Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giáo trình điện lạnh ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 127 trang )

Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN

Tên mơ đun: ĐIỆN LẠNH Ơ TƠ
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 20
trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

của Hiệu

Tên tác giả: Nguyễn Văn Thanh
Năm ban hành: 2018

1


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Giáo trình này được biên soạn bởi Giáo viên Khoa cơ khí động lực thuộc
trường Cao đẳng nghề An Giang, sử dụng cho việc tham khảo và giảng dạy
nghề Công nghệ ô tô tại trường Cao đẳng nghề An Giang. Mọi mục đích khác
mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị
nghiêm cấm.

2


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang


LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới,
lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề Cơng nghệ ơtơ ở Việt Nam nói riêng
đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp
cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện chương trình đào tạo Cao đẳng nghề /Trung cấp nghề Công
nghệ ôtô. Ban hành theo quyết định số :......./QĐ-CĐN ngày ..... tháng.... năm
201… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề An Giang.
Việc biên soạn giáo trình Cơng nghệ ôtô nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy
của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học viên nghề Cơng nghệ ơtơ tạo sự
thống nhất trong q trình đào tạo nghề Công nghệ ôtô đáp ứng nhu cầu thực tế
sản xuất của các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế là vấn đề cấp thiết
cần thực hiện.
Xuất phát từ những nhu cầu đào tạo và thực tế sản xuất. Khoa Cơ khí
động lực thuộc Trường Cao đẳng nghề An Giang đã tiến hành biên soạn bộ giáo
trình nghề Cơng nghệ ơtơ. Trong đó, mơ đun Điện lạnh ơtơ là một trong những
mơ đun có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo dưỡng, sửa chữa liên quan tới điện
lạnh ơtơ.
Nội dung biên soạn được bám sát chương trình đào tạo của học viên trình
độ Cao đẳng nghề tại trường, gồm có 4 bài, tài liệu tham khảo và thuật ngữ
chuyên môn, tổng thời lượng là 80 giờ.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác
giả, xong không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Đồng thời để giáo trình
ngày càng hồn thiện, phục vụ tốt hơn cơng tác giảng dạy và học tập. Nhóm
biên soạn rất mong được những góp ý của đồng nghiệp và của học viên.
Xin chân thành cám ơn!
An Giang, ngày 03 tháng 03 năm 2018
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Nguyễn Văn Thanh


3


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Tuyên bố bản quyền ……………………………………………………..

2

Lời giới thiệu ……………………………………………………………

3

Mục lục ………………………………………………………………….

4

MĐ 31: Điệm lạnh ôtô ………………………………………………….

6

BÀI MỞ ĐẦU: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
ĐIỆN LẠNH Ô TÔ
……………………………………………………………


8

I/ Nhiệm vụ, yêu cầu của điện lạnh ô tô ………………………………

8

II/ Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện lạnh ô tô ………….

9

III/ Cấu tạo của các bộ phận trong điện lạnh ô tô ……………………..

14

BÀI 1: KỸ THUẬT THÁO – LẮP ĐIỆN LẠNH Ô TÔ …………….

55

I/ Quy trình tháo và lắp điện lạnh ơ tơ ………………………………

55

1/ Quy trình tháo ………………………………………………………

55

2/ Quy trình lắp ………………………………………………………..

72


BÀI 2: KỸ THUẬT KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐỐN ĐIỆN LẠNH Ơ
TƠ ……………………………………………………………………….

83

I/ Đặc điểm sai hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục, sửa
chữa ……………………………………………………………………..

83

II/ Dụng cụ và thiết bị kiểm tra ………………………………………..

85

III/ Thực hành kiểm tra và chẩn đoán …………………………………

88

BÀI 3: KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH

101
4


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Ô TÔ ……………………………………………………………………
I/ Bảo dưỡng …………………………………………………………..

