Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BT nhóm cty go truong thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.67 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH GIAN LẬN BCTC TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN KỸ NGHỆ GỖ
TRƯỜNG THÀNH
1. Giới thiệu Cơng ty CP tập đồn kỹ nghệ gỗ Trường Thành

Tên Cơng ty tiếng việt: Cơng Ty Cổ Phần Tập Đồn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
Tên tiếng anh: Truong Thanh Furniture Corporation
Địa chỉ: DT747 phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
Website:
Gỗ Trường Thành là Tập đoàn dẫn đầu về lĩnh vực chế biến gỗ tại Việt Nam với hệ thống
nhà máy được trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu.
Cơng ty cổ phần Tập đồn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) là nhà sản xuất chuyên cung
cấp, lắp đặt, thi công nội - ngoại thất được thành lập từ năm 1993 tại Đăk Lăk. TTF gồm 11
công ty con trải dài từ Bình Dương, Đăk Lăk, Bình Định, Phú Yên, chủ yếu hoạt động trong
ngành nội thất, chế biến gỗ và trồng rừng. Sản phẩm của TTF hiện cung cấp cho các thương
hiệu nổi tiếng ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu... như Crate &
Barrel, Four Hands, Natuzzi, Williams Sonoma, Restoration Hardware, Asahi...
Trong nước, TTF là đơn vị cung ứng nội thất lớn cho các nhà phát triển bất động sản
hàng đầu như: Vingroup, Novaland, Sun Group, Vạn Thịnh Phát... Các dòng sản phẩm của
TTF được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất hiện đại cho các khu căn hộ, villa, trung
tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp…
Sản phẩm chính: cung cấp nội – ngoại thất bằng gỗ, ván sàn, cửa gỗ…
Năm 1993: nhà máy đầu tiên của công ty được thành lập tại Đak Lak
Năm 2000: Công ty mua lại nhà máy Vinaprimart – DN chuyên sản xuất đũa gỗ để
chuyển thành nhà máy chế biến ván sàn và đồ gia dụng nội ngoại thất bằng gỗ cho thị trường
xuất khẩu.
Năm 2002: Cty thành lập thêm 1 nhà máy tại Thủ Đức để tăng công suất vì đơn hàng
ngày càng nhiều
Năm 2003: Cty chuyển thành công ty cổ phần với ưu đãi cho cán bộ chủ chốt mua cổ
phần với giá bằng mệnh giá nhằm giữ chân những nhân sự có tài
Năm 2006: Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) đã trở thành cổ đông nước ngồi đầu tiên
của cơng ty vào ngày 31/12/2006, đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của công ty


Trường Thành. Cũng trong năm này, cơng ty cịn thành lập thêm 1 nhà máy tại Đak Lak.
Năm 2007: Cty tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng cùng với thặng dư vốn trên 470 tỷ đồng.
Đồng thời, công ty Trường Thành cịn thành lập thêm các cơng ty trồng rừng tại Đak Lak và
Phú Yên với quy mô 100.000ha


Năm 2008: Cty thành lập thêm 2 nhà máy tại Phú Yên và 1 nhà máy hiện đại nhất tại
Bình Dương. Ngồi ra, Trường Thành cịn là thương hiệu được Chính phủ chọn vào Chương
trình thương hiệu quốc gia.
Năm 2008: Công ty được phép niêm yết 15.000.000 cổ phần Trường Thành theo quyết
định 24/QĐ-SGDHCM của HOSE, ngày giao dịch chính thức đầu tiên của Cty Trường Thành
trên HOSE là 18/2/2008.
Năm 2010: Cty tiếp tục xây dựng thêm nhà máy chuyên sản xuất ván lạng, ván ép, ván
sàn kỹ thuật cao.
Năm 2011: tổng giá trị đầu tư dài hạn của cty Trường Thành gần 519 tỷ đồng.
Năm 2015: Cty có tổng cộng 38 đại lý và cửa hàng phân phối trên tồn quốc.
2. Phân tích gian lận BCTC tại Cơng ty
2.1. Tình trạng Cơng ty trước khi xảy ra gian lận

