Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.93 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM”
(HỒNG NGỌC PHÁCH);
VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ CỦA TÁC PHẨM
TRONG Q TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI

HỌC PHẦN:
LITRI156002 - VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM”
(HỒNG NGỌC PHÁCH);
VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ CỦA TÁC PHẨM
TRONG Q TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI
HỌC PHẦN:
LITRI156002 - VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I

Nhóm: 04
Giảng viên: Th.S Hồng Thị Thùy Dương


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT
1

2

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Ngọc Phương
Quỳnh
Nguyễn Thị Thu Thảo

MSSV

CƠNG VIỆC

ĐÁNH
GIÁ

4501606087

▪ 2.1
▪ 2.2

100%

4501606095


▪ 4.2.1
▪ Phụ lục
▪ Thuyết trình

100%

100%

3

Nguyễn Lâm Thành Dinh

4501606014

▪ 1.2
▪ 1.3
▪ Thuyết trình

4

Nguyễn Thị Kim Dung

4501606015

▪ 2.3
▪ 2.4

100%

100%

100%

5

Nguyễn Thị Ngọc Giàu

4501606026

▪ 1.1.1
▪ Kết luận
▪ Tổng hợp word

6

Đoàn Trần Lộc

4501606052

▪ 4.2.2

7

Nguyễn Lê Gia Bảo

4501606008

8

Nguyễn Hà Thị Thương


4501606098

9

Quan Trang Bối

4501606009

10

Quách Tô Mỹ

4501606058

▪ Mở đầu
▪ 1.1.2
▪ Làm power
point
▪ 3.1
▪ 3.2
▪ Thuyết trình
▪ 3.3
▪ 3.4
▪ Thuyết trình
▪ 4.1
▪ 4.3

100%

100%


100%
100%

Trên đây là biên bản phân công nhiệm vụ và đánh giá nội bộ việc thực
hiện nhiệm vụ của các thành viên. Biên bản này đã được sự đồng thuận của tất
cả các thành viên nhóm 4.
3


Nhóm trưởng: Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh
Email:
Số điện thoại: 0766825882

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
4. Cấu trúc tiểu luận .................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 12
1.1. Bối cảnh văn học .................................................................................. 12
1.1.1. Sự thay đổi của nền văn hóa ......................................................... 12
1.1.2. Quan niệm thẩm mỹ và quan niệm sáng tác ................................. 12
1.2. Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết ............................................... 14
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 14
1.2.2. Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết ................................................. 15

1.2.3. Tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam ................................................... 15
1.3. Khái quát về tác giả Hoàng Ngọc Phách và tác phẩm “Tố Tâm”........ 16
1.3.1. Tác giả Hoàng Ngọc Phách ........................................................... 16
1.3.1.1. Cuộc đời và con người ........................................................... 16
1.3.1.2. Sự nghiệp văn học .................................................................. 17
1.3.2. Tác phẩm “Tố Tâm” ..................................................................... 18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM “TỐ TÂM”............................ 19
2.1. Tiếp thu Tây học và sáng tạo cái mới cho nền văn học truyền thống
phương Đông ............................................................................................... 19
2.2. Tình yêu nam nữ – vẻ đẹp đơn sơ của tình yêu ................................... 20
5


2.3. Con người xung đột giữa lý trí và tình cảm ......................................... 23
2.4. Bênh vực hạnh phúc cá nhân, tự do tình cảm ...................................... 26
2.5. Sự đổi mới về đề tài ............................................................................. 28
2.6. Cách tiếp cận mới mẻ qua góc nhìn đời tư .......................................... 30
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM “TỐ TÂM”...................... 32
3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ................................................................ 32
3.2. Xây dựng kết cấu và cốt truyện ........................................................... 36
3.3. Cách sử dụng ngôn ngữ........................................................................ 37
3.3.1. Từ ngữ ........................................................................................... 37
3.3.2. Lối diễn đạt ................................................................................... 38
3.4. Cốt truyện và nhân vật ......................................................................... 39
3.5. Ngôn ngữ và cách kể chuyện ............................................................... 42
CHƯƠNG 4: VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ CỦA “TỐ TÂM” TRONG QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI .................................... 44
4.1. “Tố Tâm” – dấu ấn giao thời................................................................ 44
4.1.1. Khẳng định chỗ đứng khi vừa xuất hiện ....................................... 44
4.1.2. Sức ảnh hưởng của “Tố Tâm” đối với tiểu thuyết Việt Nam ....... 45

4.2. Những hạn chế của tác phẩm ............................................................... 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 54

