chữ katakana của Nhật.
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, công ty này chuyên sản xuất xe tải cho
Quân đội Hoàng Gia Nhật. Vì tình trạng khan hiếm nguyên liệu trầm trọng ở Nhật, xe tải cho
quân đội được chế tạo đơn giản nhất ở mức có thể. Ví dụ, xe chỉ có một đèn pha ở giữa mui
xe. Chiến tranh kết thúc nhanh trước khi xảy ra đợt dội bom của Quân đồng minh xuống các
nhà máy của Toyota ở Aichi.
Sau chiến tranh, năm 1947 ngành sản xuất xe khách thương mại bắt đầu với việc cho ra
đời kiểu xe SA. Năm 1950, một công ty bán hàng độc lập là Toyota Motor Sales Co., được
thành lập (công ty này hoạt động đến tận tháng 7 năm 1982). Tháng 4 năm 1956, chuỗi các đại
lý bán hàng Toyopet được thiết lập. Ngay năm sau, những chiếc xe hiệu Toyota Crown đầu

tiên của Nhật đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các chi nhánh của Toyota ở Hoa Kỳ và
Braxin là Toyota Motor Sales Inc. và Toyota do Brasil S.A., cũng được thành lập.
Vào những năm 1960 của thế kỷ trước hãng Toyota bắt đầu mở rộng bằng việc thành
lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển mới, một cơ sở ở Thái Lan được thành lập, kiểu xe thứ
10 triệu đã ra đời, Giải thưởng Deming Prize và việc cộng tác với hãng Hino Motors,
Daihatsu cũng đã được thiết lập. Chiếc xe hơi hiệu Toyota được sản xuất ngoài nước Nhật đầu
tiên vào tháng 4 năm 1963 tại Port Melbourne ở Australia. Cuối những năm 60 đó, Toyota đã
có mặt trên tồn thế giới và lúc đó cơng ty này đã xuất khẩu chiếc xe thứ một triệu.
Page 3


Lịch sử dòng xe Toyota Rush :
Khi mới ra mắt vào năm 1997, thiết kê độc đáo của Toyota Rush đã thu hút nhiều ý kiến
trái chiều từ khách hàng cũng như các chuyên gia trong ngành. Cuối cùng, Toyota Rush đã
thành công trong việc biến những nhận xét tiêu cực trở thành tích cực. Điều này đã được
chứng minh bằng độ bao phủ thương hiệu trên thị trường. Sự thành công của Rush không chỉ
thể hiện bằng việc chiếm lĩnh thị trường Indonesia mà còn lan rộng đến các quốc gia Châu Á
và phương Tây như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức,
Venezuela, Úc và nhiều nước khác.

Những điều thú vị về Toyota Rush.

Bất kỳ một chiếc xe nào cũng ẩn chứa những đặc điểm thú vị thậm chí là trong quá
khứ, hiện tại hay tương lai. Biết được thêm những điều này sẽ cho bạn một cái nhìn chi tiết
hơn về lịch sử, vị thế thị trường hay thậm chí là những bí mật của xe. Sau đây là những điều
thú vị nên biết về Toyota Rush:


Toyota Rush và Daihatsu Terios là hai chiếc xe tương tự, được bán ra dưới hai thương
hiệu khác nhau.

Page 4




Daihatsu Terios xuất hiện vào năm 1997, sau đó đến lượt Rush.



Thế hệ thứ hai của Rush ra đời là thành quả của cuộc hợp tác giữa Toyota và Daihatsu.



Ban đầu, Rush là chiếc xe 5 chỗ, nhưng dần dần biến đổi thành dạng 7 chỗ dành cho gia
đình.



Hiện vẫn chưa có trường hợp triệu hồi xe Toyota Rush nào.



Dịng độ thể thao TRD Rush được trưng bày tại triển lãm ơ tơ quốc tế Indonesia năm
2016.



Toyota Rush thuộc dịng xe thể thao đa dụng mini (Mini SUV).




Trong vịng hơn 20 năm kể từ khi ra đời, Toyota Rush đã trải qua 3 thế hệ với thế hệ
mới nhất ra mắt vào năm 2017.

