Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện công nghiệp CĐTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 160 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 257 /QĐ-TCĐN-ĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


Mơc lơc
tt

Néi dung

Trang

1

Lêi Tùa ......................................................................................................

3

2

Mơc lơc .....................................................................................................


4

3

Giíi thiƯu m«n häc ...................................................................................

5

4

Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề ......................................................

7

5

Các hình thức học tập chính trong môn học .............................................

8

6

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học................................................

8

7

Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt.................................................. ..........................


9

8

Bài 2: Động cơ điện gia dụng ...................................................................

30

9

Bài 3: Máy biến áp gia dụng .....................................................................

69

10

Bài 4: Thiết bị lạnh ....................................................................................

90

11

Bài 5: Các loại đèn gia dụng và trang trí ...................................................

134

12

Trả lời các câu hỏi. ...................................................................................


158

13

Tài liệu tham khảo ....................................................................................

161

14

ThuËt ng÷ .................................................................................................

162


Giới thiệu về môn học
Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học:
Hiện nay ở nước ta hầu hết các hoạt ®éng cđa x· héi ®Ịu g¾n víi viƯc sư dơng
®iƯn năng. Điện không những được sử dụng ở thành phố mà còn được đưa về nông
thôn, miền núi hoặc nhờ các trạm phát điện địa phương. Cùng với sự phát triển của
điện năng, các thiết bị điện dân dụng cũng ngày càng được phát triển đa dạng và
phong phú. Các đồ dùng bằng điện đà trở thành người bạn gần gũi trong đời sống
của người dân và đà có tác dụng tích cực trong việc nâng cao văn minh vật chất và
văn minh tinh thần trong toàn xà hội.
Môn học Thiết bị điện gia dụng là một môn học cơ bản của học viên ngành
sửa chữa thiết bị điện công nghiệp. Môn học này nhằm trang bị cho học viên những
kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng, bảo quản và
sửa chữa các thiết bị điện gia dụng như nồi cơm điện, bếp điện, máy bơm nước một
pha, tủ lạnh, máy điều hòa không khí... Sau khi học xong môn học này, học viên có
đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện gia dụng.

Môn học này được học sau khi học viên đà học xong các Môn học Kỹ thuật
điện, Vẽ điện, Đo lường điện, Vật liệu điện; Khí cụ điện.

Mục tiêu của môn học:
Sau khi hoàn tất môn học này, học viên có năng lực:


Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện gia dụng như:
Thiết bị cấp nhiệt: nồi cơm điện, bàn ủi, máy nước nóng, lò nướng...
Tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ ...
Quạt điện, máy bơm nước, máy hút bụi ...
Máy biến áp gia dụng: survolteur, ổn áp tự động ...
Các loại đèn gia dụng và đèn trang trí.



Sử dụng thành thạo các thiết bị điện gia dụng nói trên.



Tháo lắp thành thạo các thiết bị điện gia dụng.



Xác định nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa hư hỏng theo yêu cầu.

2


Mục tiêu thực hiện của môn học:

Học xong môn học này, học viên có năng lực:


Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện gia dụng như:
Thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm điện, bàn ủi, ấm điện, máy nước nóng, lò nướng...
Tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ...
Quạt điện, máy bơm nước, m¸y hót bơi...
 M¸y biÕn ¸p gia dơng: Survolteur, ỉn áp tự động...
Các loại đèn gia dụng và trang trí.



Sử dụng thành thạo các thiết bị điện gia dụng đúng qui định kỹ thuật.



Tháo lắp các thiết bị điện gia dụng theo đúng qui định kỹ thuật.



Xác định nguyên nhân hư hỏng và sửa chữa hư hỏng các thiết bị điện gia dụng
đạt các thông số kỹ thuật ban đầu.

Nội dung chính của môn học:
Để thực hiện mục tiêu bài học này, nội dung bao gồm:


Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa chữa hư hỏng
thông thường của các thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm điện, bàn ủi, máy nước nóng, lò
nướng...




Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa chữa hư hỏng
thông thường của các thiết bị: Động cơ điện gia dụng, Máy biến áp gia dụng, Thiết
bị lạnh, các loại đèn gia dụng và trang trí.
Môn học này bao gồm 5 bài học sau:
Bài1: Thiết bị cấp nhiệt.
Bài 2: Động cơ đIện gia dụng.
Bài 3: Máy biến áp gia dụng.
Bài 4: Thiết bị lạnh.
Bài 5: Các loại đèn gia dơng vµ trang trÝ.

3


Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề
máy đIện -17

cung cấp đIện 1 - 19
vẽ kt cơ khí- 10
q -dây máy đIện -18
kỹ thuật nguội - 12
trang bị đIện 1 - 21

ĐầU VàO

kỹ thuật đIện - 08
kỹ thuật số - 25
vật liệu đIện -13

k-thuật cảm biến - 24

Các môn học chung
Chính trị - 01

PHáP LUậT - 02

THể CHấT - 03

Q. phòNG - 04

khí cụ đIện - 14
đIện tử ứng dụng - 23
đo lường đIện 1 - 16

kt lắp đặt ®IƯn - 20

vÏ ®IƯn - 11
t-h trang bÞ ®IƯn 1 - 22
đIện tử cơ bản - 09

TIN HọC - 05
thiết bị đIện gd - 15

Một mô-đun bổ trợ

Ghi chú:

Môn học Thiết bị điện gia dụng học sau các môn học Kỹ thuật điện, Vẽ điện, Đo lường điện, Vật liệu điện; Khí cụ điện.
Môn học Thiết bị điện gia dụng là một môn học chuyên ngành cơ bản và bắt buộc. Mọi học viên phải học và đạt kết quả chấp nhận được đối với cá

đặt ra trong chương trình đào tạo.
Những học viên qua kiểm tra và thi mà không đạt phải thu xếp cho học lại những phần chưa đạt ngay và phải đạt điểm chuẩn mới được phép học tiế
Học viên, khi chuyển trường, chuyển ngành.nếu đà học ở một cơ sở đào tạo khác rồi thì phải xuất trình giấy chứng nhận; Trong một số trường hỵp cã

