Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.44 KB, 3 trang )
Bạn đã biết cách hài hước?
Đùa nhưng…không vui
Lúc mọi người căng thẳng, buồn bã gặp áp lực hay mâu thuẫn, những bạn lạc
quan, vui vẻ thường cho rằng: “Cách tốt nhất là hãy khuấy động không khí bằng
cách gây cười, điều này sẽ khiến mọi người đơn giản hóa vấn đề và không khí sẽ
lắng dịu xuống ngay”. Và thế là bạn ấy sẽ tìm cách kể chuyện cười, chọc ghẹo một
bạn nào đó trong nhóm để bạn ấy hết nhăn nhó, kể một câu chuyện bịa, nói lại một
tình huống có thật rất thú vị… Nếu may mắn, sẽ có một vài người cười, còn
không, họ sẽ im lặng, sau đó bình luận: “Chẳng có gì buồn cười cả”
Đ.Anh (lớp 12 trường THPT Trương Vĩnh Ký) chia sẻ: “Hôm nọ, vừa vô lớp học
thì thấy hai cô bạn trong lớp đang cãi nhau, có vẻ rất nghiêm trọng. Hai bạn này
lại nằm trong ban cán sự lớp, nếu không giảng hòa thì ảnh hưởng đến lớp rất
nhiều. Mình chen vào đám đông, hỏi: “Có chuyện gì nào?”. Một vài bạn trong
đám đông giải thích lại. Mình thản nhiên bảo: “Thôi, mọi người bình tĩnh, có gì
ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh rồi cùng phân tích, trong chuyện này
không ai đúng chẳng ai sai hết. Mọi người nghe chuyện này của mình nè, hồi sáng,
lên Facebook, mình có đọc một câu chuyện cười cực hay… Mình kể xong câu
chuyện đó thì có vài người cười, đám đông giải tán còn hai ban cán sự lớp thì hỏi:
“Chuyện đó thì liên quan gì đến chuyện bọn mình?”, rồi bỏ đi. Mình vẫn chưa
giúp họ làm hòa được, còn những bạn cười trong đám đông thì có giải thích lại
rằng: “Thấy ông…vô duyên quá nên tui cười”. Phải nói là mình quê không để đâu
cho hết. Mình nhận ra, không phải câu chuyện đó mình thấy buồn cười thì có
nghĩa là người khác cũng thấy thế. Hơn nữa, trong tình huống của họ, gây cười
không phải là một cách khôn ngoan”
Chọc ghẹo không khéo sẽ khiến người khác nổi giận
Nhiều bạn không biết cách đùa, cứ nhằm vào khuyết điểm của người khác để làm
trò cười. Dù chỉ là bạn bè đùa vui với nhau giây lát, nhưng “nạn nhân” (người bị
chọc) thì nghĩ rằng người hài hước đã hơi quá đáng và có ý mỉa mai. Hơn nữa, đùa
cợt bằng cách cứ lặp đi lặp lại một câu chuyện thì tính chất gây cười sẽ không còn.
Thùy Trang (lớp 10 trường THPT Võ Trường Toản) bày tỏ: “Mình thấy nhiều bạn
hay chọc cười bằng cách nói người khác mập, ốm, hô, có mụn, đen…, rồi tô đậm,