Các thế hệ của Toyota Rush:
Thế hệ đầu tiên

Ban đầu, Toyota Rush mang tên Terios Kid (hay Toyota Cami)
Như đã đề cập trước đó, Rush ra đời vào năm 1997. Tại thời điểm đó, xe có dạng 5 cửa
và được gọi là Terios Kid (hoặc Toyota Cami) và chỉ tập trung vào thị trường Nhật Bản. Đến

Page 5


năm 2000, hãng ra đời phiên bản nâng cấp đầu tiên của Rush. Được biết, biến thể này sở hữu
những thay đổi lớn cả về ngoại thất lẫn nội thất.

Toyota Rush mang tên Daihatsu Taruna khi bán tại Indonesia
Cuối cùng, tại Indonesia, xe được chào bán với cái tên Daihatsu Taruna.
Thế hệ thứ hai .

Page 6


Toyota Rush thế hệ thứ 2 ra mắt năm 2005
Sau 8 năm có mặt trên thị trường, Toyota Rush chính thức cho ra đời thế hệ thứ hai vào
năm 2005. Tương tự, Daihatsu Terios cũng trải quả một cuộc cách tân về cả ngoại thất lẫn nội
thất. Tất cả bắt nguồn từ sự ra đời của chiếc Daihatsu D-Concept 4X4 ra mắt tại triển lãm ô tô
Tokyo Motor Show 2005.
Chỉ 1 năm sau đó, Rush đã được chính thức đưa vào sản xuất hứa hẹn rất nhiều thay đổi

lớn. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Rush sở hữu hai loại thiết kế ghế ngồi – 5 chỗ và 7 chỗ.
Tất nhiên, phiên bản mới cũng rộng hơn 200mm so với người tiền nhiệm.

Page 7


Daihatsu Be Go - Toyota Rush dành cho thị trường Nhật Bản
Công ty quyết định vẫn tung phiên bản mới ra nhiều thị trường khác nhau, nhưng tất
nhiên với nhiều tên gọi khác biệt. Chẳng hạn, ở Nhật Bản xe có tên là Daihatsu Be Go, ở Châu
Âu, Châu Á và Bắc Mỹ xe mang cái tên Rush.

Toyota Rush thế hệ thứ 2 phiên bản trục cơ sở ngắn
Page 8


Riêng thị trường Indonesia, mãi đến tháng 12 năm 2006 mới xuất hiện các phiên bản
mới của Rush và Terios. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là ở cấu hình ghế ngồi (Rush có
5 ghế, Terios có 7 ghế) và một số thay đổi về thiết kế ngoại thất. Mãi cho đến năm 2008, công
ty mới tung ra chiếc Toyota Rush 7 chỗ ngồi ở Malaysia và Indonesia.
Thế hệ thứ 3 hoàn toàn mới . Toyota Rush thế hệ thứ 3 chính thức ra mắt thị trường Indonesia
vào ngày 23/11/2017 và đã trình làng tại thị trường Thái Lan một thời gian ngắn sau đó.

Toyota Rush thế hệ thứ 3

Giới thiệu Xe Toyota rush đời 2018 .
Toyota Rush 2018 sở hữu kích thước dài x rộng x cao tương ứng là 4.435 mm x 1.695
mm x 1.705 mm, với chiều dài cơ sở là 2.685 mm. Khối lượng không tải 1.290 kg và toàn tải
1.870 kg

Page 9



Toyota Rush 2018 có thiết kế hiện đại và mạnh mẽ có nhiều đường nét chai sẻ từ chiếc
Innova hay Fortuner của Toyota. Đèn pha LED phía trước và đèn hậu LED, lưới tản nhiệt màu
đen mang lại cho xe một cái nhìn đặc biệt hơn.
Hệ thống đèn chiếu sáng trước LED, bật/tắt tự động theo điều kiện môi trường, kết hợp
đèn định vị LED. Đèn hậu cũng sử dụng công nghệ LED. Đèn sương mù, xi-nhan, đèn lùi vẫn
là bóng sợi đốt.

Page 10


Về nội thất, mẫu ơ tơ mới có sẵn vơ-lăng bọc da 3 chấu gật gù Hệ thống giải trí đến từ
màn hình kích thước 7 inch trung tâm, hỗ trợ kết nối Bluetooth, USB, AUX, Wifi, HDMI và
đầu đĩa DVD, kết hợp âm thanh 8 loa.
Toyota Rush 2018 được nâng cấp đáng kể các trang bị an toàn như 6 túi khí, ổn định
thân xe VSC, phanh ABS, EBD, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, dây đai an toàn cho tất cả 7 ghế
ngồi đều là trang bị tiêu tiêu chuẩn.
Động cơ mẫu xe Rush là loại 4 xy-lanh, dung tích 1,5 lít, cho cơng suất 102 mã lực tại
6.300 vịng/phút và mơ-men xoắn 134 Nm tại 4.200 vịng/phút, kết hợp số tự động 4 cấp và hệ
dẫn động cầu sau.