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn nghìn năm dựng nước và giữ nước,
bảo tồn tinh hoa văn hố dân tộc và khơng ngừng tiếp thu phát triển. Văn học
Việt Nam cũng thế phải đến lúc phải lược bỏ đi những gì gọi là cũ và khơng
cịn phát triển vượt bậc ở thời đại mới. Văn học Việt Nam được nằm trong kén
quá kĩ lưỡng, bị ảnh hưởng một phần bởi nền văn hoá Trung Quốc, sự kết hợp
các biện pháp nghệ thuật, điển tích, điển cố. Tình hình văn học thế kỉ XX ở giai
đoạn đầu, văn học trung đại ở Việt Nam đã đi gần đến sự lụi tàn cần phải được
cải cách, thay đổi. May mắn thay nền văn học Việt Nam được tiếp thu nền văn
hố phương Đơng – phương Tây, sự giao thời giữa nền văn học trung đại
chuyển sang nền văn học khác, sự chuyển tiếp từ những cái cũ đã lỗi thời sang
cái mới phát triển và đặc sắc hơn, tiếp nhận những tinh hoa thế giới để nền văn
học Việt Nam trở nên phong phú hơn. Quá trình du nhập những giá trị tiên tiến
về văn chương đã giúp Việt Nam có sự lột xác hoàn toàn trong văn học, từ văn
học trung đại sang nền văn học hiện đại. Qua quá trình tiếp thu, sửa đổi, văn
học Việt Nam đã được thay đổi tư duy trong vấn đề nội dung lẫn nghệ thuật
của một tác phẩm. Minh chứng cho vấn đề ảnh hưởng của du nhập tinh hoa thì
phải nói đến sự cơng nhận của thể loại tiểu thuyết, thể loại này ở văn học trung
đại chưa có được tiếng nói và chỗ đứng riêng của mình, chuyển hố từ các tiểu
thuyết được viết theo lối chương hồi của Trung Quốc như Kim Vân Kiều truyện
nay chuyển mình qua tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết hiện đại.

Tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách xuất bản, đánh dấu sự phát
triển của thể loại tiểu thuyết, thành công của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Tố Tâm được sáng tác vào năm 1925, thuộc thể loại tiểu thuyết và là tác phẩm
đại diện cho nền văn học hiện đại Việt Nam, ghi tên mình vào sự phát triển của
7


thể loại tiểu thuyết và nền văn học hiện đại. Tác phẩm được trình bày trong
khoảng 100 trang viết thuộc tiểu thuyết tâm lý kể về một tình yêu sâu đậm của
hai người, nhưng trớ trêu thay cuộc tình đã mới chớm nở lại phải lìa xa vì một
mảnh ghép đã khơng cịn hiện hữu để ghép vào hai trái tim. Tác phẩm đã khá
thành công khi từ tiểu thuyết truyền thống sang tiểu thuyết tâm lí, loại bỏ đi
những kết cấu cũ về thể loại tiểu thuyết truyền thống. Nhóm chúng tơi chọn tác
phẩm Tố Tâm của Hồng Ngọc Phách để tìm hiểu về văn học buổi giao thời
đầu thế kỉ XX, tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết, sự phát triển của văn học hiện
đại Việt Nam. Qua quá trình tìm hiểu về văn học thời kì này thì chúng tơi cũng
tìm hiểu vị trí và vai trị tầm quan trọng của tác phẩm Tố Tâm trong quá trình
hình thành và phát triển thể loại tiểu thuyết Việt Nam. Trong quá trình học tập
tại trường và học chuyên ngành văn học thì việc tìm hiểu tác phẩm, thể loại và
sự chuyển mình của văn học cũng giúp chúng tơi có kiến thức vững vàng hơn,
ứng dụng vào các tác phẩm khác và phục vụ quá trình nghiên cứu của chúng
tôi tại trường và nghiên cứu khoa học về văn học.
2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận của chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, nhận định, tổng
hợp tiểu thuyết tâm lí Tố Tâm một cách chi tiết nhất và sẽ đi sâu vào các vấn
đề như khái quát thể loại tiểu thuyết Việt Nam, nội dung của tác phẩm, vấn đề
tiếp thu Tây học và sáng tạo cái mới, về đề tài tình yêu nam nữ, tâm lí nhân vật,
khát vọng tự do tình cảm; nghệ thuật trong tác phẩm về nghệ thuật xây dựng
nhân vật, miêu tả tâm lí hành động của nhân vật, cốt truyện và kết cấu, sử dụng
ngôn ngữ trong tác phẩm. Thơng qua việc tìm hiểu nội dung lẫn nghệ thuật, bối

cảnh lịch sử xã hội tác động vào tác phẩm thì chúng tơi đi khảo sát về vị trí và
vai trị của tác phẩm trong q trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu
thuyết Việt Nam và thông qua đó làm sống dậy cái hay, cái đẹp trong lòng độc
giả.
8