4


Các hình thức học tập chính trong môn học
Hoạt động 1: Học trên lớp về:
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa chữa hư hỏng thông
thường của các thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm đIện, bàn ủi, máy nước nóng, lò nướng...
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp sử dụng, tháo lắp, sửa chữa hư hỏng thông
thường của các thiết bị: Động cơ điện gia dụng, Máy biến áp gia dụng,
- Thiết bị lạnh, các loại đèn gia dụng và trang trí.
Hoạt động 2: Tự học và ôn tập.
Hoạt động 3: Thực hành tại xưởng điện:
-

Tháo lắp, sửa chữa hư hỏng thông thường của các thiết bị cấp nhiệt: Nồi cơm đIện,

bàn ủi, máy nước nóng, lò nướng...
-

Tháo lắp, sửa chữa hư hỏng thông thường của các thiết bị: Động cơ điện gia dụng,

Máy biến áp gia dụng, Thiết bị lạnh, các loại đèn gia dụng và trang trí.

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học
Có thể kết hợp giữa bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và kiểm tra tự luận.
Các nội trọng tâm phải đánh giá là:




-

Cấu tạo, nguyên lý các thiết bị gia dụng.

-

Phương pháp sử dụng, bảo quản các thiết bị này.

Cụ thể:
Bài kiểm tra 1: (Lý thuyết): 45 phút: Kiểm tra viết, đánh giá kết quả tiếp thu về
cấu tạo, nguyên lý, cách sử dụng các thiết bị gia dụng.



Bài kiểm tra 2: (Thực hành): 60 phút: Tiến hành thường xuyên trong các buổi
thực hành. Đánh giá kỹ năng của học sinh về:
Lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện gia dụng.
Tháo lắp, kiểm tra thông số của các thiết bị điện gia dụng.
Xác định các hư hỏng, nguyên nhân gây ra hư hỏng.



Bài kiểm tra 3: Kiểm tra kết thúc môn học: (60 90) phút: Gồm 2 phần:
- Lý thuyết: Đánh giá kiến thức tổng hợp của toàn môn học với những thiết bị có
tính đặc trưng.
- Thực hành: Ngoài hình thức tương tự như kiểm tra thường xuyên, giáo viên có
thể cho học sinh sửa chữa hư hỏng ngay trên thiết bị đang hoạt động để rèn

luyện tính tự tin, quyết đoán cho học sinh. Học sinh phải phát hiện được từ hai
đến ba sai lỗi và sửa chữa/thay thế các bộ phận bị hư hỏng của các thiết bị ®iƯn
gia dơng.

5


Bài 1
Thiết bị cấp nhiệt
MÃ bài: CIE 01 15 01
Giới thiệu bài học:
Những thiết bị cấp nhiệt (gia nhiệt) rất gần gũi với chúng ta trong đời sống hằng
ngày. Chúng biến đổi điện năng thành nhiệt năng giúp chúng ta có thể nấu nướng, ủi
đồ, sưởi ấm. Vì vậy đòi hỏi người thợ điện phải hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý làm việc,
nắm được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và cách sửa chữa chúng. Với nội
dung bài học này sẽ trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng sử dụng và sửa
chữa các thiết bị cấp nhiệt.
Mục tiêu thực hiện:
Học xong bài học này, học viên có năng lực:


Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhóm thiết bị cấp nhiệt sử
dụng trong gia đình theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.



Sử dụng thành thạo nhóm thiết bị cấp nhiệt sử dụng trong gia đình, đảm bảo an
toàn cho người và các thiết bị điện gia dụng.




Tháo lắp được nhóm thiết bị cấp nhiệt sử dụng trong gia đình một cách chính xác
theo qui trình của giáo viên đưa ra và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.



Tìm được chính xác các nguyên nhân gây ra hư háng cđa nhãm thiÕt bÞ cÊp nhiƯt
sư dơng trong gia đình đạt tỉ lệ trên 80%.



Sửa chữa được các thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung chính:
Để thực hiện mục tiêu bài học, nội dung bao gồm:
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.

Khái niệm.
Cấu tạo.
Nguyên lý hoạt động.
Sử dụng.
Hư hỏng thường gặp.
Sửa chữa.

Các hình thức học tập:

Hình thức nghe giảng trên lớp có thảo luận
Hình thức tự học và ôn tập
Hình thức thực hành tại x­ëng tr­êng
6


Hoạt động I: nghe giảng trên lớp có thảo luận

Thiết bị cấp nhiệt
1.1. Khái niệm.
Các thiết bị cấp nhiệt được chế tạo dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện
(định luật Joule-Lenx). Khi dòng điện chạy qua dây dẫn làm cho nó nóng lên. Lượng
nhiệt sinh ra tỉ lệ với bình phương dòng điện, với điện trở và thời gian duy trì dòng
điện.
(1.1)

Q = I2 R.t

Trong đó:

I:

Dòng điện [A];

R: §iƯn trë cđa vËt dÉn [];
t:

Thêi gian [s];

Q: NhiƯt lượng [J];

1J = 0,24cal;

Dựa vào định luật này người ta tính toán thiết kế các đồ dùng điện với nhiều
công dụng khác nhau như: Bàn ủi, bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, mỏ hàn điện ...
Điểm chung của các thiết bị này là dây đốt nóng được làm bằng những vật liệu có
điện trở suất lớn như Vonfram, constantan, maiso, nicrom ... Các vật liệu sẽ tạo ra
một điện trở lớn làm lượng nhiệt sinh ra được nhiều hơn. Ngoài ra các vật liệu này còn
có khả năng chịu ®­ỵc nhiƯt ®é rÊt cao.

