Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chiếc thuyền ngoài xa Nhân vật PHÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.14 KB, 23 trang )

NHÂN VẬT PHÙNG
I, Giới thiệu chung
- Cơng việc
- Hồn cảnh xuất hiện
- Lí do đến biển
II, Người nghệ sĩ
A, Tâm
- Yêu nghề, có trách nhiệm với nghề
- Nhạy cảm, tinh tế
B, Tài
- Phùng đã chụp được một “ cảnh “đắt” trời cho “ ( bức ảnh lúc mới
chụp )
- Phùng đã chụp được một bức ảnh đẹp để đời ( bức ảnh trong bộ
lịch về sau )
C, Tình
- trước thiên nhiên
- trước con người
III, Người chiến sĩ
A, thời chiến
- Quân nhân
- Chứng nhân
B, thời bình
- Dũng cảm
- Thương cảm
IV, Nhân vật tự nhận thức
- Nghệ thuật vị nghệ thuật ( Nhìn bức ảnh – con mắt thịt )
- Nghệ thuật vị nhân sinh ( Nhìn cuộc đời – con mắt thần )
+ nhận ra đằng sau cái đẹp là cái phi đạo đức


+ nhận ra đằng sau cái phi đạo đức là cái đẹp


V, Nghệ thuật
VI, So sánh

I, Giới thiệu chung
- Công việc
+ Phùng vốn là một người lính đã từng chiến đấu ở chiến
trường miền Trung, nên Phùng đã phải đối mặt với vô số
những gian khổ, hiểm nguy, với súng đạn và thậm chí là cái
chết
+ Sau khi rời quân ngũ, Phùng trở thành một nghệ sĩ nhiếp ảnh
và được giao đi chụp một bộ ảnh để đưa vào bộ lịch thuyền và
biển năm mới.
- Hoàn cảnh xuất hiện : Phùng xuất hiện trên bãi biển vào buổi sáng
sớm.
+ Thời gian Phùng xuất hiện. Vào buổi sáng sớm Lúc bấy giị
trời đây mù từ ngồi biến bay vào. Thời gian sớm, khung cạnh
vắng vẻ, âm u.
+ Không gian: trên bờ biển, không gian của bầu trời lác đặc máy
hạt mưa gọi không gian thơ mộng, lãng mạn của vùng bien.
🡪 Nguyễn Minh Châu xây dựng một ngoại cảnh đầy dụng ý nghệ
thuật để đặt nhân vật vào trong đó để cho nhân vật của mình thể
hiện được những nhận thức và phát hiện của mình.". Bởi vậy, GS.
Trần Đinh Sử khẳng định “Khơng có hình tượng nghệ thuật nào
khơng có khơng gian, khơng có một nhân vật nào khơng có một
nền cảnh nào đó
- Lí do đến biển
+ anh được yêu cầu “ xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền
và biển thật ưng ý. Theo yêu cầu của trưởng phịng, nghệ sỹ
nhiếp ảnh Phùng tìm đến vùng ven biển miền Trung (Trung
trung bộ), nơi vốn là chiến trường cũ của anh, để chụp những



tấm ảnh tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng
có sương mù.” phục vụ cho chủ đề của bộ lịch năm sau.
+ nhân dịp đến thăm Đẩu – một người bạn chiến đấu năm xưa,
đến nơi anh đã từng chiến đấu cùng người bạn ấy thời kháng
chiến chống Mĩ
🡺 Phùng mang tâm thế của 1 người nghệ sĩ và 1 người chiến sĩ đến “ một
vùng biển cách Hà Nội ngoài sáu trăm cây số”. Người lính năm xưa giờ
là phóng viên ảnh trở về ghi lại những vẻ đẹp cuộc sống đời thường
cho bộ ảnh lịch quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống lao động
khoẻ khoắn tươi rói của những con người dựng xây đất nước, đi tìm vẻ
đẹp bí ẩn của màn sương khói buổi sáng bổ sung cho tấm ảnh lịch
hồn chỉnh
II, Người nghệ sĩ
A, Tâm :
- Yêu nghề, có trách nhiệm với nghề
+ sẵn sàng bỏ cả vài tuần để đi săn lùng một bức ảnh đẹp, loay
hoay suốt mấy ngày vẫn chưa tìm được bức ảnh ưng ý. Một
người người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật là không được cẩu thả,
ln có u cầu nhất định, khơng làm qua loa vô trách nhiệm.
+ nhận được nhiệm vụ chụp bộ ảnh về cảnh biển mà cấp trên giao
phó, anh khơng chối từ hay ngần ngại mà sẵn sàng đi thực tế về
vùng biển miền Trung để tác nghiệp.
+ Cố gắng bắt trọn nhiều khoảnh khắc bức hình từ cảnh “người ta
đẩy một chiếc thuyền xuống nước” nhưng “đã không làm sao thu
được vào ống kính khoảnh khắc ấy”, đến cảnh “sương và cát”
khiến anh phải “ngủ ngay giữa bãi cát ven bờ phá”. Cống hiến,
đặt ra những ý tưởng để có được những bức ảnh ưng ý.
🡪 Phùng là 1 người nghệ sĩ chân chính khi đã tốn vài tuần, hàng trăm

giờ chỉ để có 1 bức ảnh. Bỏ ra cả tuần lễ để “phục kích” trên bãi biển,
anh ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong cơng việc nên
khơng thể trở về nếu chưa có một bức ảnh ưng ý. Lòng yêu nghề cùng
trách nhiệm với nghề đã cho ta thấy bản chất nghệ sĩ trong con người
anh.