Tác phẩm Tố Tâm được nhóm chúng tơi tìm hiểu, phân tích để thấy được
giá trị của tác phẩm Tố Tâm và những đóng góp quý báu của tác phẩm và tác
giả Hoàng Ngọc Phách cho sự phát triển và thành công của giai đoạn giao thời
văn học và của thể loại tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Tiểu luận của chúng tơi
có sự liên hệ cũng như bình phẩm về các nhận định của tiểu thuyết hiện đại
Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XX và tác phẩm Tố Tâm đó là phạm vi
nghiên cứu của chúng tơi.
Tiểu luận của chúng tơi có sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo ở
Internet và các luận văn, luận án và cũng có lấy dẫn chứng của tác phẩm Le
Disciple của Bourget minh hoạ với đề tài tình yêu, các phân cảnh, tình tiết trong
tác phẩm; tác phẩm Trà hoa nữ (Nàng Camile) để nói về sự hy sinh trong tình
u; chúng tơi cũng tìm hiểu Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán và Trần
Đình Sử (chủ biên), tác phẩm Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quảng;
các thuật ngữ, khái niệm giải thích trong tài liệu Từ điển Tiếng Việt của Hồng
Phê; chúng tơi cũng dùng một số tác giả cùng viết thể loại tiểu thuyết như Hồ
Biểu Chánh, Tự lực văn đoàn; nhận định của các nhà nghiên cứu: Đoàn Ánh
Dương, Hoàng Dũng, Cao Việt Dũng,...
3. Phương pháp nghiên cứu
Qua đề tài chúng tơi phân tích để tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết Việt
Nam, tìm hiểu tác phẩm Tố Tâm và tác giả Hoàng Ngọc Phách để làm tiểu luận
với đề tài “Phân tích tác phẩm “Tố Tâm”( Hồng Ngọc Phách); vị trí và vai
trị trong việc hình thành và phát triển thể loại”.
Tóm lại trong tiểu luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như

sau:

9


Phương pháp phân tích tác phẩm Tố Tâm: phương pháp phân tích là
phương pháp quan trọng trong việc tìm hiểu, đánh giá, tổng hợp của một tác
phẩm.
Phương pháp tìm hiểu lịch sử: thơng qua lịch sử văn học thì chúng tơi
tham khảo, đánh giá sự hình thành và phát triển của thể loại. Thơng qua trình
bày về đóng góp của tác phẩm và nó có tác động như thế nào để thay đổi tiểu
thuyết hiện đại và nền văn học hiện đại Việt Nam.
Phương pháp so sánh: thực hiện phương pháp so sánh để thấy được những
thành công, tiên tiến của tác phẩm thơng qua đó cũng thể hiện những hạn chế
cịn tồn đọng khiến cho tác phẩm được ít độc giả.
4. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận chúng tôi gồm 3 phần chính và 4 chương nội dung.
* Mở đầu:
- Lý do chọn đề tài
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc tiểu luận
* Nội dung: gồm 4 chương
Chương 1: Một số vấn đề chung
1.1. Bối cảnh văn học
1.2. Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết
1.3. Khái quát về tác giả Hoàng Ngọc Phách và tác phẩm Tố Tâm
10



Chương 2: Nội dung của tác phẩm “Tố Tâm”
2.1. Tiếp thu Tây học và sáng tạo cái mới cho nền văn học truyền thống phương
Đơng
2.2. Tình u nam nữ – vẻ đẹp đơn sơ của tình yêu
2.3. Con người xung đột giữa lí trí và tình cảm
2.4. Bênh vực hạnh phúc cá nhân, tự do tình cảm
Chương 3: Nghệ thuật của tác phẩm “Tố Tâm”
3.1. Xây dựng nhân vật mang tính điển hình
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
3.3. Xây dựng kết cấu và cốt truyện
3.4. Cách sử dụng ngơn ngữ
Chương 4: Vị trí và vai trị của “Tố Tâm” trong quá trình hình thành và
phát triển của thể loại
4.1. Tố Tâm – dấu ấn giao thời
4.2. Vai trò đặc biệt của tác phẩm
4.3. Những hạn chế đã làm cho tác phẩm nhanh chóng bị lãng quên
* Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