7


1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn ủi điện (Bàn ủi điện):
1.2.1. Cấu tạo:
a. Bàn ủi điện không có điều chỉnh nhiệt độ:
Bàn ủi điện không có điều chỉnh nhiệt độ, công suất thường nhỏ khoảng 320
400W. Khối lượng lớn (từ 2,1 đến 3 kg) để tích được nhiều nhiệt trong quá trình làm
việc. Thời gian gia nhiệt đến 2000C tương đối chậm, khoảng 15 phút. Cấu tạo đơn
giản, gồm có đế và tấm nặng (Hình 1.1). Trên đế có rÃnh đặt dây điện trở gia nhiệt và
được cách điện với đế, với tấm nặng nhờ chuỗi sứ hạt cườm hoặc mi ca lồng ngoài
dây điện trở. Mặt đế được mạ crôm hoặc niken để chống rỉ hoặc là tấm nhôm nhẵn có
tác dụng làm phẳng vật cần ủi. Tấm nặng thường được đúc bằng gang xám để tích
nhiệt cho bàn ủi và giữ nhiệt lâu dài khi ủi.

a) Hình dạng bên ngoài

b) Cấu tạo bên trong

Hình 1.1: Bàn ủi không có điều chỉnh nhiệt độ
1. Đế (có rÃnh đặt dây điện trở gia nhiệt)

2. Tấm nặng.
3. Dây điện trở gia nhiệt.
4. Tay nắm (bằng sứ hoặc nhựa)
5. Hạt cườm bằng sứ.
6. Vít nối dây điện trở với dây cấp điện (dây nguồn).
7. Dây nguồn và ổ cắm.

Đầu ra dây điện trở gia nhiệt thường được bọc bằng ống sứ và nối với dây tiết
diện lớn (thường là dây mềm nhiều sợi) có phích cắm với nguồn điện.
Loại bàn ủi này có cấu tạo đơn giản, rẻ tiền. Song do không khống chế được
nhiệt độ mong muốn nên dễ gây cháy vật ủi, do cắm liên tục sẽ tiêu tốn năng lượng.

8


b. Bàn ủi điện có điều chỉnh nhiệt độ:
Bàn ủi điện có điều chỉnh nhiệt độ là loại thiết bị gia nhiƯt cã bé phËn khèng chÕ
nhiƯt ®é (khèng chÕ nhiệt độ bằng rơle nhiệt).
Cấu tạo như hình 1.2

7
6
8

5

3

4


2

9

2

1

b) Sơ đồ mạch điện bàn ủi
có đền tín hiệu

a) Cấu tạo bàn ủi

Hình 1.2: Bàn ủi có điều chỉnh nhiệt độ
1. Bộ điều chỉnh nhiệt
4. Tấm nặng. 7. Núm điều chỉnh nhiệt.
2. Dây điện trở gia nhiệt. 5. Vỏ.
8. Điện trở sun.
3. Đế.
6. Tay nắm.
9. Đèn báo hiệu.

Cấu tạo bộ điều chỉnh bàn ủi như sau: (hình 1.3)

Hình 1.3: Cấu tạo bộ điều chỉnh của bàn ủi
1. Cam;
7. Tấm tiếp điểm trên;
2. Con lăn bằng sứ;
8. Tấm tiếp điểm dưới;
3. tiếp điểm trên và dưới; 9. Tấm cách;

4. Vít;
10. Điện trở gia nhiệt;
5. ốc;
11. Mặt đế;
6. Vòng đệm sứ;
12. Cặp kim lo¹i kÐp

9


Bộ phận điều chỉnh của bàn ủi thực chất là một rơle nhiệt. Bộ phận điều chỉnh
của rơle này là một cặp kim loại kép (12), đặt sát với đế làm việc (11) của bàn ủi. Cặp
kim loại gồm hai tấm kim loại có hệ số giÃn nở nhiệt khác nhau được hàn chặt với
nhau. Khi bị đốt nóng cặp kim lo¹i sÏ cong vỊ phÝa tÊm kim lo¹i Ýt giÃn nở hơn. Nhiệt
độ càng cao, cặp kim loại cong càng nhiều, đến mức nào đó, nó sẽ đẩy tấm tiếp điểm
trên (7) lên, mở tiếp điểm (30, ngắt dòng ®iƯn cÊp nhiƯt ®i qua d©y ®iƯn trë (10). Khi bị
ngắt điện, bàn ủi nguội dần, cặp kim loại thẳng dẫn trở lại cho đến khi đóng tiếp điểm
3, bàn ủi lại có điện.
Khi xoay cam (1), mặt cam tì vào con lăn (2) sẽ thay đổi vị trí của lá tiếp điểm
dưới (8), do đó sẽ thay đổi được thời gian mở tiếp điểm (3), tức là thay đổi được nhiệt
độ duy trì của của bàn ủi. Trục cam (1) được nối tới núm điều chỉnh nhiệt độ của bàn
ủi (núm 7, hình 1.2a).
Như vậy, bàn ủi có điều chỉnh nhiệt độ ngoài các bộ phận như bàn ủi thường
còn có thêm bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, để điều chỉnh nhiệt độ ủi và duy trì nhiệt độ
đó trong một thời gian nhất định. Giới hạn này có thể lựa chọn được tùy thuộc vào loại
vải cần ủi như sau:

Nhiệt độ (0C)

Loại vải

Sợi hóa học

85 115

Tơ lụa

115 140

Len

140 165

Băng, vải sợi

165 190

Lanh, vải bạt

190  230

10


1.2.2. Nguyên lý:

6
2

1


3

4

5
HìNH 1.4: NGUYêN Lý BàN ủI ĐIệN
1. Điện trở chính (dây đốt nóng).
2. Bảng lưỡng kim.
3. Tiếp điểm.
4. Điện trở phụ.
5. Đèn báo.
6. Vít điều chỉnh.

-

Phần chính của bàn ủi là dây điện trở có nhiệm vụ tạo ra nhiệt năng.