Việc dự trữ lượng lớn gỗ đắt tiền dành cho xuất khẩu khiến công ty chịu nhiều mất mát
khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm 2008.
Khách hàng khơng cịn chuộng các sản phẩm đắt đỏ mà chuyển sang các dịng rẻ tiền hơn
khiến Cty bị chơn vốn, khơng có tiền để chuyển sang những sản phẩm rẻ hơn để phục vụ nhu
cầu thị trường và sau đó cty phải bán lỗ số gỗ quý.
Từ năm 2008, Cty đã chi hàng trăm tỷ đồng đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực bất động
sản, y tế, thủy sản…đến những năm tiếp theo, công ty vẫn tiếp tục chi hàng tỷ đồng đầu tư
vào các kênh này mặc dù chưa thể ghi nhận nguồn thu. Điều này đã dẫn đến Cty rơi vào cảnh
nợ bủa vây, mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn.
Vào giữa năm 2013, lượng tiền mặt của cơng ty lúc ấy chỉ cịn vỏn vẹn 2 tỷ đồng nhưng
phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có áp lực biến động tăng gấp 2 thậm chí là gấp 3 lần

của lãi suất tiền vay từ các ngân hàng. Trước tình hình này, Tân Liên Phát - một công ty con
của Vingroup đã quyết định thâu tóm TTF. Tính đến tháng 3 năm 2016, Tân Liên Phát đã nắm
giữ hơn 32% cổ phần tại TTF. Cuộc tái cơ cấu đem lại hi vọng cho TTF với một loạt các biện
pháp được đưa ra như phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, bán nợ xấu, được ngân hàng xóa lãi
vay, cùng với việc Tân Hiệp Phát mua lại 49,9% cổ phần và 1200 tỷ đồng trái phiếu chuyển
đổi.
Đến tháng 5/2016, cơng ty con nói trên đã chi ra 1.800 tỷ thâu tóm 49,9% vốn Gỗ Trường
Thành. Tuy nhiên, sau đó, họ đã phát hiện ra một số sai lệch rất nghiêm trọng về số lượng
hàng tồn kho tại báo cáo tài chính của “vua gỗ” nên đã tạm ngưng chuyển đổi khoản nợ này.
2.2. Nguyên nhân xảy ra gian lận
Trong ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam, TTF luôn giữ thứ hạng cao về giá trị xuất khẩu.
Thậm chí năm 2011 cịn dẫn đầu cả nước. Những thông tin TTF đang đối mặt với nợ nần


khiến khơng ít người hoang mang và tiếc nuối. Dẫu biết rằng, vay nợ là điều khó tránh với
một DN nhưng phải gánh trên 1.000 tỷ đồng và vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh gần như lúc nào cũng ở vào thế bị động thì quả thật không thể xem nhẹ.
Áp dụng tam giác gian lận
a. Yếu tố áp lực:
• Khó khăn về mặt tài chính: khơng có tiền để chuyển sang những mặt hàng rẻ hơn để phục
vụ thị trường; Lãi suất vay ngân hàng tăng cao và mất khả năng chi trả các khoản nợ đến
hạn; Năm 2011-2012, các khoản nợ phải trả gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, cơng ty đứng


trước nguy cơ phá sản.
Khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế và nhu cầu của thị trường lúc bấy
giờ: Khách hàng khơng cịn chuộng các sản phẩm đắt đỏ mà chuyển sang các dịng rẻ tiền




hơn, trong khi đó TTF đang ứ đọng dịng sản phẩm gỗ Teak đắt đỏ nhiều.
Áp lực từ bên thứ 3: cuộc tái cơ cấu cuối năm 2013 đem lại hi vọng cho TTF với một loạt
các biện pháp được đưa ra như phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, bán nợ xấu, được ngân
hàng xóa lãi vay, cùng với việc một cơng ty con của Vingroup mua lại 49,9% cổ phần và