Page 11


Nội thất thiết kế đơn giản đúng truyền thống của xe Toyota. Vật liệu nhựa được làm giả
da với màu be tương phản với màu đen của khoang cabin. Vô-lăng bọc da.
Ghế xe bọc nỉ, chỉnh tay cho cả 3 hàng. Tựa đầu tất cả 7 ghế đều điều chỉnh được. Hàng
ghế thứ 3 ngồi thoải mái cho người có chiều cao từ 1,7 m trở xuống.


Page 12


Hàng ghế thứ 3 của Toyota Rush

Page 13


Mâm xe Toyota Rush 17 Inch thể thao. Vành xe 17 inch thiết kế dạng cánh quạt, phay
xước với 2 tơng màu tương phản, kết hợp lốp Dunlop kích thước 215/60R17. Gương chiếu hậu
chỉnh và gập điện.

Ưu nhược điểm của xe Toyota rush



Ưu điểm
Thiết kế nội thất và ngoại thất ấn tượng: Toyota Rush được đánh giá cao nhờ ngôn ngữ
thiết kế tươi mới giúp tạo ấn tượng sâu đậm cho người xem. Hơn nữa, phiên bản nâng cấp sở
hữu các tính năng đáng chú ý như: Đen pha projector, lưới tản nhiệt hai tone màu, đèn hậu
LED và rất nhiều đặc điểm khác nữa.



Khơng gian rộng: Rush sở hữu không gian cực kỳ rộng rãi, cả dưới chân và trên đầu
giúp hành khách thoải mái trong suốt chuyến đi, thậm chí là các hành trình dài.



Tầm nhìn tốt: Đặc điểm này được người lái đánh giá cao. Toyota Rush được thiết kế

giúp người lái dễ dàng quan sát và bao quát được đoạn đường di chuyển phía trước.

Page 14


Nhược điểm
Hệ thống truyền động tự động không trơn tru: Toyota Rush bị nhiều người đánh giá



thấp do trang bị hộp số tự động hoạt động kém mượt. Điều này khiến cho người lái có cảm
giác khơng thoải mái.
Thiếu năng lượng: Một nhược điểm nữa của Rush chính là khơng có khả năng đạt được



đến mức sức mạnh mà người dùng cần. Trải nghiệm lái kém mạnh mẽ và phối hợp không mấy
ăn ý.

Các loại cảm biến và cơ cấu chính trên xe Toyota rush 2018
1. Các loại cảm biến
1.1.Cảm biến vị trí trục khuỷu.
Trên các dịng ơ tơ hiện đại ngày nay, hầu hết các hoạt động của xe đều thông qua các
cảm biến và bộ điều khiển trung tâm ECU. Các loại cảm biến trên ô tô cũng tương tự các cảm
biến trên cơ thể con người, nhờ đó mà thu thập những tín hiệu cần thiết để ECU điều khiển
động cơ làm việc hiệu quả nhất .
+Chức năng:
Cảm biến vị trí trục khuỷu có chức năng thơng báo cho ECU của xe biết chính xác vị
trí cốt máy ở những vị trí tương ứng với cuối thì nổ. Nhằm để ECU điều chỉnh các thời điểm
phun nhiên liệu và đánh lửa thích hợp cho các xi-lanh động cơ.


Cảm biến trục khuỷu
Page 15


Đối với những dòng xe đời thấp vẫn sử dụng bộ chia điện thì bộ phận cảm biến trục
khuỷu thường nằm trong Denco.
Các thế hệ động cơ sau này sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp, vị trí cảm biến thường
nằm ở đầu máy, đuôi bánh đà hoặc giữa lock máy.

+Cấu tạo của cảm biến vị trí trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục khuỷu được cấu thành từ 3 bộ phận chính là: Một cực nam châm
vĩnh cửu, một cuộn cảm ứng và một rotor. Riêng roto có nhiệm vụ khép mạch từ thông khi
nam châm quay trong cuộn cảm ứng. Trên bộ phận này được thiết kế với bánh răng và lượng
bánh răng tùy thuộc theo từng loại động cơ khác nhau.