-

Điều chỉnh vít 6 làm tiếp điểm 3 đóng lại cấp nguồn cho mạch, có dòng điện

chạy qua, bàn ủi nóng dần lên. Khi nhiệt độ tăng quá mức điều chỉnh bảng lưỡng kim
2 biến dạng cong lên làm tiếp điểm 3 bị hở, mạch bị cắt, nhiệt độ giữ ổn định.
-

Điện trở phụ 4 có vai trò tạo sụt áp để cấp cho đèn báo (khoảng vài vôn).

1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện:
Công dụng chính của nồi cơm điện là dùng ®Ĩ nÊu c¬m. NÊu c¬m b»ng nåi c¬m
®iƯn, c¬m sÏ tơi, giữ được mùi thơm của các loại gạo, giữ được giá trị dinh dưỡng

phong phú của cơm. Mặt khác có thể dùng nồi cơm điện để hấp các loại bánh, sấy
các loại bánh cần ăn giòn, nóng. Nấu cơm bằng nồi cơm điện không cần người trông,
các quá trình nấu và ủ chín cơm đều hoàn toàn tự động, vì thế rất tiện lợi trong sinh
hoạt, đặc biệt là những người bận nhiều công việc, ít có thời gian nấu nướng.
Dung tích của nồi có các loại: 1,2lít; 1,8lít; 3,2lÝt

11


a. Cấu tạo:
Cấu tạo chính của nồi là: Dây điện trở chính (nấu); Điện trở phụ (hâm) và bộ
phận tự động điều chỉnh nhiệt độ (nam châm và bảng lưỡng kim).

8
2

1

N

3
H
6
7

4

RP






Đ

RC
5
HìNH 1.5: Sơ Đồ NGUYêN Lý NốI CơM ĐIệN
1. Cần điều khiển.
2. Nam châm.
3. Vít điều chỉnh.
4. Bảng lưởng kim.

5. Rc: Điện trở chính (nấu)
6. Rp: Điện trở phụ (hâm).
7. RĐ: Điện trở đèn.
8. Vòng trụ sắt (tấm tăng nhiệt)

b. Nguyên lý:
ấn cần điều khiển 1, nam châm 2 được đẩy vào đáy trụ sắt 8 nên bị hút chặt
làm tiếp điểm N đóng lại cấp điện cho Rc và đèn báo sáng lên. Nhiệt độ nồi tăng lên,
đến khoảng 700C bảng lưỡng kim 4 cong lên đóng tiếp điểm H, 1 phần dòng điện
chạy qua Rp nhưng không ảnh hưởng tới sự đốt nóng (vì khi đó Rp bị ngắn mạch) và
nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhiệt độ tăng đến khoảng 900C, bảng lưỡng kim cong nhiều đến mức làm cho
thanh động của tiếp điểm H chạm vào đầu vít 3 và tiếp điểm bị cắt, lúc này Rc vẫn
được cấp điện qua tiếp điểm N.
Khi nhiệt độ tăng đến 1250C (cơm đà cạn nước, gần chín) nam châm 2 mất từ
tính và nhả ra làm cắt tiếp ®iÓm N.


12


Nhiệt độ giảm dần dưới 900C, tiếp điểm H đóng lại Rp được nối tiếp với Rc hâm
nóng cơm ở nhiệt độ từ (70 90)0C.
Trạng thái nấu và hâm của nồi có thể biểu diễn bằng sơ đồ như hình 1.3a.
Rc
R

H

Đ

RP



RC

R
N

220K

Vàng

220K Đỏ

b. Nồi cơm HALF-EARTH(TQ)
220v-700w 1,8l


a.

HìNH 1.6: NGUYêN Lý NồI CơM ĐIệN

Một vài sơ đồ nồi cơm điện như sau:
Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện SHARP (loại KS 18ST điện 220V) và RCK
1066 của hÃng Toshiba Nhật Bản (dùng điện áp 110V) công suất 510W, thuộc loại
nồi cơm điện cơ khống chế nhiệt độ nhờ công tắc cơ kết hợp với nam châm vĩnh cửu.

Hình 1.7: Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện SHARP
R1: Dây điện trở có công suất lớn.
L: công tắc đóng mở.
Đ: Đèn đỏ, báo chế độ nấu cơm.
R2: Dây điện trở có công suất nhỏ.
NS: Nam châm vĩnh cửu.
V: Đèn vàng, báo chế độ ủ cơm.

13


Sơ đồ nồi cơm điện dùng mạch điện tử để khống chế nhiệt độ:

Hình 1.8: Sơ đồ khối nguyên lý nồi cơm điện
dùng mạch điện tử khống chế nhiệt độ
1. Dây điện trở gia nhiệt.
6. Điốt ổn áp D880
2. Đa tríc nhiệt độ.
7. Nút điều khiển.
3. Công tắc đóng mạch.

8. Mạch IC.
4. Biến áp nguồn cho mạch điện tử
9. Đèn báo
5. Chỉnh lưu 24V
10. Rơle + Tiristor

1.4. Sử dụng:
1.4.1. Đối với các thiết bị cấp nhiệt nói chung:
- Trước khi sử dụng một thiết bị điện phải nắm vững các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Trước khi đưa điện vào bất cứ thiết bị điện nào cần phải kiểm tra xem điện áp
của nguồn có phù hợp với điện áp định mức của thiết bị đó không.
- Cần có thói quen kiểm tra an toàn trước khi dùng thiết bị điện (thử rò điện ở
vỏ, xem dây dẫn, phích cắm có đảm bảo cách điện không...)