11


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh văn học
1.1.1. Sự thay đổi của nền văn hóa
Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX bắt đầu có những thay đổi to
lớn về kinh tế, chính trị, xã hội... làm cho đất nước ta trong thời gian này có
nhiều sự đổi mới. Trong số đó, văn hố cũng không ngoại lệ.
Ở thời kỳ này, ta đã thấy tiếng Pháp được dạy trong nhà trường một cách

phổ biến hơn. Cùng thời điểm đó, phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh
phát động, cũng đã rất tâm huyết trong việc cổ động đông đảo người dân sử
dụng chữ Quốc ngữ để thay thế cho chữ Nơm. Chính việc đổi mới chữ viết
trong thời gian này, đã mang lại nhiều ý nghĩa to lớn, tạo điều kiện dễ dàng hơn
trong việc tiếp thu và trao dồi kiến thức, cung cấp nhiều phương tiện hiện đại
hơn cho nền văn học mới – văn học giao thời.
Cũng trong giai đoạn có nhiều sự thay đổi nhất định của nền văn hóa, đã
khiến cho nền văn học lúc này dần thoát khỏi những ảnh hưởng xưa cũ của văn
học Trung Hoa, bắt đầu có sự gặp gỡ và hội nhập với văn học phương Tây.
Điều này, đã đem lại một làn gió mới góp phần thổi mát nền văn học truyền
thống của dân tộc lúc bấy giờ. Đặc biệt, nó đã có sự tác động lớn đến sự ra đời
của văn xi. Vì thế, đây được xem như là một bước chuyển mình, một sự hồi
sinh mạnh mẽ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam từ trước đến nay.
1.1.2. Quan niệm thẩm mỹ và quan niệm sáng tác
Quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của con người ở giai đoạn này đã
khác trước và cũng chính vì thế quan niệm về cái đẹp trong nghệ thuật không
giống như xưa nữa. Ðối với sáng tác văn chương, ngày trước người ta quan
niệm cái đẹp tốt lên từ sự hài hồ, cân đối, đầy niêm luật của những bài thơ
12


Ðường luật, từ sự hoàn chỉnh của phép đối, của cách gieo vần... Giờ đây, những
yếu tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất phóng khống, tự do vừa tìm thấy
được từ văn học phương Tây.
Tầng lớp trí thức thời phong kiến lúc bấy giờ cũng lâm vào tình trạng sống
dở, chết dở. Những người đã từng tham gia vào phong trào chống Pháp kẻ thì
bị giết chết, người bị tù đày hoặc trốn tránh, có khi phải chạy ra nước ngồi. Có
người khơng chịu được thử thách cuối cùng phải ra đầu thú, sống nơm nớp
trong cảnh tù đày của thực dân.
Trong bối cảnh lịch sử phức tạp và đen tối như thế, tầng lớp tri thức cảm

thấy bi quan tuyệt vọng vô cùng. Họ quyết định bỏ lối học từ chương, đi tìm
đến những tri thức hiện đại mà họ biết được thông qua các sách vở và báo chí
nước ngồi. Trong số đó tiêu biểu là những tân thư, tân văn. Cũng từ đây, họ
được tiếp xúc với các luồng tư tưởng tiến bộ, hiểu được tình hình cách mạng
trên thế giới từ đó chọn cho mình một con đường cứu nước khác trước. Đầu thế
kỉ XX, nền văn học có sự biến chuyển, dần thốt ly khỏi văn học trung đại mà
thay vào đó là nền văn học cách tân chịu ảnh hưởng từ nền văn học phương
Tây, đặc biệt là văn học của Pháp.
Chữ Quốc ngữ xuất hiện mang nhiều ý nghĩa lớn, tạo điều kiện dễ dàng
trong việc đọc và sáng tác các tác phẩm mang hệ tư tưởng mới. Sự ra đời của
chữ Quốc ngữ đã góp phần cung cấp phương tiện hiện đại cho nền văn học mới.
Có chữ Quốc ngữ như tiếp thêm động lực cho các nhà văn, nhà thơ dễ dàng bày
tỏ quan niệm cá nhân, niềm tự hào về văn hóa dân tộc. Đầu thế kỉ XX, báo chí
và các phong trào dịch thuật; sự xuất hiện của văn xuôi và truyện ký diễn ra sôi
nổi trên văn đàn. Thành tựu nổi bật nhất thời kỳ này là chính là nền văn học
u nước điển hình là các tác phẩm của Phan Bội Châu. Từ năm 1920 đến 1945:
tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, phóng sự, phê bình ra đời điển hình như các
13