101


II/ Sửa chữa ……………………………………………………………

105

THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN ……………………………………….

124

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………..

125

5


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: ĐIỆN LẠNH Ơ TƠ
Mã số mơ đun: MĐ 31
I/ VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN:
- Vị trí của mơ đun: Mơ đun được bố trí dạy sau các mơn học/ mơ đun sau: MĐ 19,
MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26 MĐ 27, MĐ 28, MĐ 29, MĐ 30.
- Tính chất: Mơ đun chun mơn nghề bắt buộc.
II/ MỤC TIÊU MƠ ĐUN:
+ Trình bày được u cầu, nhiệm vụ của điện lạnh ơ tơ;
+ Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của điện lạnh ô tô;
+ Nêu được các hiện tượng và giải thích được nguyên nhân các sai hỏng thơng
thường;

+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, chẩn đốn và sửa chữa sai hỏng của điện
lạnh ô tô;
+ Lựa chọn được các thiết bị, dụng cụ và thực hiện được công việc sửa chữa điện
lạnh ô tô;
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề cơng nghệ ơ tơ;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
III/ NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1/ Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
TT

Tên các bài trong mô đun

1

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc điện
lạnh ô tô

Tổng

Thực
số
thuyết hành
12

4

8


Kiểm
tra
0

6


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

2

Kỹ thuật tháo – lắp điện lạnh ô tô

20

2

16

2

3

Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đốn điện lạnh ơ


20

4


14

2

4

Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa điện lạnh
ơ tơ

24

3

17

4

5

Ơn tập kết thúc môn

4

2

2

0

80


15

57

8

Cộng:
2/ Nội dung của mô đun:

7


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

BÀI MỞ ĐẦU: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ĐIỆN
LẠNH ƠTƠ
Giới thiệu:
Bài này đóng vai trị quan trọng trong giáo trình Điện lạnh ơtơ, khái qt cụ thể
từng sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điện lạnh ôtô, giúp cho học viên
định hướng được từng nội dung trong giáo trình, học viên phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu
cầu của điện lạnh ô tô, giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của điện lạnh ô tô,
thành thạo về kỹ năng thực hành, đồng thời rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học
viên để áp dụng thực tế ngoài xã hội
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng nhiệm vụ, u cầu của điện lạnh ơ tơ
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của điện lạnh ô tô
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề cơng nghệ ơ tơ
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:

I/ Nhiệm vụ, yêu cầu của điện lạnh ô tô:
1/ Nhiệm vụ:
Điện lạnh ơtơ (hay cịn gọi là Điều hịa khơng khí) là một trang bị tiện nghi thông
dụng trên ô tô. Nó có các chức năng sau:
+ Điều khiển nhiệt độ khơng khí trong xe.
+ Duy trì độ ẩm và lọc gió.
+ Loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như: hơi nước, băng đọng trên mặt kính.

8


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Hình 1.1: Sơ đồ bố trí hệ thống điều hịa trên ơ tơ.
1. Máy nén.

5. Giàn lạnh.

2. Giàn nóng.

6. Bình tích lũy.

3. Phin lọc.

7. Két sưởi.

4. Van tiết lưu.

8. Quạt gió.


2/ u cầu:
- Khơng khí trong khoang hành khách phải lạnh.
- Khơng khí phải sạch.
- Khơng khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.
- Khơng khí lạnh khơ (khơng có độ ẩm)
II/ S đồ cấu tạo và nguyên l hoạt động của điện lạnh ô tô:
1/ S đồ cấu tạo:
1.1/

:

9


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Hình 1.2: Sơ đồ c u tạo của điện lạnh ơ tơ
Quạt thổi khơng khí lạnh (blower), Van tiết lưu (expansion valve), Giàn lạnh
(avaporization), Giàn nóng (condenser), Máy nén (compressor), Ly hợp điện từ của máy
nén (compressor magnetic clutch), Lọc gas (receiver-drier), Cảm biến nhiệt độ
(temperature sensing bulb), Bộ điều chỉnh nhiệt (thermostat).
1.2/ Phân loại:
a) Phân loại theo vị trí của hệ thống trên xe:
- Kiểu đặt phía trước: giàn lạnh được đặt gần bảng đồng hồ, bảng điều khiển của xe.