- Nhạy cảm, tinh tế :
+ Tư chất đầu tiên và cơ bản địi hỏi phải có ở người làm nghệ
thuật là một tâm hồn giàu xúc động, tính xúc động mãnh liệt. Có
người khẳng định rằng cái “tâm” ấy là yếu tố trước hết của nghệ
thuật, là điều không thể thiếu trong tác phẩm của nghệ sĩ. “Chữ
tâm kia mới bằng ba chữ tài” là đề cao chữ tâm nhưng vẫn khẳng
định vị trí tài năng. Là một người đã luôn tâm huyết với nghề
nhiếp ảnh gia, nên chắc chắn trong tâm hồn của Phùng ln có
sự nhạy cảm, tinh tế.
+ Qua bức tranh hiện ra trước mắt Phùng ta như hiểu hơn về vẻ
đẹp ấy trong tâm hồn 1 người nghệ sĩ tài hóa :
● cảnh vật : “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu
sương mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do
ánh mặt trời chiếu vào” ......“khung cảnh ấy nhìn qua những cái
mắt lưới và tấm lưới ......y hệt cánh một con dơi”
- cảnh sáng sớm hiện ra với bầu khơng khí đầy sương
“trắng như sữa”, đem lại cảm giác mơ hồ, huyền ảo. Mũi
thuyền ẩn hiện trong nền sương và ánh sáng nổi bật.
Hình ảnh mũi thuyền gây ăn tượng cho Phùng, Nguyễn
Minh Châu đã sử dụng yếu tố đầu tiên ấy là ngôn ngữ
khi ông miêu tả hình ảnh chiếc mũi thuyền đẹp mơ hồ
bởi bầu sương mù
- những màu sắc hiện lên với tông trắng và hồng làm

sáng bức thiên cảnh trước mắt Phùng. Những từ láy “lòe
nhòe”, hồng hồng” đã tăng độ huyền ảo, lung linh cho
cảnh, tạo sự tinh khôi, tinh khiết cho bức tranh.
- Phùng thấy cảnh vật sớm qua 1 màn lưới, bầu khơng khí
thơ mộng nay lại qua lưới trở nên càng nổi bật vẻ đẹp
hàng chài.
⇨ Nguyễn Minh Châu tài thật, không bằng quá nhiều câu từ,
ngôn ngữ nhưng cũng đủ để người đọc hòa vào từng cảm
xúc của nhân vật, hòa vào cảnh đẹp của biển trong buổi sớm
sương mai


● con người : “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng
phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt
vào bờ.”
- dáng người “im phăng phắc” của vài cái bóng người thì
tạo sự tĩnh lặng, lắng lại 1 chút tạo độ sâu cho bức cảnh,
còn cách họ “hướng mặt vào bờ” thì lại gợi được cái hồn
cho tuyệt phẩm. Sự sâu thẳm của cái nhìn xa ở Phùng
cùng với sự hun hút của ánh nhìn những bóng người
trên thuyền tạo khơng khí thêm cuốn hút. Cái tinh tế là
anh khám phá ra một chiều đối lập lại với hướng nhìn
của mình
- Cảnh đẹp trên biển chính là minh chứng cho một cuộc
sống hịa bình, cho một đất nước hịa bình, nhưng nơi
mà nghệ thuật hướng đến chính là con người, vậy mà
con người hiện lên trong bức tranh đó khơng hề rõ nét.
Phải chăng tác giả đã có hàm ý ẩn hiện qua đây ? Và
cũng có lẽ cũng thể hiện đây là sự sâu sắc trong tâm
hồn của Phùng

● tổng thể : “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều
hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn bích”
- Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai, đó là
khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.
- Phùng là người nhạy cảm, yêu thiên nhiên nên mới có
thể cảm nhận, bắt chọn được tuyệt tác của tạo hóa như
vậy. Vẽ nên trước mắt 1 bức tranh dường như hoàn hảo
cũng cho thấy trái tim nồng cháy, tinh tế của Phùng cho
thiên cảnh nơi đây.
🡪 Có thể nói phải là một người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, Phùng
mới có những cảm nhận đầy tinh tế, quan sát tỉ mỉ từng chi tiết của
khung cảnh để thu vào tầm mắt mình những gì đẹp đẽ nhất mà thực tại
và tạo hoá ban tặng.
B, Tài :
▬ Phùng đã chụp được một “ cảnh “đắt” trời cho”
+ Tại sao đó là cảnh đắt :


● Trong cảm nhận của Phùng, một “cảnh đắt trời cho” q giá, hi
hữu kì diệu, “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời
cổ” với cái đẹp cổ điển, chuẩn mực tưởng chỉ có trong một
thời quá vãng nay bất ngờ hiện hữu ngay trước mắt, trong
hiện tại; là bức tranh không được “vẽ” bởi một họa sĩ tay nghề
kém nào mà được sáng tạo bởi người nghệ sĩ tài danh.
● Đó là cảnh đẹp diệu kì mà tạo hóa ban tặng, là cảnh hiếm hoi
mà trong cuộc đời người nghệ sĩ khơng dễ gì bắt gặp. Phút
thăng hoa trong cảm hứng sáng tạo, tài năng của người nghệ
sĩ.
● Khi con thuyền ở ngoài khơi xa, qua con mắt nhà nghề của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh tài năng bỗng trở nên “đắt” giá trở

nên có thần thái, bừng lên nguồn sinh khí, rực sáng bởi sắc
màu đơn sơ của hội họa cổ điển, lãng mạn; có đường nét,
hình khối và được nâng lên bay bổng diệu kì qua trí tưởng
tượng mê hoặc của tác giả.
+ Phùng đã chụp như thế nào ? “ gác máy lên bánh xích của chiếc
xe tăng hỏng bấm "liên thanh" một hồi hết một phần tư cuốn phim,
thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn
mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.
● Phùng là một nghệ sĩ trên đường săn tìm cái đẹp.Anh thực sự
biết quan sát lựa chọn cái đẹp của thiên nhiên,cảnh vật,con
người.Sự rung động của người nghệ sĩ đã đến đúng lúc.Sự rung
động thực sự khi đứng trước cái đẹp.Cái đẹp tự nhiên " đắt giá",
"trời cho",mới thực sự làm rung động lòng người.
● cái đẹp tuy hiện hữu ở mọi nơi nhưng muốn thấy được nó thì
phải kiên nhẫn đầu tư nhiều thời gian và công sức lao động
nghệ thuật, phải thực sự lăn mình vào cuộc sống, hịa nhập và
cảm nhận hết dư vị của nó. Phùng chụp lại được cái đẹp hiếm
thấy, khơng phải ai cũng có thể bắt được những cơ hội “đắt” trời
cho như vậy nên khi Phùng chụp được thì ta cũng thấy được tài
năng của người nghệ sĩ này.