tác phẩm Đoạn Tuyệt – Nhất Linh, Ai làm được – Hồ Biểu Chánh, Tố Tâm –
Hoàng Ngọc Phách… Phong trào thơ mới cũng đạt nhiều thành tựu, phải kể
đến ở đây có thể là Tản Đà.
Xu hướng văn học cách mạng lưu hành bí mật nhưng có tầm ảnh hưởng
rất lớn đến tinh thần đấu tranh dân tộc. Trong khi đó xu hướng văn học lãng
mạn, xu hướng văn học hiện thực được công khai hợp pháp trong thời kì này
lại ảnh hưởng nhiều đến khuynh hướng thẩm mỹ và giá trị tinh thần.
Tóm lại, bối cảnh lịch sử – xã hội nước ta đã tác động mạnh mẽ đến sự ra
đời và phát triển của nền văn học hiện đại nói riêng và nền văn học Việt Nam
nói chung. Đây là nguồn chất liệu sáng tác vô cùng mới mẻ dành cho các tác

giả đương thời, đòi hỏi họ phải có sự sáng tạo trong ngịi bút, sự đổi mới trong
tư tưởng. Và tất cả những điều đó đều được thể hiện thông qua tác phẩm, giúp
tác phẩm có thể tác động đến tâm tư, tình cảm của các độc giả.
1.2. Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết
1.2.1. Khái niệm
Theo các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết là “tác phẩm
tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không
gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời,
những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các sự kiện sinh hoạt giai
cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” (2011: 328).
Tiểu thuyết là một thể loại văn học được viết bằng văn xi có tính hư
cấu. Thơng qua việc xây dựng nhiều tuyến nhân vật, hồn cảnh, sự kiện, tiểu
thuyết phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề cuộc sống của con
người. Tiểu thuyết biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng
ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
14


1.2.2. Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết là tác phẩm văn xi có hư cấu nhằm phản ánh những hiện
thực xã hội, phác họa cuộc sống thông qua các đặc trưng riêng biệt của thể loại.
Tiểu thuyết tái hiện hình ảnh con người và cuộc sống giàu chất văn xi, tái
hiện cuộc sống một cách bình dị chân thật, giúp người đọc cảm giác như chính
bản thân có ở thời điểm đó để lắng nghe, để thấu hiểu và để đồng cảm của số
phận nhân vật. Nhìn hiện thực cuộc sống từ những góc độ đời tư của những con
người cá nhân, tiểu thuyết được tác giả xây dựng dựa trên mong muốn cá nhân
của nhân vật, những mong muốn gần gũi, bình thường, giản dị, mong muốn
cho chính bản thân mình chứ khơng cịn là mong muốn to lớn vĩ đại của cả tầng
lớp, cả giai cấp. Cốt truyện trong tiểu thuyết là cấu trúc của các sự kiện bên
trong, những sự kiện đó được đan cài, móc xích với nhau tạo nên một chuỗi sự

kiện nhằm hướng tới cốt truyện của tác giả xây dựng nên.
1.2.3. Tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam
Tiểu thuyết Việt Nam 1900 – 1930: Giai đoạn này thực dân Pháp bắt đầu
tiến hành xâm lược nước ta, nên nền văn học Pháp ít nhiều tác động và nền văn
học nước ta ảnh hưởng, tiếp thu. Cũng chính giai đoạn này chữ quốc ngữ bắt
đầu xuất hiện. Các tiểu thuyết nổi tiếng trong giai đoạn này có thể nói đến như
Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh…
Tiểu thuyết Việt Nam 1930 – 1945: Giai đoạn tiếp này ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế, sự bóc lột tàn ác của thực dân Pháp. Cách mạng Việt
Nam sục sôi, cả nước cùng nhau chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng Tám. Văn
học giai đoạn này cũng góp phần cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, mang đặc
điểm văn học hiện thực. Các tiểu thuyết nổi tiếng như: Số đỏ và Vỡ đê của Vũ
Trọng Phụng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan...