Hình 1.3: Hệ thống lạnh kiểu đặt phía trước

10



Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

- Kiểu kép (giàn lạnh đặt trước và sau xe): kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và
nhiệt độ đồng đều ở mọi nơi trong xe vì khơng khí lạnh được thổi từ phía trước ra phía
sau xe.

Hình 1.4: Hệ thống lạnh kiểu kép
- Kiểu kép treo trần: kiểu này thường sử dụng cho xe khách. Hệ thống lạnh được
đặt phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trên trần, kiểu này cũng cho năng suất lạnh cao
và khơng khí lạnh đồng đều.

Hình 1.5: Hệ thống lạnh kiểu đặt trên trần
b) Phân loại theo phư ng pháp iều khiển: có hai loại
- Hệ thống lạnh với phương pháp điều khiển bằng tay.

11


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Hình 1.6: Hệ thống lạnh điều chỉnh nhiệt độ bằng tay
Với phương pháp này cho phép điều khiển bằng tay các công tắc nhiệt và nhiệt độ
ngõ ra bằng cần gạt. Ngồi ra cịn có cần gạt hoặc cơng tắc điều khiển tốc độ quạt, điều
khiển lượng gió và hướng gió.
- Hệ thống điều hịa khơng khí với phương pháp điều khiển tự động.

Hình 1.7: Hệ thống lạnh điều chỉnh nhiệt độ tự động
2/ Nguyên l hoạt động:
- Chu trình của máy lạnh bao gồm 4 quá trình:
+ Nén (compression)

+ Ngưng tụ (condensation)
+ Giản nở (expansion)
+ Bốc hơi (vaporization)

12


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Hình 1.8: Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh
- Hoạt động của hệ thống lạnh trên ôtô:
Khi động cơ đang hoạt động và đóng mạch điện điều khiển ly hợp điện từ, máy nén
hoạt động và chất làm lạnh được dẫn đến bình ngưng tụ (giàn nóng) nhờ máy nén. Ở
đây, chất làm lạnh chuyển sang thể lỏng, nhã nhiệt ra ngồi khơng khí và được làm mát
nhờ quạt làm mát.
Sau khi qua giàn nóng, chất làm lạnh được đẩy qua van tiết lưu. Chất làm lạnh qua
nơi có tiết diện thu hẹp (van tiết lưu) nên gây giảm áp suất sau van tiết lưu (drop
pression).
Chất làm lạnh lại được đưa vào giàn bốc hơi (giàn lạnh) và hấp thụ nhiệt. Nhiệt di
chuyển từ khoang hành khách đến giàn lạnh và đi vào môi chất làm lạnh.
Sự hấp thụ nhiệt của hành khách bởi môi chất làm lạnh khiến cho nhiệt độ giảm
xuống. Môi chất làm lạnh lại được đi vào máy nén cho chu trình tiếp theo.
Trong quá trình làm việc, ly hợp điện từ sẽ thường xuyên đóng ngắt nhờ bộ điều
khiển A/C control nhằm đảm bảo nhiệt độ trong xe luôn ổn định ở một trị số ấn định.
Như vậy, áp suất môi chất làm lạnh được phân thành hai nhánh: nhánh có áp suất thấp
và nhánh có áp suất cao.
+ Nhánh có áp suất thấp được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu và cửa
vào (van nạp) của máy nén.
+ Nhánh có áp suất cao được giới hạn bởi phần mơi chất ngasy trước van tiết lưu và
cửa ra (van xả) của máy nén.