🡺 Bức tranh tuyệt mĩ về buổi sớm trên biển đã được Phùng bắt chớp
được. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, “nhà nghề”
để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ
đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Rồi anh bấm liên thanh
một hồi hết phần tư cuốn phim, như muốn thu vào mình cái khoảnh
khắc hạnh phúc ngập tràn...
▬ Phùng đã chụp được một bức ảnh đẹp để đời
+ Là bức ảnh đánh dấu cho tài năng, tâm hồn nghệ thuật ở chính

Phùng. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là đề cao chữ tâm
nhưng vẫn khẳng định vị trí tài năng. Phùng khơng chỉ có tài mà
cịn có tâm, cịn cả tình nữa vậy nên bức ảnh đó sẽ là mốc ghi
dấu son cho sự nghiệp của anh về sau.
+ Tấm ảnh “chiếc thuyền ngồi xa” có giá trị nghệ thuật cao, được
mọi người yêu thích “được treo rất nhiều nơi nhất là trong các
gia đình sành nghệ thuật”. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy
cũng đựơc treo trong những phòng khách sang trọng của những
người đam mê nghệ thuật ảnh.
+ Khơng những thế, nó cịn có giá trị lâu bền “không những cho bộ
lịch năm ấy mà mãi mãi về sau” . Sự đánh giá cao ấy xứng đáng
với công sức mà Phùng đã bỏ ra để “phục kích” nhiều ngày mới
chộp đựơc nó.
+ Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần.
Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều
dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuần
túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh tồn bích,
đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai
đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hào rất nhiều. Nghệ thuật
là vơ giá! Tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó phản ánh
hiện thực đời sống.
🡺 phẩm chất hàng đầu của người nghệ sĩ là phải có tâm say mê cái
đẹp bên cạnh đó cịn là tài năng bắt được những khoảnh khắc của
thiên cảnh. Phùng là nghệ sĩ có tài: Phùng có năng khiếu hội họa,


nghệ sĩ nhiếp ảnh cảm nhận vẻ đẹp bằng tài năng, tâm hồn. Phùng
phát hiện được vẻ đẹp của con thuyền, lưu giữ vẻ đẹp đó. Tài của
Phùng được thủ trưởng đánh giá cao, tài năng thể hiện qua bức
ảnh.Qua vẻ đẹp của bức ảnh ta thấy việc bắt được cảnh “đắt” trời

cho thì bức ảnh ấy là sáng tạo, là công sức của một đời nghệ sĩ, là
khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê nghệ thuật

C, Tình
▬ trước thiên nhiên
+ Rung động
● “ chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy”
: đối với mỗi người nghệ sĩ khi nhìn thấy, chứng kiến cái đẹp
hiện ra bao giờ cũng là những cảm xúc bồi hồi, rung động
mới chớm nở, điều đó khiến Phùng phải cảm thán 1 câu.
Chữ “đắt” ở đây khơng chỉ nói đến vẻ đẹp đến sững sờ của
tạo hóa, mà cịn là đắt giá, giá trị của vẻ đẹp khung cảnh ấy
đối với 1 người nghệ sĩ. Nhưng phải chăng với Phùng giá trị
của bức cảnh ấy có thể là vơ giá vì cả đời nghệ sĩ cũng
hướng tới cái đẹp bấy lâu đi tìm.
● Trước “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” :
tâm hồn người nghệ sĩ trong Phùng bát đầu có những rung
động mãnh liệt đứng trước bức tranh thiên nhiên tưởng như
tồn bích đó,
+ Bối rối trước cái đẹp :
● Như tâm trạng đứng trước người yêu, Phùng đứng trước cái
yêu của mình cũng bối rối khi nhìn thấy cái đẹp đang rực rỡ
trước mắt. Bối rối là sự mất bình tĩnh, cuống lên, khơng biết
xử trí thế nào, đối với Phùng thì là sự bối rối trong 1 khoảnh
khắc ấy.
● khi nhận thấy sự may mắn mà có được cơ duyên để bắt gặp
được một cảnh tưởng hạn hữu với cuộc đời của người nghệ
sĩ “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”
● người nghệ sĩ cả đời chuyên tâm kiếm tìm cái đẹp, cái đẹp
khiến tâm hồn họ rung động, khiến họ “bối rối” và bức tranh



kia lại “đơn giản và tốn bích” q đỗi, khiến Phùng không
thể cưỡng lại được. Anh cảm tưởng như tâm hồn mình đã
được cái đẹp đó “thanh lọc”, trở nên trong ngân hơn bao giờ
hết.
+ Hạnh phúc khi có được một bộ ảnh ưng ý “thu vào chiếc Pratica
cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp
tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”
● Từ góc độ của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lịng
với những gì mình đã kịp ghi lại trong ống kính
● Người nghệ sĩ ấy đã trực chờ ở bờ biển suốt mấy hôm chỉ để
chờ đợi cảnh đẹp này, ngay lúc này, cịn gì hạnh phúc hơn
khi chính anh đã tìm ra được cảnh đẹp mong chờ bấy lâu
● Ít có người nghệ sĩ nào lại có được những phút giây thăng
hoa như thế trong cuộc đời của mình. Và Phùng là số ít
người bắt gặp được cái đẹp mà đơi khi cả đời người cũng
khơng thể tìm thấy. Anh đã thực sự hạnh phúc khi bắt gặp
được cái đẹp tuyệt mỹ kia, một phần bởi sự may mắn, nhưng
cũng là bởi sự tinh tế, nhạy bén của tâm hồn nghệ sĩ trong
anh.
● Phát hiện đó có thể được coi là một quan niệm về cái đẹp
trong vũ trụ của Nguyễn Minh Châu, ông cho rằng cái đẹp
đều xuất phát từ những sự vật, sự việc bình thường trong đời
sống. Ý nghĩa thứ hai của vẻ đẹp ấy đó là thứ con người ta
đạt được qua quá trình lao động với lịng kiên nhẫn kiên trì
mới có được thành quả nhường ấy
🡺 Tâm trạng của Phùng là tâm trạng của người nghệ sĩ sau rất nhiều
ngày săn ảnh, tâm trạng của một người chờ đợi thì gặp được điều
mình mong muốn. Qua đó khơng nhưng chúng ta thấy Phùng là một