14


- Các thiết bị điện loại này thường tiêu thụ dòng điện lớn. Do đó nếu cần thay
dây nối nguồn phải dùng dây đủ lớn, các ốc vít bắt đầu dây phải chặt để tiếp xúc tốt,
phích cắm và ổ cắm điện phải đảm bảo tiếp xúc chặt.
- Các dụng cụ loại này có độ nóng cao nên không được đặt chúng trên mặt bàn
gỗ hoặc để gần các chất dễ cháy (xăng, dầu). Không đưa điện vào các đồ dùng rồi bỏ
đi làm việc khác, quên sẽ dễ gây cháy.
- Không để nước (nhất là nước mặn), đổ vào dây điện trở gây ra rò điện và dây
chóng đứt.
- Các thiết bị loại này nhất thiết phải có cầu chì bảo vệ.
- Không mắc công tắc trong mạch điện của các dụng cụ loại này vì dòng điện
lớn dễ làm cháy công tắc, hoặc bật, tắt dễ nhầm, quên khi mất điện.
- Không nên quấn dây thiết bị loại này ngay sau khi vừa sử dụng xong (do dây
còn nóng lớp cách điện dễ biến dạng trầy xước làm hở cách điện).

- Nên cắt điện trước khi ra khỏi nhà.
1.4.2. Đối với bàn ủi điện:
- Kiểm tra cách điện của bàn ủi trước khi sử dụng.
-

Nếu thấy đường dây bị trầy, phích cắm bị hỏng, bị hở... phải sửa chữa ngay

hoặc thay thế mới.
-

Sử dụng núm điều chỉnh để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng loại vải.

-

Thỉnh thoảng phải làm vệ sinh đế bàn ủi bằng giấy nhám mịn.

-

Nếu bàn ủi không có rơle mà đóng cắt trực tiếp bằng công tắc, khi sử dụng

phải theo dõi công tắc thường xuyên.
-

Tuyệt đối không cắm bàn ủi vào nguồn rồi đi làm việc khác để tránh hỏa

hoạn do bàn ủi gây ra.
-

Không nên quấn dây bàn ủi ngay sau khi vừa sử dụng xong (do dây còn


nóng lớp cách điện dễ biến dạng trầy xước làm hở cách điện).
-

Tuyệt đối không cho trẻ con sử dụng bàn ủi để tránh bị phỏng hay bị điện

giật.
1.4.3. Đối với nồi cơm điện ổn định nhiệt tự động:
Dây điện nguồn của nồi cơm điện có ba sợi ruột, dây nối đất có vỏ là hai màu
vàng xanh; nhất thiết phải được nối đất, tránh trường hợp nồi bị rò điện.
Khi gạo đà vo xong, đổ vào trong nồi, nên đổ nước phù hợp, dựa trên các vạch
đánh dấu ở thành trong của nồi, chủ yếu là căn cứ vào loại gạo và ý thích của người
ăn. Nói chung cứ mỗi vòng gạo thì đổ một vòng rưỡi nước.

15


Gạo trong nồi phải được dàn phẳng, không để dồn một góc, nếu không sẽ có
hiện tượng cơm mềm, cứng không đều.
Trước khi đặt nồi vào vỏ nồi, cần lau sạch đáy nồi và mặt trên của tấm tăng
nhiệt. Khi đặt nồi vào vỏ nồi, nên dùng hai tay xoay nhẹ nồi, để đáy nồi tiếp xúc tốt
với tấm tăng nhiệt. Khi xoay nồi nên chú ý nhẹ nhàng và ®õng xoay qu¸ nhanh, khi
thÊy cã mét ®é s¸t nhÊt định, nghĩa là đà tiếp xúc tốt.
Nếu như dây nguồn là kiểu cách rời, thì gạt chuyển mạch của nồi xuống và
cắm phích điện dây nồi, sau đó mới đóng điện nguồn. Khi lấy cơm ra, nhất thiết phải
tắt nguồn.
Khi đà có điện vào nồi, đèn báo bật sáng, lúc đó bật chuyển mạch để bắt đầu
nấu. Nếu chuyển mạch bật trở về mà đèn không tắt có nghĩa là cơm đà chín, không
cần ngắt nguồn vội, đợi khoảng 10 phút sau mới lấy cơm ra.
Nếu không ăn ngay, vẫn để điện, thực hiện quá trình ủ cơm.
Trước khi đi làm, cho gạo và nước vào nồi, bật điện cho bếp là hoàn toàn yên

tâm khi đi làm về đà có cơm nóng. Nếu là loại nồi ổn định nhiệt tự động kiểu khởi
động định giờ, bạn nên điều chỉnh bộ định giờ khởi động trước nửa tiếng trước khi bạn
đi làm về.
Các linh kiện của nồi cơm điện đều đặt ở vỏ ngoài, vì thế hết sức tránh va đập
làm biến dạng vỏ nồi, đặc biệt không làm va chạm mạnh giữa đáy nồi và tấm tăng
nhiệt, nếu bề mặt tấm tăng nhiệt lồi lõm, sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng.
Nếu không đặt nồi vào vỏ nồi, nghĩa là không có một áp lực nhất định thì cũng
không nhấn chuyển mạch xuống được vì thế khoảng cách hai tấm sắt từ bộ khống
chế từ tính khá lớn nên không thể hút nhau. đây là thiết kế tự bảo vệ của nồi cơm
điện. Bởi vì nếu đóng điện không tải sẽ làm hỏng tấm tăng nhiệt rất nhanh.
Thành trong của vỏ nồi không được rửa, mà chỉ dùng vải khô để lau, chú ý phải
ngắt điện rồi mới được lau.
Nồi cơm điện chỉ có tác dụng nấu cơm hoặc hấp, sấy vì nhiệt độ không quá
1000C. Mặt khác khi sấy hấp cũng cần chú ý đến thời gian sử dụng không quá lâu.
Không nấu các thực phẩm có tính axit hoặc kiềm, để tránh làm ăn mòn nồi
nấu.
Sau khi dùng xong, nên rửa sạch và lau khô, để ở nơi khô ráo.