+Nguyên lý hoạt động của cảm biến trục khuỷu
Do được cấu tạo từ một nam châm vĩnh cửu, vì vậy mà vị trí trục khuỷu ln có một từ
trường ổn định được sinh ra. Các chân thép được xoay trong từ trường khi trục khuỷu quay.
Điều này dẫn đến sự dao động trong từ trường, đồng thời bộ phận điều khiển động cơ (EMU)
sử dụng để tính tốc độ quay tạo ra dòng điện xoay chiều (AC). Nhờ có dao động từ mà đem lại
rất nhiều hữu ích trong việc xác định tốc độ và vị trí của trục cam.

Vị trí của cảm biến trục khuỷu
Page 16


1.2. Cảm biến vị trí trục cam.
+Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến vị trí trục cam
Cảm biến vị trí trục cam CPS (Camshaft Position Sensor) nắm một vai trò quan trọng

trong hệ thống điều khiển của động cơ. ECU sử dụng tín hiệu này để xác định điểm chết trên
của máy số 1 hoặc các máy, đồng thời xác định vị trí của trục cam để xác định thời điểm đánh
lửa (với động cơ xăng) hay thời điểm phun nhiên liệu (động cơ phun dầu điện tử Common
rail) cho chính xác.
Với những động cơ đời mới hiện nay được trang bị thêm hệ thống điều khiển trục cam
biến thiên thơng minh cảm biến trục cam cịn đóng vai trò giám sát sự hoạt động của hệ thống
điều khiển trục cam biến thiên, ECU sử dụng tín hiệu của cảm biến này để xác định rằng hệ
thống Trục cam biến thiên có đang làm việc đúng như tín hiệu từ hộp ECU điều khiển hay
không.

+Cấu tạo :
Toyota rush 2018 sử dụng loại cảm biến hiệu ứng hall được cấu tạo bởi những bộ phận
chính là một phần tử Hall đặt ở đầu cảm biến, một nam châm vĩnh cửu và một IC tổ hợp nằm
trong cảm biến.
Page 17


+Nguyên lí hoạt động của cảm biến vị trí trục cam
Khi trục khuỷu quay, thông qua dây cam dẫn động làm trục cam quay theo, trên trục
cam có 1 vành tạo xung có các vấu cực, các vấu cực này quét qua đầu cảm biến, khép kín
mạch từ và cảm biến tạo ra 1 xung tín hiệu gửi về ECU để ECU nhận biết được điểm chết trên
của xi lanh số 1 hay các máy khác.
Số lượng vấu cực trên vành tạo xung của trục cam khác nhau tùy theo mỗi động cơ.

1.3 Cảm biến bướm ga .
+Cấu tạo
Các thế hệ động cơ đời mới sử dụng bướm ga điện tử sẽ có 2 tín hiệu cảm biến bướm
ga để tăng độ tin cậy, và cb bướm ga cũng không sử dụng loại mạch tuyến tính trở than nữa
mà sử dụng loại hiệu ứng Hall để tăng độ bền.


Page 18


+Nguyên lí hoạt động .
Cảm biến vị trí bướm ga trên dùng 1 cặp cảm biến hall song song nhau mục đích là để
tăng độ tin cậy.
Cảm biến hall loại này là kiểu tuyến tính (khác với loại switch) nên nó sẽ xuất ra tín hiệu điện
áp thay đổi theo vị trí vành nam châm => Tín hiệu điện áp này sẽ được đưa vào bộ chuyển đổi
A/D của ECU để xác định vị trí bướm ga.
Điện trở trên hình (nối từ chân tín hiệu về nguồn) khơng phải là cầu phân áp mà là điện
trở kéo lên mục đích đảm bảo ổn định cho tín hiệu vào (đối với ADC thì điện trở này có thể
khơng có cũng khơng sao).