người nghệ sĩ chân chính ln khao khát tìm kiến cái đẹp, Mà qua
việc miêu tả khung cảnh sớm trên biển ta cịn thấy tình cảm của tác
giả ...

▬ trước con người :


+ Bất ngờ:
● Lí do
- Ngay lúc này, trong vẻ đẹp toàn mĩ ấy, hiện thực cuộc
sống con người hiện lên thật tàn khốc, trước mắt người
nghệ sĩ là cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài - một sự
thật tàn nhẫn trong góc khuất cuộc sống của những con
người nghèo khổ
● Không hiểu tại sao người đàn ông lại đánh người
vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi "mày chết
đi cho ông nhờ", "chúng mày chết hết đi cho ơng
nhờ".  Cái bóng lưng ngồi im phăng phắc mà Phùng
nhìn thấy trước đó bước ra, mang theo biết bao
nhiêu gánh nặng, khổ cực để rồi hành động như vậy
● Điều ngạc nhiên hơn cả chính là hành động của
người vợ, khơng hề có chút phản ứng nào, khơng
kêu lên một tiếng cũng chẳng chống trả hay tìm
cách chạy trốn, cam chịu trận địn, khơng hề phản
kháng lại
● Bất chợt thằng Phác vì thương mẹ, xơng vào đánh
lại bố thì bị ăn hai cái tát
- Nếu như khung cảnh, hình ảnh con người bên trên đang
mờ nhạt, không rõ nhưng lại hiện lên tuyệt đẹp thì đến
đây dường như đã trở nên rõ nét hơn nhưng lại không

thơ mộng đẹp như trong tranh. Phải chăng đây cũng là sự
bất ngờ của nghệ sĩ ấy, sao đời lại không đẹp như nghệ
thuật ?
- Khi ở xa, người nghệ sĩ không thể nào thấy được hết
những mảng tối, những góc khuất trong cuộc sống của
con người. Đó chỉ là những bóng lưng ngồi im phăng
phắc nhưng vì khi lại gần lại thấy cảnh bạo hành khác với
cái nhìn xa nên anh càng bất ngờ hơn
🡺người nghệ sĩ kinh ngạc đến sững sờ, anh như chết lặng
bởi vì khơng thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp kì diệu của
tạo hóa kia là cái ác, cái xấu đến không thể tin được.


● Như thế nào :
- Trước cảnh tượng đó Phùng bối rối, kinh ngạc đến mức
tê liệt “cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và cho đến khi bãi
cát trở về với sự tĩnh lặng vốn có Phùng vẫn đưa mắt ngơ
ngác.
- Phùng không thể tin rằng cuộc đời vẫn còn những oan
trái, cay nghiệt như thế, tưởng chừng như đấy chỉ là câu
truyện cổ đầy quái đản, là ác mộng chỉ xuất hiện trong
khoảnh khắc chứ không phải cuộc đời
🡺 Đang trong khoảnh khắc đẹp của cuộc đời nghệ sĩ thì chợt thấy
sự cắt ngang của cuộc sống. Cảnh bạo hành gia đình, nó hồn
tồn trái ngược với cảnh đẹp thơ mộng nơi đây. Phùng đã tận
mắt chứng kiến một sự thật nghiệt ngã.

+ Bất bình, bức xúc :
- Trong suy nghĩ
● Mặc dù khám phá ra những đối lập giữa khunh cảnh chiếc

thuyền yên bình nên thơ với sự thật đằng sau nó nhưng
Phịng khơng quay lưng lại với hiện thực cho dù nó phũ
phàng, trần trụi. Một con người nhạy cảm như Phùng làm
sao tránh khỏi nỗi tức giận khi phát hiện đằng sau cảnh đẹp
của chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu
● Với đôi mắt và trái tim của người nghệ sĩ sự bức xúc dâng
cao hơn anh thể hiện qua những suy nghĩ và lời nói của
mình “ Cũng phải nói thật, nhất là đấy là đời ..... Cịn tơi, một
người đáng lẽ mụ phải biết ơn” ....tra hỏi người đàn bà “ lão
ta....”
● Vì anh vẫn cịn những suy nghĩ đơn giản 1 chiều chỉ biết
qua lí thuyết, sách vở không những thế anh chưa trải qua,
chưa hiểu rõ về cuộc sống chật vật, mưu sinh nơi đây.
- Qua hành động ;
● Phùng vứt chiếc máy ảnh 🡪 như phản xạ anh “vứt chiếc
máy ảnh xuống đất”- thứ quan trọng nhất của người nghệ sĩ


mà “chạy nhào tới” đã bỏ qua cái bức ảnh tuyệt đẹp vừa
được lưu lại để chạy đến với Phùng đã bỏ qua công việc,
đam mê để hành động ngăn chặn hành động bạo tàn, bảo
vệ người đàn và bất hạnh
● Cảm xúc đã lên đến đỉnh điểm, là một người nghệ sĩ nhưng
đứng trước cái xấu anh không thể đứng trơ mắt ra nhìn. Lần
2 khi chứng kiến cảnh bạo hành thì Phùng đã thể hiện ra
hành động, lao tới và đánh người đàn ông. Đây không phải
hành động bộc chột hay trong phút chốc như lần trước mà
nó là kết quả của sự dồn nén cùng với sực bực tức nên.
🡺 Cuộc sống của gia đình trên con thuyền chật hẹp cứ từng lớp, từng lớp
được phơi bày trước mắt Phùng. Anh đi từ trạng thái này đến trạng thái

khác, vừa hết sức đau thương vừa xung đột mãnh liệt.

