Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công nghiệp trực tuyến tại Nhật Bản potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.24 KB, 5 trang )




Công nghiệp trực tuyến
tại Nhật Bản

Charles Buchwalter, chủ tịch và là nhà điều hành cấp cao, làm việc cho bộ
phận trực tuyến của Nielsen tại Nhật
Bản.

Trong khi mười năm kinh nghiệm làm maketing trực tuyến tại Mỹ đã cho tôi
cách đánh giá đúng đắn về nhiều xu hướng chủ đạo khác nhau của nền công
nghiệp trực tuyến, thì tại thị trường Nhật Bản, tôi dường như vẫn chỉ là kẻ
chân ướt chân ráo mới bước vào thế giới truyền thông và tiếp thị ở đây.
Nhưng tôi đã quan sát thấy nhiều điểm khác biệt đáng kể giữa Nhật và phần
còn lại của thế giới từ khi đất nước này bắt đầu tiến đến việc sử dụng truyền
thông trực tuyến.
 Gần như những sự đổi mới và tiến bộ của mảng trực tuyến đều khó
thành công tại Nhật Bản – một trong những nền kinh tế có trình độ công
nghệ tiên tiến bậc nhất trên toàn cầu.
 Có thể ở những nơi khác trên thế giới, truyền thông xã hội đang phát
triển phi nước đại, nhưng các nhà tiếp thị người Nhật lại đang xem xét hình
thức truyền thông này với thái độ hoài nghi xen lẫn sự cẩn trọng.
 Trong khi thị trường điện thoại di động của Nhật luôn được cải tiến
một cách độc đáo bằng nhiều phương thức khác nhau, thì những dòng điện
thoại thông minh như iPhone, Android và Blackberry vẫn còn đang rất chật
vật để giành thị phần tại đây.
 Có thể ở những thị trường khác trên thế giới , việc truy cập trực tuyến
đã và đang thay đổi các quy trình thủ tục của chính phủ (chẳng hạn như
vòng bẩu cử Tổng Thống Mỹ năm 2008 và việc đưa tin về tình hình biến
loạn tại Iran). Tuy nhiên các chính khách Nhật Bản vẫn tiếp tục phải gánh


chịu những hạn chế trong những hoạt động trực tuyến xung quanh việc bầu
cử.

Nhật Bản chỉ cùng chia sẻ một đặc điểm quan trọng với mọi quốc gia khác,
đó là việc mọi người đều đang tự hỏi tại sao trong khi người tiêu dùng khắp
thế giới hiện đang sử dụng ngày càng nhiều thời gian cho các hoạt động trực
tuyến, thì các công ty cũng tốn quá nhiều thì giờ để quyết định cấp thêm
nhiều tiền bạc vào ngân sách marketing cho kênh này. Dĩ nhiên, những công
ty này vẫn bảo thủ với những thói quen cũ, và họ cho rằng quảng cáo trên
phương tiện truyền hình đã đóng góp ý nghĩa quan trọng cho đa số các nhà
mà tiếp thị tại những thời điểm nhất định, đặc biệt là tại Nhật Bản, thì sự
chuyển dịch đột ngột việc chi tiêu cho truyền thông sang mảng trực tuyến –
hay bất kỳ phương tiện truyền thông mới mẻ nào theo kiểu này – đều không
phải là chuyện đơn giản.
Tuy nhiên, có vẻ như những thành công của hoạt động trực tuyến tại Nhật
Bản đã bước qua một cột mốc mà khó thụt lùi trở lại được, và các nhà tiếp
thị trong mọi lĩnh vực công nghiệp đều hiểu rằng những thói quen của họ
phải được thay đổi nếu họ muốn tiếp cận hiệu quả với người tiêu dùng của
mình. Người Nhật thực sự hiểu rõ giá trị sức mạnh của các thương hiệu, và
rõ ràng là việc các xuất hiện trên mảnh đất trực tuyến đang đóng góp tích
cực vào việc nhận biết thương hiệu, việc bị tác động và việc ra quyết định
mua của người tiêu dùng.

Tôi tin rằng 2010 sẽ là năm chứng minh sự đảo chiều của nền công nghiệp
trực tuyến tại Nhật Bản. Nền công nghiệp này sẽ bứt phá những trói buộc
của cuộc suy thoái kinh tế hiện tại, và sẽ cho chúng ta thấy sự phát triển
mạnh mẽ vào cuối năm nay, con số tăng trưởng sẽ chắc chắn với 2 chữ số,
kết hợp với sự thâm nhập mang tính bứt phá của điện thoại thông mình cũng
như việc gia tăng sử dụng truyền thông xã hội.
Để biết thêm thông tin về tốc độ thay đổi nhanh chóng của môi trường trực

tuyến tại Nhật Bản và tìm hiểu ý kiến của những nhà nghiên cứu trực tuyến
uy tín tại Nhật Bản, vui lòng tải về bản báo cáo của chúng tôi tại đây
“Online Media in Japan Today.”

×