16


Cần chú ý là không nên bắc nồi cơm điện lên bếp dầu hoặc ga khi bị mất điện.
Nó sẽ làm cho đáy nồi móp méo và vênh khó sửa lại như cũ. Ngoài ra không nên
chêm cần điều khiển nếu khi bị sống cơm vì nếu quên cơm sẽ bị khét và có thể làm
hư hỏng tấm tăng nhiệt.
1.4.4. Chọn mua nồi cơm điện:
Khi cần mua nồi cơm điện, trước hết là cần loại to hay nhỏ, tức là loại nồi có
công suất bao nhiêu? Việc chọn công suất cần chú ý đến hai điểm:
- Số người trong gia đình: Việc tiêu hao công suất của nồi cơm điện và lượng
cơm nấu chín tỷ lệ thuận với nhau, nghĩa là công suất tiêu hao lớn thì nấu được càng

nhiều. Vì thế, nhà đông người thì phải chọn mua nồi có công suất tiêu hao lớn.
- Căn cứ vào dung lượng công tơ của gia đình: Với công suất lớn mà dung
lượng công tơ nhỏ thì sẽ quá tải.
Bảng dưới đây nêu ra các số liệu về công suất của nồi cơm điện thường gặp và
lượng cơm nấu được cũng như số người trong gia đình. Các cửa hàng thường gặp
nhất là loại nồi 500W và 600W.
Bảng các số liệu tham khảo về các loại
công suất của nồi cơm điện
Điện áp
danh định
(V)

Lượng gạo
Kg

lít

Công suất
danh định
(W)

220

0,48

0,6

350 ( 400)

1,2


13

220

0,80

1,0

450 ( 500)

2,4

24

220

1,20

1,5

550 ( 600)

3,6

36

220

1,60


2,0

750 ( 800)

6,0

7  10

220

2,40

3,0

950 ( 1000)

7,2

8  12

220

2,88

3,6

1150 ( 1500)

8,4


10 14

220

3,3

4,2

1350 ( 1300)

9,6

12 16

Dung lượng nồi
(lít)

Số người
ăn

Nồi cơm điện tự động ổn định nhiệt có hai loại: Loại phổ thông và loại khởi
động định giờ. Nếu như nhà luôn có người, có thể mua loại phổ thông vì giá rẻ hơn mà
vẫn đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Nhưng nếu nhà luôn vắng người, mà các buổi
đều quay về nhà ăn cơm hoặc trẻ em cần ăn cơm nóng, thì nên mua loại khởi động
định giờ. Khi mua nåi, nhÊc nåi ra khái vá, bËt c«ng tắc lên xuống, nếu không có
vướng víu, tiếng nghe rõ, thì cắm điện thử để kiểm tra xem có rò ®iƯn kh«ng.

17



1.5. Hư hỏng thường gặp và cách khắc phục sửa chữa.
1.5.1. Đối với bàn ủi điện:
TT

HIệN TƯợNG

1 Chạm tay vào vỏ
bị điện giật.

2 Bàn ủi không
nóng.

NGUYÊN NHÂN
- Dây điện trở bị chạm vỏ
- Nơi nối từ dây nguồn vào
dây điện trở bị chạm vỏ.
- Chạm vỏ ở mạch đèn báo
- Mất nguồn.
- Sự cố do rơle nhiệt.

- Điện trở chính bị đứt.
3 Nối nguồn bàn ủi
nóng nhưng đèn
báo không sáng.
4 Núm điều chỉnh
không tác dụng.
(nhiệt độ sai)
5 Nối nguồn, bàn ủi
không nóng.


6

7

8

Bàn ủi không đạt
độ nóng cao (hết
nấc điều chỉnh).
Cắm điện vào nổ
cầu chì ngay.
Cắm điện vào bàn
ủi, sau một lúc lâu
cầu chì bị đứt.

- Đèn báo bị cháy.
- Hở mạch đèn báo.

CáCH KHắC PHụC
- Đo kiểm tra bằng cách
loại trừ để tìm chổ chạm
vỏ và xử lý.
- Kiểm tra nguồn: ổ cắm,
đường dây, điểm nối...
- Kiểm tra tiếp xúc, làm vệ
sinh, uốn nắn, chỉnh lại vít
bên trong.
- Thay mới.
- Đo kiểm tra tìm chổ hỏng

để xử lý.

- Vít chỉnh bị tuột.

- Kiểm tra sửa chữa hoặc
thay thế mới.

- Dây nguồn bị đứt ngầm
(do di động nhiều).
- Đứt hoặc tại mối nối dây
nguồn và dây điện trở.
- Đứt dây điện trở
- Tiếp điểm của rơle nhiệt
bị tiếp xúc xấu.
- Điện áp nguồn quá thấp
- Điều chỉnh sai rơle nhiệt

- Quan sát kết hợp đo kiểm
tra thông mạch để tìm
chổ đứt và xử lý.

- Ngắn mạch đường dây.

- Kiểm tra, bọc lại cách
điện, hoặc thay dây mới.
- Kiểm tra sơ đồ, lắp lại mạch
- Kiểm tra, giảm tải hoặc
thay dây mới.
- Kiểm tra, thay thế dây
chảy lớn hơn.


- Lắp mạch sai sơ đồ.
- Quá tải.

18

- Đo kiểm lại điện áp nguồn
- KiĨm tra r¬le nhiƯt.


1.5.2. Đối với nồi cơm điện:
TT

HIệN TƯợNG

NGUYÊN NHÂN

- Do dây dẫn bên
trong bị chập.
- Do dây dẫn tại phích
cắm bị lỏng cũng gây
ra chập mạch.
2 Cắm điện nồi cơm - Dây dẫn nối giữa
điện, nhấn chuyển các linh kiện điện bị
mạch nguồn xuống chập làm cho tấm linh
thì cầu chì bảo vệ kiện tăng điện bị chập
liền bị cháy
mạch.
1 Vừa cắm điện nồi
cơm điện thì cháy

cầu chì bảo vệ
ngay

3 Rò điện ra vỏ nồi

4 Nồi cơm điện
không tự động ổn
định nhiệt được.

CáCH KHắC PHụC
- Sửa chữa hoặc thay dây mới.
- Xiết chặt lại dây dẫn tại phích
cắm.