1200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.
Dự trữ một lượng lớn những loại gỗ đắt tiền dành cho xuất khẩu nhưng khoogn thể dùng
được do thị trường bước vào khủng hoảng.

b. Yếu tố cơ hội
• Cấu trúc của TTF: theo thơng tin từ báo cáo thường niên năm 2015, TTF có 12 công ty

con trực tiếp, 2 công ty con gián tiếp và 3 công ty liên kết. Và các công ty này cùng trong
lĩnh vực gỗ, góp phần vào các khâu nguyên liệu đầu vào hay đầu ra của TTF vì vậy giao
dịch nội khối là rất lớn. Tổng doanh thu TTF trong quý 1 năm 2016 là hơn 1100 tỷ đồng


nhưng trong đó có hơn 500 tỷ là giao dịch nội khối. Với việc thường xun có các giao


dịch nội khối, rất dễ có việc hơ biến các chỉ số tài chính.
Bản chất của ngành hoặc hoạt động của TTF: Hàng tồn kho của TTF vào thời điểm cuối
quý 1 năm 2016 là 2500 tỷ đồng trong đó của cơng ty mẹ là 1500 tỷ. Trong số này có gần
900 tỷ là gỗ nguyên liệu. Vấn đề là không dễ kiểm kê mặt hàng này. Một mặt hàng chủ
đạo của TTF là gỗ taek. Giá gỗ này vào khoảng 6 triệu 1m3. 1 cây cao khoảng 9m, vậy 1
cây gỗ taek có giá khoảng 54 triệu. 900 tỷ sẽ ứng với khoảng 15 ngàn cây. Giả sử kho
được xếp thành từng đống gỗ chồng chất lên nhau thì để kiểm kê chính xác khơng phải là




một chuyện dễ dàng.
Nắm bắt thông tin: Các khoản vay ngân hàng được đảm bảo bằng hàng hóa tồn kho luân
chuyển, các tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn, các khoản phải thu đã hình
thành và sẽ hình thành trong tương lai từ các hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy, TTF đã khai



khống hàng tồn kho.
Ban lãnh đạo sai tầm nhìn: chuyển sang gỗ Teak nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh thay vì



sử dụng gỗ hương.
Có hay khơng cơng ty kiểm toán DFK yếu kém hay bắt tay với TTF: kiểm kê thiếu 980 tỷ
hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn trên BCTC năm 2015 được DFK công bố cao



hơn 218 tỷ đồng so với thực tế.
Nghiệp vụ có giá trị bất thường: TTF đã ghi nhận doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng
cho một nhóm khách hàng với tổng số tiền là 520 tỷ đồng, chiếm gần 60% doanh thu.
Lớn nhất trong các giao dịch này là giao dịch với Thương mại và Xây dựng DLC (150,6
tỷ đồng). Đây là một đối tác hợp tác kinh doanh hàng ngoại thất xuất nhập khẩu với TTF.
Dù không phải tổ chức có liên quan tới TTF nhưng được biết, năm 2015, TTF đã bảo
lãnh tất cả các khoản vay của DLC tại VietABank với giá trị tối đa 420 tỷ đồng. Ngân
hàng đã yêu cầu TTF đưa ra phương án xử lý khi hiện DLC đang nợ quá hạn cả gốc lẫn

lại 90 tỷ

c. Yếu tố thái độ
• TTF mong muốn cuộc tái cơ cấu nhanh chóng khi Tân Liên Phát muốn thâu tóm nhằm hy


vọng bán được nợ xấu, được ngân hàng xóa lãi vay.
Ban giám đốc tham vọng quá mức về kế hoạch kinh doanh
2.3. Loại hình gian lận