1.4.Các cảm biến khí nạp
Cảm biến khí nạp là các loại cảm biến trên ơ tơ có vai trị ghi nhận và gửi tín hiệu liên
quan đến lượng khí nạp đưa vào động cơ như lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm…
Page 19


Hiện nay, có 3 loại cảm biến khí nạp phổ biến được phân loại theo chức năng gồm:
1.4.1 Cảm biến lưu lượng khí nạp
Cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF - Mass Air Flow) cũng là một loại cảm biến vô cùng
quan trọng đối với hệ thống điều khiển động cơ ô tô. Cảm biến này thường được lắp đặt ở vị
trí trên đường ống dẫn khơng khí từ lọc gió đến bộ phận điều khiển bướm ga.
Có 2 loại cảm biến MAF chính gồm:
- Cảm biến đo khối lượng khí nạp: kiểu dây nóng
- Cảm biến đo lưu lượng khí nạp: kiểu cánh, kiểu gió xốy quang học Karman.
Trong đó, kiểu dây nóng được sử dụng khá phổ biến nhờ tính gọn nhẹ, độ bền cao và chính
xác hơn.


Cảm biến lưu lượng khí nạp MAF giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe ô tô

Page 20


Cảm biến MAF có chức năng đo lường lượng khơng khí được đưa vào buồng đốt và
truyền dữ liệu đến ECU. ECU sẽ tính tốn để tối ưu hóa tỷ lệ nhiên liệu cũng như điều chỉnh
góc đánh lửa để nâng cao hiệu suất vận hành, tiết kiệm nhiên liệu.
Cảm biến khí nạp bị lỗi hay hỏng hóc sẽ khiến động cơ chạy không êm, công suất yếu
và hao xăng. Trường hợp nặng hơn có thể khiến xe bị chết máy. Khi phát sinh lỗi, đèn kiểm tra
Check Engine sẽ nhấp nháy hoặc bật sáng để cảnh báo cho tài xế.
1.4.2.Cảm biến áp suất khí nạp
Cảm biến áp suất (MAP – Manifold Air Pressure) gắn ở bên trong hộp chứa lọc gió
hoặc ống góp hút của động cơ.

Cảm biến áp suất khí nạp giúp tối ưu nhiên liệu khi khi tăng tốc, nhả ga
Nhiệm vụ của cảm biến MAP là ghi nhận và truyền tín hiệu về áp suất chân khơng
trong đường khí nạp dưới dạng điện áp hoặc tần số tới ECU. Bộ xử lý trung tâm sẽ tính tốn
lượng nhiên liệu chính xác cần cung cấp cho buồng đốt.
Page 21


Ví dụ, khi xe ở chế độ khơng tải hay nhả ga, áp suất chân không giảm, lượng nhiên liệu
đưa vào buồng đốt cũng giảm. Còn khi tải nặng hoặc tăng tốc, áp suất chân không tăng lên dẫn
đến lượng nhiên liệu cần nạp vào cũng tăng theo.
Cảm biến MAP bị lỗi có thể khiến cho cơng suất động cơ yếu, nổ không êm, tốn nhiên
liệu và nồng độ CO, HC trong khí thải cao. Khi cảm biến này bị lỗi, đèn kiểm tra Check
Engine sẽ bật sáng.
1.4.3.Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ khí nạp (IAT - Intake Air Temperature) là một trong những loại cảm

biến nhiệt độ trên ơ tơ, thường được bố trí chung với MAF và MAP, bên trong cảm biến lưu
lượng khí nạp MAF hoặc nằm rời bên ngồi gần bầu lọc gió.

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT giúp duy trì tỷ lệ hịa khí lý tưởng
Page 22


Chức năng của cảm biến IAT là đo nhiệt độ khí nạp và truyền tín hiệu tới hệ thống điều
khiển. ECU sẽ tính tốn độ giãn nở, khối lượng và thể tích khơng khí, sau đó điều chỉnh lượng
nhiên liệu phun vào để đảm bảo tỷ lệ hịa khí trong buồng đốt lý tưởng. Do đó, cảm biến này
đóng vai trị quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu năng vận hành, tiết kiệm nhiên liệu.
Xe bị lỗi cảm biến nhiệt độ khí nạp có thể khiến mức nhiên liệu bị tiêu hao nhiều hơn,
nồng độ CO, HC trong khí thải vượt chuẩn làm ảnh hưởng đến môi trường.

1.5 Cảm biến oxy trên ô tô
Cảm biến oxy (Oxygen Sensor) là thiết bị điện tử thường được gắn trên các ống thải,
tiếp xúc với dịng khí thải từ động cơ xe ô tô. Ngày nay, khi các tiêu chuẩn khí thải của
phương tiện xe cơ giới ngày càng khắt khe, nó trở thành một trong các loại cảm biến trên ô tô
được các nhà sản xuất xe hơi chú trọng.