- Thay dây nối cách điện tốt. Nếu
thay dây nối xong mà sự cố vẫn
còn thì dùng đồng hồ vạn năng bật
ở nấc Rx10 để đo hai đầu dây của
linh kiện, nếu không thấy chỉ giá trị
điện trở (Kim đồng hồ chỉ ở số 0)
có nghĩa là linh kiện đó bị chập,
phải thay tấm tăng nhiệt khác.
- Cắm điện cho nóng trong 10
- Các linh kiện hoặc
phút để cho khô hẳn, hiện tượng rò
công tắc bị ướt.
điện sẽ hết.
- Vật liệu làm linh kiện HÃy cạo rửa sạch bộ phận này,
bắt kín miệng nồi lâu
cắm điện sấy khô khoảng 4 5

ngày bị lÃo hoá, cũng phút để bên trong không bị thấm
gây ra rò điện.
ướt, sau đó dùng cao su si-líc bọc
kín, đợi cho đến khi cao su si-líc
cứng hẳn thì có thể sử dụng được
bình thường.
- Lớp cách điện của
- Thay dây nối khác.
dây dẫn nối bên trong
mạch điện bị chập.
- Lớp nhựa của công - Thay công tắc khác.
tắc nguồn bị đánh
thủng hoặc nứt vỡ.
- ốc điều chỉnh nhiệt - Dùng tuốc-nơ-vít vặn theo chiều
ngược lại, thử nhiều lần để đạt nhiệt
bị lỏng làm cho nhiệt
độ thích hợp và cố định chết ốc này
độ cố định của bộ cố
định nhiệt bằng lưỡng lại. Cách thử nhiệt độ như sau:
Vặn nhẹ ốc về phía trái, đổ nước
kim quá thấp.
vào nồi và đặt nồi vào, đặt nhiệt kế
vào nồi nước, đóng điện cho nåi,
19


- Đàn hồi ở đầu tiếp
xúc của bộ cố định
nhiệt bằng tấm lưỡng
kim bị yếu.

5 Cơm đà chín nhưng - Kết cấu liên động
công tắc chuyển
của cần chuyển mạch
mạch không phục không nhạy, nhiệt độ
hồi vị trí được, làm đà đạt ở mức cao
cho cơm bị cháy.
nhưng miếng từ mềm
không rời ra nên không
nhả công tắc điện.
- Nhiệt độ cố định của
bộ cố định nhiệt bằng
tấm lưỡng kim quá cao.
- Đầu tiếp xúc của bộ
cố định nhiệt lưỡng kim
không nhả, dẫn tới đầu
tiếp xúc bị nóng cháy.
6 Cơm nấu không
- Giữa đáy nồi và tấm
chín.
tăng nhiệt có vật lạ rơi
vào làm cho đáy nồi
không tiếp xúc tốt với
tấm tăng nhiệt, nên
không đạt được nhiệt
độ làm cơm chín.
Ngoài ra khi đáy nồi bị
méo mó, lồi lõm...
cũng sẽ làm cho cơm
nấu không chín.


20

chú ý không cần nhấn chuyển
mạch xuống. Quan sát nhiệt kế,
nếu nhiệt kế chỉ thấp hơn 600C lại
vặn ngược ốc thêm một chút, nếu
nhiệt kế chỉ 800C, lại vặn ngược ốc
chiều ban đầu sao cho nhiệt cố
định trong phạm vi 60800C là tốt
nhất. Nếu không có nhiệt kế thì
dùng cảm giác để thử.
- Thay bộ cố định nhiệt khác.

- Kiểm tra lại cần liên động, điều
chỉnh để cần liên động chuyển
mạch linh hoạt.

- Xem cách điều chỉnh ở phần trên
để giải quyết.
- Dùng mũi dao sắc cạo phẳng
mặt tiếp xúc, sau đó dùng giấy
nhám mịn đánh mịn hoặc cần thiết
có thể thay cái khác.
- Kiểm tra loại trừ vật lạ. Nếu đáy
nồi bị méo mó, lồi lõm thì nắn lại
đáy nåi.


- Tiếp xúc của chuyển
mạch nhấn không tốt,

làm cho nhiệt độ ở đây
tăng lên, mạch bị hở.
- Vành trong và vành
ngoài của nồi bị biến
dạng, làm cho nồi
không tiếp xúc tốt với
tấm tăng nhiệt.
7 Cắm điện và nhấn - Mạch điện bị đứt.
công tắc xuống,
- Đầu tiếp xúc của bộ
vẫn không có điện cố định nhiệt có một
vào, tấm tăng nhiệt lớp ô xy hóa nên tiếp
không nóng.
xúc không tốt.

8 Đèn báo không
sáng.

- ốc điều chỉnh bị
hỏng nên đầu tiếp xúc
không thể nhập vào
nhau.
- Do đàn hồi ở đầu
tiếp xúc của bộ cố định
nhiệt bị biến dạng.
- Chưa nhấn chuyển
mạch.
- Đầu tiếp xúc ở thanh
lưỡng kim của bộ cố
định nhiệt xấu.

- Mất điện.

21

- Điều chỉnh đàn hồi đầu tiếp xúc,
sao cho điểm tiếp xúc thật tốt.

- Sửa chữa những chỗ biến dạng
đó, khi đặt nồi vào vỏ ngoài và
xoay đi xoay lại vài vòng, nếu thấy
cảm giác chật, có nghĩa là đáy nồi
và tấm tăng nhiệt đà tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra và thay dây khác.
- Dùng giấy nhám đánh kỹ lớp ô
xy hóa.

- Tham khảo cách sửa chữa ở
phần trên.

- Sửa lại tiếp xúc của bộ cố định
nhiệt hoặc thay mới.
- Nhấn chuyển mạch nguồn xuống
- Sửa lại đầu tiếp xúc cho tốt.