Trong cây gian lận của ACFE thì gian lận của gỗ Trường Thành thuộc gian lận Báo cáo tài chính:
Hàng tồn kho trên BCTC bị khai khống so với thực tế; Khoản phải thu ngắn hạn trên BCTC cao
hơn 218 tỷ đồng, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với thực tế.
2.4. Phân tích các đặc điểm liên quan đến gian lận theo mơ hình ACFE
3. Phân tích các dấu hiệu của gian lận tại Cơng ty Cổ Phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ

Trường Thành
3.1 Kiểm kê thiếu gần một nghìn tỷ hàng tồn kho
Những dấu hiệu Cơng ty Cổ Phần tập đồn kỹ nghệ gỗ Trường Thành gian lận: Ghi nhận
doanh thu khơng có thật; chưa trích lập dự phịng đối với khoản phải thu khó đòi; việc
kiểm kê phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong giá vốn hàng bán đã
khiến cho giá vốn trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng vọt lên mức 1.690 tỷ đồng – cao gấp
đôi doanh thu.
Thời điểm cuối năm 2015 hàng tồn kho xấp xỉ tổng doanh thu, lớn hơn tổng lợi nhuận
gộp từ 2011 đến 2015; một doanh nghiệp thường xuyên kinh doanh không có lãi, khơng
có tiền để trả nợ vay nhưng lại không ngừng sản xuất thêm hàng tồn kho.
Ngày 19/7/2016, cổ đông của TTF nhận được thông báo Vingroup tạm dừng chuyển đổi
khoản vay trị giá 1202 tỷ đồng do phát hiện một số “sai lệch nghiêm trọng” giữa thông
tin, số liệu thực tế với thông tin, số liệu được công bố.
Cuối quý 1 năm 2016, hàng tồn kho là 2500 tỷ đồng trong đó của cơng ty mẹ là 1500 tỷ.
Trong số này có gần 900 tỷ là gỗ nguyên liệu.

Hàng chủ đạo của TTF là gỗ Teak, giá gỗ này vào khoảng 6 triệu 1m3. 1 cây cao khoảng
9m, vậy 1 cây gỗ Teak có giá khoảng 54 triệu. 900 tỷ sẽ ứng với khoảng 15 ngàn cây. Giả
sử kho được xếp thành từng đống gỗ chồng chất lên nhau thì để kiểm kê chính xác khơng
phải là một chuyện dễ dàng.
Ngày 2/8/2016, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã: TTF) công bố BCTC
quý 2/2016 và giáng một địn chống váng vào các cổ đơng của doanh nghiệp với khoản
lỗ bất ngờ lên đến cả nghìn tỷ đồng. Cổ phiếu TTF đã giảm sàn 13 phiên liên tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả này mới là điều khiến cho cổ đơng bức xúc. Bên cạnh việc
chưa trích lập dự phịng đối với khoản phải thu khó địi thì việc kiểm kê phát hiện thiếu


tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong giá vốn hàng bán đã khiến cho giá vốn trong 6
tháng đầu năm 2016 tăng vọt lên mức 1.690 tỷ đồng – cao gấp đơi doanh thu. Do đó, TTF
lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ rịng 1.073 tỷ đồng

Cơng ty liên kết rất chằng chịt của TTF: theo thông tin từ báo cáo thường niên năm 2015,
TTF có 12 công ty con trực tiếp, 2 công ty con gián tiếp và 3 công ty liên kết. Và các
công ty này cùng trong lĩnh vực gỗ, góp phần vào các khâu nguyên liệu đầu vào hay đầu
ra của TTF vì vậy giao dịch nội khối là rất lớn.
Theo số liệu thống kê, Tổng doanh thu TTF trong quý 1 năm 2016 là hơn 1100 tỷ đồng
nhưng trong đó có hơn 500 tỷ là giao dịch nội khối. Với việc thường xuyên có các giao
dịch nội khối, rất dễ có việc hơ biến các chỉ số tài chính mà các kiểm tốn viên khơng
phát hiện ra được. Việc khoản phải thu tăng liên tục cũng có thể là kết quả của các giao
dịch nội khối của TTF. Các báo cáo kiểm toán của Gỗ Trường Thành do DFK thực hiện,
đặc biệt là báo cáo kiểm toán tại thời điểm 31/12/2015 các ý kiến đều là chấp nhận tồn
phần, khơng có BCTC nào chỉ được chấp nhận từng phần hoặc từ chối nêu ý kiến hoặc
không chấp nhận.