Cảm biến oxy trên ơ tơ giúp kiểm sốt nhiên liệu và chất lượng khí thải
Page 23


Bộ cảm biến được dùng để đo lượng oxy thừa trong khí thải và gửi tín hiệu tới ECU.
Hệ thống điều khiển sẽ đánh giá nồng độ oxy để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào sao cho
tỷ lệ nhiên liệu và khơng khí đạt mức tối ưu.
Ngồi ra, ECU có thể kéo dài việc cung cấp nhiên liệu nhằm giảm thiểu nồng độ một số
hóa chất trong khí thải như COx, NOx, SOx...để bảo vệ mơi trường khơng khí.
Nếu không lắp đặt cảm biến oxy hoặc cảm biến này bị lỗi, khả năng vận hành của xe sẽ

bị ảnh hưởng như tốc độ cầm chừng khơng ổn định, khó tăng tốc, hao xăng hay khí thải động
cơ vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.

1.6 Cảm biến áp suất bình chứa dầu (hệ thống ABS và trợ lực lái điện)
Cảm biến này còn gọi là cảm biến áp suất dầu phanh, thường được sử dụng trong hệ
thống chống bó cứng phanh ABS và trợ lực lái điện.
Cảm biến này được có nhiệm vụ phát hiện chênh lệch áp suất trong hệ thống thủy lực
và gửi cảnh báo lỗi đến người lái. Cảm biến áp suất dầu phanh giúp ngăn ngừa tình trạng mất
phanh, hỏng hệ thống phanh gây mất lái, lật xe.

1.7 Cảm biến lượng nhiên liệu cịn lại trong bình
Cảm biến nhiên liệu là thiết bị được lắp đặt trong bình xăng của xe ơ tơ giúp đo lường
lượng xăng dầu theo thời gian thực và truyền dữ liệu đến hệ thống điều khiển. Kết hợp với
thiết bị giám sát hành trình, hệ thống có thể phát hiện ra những thất thoát nhiên liệu bất
thường.
Loại cảm biến này khá phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vì nó hỗ trợ
kiểm sốt định mức tiêu hao nhiên liệu khá tốt.

1.8 Cảm biến báo mòn má phanh
Đây là một hoặc nhiều dây cảm biến được lắp đặt trên lớp má phanh dưới dạng riêng lẻ
hoặc tích hợp, hỗ trợ cho hệ thống phanh xe. Loại cảm biến này không được trang bị trên tất
cả các dòng xe mà chỉ có ở một số dịng xe cao cấp
Page 24


1.9 Cảm biến kích nổ
Về cơ bản, cảm biến kích nổ (Knock Sensor) là một thiết bị “lắng nghe” có khả năng
phát hiện những rung động bất thường và âm thanh phát ra từ động cơ. Vì vậy, nó cịn được
gọi là cảm biến tiếng gõ KNK.
Cảm biến KNK có hình dạng như một chiếc bu lơng, thường được gắn ở vị trí phía dưới

cổ hút, nắp xi-lanh trên thân động cơ. Thơng thường, xe sẽ có 1 cảm biến kích nổ nhưng ở các
siêu xe sử dụng động cơ V6 hay V8 sẽ có 1- 2 cảm biến kích nổ ở mỗi nhánh máy.

Cảm biến kích nổ giúp phát hiện và ngăn chặn hiện tượng kích nổ sớm
Cảm biến kích nổ có tác dụng phát hiện và khắc phục hiện tượng kích nổ sớm có thể
gây hại cho các chi tiết máy của động cơ, đảm bảo động cơ luôn hoạt động ổn định.
Để làm được điều này, cảm biến tiếng gõ KNK sẽ ghi nhận những rung động và âm
thanh phát ra từ khối động cơ, biến nó thành tín hiệu điện từ và gửi đến bộ điều khiển ECU.
Tiếp đó, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ đánh giá dữ liệu và điều chỉnh thời điểm đánh lửa để
ngăn chặn hiện tượng kích nổ. Trong một số trường hợp, ECU có thể đưa ra lệnh tắt một phần
động cơ để hạn chế hư hỏng cho các thiết bị.
Page 25


×