13


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Khơng khí lạnh lan truyền trong khoang hành khách được thực hiện bởi máy quạt
(blower) và luồng khơng khí lạnh di chuyển như hình dưới đây.

Hình 1.9: Dịng di chuyển của luồng khơng khí trong hệ thống lạnh.
III/ Cấu tạo của các bộ phận trong điện lạnh ô tô:
1/ Máy nén:
a) Chức năng:
Máy nén nhận dịng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dịng khí
này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới
14


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

giàn nóng. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất
lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết định.
Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1. Tỉ số này phụ thuộc vào nhiệt
độ khơng khí mơi trường xung quanh và loại mơi chất lạnh.

Hình 1.10: Kết c u của máy nén
b) Phân loại:
Nhiều loại máy nén được sử dụng trong hệ thống điện lạnh ô tô, mỗi loại máy nén
đều có đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau. Nhưng tất cả các loại máy
nén đều thực hiện một chức năng như nhau: Nhận hơi có áp suất thấp từ bộ bốc hơi và
chuyển thành hơi có áp suất cao bơm vào bộ ngưng tụ. Thời gian trước đây, hầu hết các

máy nén sử dụng loại hai piston và một trục khuỷu, piston chuyển động tịnh tiến trong
xy lanh, loại này hiện nay khơng cịn sử dụng nữa. Hiện nay loại đang sử dụng rộng rãi
nhất là loại máy nén piston dọc trục và máy nén quay dùng cánh trượt.

Hình 1.11: Các loại máy nén trong hệ thống làm mát
15


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Có các loại máy nén sau:
+ Máy nén loại piston.
- C u tạo.

Hình 1.12: C u tạo máy nén loại piston
Một cặp piston được gắn chặt với đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với
máy nén có 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía piston ở
hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút.
- Nguyên lý hoạt động.
Khi trục quay và kết hợp với đĩa vát làm cho piston dịch chuyển qua trái hoặc qua
phải. Kết quả làm môi chất bị nén lại. Khi piston qua trái, nhờ chênh lệch áp suất giữa
bên trong xy lanh và ống áp suất thấp. Van hút được mở ra và môi chất đi vào xy lanh.

Hình 1.13: Sơ đồ nguyên lý máy nén loại piston
16


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Khi piston sang phải, van hút đóng lại và môi chất bị nén. Khi môi chất trong xy

lanh cao, làm van đẩy mở ra. Môi chất được nén vào đường ống áp suất cao (van hút và
van đẩy được làm kín và ngăn chặn mơi chất quay trở lại).
Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van an
toàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài. Điều này giúp bảo vệ
các bộ phận của hệ thống điều hịa.

Hình 1.14: Van an tồn
Van an tồn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp. Bình thường
máy nén được ngắt bởi cơng tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển.
+ Máy nén loại ĩa lắc.
- Cấu tạo.

Hình 1.15: C u tạo máy nén loại đĩa lắc
17


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

- Nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc.
Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thơng qua đĩa có vấu được nối trực
tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động của
piston trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong mơi chất.
Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điều khiển
được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ.
Khi độ lạnh của dàn lạnh nhiều, áp suất và nhiệt độ khoang áp suất thấp (Suction)
đều nhỏ. Ống xếp bị co lại để đóng van, khơng cho áp suất cao từ khoang áp suất cao
thông vào khoang đĩa chéo, nên đĩa chéo nằm ở một vị trí nhất định.

Hình 1.16: Ngun lý hoạt động máy nén loại đĩa lắc
Khi độ lạnh kém thì nhiệt độ và áp suất của khoang ống xếp tăng lên. Ống xếp nở

ra đẩy van mở cho một phần gas áp suất cao từ khoang áp suất cao, đưa vào khoang đĩa
chéo đẩy đĩa chéo nghiêng lên, làm tăng hành trình của piston và tăng lưu lượng của
máy nén.
+ Máy nén loại trục khuỷu.
- Cấu tạo.