+ cảm thông, cảm phục
● Phùng hiểu ra được nhiều điều trong cuộc sống. Thì ra đằng
sau bức tranh danh hoa đó là biết bao thân phân éo le, bước
ra khỏi chiến tranh họ chật vật khổ sở để mưu sinh.
- Phùng càng hiểu hơn người dân bà kia, dàng sau sự
xấu xí lại là một tâm hơn thánh thiện, một tỉnh mẫu từ
thiêng liêng. Vì con người phụ nữ ấy sản sáng hi sinh
bản thân mình
- Anh cảm thông trước hành động của người đàn ông, với
nghề lam lũ trên biển bao cực khổ chất chứa khiến ông
ra tay với vợ, cũng hiểu vì sao thằng Phác lại ra tay với
bố của mình
● Từ đồng cảnh tới đồng cảm với người bạn chiến sĩ năm xưa
nay thành chánh án, có lẽ vì cùng là bạn, là đồng đội chiến sĩ
nên anh hiểu sự bức xúc ở Đẩu giành cho người đàn ơng, trái
tim tình thương với người đàn bà, đó là 1 con người vì xã hội,
vì cơng bằng lẽ phải hạnh phúc của người dân
● Nghệ sĩ Phùng cảm phục những con người nơi đây
- Có lẽ,người nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng đang trầm ngâm
suy nghĩ những gì vừa xảy ra. Lúc này, Phùng vỡ ra


được nhiều điều, cảm phục hơn về người đàn bà, người
đàn ơng nói riêng và người dân hàng chài nói chung
- Người đàn bà thất học, quê mùa không hề cam chịu một
cách vơ lí, khơng hề nơng nổi một cách ngờ nghệch mà
thực ra chịta là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.
Trong khổ đau, cơ cực, chị biết chắtchiu từng giọt của

hạnh phúc đời thường. Chị luôn sống với tâm niệm
thiêng liêng là : sống cho con.
- Người đàn ông đã phải luôn gồng gánh, chèo lái con
thuyền là hình ảnh Phùng chưa được thấy nay biết rõ
nên anh cũng phục hơn
+ trăn trở, lo âu
● mối quan tâm thường trực đến số phận con người, nhất là
những mảnh đời bất hạnh, thái độ bất bình trước những
ngang trái cuộc đời.
● Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài:
sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ
người đàn bà hàng chài…
● Lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo
lắng, ám ảnh về thân phận và tương lai của họ - nhất là bé
Phác.
🡺 người nghệ sĩ muốn thực sự khám phá cái vẻ đẹp tồn bích ấy thì
cần có cái nhìn đa chiều, đừng chỉ nhìn cuộc sống dưới góc nhìn của
một khung hình chữ nhật, hãy biết sống thực với nó, hãy hiểu chứ đừng
chỉ biết. Câu chuyện của người nghệ sĩ Phùng cũng là câu chuyện của
biết bao người nghệ sĩ khác. Chiếc thuyền chỉ đẹp khi nó ở ngồi xa
trong sương mù bồng bềnh huyền ảo, nhưng khi nó đến gần thì bên
trong nó lại bộc lộ những cái thật xấu xa của cuộc sống con người
III, Người chiến sĩ
A, Thời chiến
- Quân nhân


+ Phùng đã từng là chiến sĩ trên chiến trường, phục vụ cho đất
nước ở kháng chiến chống mĩ
+ Kiên trung, dũng cảm, đổ biết bao công sức , mồ hôi, máu và

nước mắt để bảo vệ đất nước, sẵn sàng bảo vệ công bằng và
đạo đức xã hội
+ Mong nhân dân có cuộc sống hạnh phúc ấm êm
+ Khơng sợ chết để chiến đấu vì Tổ quốc – lịng căm thù giặc,
ghét cái xấu xa
- Chứng nhân
+ Thời chiến thì khơng thể tránh chiến đấu, đánh nhau, có cảnh tra
tấn, bạo hành dã man
+ Chắc chắn Phùng cũng đã thấy những cảnh hạnh phúc gia đình
đổ nát, đau thương mất mát
B, Thời bình
- Dũng cảm
+ Vì bản chất của 1 người lính :
anh từng cầm súng bảo vệ cuộc sống nhân dân, đánh giặc cho
nên trước cảnh bất bình anh không hề ngần ngại : "Tôi nện
hắn bằng tay không, nhưng cú nào ra cú ấy, không phải bằng
bàn tay một anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay rắn sắt của một
người lính giải phóng đã từng mười năm cầm súng.
Một người lính với đơi tay khỏe khoắn, ra tay để ngăn cản
người đàn ông
Tôi đã chiến đấu trong mấy ngày cuối cùng chiến tranh trên
mảnh đất này.
+ Vì muốn bênh vực những phận người bất hạnh, khơng thể
đứng nhìn điều bất cơng
● Cầm trên tay khẩu súng không sợ địch, không sợ hy sinh
chỉ để bảo vệ Tổ quốc, mong sao giành được độc lập cho
dân tộc ấy vậy mà cuộc sống sau này lại không như vậy.
Đâu thể cứ đứng nhìn một cuộc đời, 1 gia đình tan nát
thêm nữa.