Điều đó có nghĩa là theo kiểm tốn, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý

trên khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của cơng ty. BCTC đó đã được đảm bảo về
các tiêu chuẩn kế tốn và nhà đầu tư có thể tin tưởng.
Trong thuyết minh giá vốn 6 tháng đầu năm 2016 của TTF đột ngột xuất hiện khoản mục
“Hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê” lên tới 980 tỷ đồng. Con số này được xác
định trên cơ sở kết quả kiểm tốn của Cơng ty kiểm tốn E&Y 6 tháng đầu năm 2016 tại
TTF.
Phát hiện này đã dẫn đến việc Cơng ty E&Y phải điều chỉnh thẳng vào chi phí giá vốn
quý 2/2016 của TTF, đồng thời số dư hàng tồn kho tại ngày 30/06/2016 chỉ còn 1.834 tỷ
đồng – giảm 729 tỷ đồng so với đầu quý 2, giảm 510 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản phải
thu cũng giảm 264 tỷ đồng.
Chưa hết, số liệu tài chính tại thời điểm cuối năm trước (31/12/2015) bị điều chỉnh hồi tố
1 số khoản mục, trong đó điều chỉnh lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với mức
giảm 218 tỷ đồng. Một số khoản mục phải điều chỉnh hồi tố đáng chú ý khác như: Chi
phí lãi vay điều chỉnh tăng 23,9 tỷ đồng, dự phịng phải thu khó đòi của năm 2014 và
2015 tăng lần lượt 132,7 và 224,7 tỷ đồng – tương ứng tăng chi phí quản lý năm 2015
thêm 92 tỷ đồng; phân loại lại 598,7 tỷ đồng từ “Vay chuyển đổi dài hạn” sang “Vay
chuyển đổi ngắn hạn”, loại trừ lãi chưa thực hiện từ việc thanh lý khoản đầu tư có giá trị
36 tỷ đồng,…
Về nguyên tắc, điều chỉnh hồi tố nhằm mục đích đảm bảo số liệu phản ánh đúng thực tế
tài sản tại thời điểm quá khứ. Điều này dấy lên nghi vấn rằng những số liệu về các khoản
phải thu và hàng tồn kho mà Ban giám đốc của Gỗ Trường Thành lập ra và được cơng ty
DFK kiểm tốn tại thời điểm 31/12/2015 “có vấn đề”.
3.2 Những sai phạm và nghi ngờ khác trong BCTC
Cùng với hàng tồn kho, một số giao dịch kinh doanh cũng bị E&Y nghi ngờ là "ảo". Báo
cáo soát xét cho biết TTF đã ghi nhận doanh thu từ các nghiệp vụ bán hàng cho một
nhóm khách hàng với tổng số tiền là 520 tỷ đồng, chiếm gần 60% doanh thu. Dựa trên
các thông tin được cung cấp, E&Y không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp
để xác định tính hiện hữu của các nghiệp vụ bán hàng này. Do đó, E&Y không thể xác