Hình 1.17: C u tạo máy nén loại trục khuỷu
18


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

- Nguyên lý hoạt động của máy nén loại trục khuỷu.
Ở máy nén khí dạng chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động quay của trục
khuỷu máy nén thành chuyển động tịnh tiến qua lại của piston.
2/ Bộ ly hợp từ:
Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động
cơ với máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dùng máy nén khi cần thiết.
- Cấu tạo.
Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ
phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thân
trước của máy nén.

Hình 1.18: C u tạo của ly hợp điện từ
- Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ.
Khi ly hợp mở, cuộn dây stato được cấp điện. Stato trở thành nam châm điện và
hút chốt trung tâm, quay máy nén cùng với puli.

Hình 1.19: Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ
Khi ly hợp từ tắt, cuộn dây stato không được cấp điện. Bộ phận chốt không bị hút

làm puli quay trơn.

19


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Hình 1.20: Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ
3/ Thiết bị trao đổi nhiệt:
3.1/ Bộ ngưng tụ (Giàn nóng):
a) Chức năng của bộ ngưng tụ:
Cơng dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và
nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng.
b) C u tạo:
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình
chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát
quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có điện tích tỏa nhiệt tối đa
và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.
1. Giàn nóng
2. Cửa vào
3. Khí nóng
4. Đầu từ máy nén đến
5. Cửa ra
6. Mơi ch t giàn nóng ra
7. Khơng khí lạnh
8. Quạt giàn nóng
9. Ống dẫn chữ U
10. Cánh tản nhiệt
Hình 1.21: C u tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)
20



Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngasy trước đầu xe, phía trước thùng nước tỏa
nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp nhận tối đa luồng khơng khí mát thổi
xun qua do đang lao tới và do quạt gió tạo ra.
c) Nguyên lý hoạt động:
Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất
và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào. Hơi môi chất lạnh nóng chui vào bộ ngưng tụ
qua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dịng hơi này tiếp tục lưu thơng trong ống dẫn đi
dần xuống phía dưới, nhiệt của khí mơi chất truyền qua các cánh toả nhiệt và được luồng
gió mát thổi đi. Q trình trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong khơng
khí. Lượng nhiệt được tách ra khỏi mơi chất lạnh thể hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏng
tương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi chất
thể lỏng thành thể hơi. Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất
cao này chảy thoát ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc (hút
ẩm). Giàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng
tụ vẫn cịn gas mơi chất nóng, một phần ba phía dưới chứa mơi chất lạnh thể lỏng, nhiệt
độ nóng vừa vì đã được ngưng tụ. Ngày nay trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay
cịn gọi là giàn nóng tích hợp để nhằm hóa lỏng gas tốt hơn và tăng hiệu suất của quá
trình làm lạnh trong một số chu trình.

Hình 1.22: C u tạo của giàn nóng kép (Giàn nóng tích hợp)
Trong hệ thống có giàn lạnh tích hợp, mơi chất lỏng được tích lũy trong bộ chia
hơi-lỏng, nên khơng cần bình chứa hoặc lọc gas. Môi chất được làm mát tốt ở vùng làm
mát trước làm tăng năng suất lạnh.

21



Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Hình 1.23: Chu trình làm lạnh cho giàn nóng tích hợp
Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ chia hoạt động như là bình
chứa, bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ chia. Ngồi ra mơi chất
tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển hồn tồn thành dạng lỏng và
do đó khả năng làm mát được cải thiện. Trong bộ chia có bộ phận lọc và hút ẩm để loại
trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ trong môi chất.
3.2/ Bộ bốc h i (Giàn lạnh):
a) Chức năng:
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ
và áp suất thấp, và làm lạnh khơng khí ở xung quanh nó.
b) Phân loại giàn lạnh:
Giàn lạnh làm bay hơi hỗn hợp lỏng khí (dạng sương) có nhiệt độ thấp, áp suất
được cung cấp từ van tiết lưu. Do đó làm lạnh khơng khí xung quanh giàn lạnh. Có hai
loại giàn lạnh. Giàn lạnh cánh phẳng thường được sử dụng.