● Anh muốn bảo vệ nhân quyền vì nhân quyền “giống như
món trang sức đắt tiền trong tủ kính mà những đôi bàn
tay lam lũ không thể chạm vào”.
“Bất luận trong hồn cảnh nào tơi cũng khơng cho phép
hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự
nguyện rúc vào trong xó bãi xe tăng kín đáo cho hắn
đánh".
● Hoàn cảnh diễn ra nhức nhối trước mắt người lính từng
chiến đấu cho đất nước, giải phóng con người đã làm
nên một cơn giận bùng phát và đã ra tay hành động.  
● Phùng “vứt” chiếc máy ảnh 🡪 với bản chất của 1 ng chiến
sĩ với lòng căm thù cái xấu, bảo vệ con người nên thấy
cảnh bất hòa như 1 phản xạ anh lao ra. Từ “vứt” thể hiện
sự dứt khoát của 1 ng chiến sĩ sẵn sàng bỏ qua cái cá
nhân để hướng tới 1 cộng đồng

- Thương cảm
+ nỗi băn khoăn về cuộc sống của con người
● những gia đình khơng hạnh phúc, về cảnh bạo lực trong
cuộc sống hôn nhân : Trong khoảng thời gian cầm súng
trên chiến trường
Có lẽ khó ai hình dung cảnh không hạnh phúc ấy lại diễn
ra trong bối cảnh cuộc sống mới, nó hồn tồn đối lập
với điều chúng ta hằng xây dựng cho cuộc sống này
"người yêu người, sống để yêu nhau" (Tố Hữu).
● những khó khăn chật vật đang vây hãm lấy họ thời hậu
chiến : Đất nước đã bước vào hịa bình, nhưng sự thật
là con người chưa được ấm no. Ở đây, Nguyễn Minh
Châu đã hồn thành tốt sứ mệnh của mình, cất tiếng

“bênh vực cho những người khơng có ai để bênh vực”.
Sự thay đổi của thời bình “chủ trương nguyên tắc của
chúng tơi là kêu gọi hịa thuận...”
+ những đau đáu về những tổn thương thể xác và tinh thần mà
bao người phụ nữ đang phải chịu.


● Trước thái độ và hành động của người đàn bà hàng chài
Phùng cảm thấy “căn phòng ngủ lồng lộng gió biển của
Đẩu tự nhiên bị hút hết khơng khí, trở nên ngột ngạt quá”,
đó là cảm giác chân thực của người lính có trái tim nồng
hậu khơng chấp nhận nổi sự bất công mong giành lại
từng quyền sống cho con người.
● Bất bình trước sự cam chịu nhẫn nhục tới khó hiểu của
những con người khốn khổ. Hiện thực với những mâu
thuẫn éo le qua câu chuyện của người đàn bà thất học
quê mùa nhưng sâu sắc từng trải đã khiến Phùng trở nên
đau đáu
+ những lo âu về số phận của biết bao đứa trẻ tội nghiệp, phải
lớn lên trong sự chứng kiến những cảnh tượng không tốt đẹp
mà ba mẹ chúng gây ra.
● Phác là nhân tố bị ảnh hưởng trong nạn bạo hành gia
đình. Phác đã phải trải qua những điều mà không đứa trẻ
nào chạc tuổi nó đáng phải trải qua. Nhân cách sẽ chịu
ảnh hưởng,tác động ít nhiều bởi hồn cảnh mà con
người đó đang sống.
● Gia đình của Phác khơng hạnh phúc cũng chính là 1 dẫn
chứng cho hồn cảnh chung của xã hội nơi đây. Biết bao
những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh cuộc sống vất vả,
khổ cực về cả thể chất lẫn tinh thần.

● Với trái tim nồng hậu, Phùng dù mới ở cạnh Phác có vài
đêm nhưng anh cũng phần nào hiểu được Phác, hiểu
hơn về những số người nhỏ bé đang phải gánh chịu bao
cực nhọc, đau đớn mỗi ngày. Từ đó thấu hơn xã hội với
nhiều mảnh đời khác nhau.
🡺 Quả thực Phùng là 1 người lính với một trái tim nhân hậu, nồng ấm,
thấm đẫm tình thương để “nâng niu những cái đẹp ở đời”, để “bênh
vực cho những người khơng có ai để bênh vực”.
IV, Nhân vật tự nhận thức


1. Khái niệm : Nhân vật tự nhận thức là kiểu nhân vật tự phán xét
hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình
với những xung động của nội tâm trước sự dồn đẩy âm thầm mà
quyết liệt của lương tâm, của nhân cách con người.
2. Đặc điểm :
- Đây là loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức
tồn tại trong đời sống tinh thần xã hội
- Thường đưa ra một cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá đời
sống mang đậm chính kiến và suy ngẫm cá nhân.
- Nhân vật tự ý thức được nhà văn ít sử dụng đối thoại, nhân vật
ít hành động mà ln suy nghĩ, chìm đắm trong suy nghĩ. Nhân
vật được tác giả khơi sâu vào những góc ngách sâu kín của
tâm hồn.
- Là cách nhà văn tự thức nhận và lý giải vấn đề trên theo quan
niệm riêng của mình ( mk cần làm cho ra cả cái này ).Nhà văn
quan tâm, suy ngẫm và coi sống như thế nào trong mối tương
quan giữa con người và hoàn cảnh là vấn đề cần thiết, luôn đặt
ra cho mỗi thế hệ.