định liệu có cần điều chỉnh đối với doanh thu và giá vốn hàng bán đã ghi nhận từ các
nghiệp vụ bán hàng này cho kỳ kế toán sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2016.
Lớn nhất trong các giao dịch này là giao dịch với Thương mại và Xây dựng DLC (150,6
tỷ đồng). Đây là một đối tác hợp tác kinh doanh hàng ngoại thất xuất nhập khẩu với TTF.
Dù khơng phải tổ chức có liên quan tới TTF nhưng được biết, năm 2015, TTF đã bảo
lãnh tất cả các khoản vay của DLC tại VietABank với giá trị tối đa 420 tỷ đồng. Ngân
hàng đã yêu cầu TTF đưa ra phương án xử lý khi hiện DLC đang nợ quá hạn cả gốc lẫn
lại 90 tỷ đồng. So với số liệu công ty tự lập trước đó, khoản lỗ 6 tháng đầu năm tăng thêm
13 tỷ đồng, từ lỗ 1.072 tỷ đồng lên 1.083 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6/2016 tăng
thêm 130 tỷ đồng so với số liệu do công ty tự lập đã công bố trước đây (từ 1.082 tỷ đồng
lên 1.211 tỷ đồng). Nguyên nhân còn do lỗ lũy kế chưa phân phối kỳ trước đã có sự thay
đổi, tăng từ lỗ 9,35 tỷ đồng (báo cáo tự lập) lên lỗ 130 tỷ đồng (báo cáo soát xét).
3.3 Trách nhiệm của kiểm tốn viên
Thực tế, các doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ thuật kế toán để điều chỉnh con số theo
mục đích riêng và việc của kiểm tốn là phải định tính, định lượng các điều chỉnh này sao
cho chúng nằm trong một khuôn khổ cho phép, không để lọt các “sai lệch trọng yếu”.
Các kiểm toán viên cho biết, những sai sót nếu xét trên giá trị của tổng tài sản hoặc doanh
thu rơi vào tầm 0,5-1% trở lên hay những sai lệch cỡ 5% lợi nhuận trở lên được xem là
trọng yếu.
Khi các trường hợp này xảy ra, kiểm tốn sẽ u cầu cơng ty giải trình, nếu khơng làm rõ,
kiểm tốn sẽ khơng thể đưa ra những ý kiến chấp nhận toàn phần mà sẽ nêu ý kiến ngoại
trừ.
Lật lại các báo cáo kiểm toán của Gỗ Trường Thành do DFK thực hiện, đặc biệt là báo
cáo kiểm toán tại thời điểm 31/12/2015 các ý kiến đều là chấp nhận tồn phần, khơng có
BCTC nào chỉ được chấp nhận từng phần hoặc từ chối nêu ý kiến hoặc khơng chấp nhận.
Điều đó có nghĩa là theo kiểm tốn, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý
trên khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của cơng ty. BCTC đó đã được đảm bảo về
các tiêu chuẩn kế tốn và nhà đầu tư có thể tin tưởng.



Phần ý kiến kiểm tốn của cơng ty kiểm tốn DFK khi kiểm tốn báo cáo tài chính hợp
nhất năm 2015 không đưa ra lưu ý nào.
Việc phải điều chỉnh giảm tới 218 tỷ khoản phải thu số liệu đã được DFK kiểm toán
“chốt” cùng TTF vào cuối năm 2015 vì phát hiện thiếu khi kiểm kê hàng tồn kho 6 tháng
sau đó đã thể hiện một mối liên hệ với nhau giữa các số liệu này. Nghi vấn mà nhiều nhà
đầu tư đưa ra là 218 tỷ phải thu này nhiều khả năng là khơng “có thật”, và liệu có tồn tại
việc “bắt tay” nào giữa DFK và TTF hay không?
Kết luận và bài học từ gian lận BCTC của Gỗ Trường Thành
Khơng dễ để chúng ta biết chính xác doanh nghiệp nào đang gian lận trên thị trường thế
nhưng dựa trên trường hợp của TTF, ta có thể rút ra một vài dấu hiệu nhất định. Và một
doanh nghiệp nào có những dấu hiệu này, tốt nhất thì nên tránh xa vì biết đâu đó sẽ lại là
1
TTF khác.
Ở TTF có 2 vấn đề nổi trội:
- Đầu tiên là hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho của TTF có giá trị quá lớn. chẳng hạn như tại thời điểm cuối năm 2015 hàng tồn
kho xấp xỉ tổng doanh thu, lớn hơn tổng lợi nhuận gộp từ 2011 đến 2015. Và khó hiểu hơn là