- Kiểm tra cầu chì bảo vệ, ổ cắm,
rắc cắm dây chì bảo vệ, rắc cắm
dây nối có tốt không. Nếu không
phải xử lý tốt các điểm này. Nếu
các điểm trên kiểm tra đều bình
thường, thì xem đèn báo có tốt

không? điện trở hạn dòng mắc nối
tiếp với đèn, dây dẫn còn tốt
không? Nếu hỏng phải thay thÕ.


1.6. Một số thiệt bị cấp nhiệt khác:
1.6.1. ấm điện:
Một thiết bị gần gũi chúng ta nữa là ấm điện. Đây là thiết bị truyền nhiệt trực
tiếp qua nước chứ không gián tiếp như bếp điện. Vì vậy điện trở có trị số nhỏ và cần
phải tản nhiệt nhanh vì dòng điện qua tương đối cao. Vì vậy không nên để cho ấm bị
khô nước vì như vậy không thể tản nhiệt được và làm cháy điện trở. Cần chú ý là nên
thường xuyên kiểm tra độ rò của điện trở vì nó có thể gây nguy hiểm chết người.

Hình 1.9: điện trở ấm điện

1.6.2. Máy sấy tóc:
Nguyên tắc của máy sấy tóc là dùng một động cơ gắn cánh quạt để thổi hơi
nóng từ điện trở sấy làm khô tóc. Nếu không có động cơ thổi gió để tản nhiệt thì điện
trở sẽ nóng đỏ và đứt. Trường hợp cũng xảy ra khi động cơ bị yếu hay bị kẹt do tóc
bám vào cánh quạt.
Sơ đồ mạch điện máy sấy tóc như sau:
Công tắc sấy
nóng, nguội

Nguồn điện vào
220V AC

R1

Điện trở cản


Cầu đi-ốt nắn DC
Điện trở sấy

R2
Động cơ DC
quạt gió

Hình 1.10: Sơ đồ mạch điện máy sấy tóc

22


Trong sơ đồ này ta nhận thấy rằng máy sấy tóc làm việc ở hai chế độ:
- Chế độ gió mát: Lúc này chỉ có động cơ quạt gió và điện trở cản R1 làm việc.
Điện trở này có hai chức năng vừa cản điện áp cho động cơ vừa tạo ra một nhiệt
lượng vừa phải đủ làm khô tóc sau khi sấy.
- Chế độ sấy: Lúc này điện trở sấy R2 tham gia làm việc nên luồng gió được
thổi ra sau khi qua điện trở này sẽ nóng hơn và làm khô tóc mau hơn.
Hư hỏng thường gặp ở máy sấy là điện trở sấy bị đứt và động cơ bị hỏng vì nếu
động cơ bị hỏng không phát hiện sớm sẽ phá luôn điện trở sấy.
Hoạt động ii: tự học và ôn tập
- Tài liệu tham khảo cho bài này:


Sử dụng điện trong sinh hoạt Hoàng Hữu ThËn - NXB Khoa häc vµ Kü
tht 1986.




H­íng dÉn sư dụng và sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện
công suất nhỏ Châu ngọc Thạch - NXB Giáo dục 1994.



Hướng dẫn sử dụng thiết bị điện trong gia đình Nguyễn Bích Hằng NXB
Văn hóa Thông tin - Hà Nội 2000.



Các thiết bị điện sử dụng trong nhà bếp và nhà tắm Nguyễn Minh Đức
chủ biên - NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2004.



Sửa chữa và bảo trì thiết bị điện trong gia đình Lâm Quang Hiền Tài liệu
lưu hành nội bộ - Năm 2002

- Trao đổi nhóm: Trả lời các câu hỏi 1.1 1.5.
- Cũng cố bài học: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 1.6 1.15.
Câu hỏi tự luận:
1.1. Trình bày nguyên tắc sử dụng và bảo quản thiết bị cấp nhiệt.
1.2. Trình bày phương pháp chung khi sửa chữa các thiết bị cấp nhiệt.
1.3. Liệt kê các bộ phận cấu tạo của bàn ủi điện.
1.4. Nêu các bộ phận cấu tạo chính của nồi cơm điện.
1.5. Trình bày các hư hỏng thường gặp nhất ở ấm điện và máy sấy tóc.

23



Câu hỏi trắc nghiệm:
Trắc nghiệm đúng sai:
Đọc kỹ câu hỏi và tô đen câu trả lời thích hợp.
TT

Nội dung câu hỏi

Đúng

Sai

1.6.

Các thiết bị cấp nhiệt làm việc dựa trên cơ sở tác dụng từ





của dòng điện.
1.7.

Mỏ hàn điện là một thiết bị thuộc nhóm thiết bị cấp nhiệt





1.8.


Dây đốt nóng của các thiết bị cấp nhiệt được làm bằng

























1.14. ấm điện là thiết bị truyền nhiệt trực tiếp qua nước.






1.15. Hư hỏng thường gặp ở máy sấy là điện trở sấy bị đứt và





những vật liệu có điện trở suất bé.
1.9.

Các thiết bị cấp nhiệt nhất thiết phải có cầu chì bảo vệ.

1.10. Nồi cơm điện không dùng để nấu các thực phẩm có tính
axit hoặc kiềm.
1.11. Nối nguồn vào bàn ủi, bàn ủi nóng nhưng đèn báo không
sáng, chắc chắn đèn báo bị cháy.
1.12. Cắm điện vào bàn ủi, sau một lúc lâu cầu chì bị đứt,
nguyên nhân là do bị quá tải.
1.13. Cơm nấu không chín, chỉ có nguyên nhân là do giữa đáy
nồi và tấm tăng nhiệt có vật lạ rơi vào làm cho đáy nồi
không tiếp xúc tốt với tấm tăng nhiệt.

động cơ bị hỏng vì nếu động cơ bị hỏng không phát hiện
sớm sẽ phá luôn điện trở sấy.

24



×