3. Phùng – 1 nhân vật tự nhận thức
a. Nghệ thuật vị nghệ thuật :
- Phùng được chiêm nghiệm và rung động trước cảnh đẹp mà
tạo hóa ban tặng. Với nghề nhiếp ảnh gia của mình thì có lẽ
đây chính là nghệ thuật chân chính.
- Phải chăng cái nhức nhói trong sung sướng của một người
nghệ sĩ khi gặp được cảnh tượng đầy đẹp đẽ và có sức hút
như thế. Vậy nên Phùng là một người nghệ sĩ chân chính, là
người dễ xúc động trước cái đẹp nên mới mang những xúc
cảm như vậy.
- Dường như anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ trong hình ảnh
chiếc thuyền ngồi xa giữa trời biển mờ sương ấy “Chẳng biết
ai đó đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức?” 🡪
trong khoảnh khắc thơi anh coi cái đẹp mà nghệ thuật mang lại
chính là cái đạo đức chân chính nhất.
- Ngay cả việc anh ngồi bấm máy cũng là phải “rúc vào bên bánh
xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa”. Ngay lúc này, trong


quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ chính là quan niệm về
nghệ thuật vị nghệ thuật mà thôi.
- Cảm hứng triết lí về nghệ thuật:
• Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”: “bức tranh mực tàu của
một danh hoạ thời cổ; một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn
bích”. 🡪 nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.
• anh đã chiêm nghiệm: “bản thân cái đẹp chính là đạo
đức”, khám phá chân lí của sự tồn thiện, khám phá thấy
cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
- cái đẹp đối với Phùng là “thanh lọc” tâm hồn, để tâm hồn con
người cao khiết, khơng gợn đục, thánh thiện. Đó cũng chính là

sự giác ngộ, nhận thức về sức mạnh kì diệu của cái đẹp, của
nghệ thuật đối với con người, bởi nói như quan niệm của
Dostoiepxki: “cái Đẹp cứu rỗi thế giới” – khi đứng trước cái đẹp,
người ta thường không nghĩ đến cái xấu, cái ác, cái dung tục,
tầm thường của cuộc đời mà để tâm hồn mình bay bổng hướng
thiện
🡺 Nhìn bức ảnh – con mắt thịt
b. Nghệ thuật vị nhân sinh
+ nhận ra đằng sau cái đẹp là cái phi đạo đức
● Nếu từ xa thiên cảnh đối với anh là tuyệt tác, khiến anh “ bối
rối” rồi hạnh phúc khi chụp được thì bây giờ nhân cảnh lại gần
anh đã vỡ ra khơng có cái đẹp tồn mĩ. Mà ẩn sau nó là cái
xấu, góc khuất của cuộc đời mà chính người nghệ sĩ như anh
cũng chưa nhìn ra hết.
● Vừa mới đây thơi anh đã từng chiêm nghiệm: “bản thân cái
đẹp chính là đạo đức”. Thế mà cảnh tượng cuộc sống của
người dân làng chài chẳng phải là đạo đức.
● Giữa cảnh đẹp như vậy mà hiện ra những con người với
hoàn cảnh cuộc sống “tối tăm”, trái ngược hoàn toàn với bức
tranh nghệ thuật anh đã chụp .Cuộc sống của gia đình hàng
chài hiện lên đầy bất hạnh, khó khăn trái ngược hồn tồn với
vẻ đẹp tồn bích, bình n trong bức ảnh của người nghệ sĩ
Phùng


● Giữa nghệ thuật và cuộc đời có một khoảng cách xa khiến
người nghệ sĩ có sự ngộ nhận. Phùng cũng vậy anh đã từng
ngộ nhận cái đẹp là cái “chân lí của sự tồn thiện” để rồi anh
đã phải bất ngờ trước sự trái ngược với đời.
+ nhận ra đằng sau cái phi đạo đức là cái đẹp

● Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài, của những đứa con
thương mẹ. Hay vẻ đẹp khuất lấp của những những người
dân lao động.
● Mặt khác, muốn có được một bức ảnh nghệ thuật đẹp theo
đúng nghĩa của nó thì trước hết phải làm cho cuộc sống đẹp
đẽ, mới mẽ với những con người có tâm hồn trong sáng, tinh
khơi.
● Nhưng cũng chính hiện thức ấy mới giúp Phùng vỡ lẽ ra được
hiện thực cuộc sống khơng phải chỉ ln tồn màu hồng, cảnh
sắc thiên nhiên đẹp thật đấy nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa
khi con người được sống hạnh phúc để tận hưởng trọn vẹn
khung cảnh ấy.
🡺( Nhìn cuộc đời – con mắt thần ) Để phản ánh đúng về bản chất của
cuộc sống, con người, người nghệ sĩ đích thực khơng thể đứng ngồi
xa để quan sát mà phải sống gắn bó với hiện thực đời sống, phải nhìn
nhận sự vật một cách đầy đủ, tồn diện.
🡺 Nghệ thuật ở đây không chỉ là nghệ thuật vị nghệ thuật mà đó phải là
nghệ thuật vị nhân sinh. Nhà văn muốn nhắn gửi tới độc giả thông điệp về
nghệ thuật chân chính: người nghệ là ln ln khát khao đi tìm cái đẹp.
Nếu như ban đầu Phùng ln nhìn nhận cuộc sống ở một khía cạnh, bằng
con mắt giản đơn, một chiều, chủ nghĩa “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Thì sau
cuộc gặp gỡ với người đàn bà làng chài, trong tâm hồn Phùng bỗng nảy
nở nhiều triết lý sống mới mẻ, ấy là trong nghịch lý luôn tồn tại những cái
có lý và con người.

V. Nghệ thuật:
- Độc thoại nội tâm:


Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để thể hiện

chính chủ thể của nó với những bí ẩn khơn lường, phức tạp, phán xét
bởi ý thức hướng nội. Hơn bao giờ hết, thủ pháp độc thoại nội tâm trở
nên hữu hiệu trong việc đi sâu, len lỏi vào bề sau tâm lí nhân vật để
phơi bày những bí ẩn phức tạp của nó.
- Điểm nhìn trần thuật:
+ Điểm nhìn khách quan :
● người kể chuyện ở đây là Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự
hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng.
● đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật đầy sắc sảo, cách kể
truyện tự nhiên, sinh động, chân thực, tăng cường khả năng
khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở
nên chân thật, giàu sức thuyết phục, đồng thời thể hiện được
tư tưởng của tác giả.
+ Điểm nhìn di động:
● sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngồi vào bên trong, điểm
nhìn khơng gian nhìn từ xa lại gần để đi sâu vào khám phá
bản chất của đời sống
● cái nhìn đa diện, đa chiều, tránh cái nhìn phiến diện, một
chiều.
● Sự dịch chuyển điểm nhìn khiến nhân vật được nhìn một
cách tồn diện, đa chiều, hiện lên đầy đủ vẻ đẹp của nhân
vật không phải vẻ đẹp một chiều như trước nữa
- Ngôn ngữ: miêu tả trực tiếp các hành vi bên trong, các ý nghĩ, cảm xúc,
cảm giác của nhân vật: tôi trở nên bối rối…, tôi tưởng chính mình vừa
khám phá thấy…. 🡪 mang tính chủ quan- chân thực
🡺 Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vượt qua được cái nhìn đơn giản, dễ
dãi để đem đến cho ta một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có
giá trị phát hiện bằng những nghịch lí của đời thường.
VII. So sánh