một doanh nghiệp thường xun kinh doanh khơng có lãi, khơng có tiền để trả nợ vay nhưng lại
khơng ngừng sản xuất thêm hàng tồn kho để làm gì?
+ Hàng tồn kho của TTF vào thời điểm cuối quý 1 năm 2016 là 2500 tỷ đồng trong đó của cơng
ty mẹ là 1500 tỷ. Trong số này có gần 900 tỷ là gỗ nguyên liệu. Vấn đề là không dễ kiểm kê mặt
hàng này. Một mặt hàng chủ đạo của TTF là gỗ taek. Giá gỗ này vào khoảng 6 triệu 1m3. 1 cây
cao khoảng 9m, vậy 1 cây gỗ taek có giá khoảng 54 triệu. 900 tỷ sẽ ứng với khoảng 15 ngàn cây.
Giả sử kho được xếp thành từng đống gỗ chồng chất lên nhau thì để kiểm kê chính xác khơng
phải là một chuyện dễ dàng.
-

Cơ cấu của công ty:


+ Một vấn đề nữa mà nhà đầu tư cần quan tâm đó là cơ cấu các cơng ty con, công ty liên kết rất
chằng chịt của TTF: theo thông tin từ báo cáo thường niên năm 2015, TTF có 12 cơng ty con
trực tiếp, 2 cơng ty con gián tiếp và 3 công ty liên kết. Và các cơng ty này cùng trong lĩnh vực
gỗ, góp phần vào các khâu nguyên liệu đầu vào hay đầu ra của TTF vì vậy giao dịch nội khối là
rất lớn.
+ Theo số liệu thống kê, Tổng doanh thu TTF trong quý 1 năm 2016 là hơn 1100 tỷ đồng nhưng
trong đó có hơn 500 tỷ là giao dịch nội khối. Với việc thường xuyên có các giao dịch nội khối,
rất dễ có việc hơ biến các chỉ số tài chính mà các kiểm tốn viên khơng phát hiện ra được. Việc
khoản phải thu tăng liên tục cũng có thể là kết quả của các giao dịch nội khối của TTF.
4. Các đề xuất biện pháp chống gian lận cho doanh nghiệp.

Từ bài học của Gỗ Trường Thành các đề xuất để doanh nghiệp khơng lặp lại sai lầm đó là:
+ Cho kiểm toán sổ sách thường xuyên bằng cách xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ giúp
cho phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tổng thể trước khi rủi ro có thể phát tán bên ngồi.
+ Tìm cơng ty kiểm tốn uy tín, chất lượng như Big4 để kiểm tra BCTC định kỳ nhằm phát
hiện các gian lận trên BCTC kịp thời và có các phương án xử lý.
+ Nhạy bén và nắm bắt tình hình của thị trường cùng ngành kịp thời để không phải trữ nhiều
hàng tồn kho không xài được, bị ứ đọng dẫn đên thiếu nguồn vốn nghiêm trọng và phải bán
lỗ để có tiền vốn huy động.


+ Cần có biện pháp trách trữ hàng tồn kho nhiều như: cải thiện dự báo nhu cầu, đánh giá
hàng tồn kho an toàn, khai thác phương pháp ABC để giảm hàng tồn kho, tự động hóa, cải
thiện dữ liệu quản lý hàng tồn kho, loại bỏ hàng tồn kho dư thừa lỗi thời, tái chế hoặc tái sử
dụng.
+ Cần cải thiện nhiều phương án kinh doanh hơn không chỉ tập trung vào một phân khúc để
phòng ngừa thị trường thay đổi.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×