Hình 1.24: Hình dạng của bộ bốc hơi
22


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

c) C u tạo:
Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong chữ
chi xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc
hồn tồn quanh ống dẫn mơi chất lạnh. Cửa vào của mơi chất bố trí bên dưới và cửa ra
bố trí bên trên bộ bốc hơi. Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thu
nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu. Trong xe ô tô bộ bốc hơi

được bố trí dưới bảng đồng hồ. Một quạt điện kiểu lồng sóc thổi một số lượng lớn khơng
khí xun qua bộ này đưa khí mát vào cabin ơ tơ.

Hình 1.25: C u tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh
1. Cửa dẫn mơi ch t vào

4. Luồng khí lạnh

2. Cửa dẫn mơi ch t ra

5. Ống dẫn môi ch t

3. Cánh tản nhiệt

6. Luồng khí nóng

d) Ngun lý hoạt động:
Trong q trình hoạt động, bên trong bộ bốc (giàn lạnh) hơi xảy ra hiện tượng sôi
và bốc hơi của môi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng khơng khí qua giàn lạnh, khối
khơng khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe. Trong thiết kế chế tạo, một số
yếu tố kỹ thuật sau đây quyết định năng suất của bộ bốc hơi:
+ Đường kính và chiều dài ống dẫn mơi chất lạnh.
+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại.
23


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.
+ Khối lượng và lưu lượng khơng khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi.

+ Tốc độ của quạt gió.
Bộ bốc hơi hay giàn lạnh cịn có chức năng hút ẩm, chất ẩm sẽ ngưng tụ thành
nước và được hứng đưa ra bên ngồi ơ tơ nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh. Đặc tính hút
ẩm này giúp cho khối khơng khí mát trong cabin được tinh chế và khơ ráo.
Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng môi chất
phun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng với mọi chế độ tải
của hệ thống điện lạnh. Trong công tác tiết lưu này, nếu lượng mơi chất chảy vào bộ bốc
hơi q lớn, nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ
bốc hơi cao. Môi chất không thể sôi cũng như không bốc hơi hồn tồn được, tình trạng
này có thể gây hỏng hóc cho máy nén. Ngược lại, nếu môi chất lạnh lỏng nạp vào không
đủ, độ lạnh sẽ rất kém do lượng mơi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua
khắp bộ bốc hơi.
3.3/ Bình lọc (hút ẩm mơi chất):
a) Chức năng:
Bình chứa là một thiết bị để chứa mơi chất được hố lỏng tạm thời bởi giàn nóng
và cung cấp một lượng mơi chất theo u cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và
lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm lạnh.
Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mịn hoặc
đóng băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt.
b) C u tạo của bình lọc:
Bình lọc (hút ẩm) mơi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và
chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất
lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được
chứa trong một túi khử ẩm riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu
lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như
tuỳ thuộc vào nhiệt độ.
Phía trên bình lọc (hút ẩm) có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dịng chảy của mơi
chất, cửa này còn được gọi là mắt gas. Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh
được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng
cung cấp cho van giãn nở.


24


Khoa Cơ khí động lực – Trường Cao đẳng nghề An Giang

Hình 1.26a: Sơ đồ c u tạo của bình lọc
1. Cửa vào.

3. Ch t khử ẩm

5. Cửa ra

2. Lưới lọc.

4. Ống tiếp nhận

6. Kính quan sát

c) Nguyên lý hoạt động:
Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc (hút ẩm), xuyên
qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng
xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu
cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ
thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng.
Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và
thoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.
Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau.
Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một lưới lọc tinh có
cơng dụng ngăn chặn tạp chất lưu thơng trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ thơng

nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén.

25


×