Phùng
Giống

Khá
c

Vũ Như Tô

- Đều là những người nghệ sĩ tài năng, tài hoa
+
khám phá ra được vẻ đẹp của thiên cảnh ( cảnh
sương sớm được ví như là “cảnh đắt trời cho”) và bắt
được hoàn hảo khung cảnh ấy.
+
“chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến
gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu
đài cao cả, nóc vờn mây mà khơng hề tính sai một viên
gạch nhỏ”
- Hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ vì chưa thấy rõ sự
đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn
Tình

- Trước thiên nhiên :
- Trước nghệ thuật :
+ từ cảm động, bối rối + từ say mê, đam mê cái đẹp
trước vẻ đẹp của tạo
1 cách chân chính
hóa mang lại
+ rồi lại mù qng trước hào

+ đến hạnh phúc khi có
quang danh vọng từ cái
thể lưu lại được “ cảnh
đẹp mang lại
đắt trời cho” ấy
- Trước con người :
Trước con người :
+ anh đi từ kinh ngạc khi + Bản chất : thâm tâm Vũ
khám phá ra cuộc đời
Như Tô thương dân, không
trần trụi khác xa với sự
có ý định hại dân
tồn diện của bức ảnh, + Thay đổi : về sau bất chấp
+ để rồi bức xúc trước cái
tính mạng của nhân dân để
xấu
phục vụ cơng trình nghệ
+ và cuối cùng tĩnh lại để
thuật
thơng cảm và thấu hiểu
những cuộc đời, số
phận.

Tâm

- có trách nhiệm với nghề, - Cửu Trùng Đài mà ông dốc
dành ra bao ngày bao
tồn bộ tâm sức, tài năng
cơng sức chỉ để chụp
xây dựng, bất chấp cả

được bức ảnh ưng ý phục
những cơ cực, khổ nạn của


vụ bộ lịch cho con người
theo dõi ngày tháng.

thợ thuyền và nhân dân khi
bị bóc lột tận xương tủy đó
lại là cơng trình kiến trúc
chỉ phục vụ nhu cầu hưởng
lạc sa đọa của Lê Tương
Dực - một hôn quân với
các cung nữ.

- Không chỉ hướng tới cái
đẹp nghệ thuật với một
tâm hồn rung động, nhạy
cảm và tinh tế trước cảnh - Như Tô đứng trên lập
trường cái đẹp mà chứa
sắc tuyệt đẹp mà trời cho.
đựng lập trường cái thiện,
mà còn để tâm tới những
mới nhìn quang minh chính
góc khuất, khổ cực của
đại bản thân mà chứa nhìn
con người, khơng bỏ qua
lợi ích nhân dân bị thiệt hại.
hay phủ nhận,


Nhân - sự thức tỉnh của Phùng - Nhân vật Vũ Như Tơ
vật
diễn ra khi anh
KHƠNG HỀ THỨC TỈNH
tự
+ nhận ra đằng sau cái
nhận
đẹp là cái phi đạo đức
thức
+ nhận ra đằng sau cái
phi đạo đức là cái đẹp
-Đi từ nghệ thuật vị nhân sinh
- Đi từ nghệ thuật vị nghệ sang nghệ thuật vị nghệ thuật
thuật đến nghệ thuật vị - Vũ Như Tô phải lấy cả cái
nhân sinh
giá của nghệ thuật để đổi
bằng chính mạng sống của
- Nghệ sĩ Phùng đã thấy mình, khi chết ơng vẫn chưa
được mặt trái của sự việc nhận ra được sai lầm của
và đã kịp thời sửa sai nhận mình.
thức của mình về nghệ
thuật và cuộc đời.


🡺Cả hai nhà văn đã cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như
thế nào, con đường tìm kiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao.
Tuy không đem lại kết cục như mong đợi nhưng hai nhà văn dường như
đã bộc lộ hết vẻ tài tình qua những lời văn của mình. Ngơn ngữ điêu
luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngơn từ và hành động của nhân vật để
khắc họa tính cách, đó chính là cái tài mà khơng dễ ai có được. Và cũng

nhờ nghệ thuật chân chính mà cái tài đó càng thêm sâu sắc hơn, thấm
đẫm với chúng ta hơn.


- Phùng vừa là một người chiến sĩ, vừa là một người nghệ sĩ tài
hoa, đam mê cái đẹp, luôn khát khao tìm kiếm và chinh phục cái
đẹp. Chính vì thế mà Phùng vừa có bản lĩnh của một người lính,
đồng thời cũng có một tâm hồn rất dễ rung động của một người
nghệ sĩ. Trái tim của Phùng rất dễ động lòng trắc ẩn trước
những sự việc diễn ra trong cuộc sống đời thường.
- Phùng cịn một nhân vật mang thơng điệp mà Nguyễn Minh
Châu muốn gửi gắm đến độc giả. Đừng vì nghệ thuật mà quên
cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính ln là cuộc đời và vì
cuộc đời. Trước hết hãy là một nghệ sĩ biết rung động đối với
những điều bình dị xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất trong
cuộc sống để từ đó xây dựng những giá trị nghệ thuật làm con
người trở nên tốt đẹp hơn. “Sống đã rồi hãy viết hãy hịa mình
vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân” (Nam Cao).



×