Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bản phác họa của thành công doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.71 KB, 3 trang )

Bản phác họa của thành công
1. Khả năng hiện tại của tôi là gì?
Tùy theo độ tuổi và sự thay đổi của hoàn cảnh mà bạn sẽ có những khả năng khác
nhau. Có người khi 17 tuổi vẫn là một học sinh đội sổ nhưng đến năm 19 tuổi thì
người đó phát hiện ra mình có một năng khiếu nào đó và phát huy nó, cuối cùng,
người đó thành công trong lĩnh vực ấy. Như vậy, dù hiện tại bạn vẫn “bình
thường như người đi đường” thì bạn cũng đừng vội nghĩ mình tầm thường, chỉ là
khả năng của bạn chưa được phát huy triệt để.
Hãy ghi ra tờ giấy những khả năng mà bạn có được qua từng tháng, từng năm, bạn
sẽ thấy những thay đổi của mình và cố gắng để hoàn thiện hơn. Chẳng hạn, 10
tuổi, khả năng của bạn là có thể tự đạp xe đến trường. 15 tuổi, bạn có khả năng an
ủi người khác, 16 tuổi, bạn thấy mình vẽ cũng không tồi, 18 tuổi, khả năng hùng
biện trước đám đông xuất sắc. 19 tuổi, có thể kiếm thu nhập bằng những công việc
part-time
2. Hoàn cảnh của tôi như thế nào?
Hoàn cảnh hiện tại sẽ quyết định những mục tiêu của bạn. Chẳng hạn bạn xuất
thân từ gia đình giàu có, bạn sẽ có những mục tiêu cao vời vợi như đầu tư một
khoản tiền lớn để kinh doanh, học piano, tiếng Pháp, tiếng Nhật, đi du
học v v Nhưng nếu hoàn cảnh của bạn quá khó khăn, hãy giới hạn mục tiêu của
bạn lại. Chẳng thể nào một người mẹ bán hàng rong có thể đầu tư để con mình trở
thành nhà du hành vũ trụ ngay lập tức cả.
Trước mắt, vì hoàn cảnh như thế nên bạn phải xác định những thứ mình đang theo
học sẽ giúp ích được gì cho mình, đừng ghi danh vào lớp ghi-ta chỉ vì bạn bè rủ rê,
hay học tiếng Trung vì để cho biết với người ta. Tôi có một người bạn, gia cảnh
khó khăn nên không thể học tiếp đại học, với năng khiếu design tài tình, anh ấy đã
ghi danh vào lớp học thiết kế đồ họa, quảng cáo suốt mấy năm liền và giờ đây trở
thành chủ một studio nổi tiếng của riêng mình. Lúc này, bằng cấp sẽ không còn
quan trọng. Đam mê, nỗ lực và một ít năng khiếu thẩm mĩ đã đưa anh đến thành
công.
3. Tôi muốn làm những điều gì?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người vẫn luôn tự hỏi mình như phần lớn đều không


thể có được câu trả lời. Họ luôn hỏi: “Tôi thích viết văn nhưng sao lại thi khối A
nhỉ?”, “Tôi sống trên đời mà chẳng biết mục tiêu của mình là gì. Tôi muốn làm
những gì nhỉ?”. Đây là câu hỏi cần chính kiến của riêng bạn để trả lời nó. Có thể
ba mẹ thích bạn vào ngành Y nhưng bản thân bạn muốn thi vào sân khấu điện ảnh
thì bạn phải đấu tranh vì đam mê của mình.
Có thể bạn bè bảo rằng bạn chẳng thể làm gì ngoài việc sau này trở thành bà nội
trợ chăm con thì bạn phải chứng minh cho họ thấy rằng bạn có thể chơi vĩ cầm và
bạn muốn làm điều đó. Thế thì, chỉ cần bạn muốn, bạn đam mê, thì hãy làm đi,
đừng chần chừ nữa!
4. Tôi sẽ làm điều đó như thế nào?
Bước cuối cùng trong bản phác họa là bạn sẽ vạch ra trong đầu những bước đi từ
cao đến thấp để tiến dần đến ước mơ. Chẳng hạn nếu muốn trở thành luật sư thì
bạn không thể không học thuộc những điều luật trong quyển sách dày cộm. Muốn
trở thành kỹ sư công nghệ thông tin thì trong nhà bạn không thể thiếu một cái máy
tính.
Bạn muốn làm giám đốc một công ty nhà nước, bạn sẽ lên kế hoạch như sau: Trở
thành Nhân viên - Phó phòng - Trưởng phòng - Thư ký - Phó Giám Đốc - Giám
đốc Và để thành nhân viên thì bạn phải làm những gì, học thêm gì để lên chức,
rèn kỹ năng gì để trở thành lãnh đạo

×