15


Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975: Giai đoạn này, nước ta bị thực dân
Pháp đô hộ đến năm 1954 và sau đó đế quốc Mĩ chia cắt nước ta. Tuy nhiên,
văn học thời kì vơ cùng phát triển, khơng những thể loại tiểu thuyết mà các thể
loại khác cũng phát triển. Tiểu thuyết Cửa sông và Dấu chân người lính ít nhiều
gây được tiếng vang thời kì này.
Tiểu thuyết Việt Nam 1975 đến nay: Văn học Việt Nam có bước chuyển
biến sâu sắc và mạnh mẽ, dấu ấn thay đổi từ cách nhìn đến đề tài. Tiểu thuyết
đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Tiểu thuyết nổi tiếng như: Ăn mày dĩ vãng
của Chu Lai...
1.3. Khái quát về tác giả Hoàng Ngọc Phách và tác phẩm “Tố Tâm”
1.3.1. Tác giả Hoàng Ngọc Phách
1.3.1.1. Cuộc đời và con người
Hoàng Ngọc Phách sinh năm 1896, mất vào năm 1973, bút hiệu là Song

An, người mở đầu cho phong trào viết tiểu thuyết Tự Lực văn đồn. Q qn
của ơng ở làng Đông Thái thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ơng sinh ra
trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước, ngay cả bản thân ông
từ nhỏ đã sớm bộc lộ khiếu văn chương của chính mình. Ơng được học chữ
Hán, song sau này học ở trường Pháp – Việt rồi lại học tại Trường Cao đẳng
Tiểu học (Vinh) và Trường Bưởi (Hà Nội). Khi còn học tại trường Bưởi, Hoàng
Ngọc Phách đã tham gia vào các phong trào của sinh viên, như các phong trào
thành lập các hội sinh viên để nhằm mục đích chống lại các giám thị bạc đãi,
khinh rẻ các học sinh, sinh viên có hồn cảnh nghèo.
Năm 1919, ơng đỗ bằng Cao đẳng tiểu học Pháp, bằng Thành Chung và
trúng tuyển vào Ban văn chương, trường Cao đẳng Sư phạm. Năm 1922, sau
khi tốt nghiệp, Hoàng Ngọc Phách làm giáo sư trường Thành Chung (Nam
16


Định). Năm 1925, ông làm tổng thư ký trường Cao đẳng Sư phạm (Hà Nội).
Sau này ông chuyển về trường Cao đẳng tiểu học Bonnal, do có liên quan đến
các phong trào để tang Phan Chu Trinh và phong trào địi thả Phan Bội Châu.
Năm 1931, ơng về dạy ở trường Cao đẳng Tiểu học Lạng Sơn, đến 1935
ông về Bắc Ninh dạy cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Sau Cách mạng tháng
Tám, Hoàng Ngọc Phách giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục.
Năm 1959, ông chuyển sang làm công tác nghiên cứu cho viện Văn học đến
1963 thì ơng nghỉ hưu.
1.3.1.2. Sự nghiệp văn học
Ơng là tác giả của hàng loạt cơng trình như: Đâu là chân lý (1941), Thời
thế với văn chương – tiểu luận, phê bình thơ (1941), Bên bờ sơng Lơ (1966),
Chuyện trường Cao đẳng sư phạm (1968)… Ơng cịn tham gia biên soạn Cung
oán ngâm khúc (1957), Chèo và tuồng (1958), Nhị độ mai (1960), Giai đoạn
văn học Việt Nam (1965), Thơ văn Phan Châu Trinh (1983)… Nhưng tác phẩm
nổi trội và để đời cho Hoàng Ngọc Phách là tiểu thuyết Tố Tâm (1922).

Hoàng Ngọc Phách được xem là một trong những nhà văn mở đường cho
văn học Việt Nam hiện đại. Các thể loại khác ông tham gia như truyện ngắn,
bút ký lại khơng đặc sắc. Ngịi bút Hồng Ngọc Phách nhẹ nhàng, trầm tĩnh,
ngôn ngữ ông dùng không quá đơn điệu cũng khơng q trau chuốt. Ngồi Tố
Tâm, các cơng trình sưu tầm, nghiên cứu đối với thơ văn cổ truyền của dân tộc,
đa số được ơng thu thập, tích lũy, và hệ thống lại một các khoa học. Các lời
bình của ông thường nhẹ nhàng, khiêm tốn và tôn trọng từng khía cạnh đặc
trưng thể loại. Nhưng sau tất cả, Tố Tâm vẫn là tác phẩm nổi tiếng nhất, gắn bó
với cả cuộc đời và sự nghiệp ơng, thật sự hiếm hoi khi có một nhà văn mà sự
nghiệp bất tử chỉ với một tác phẩm.

17


1.3.2. Tác phẩm “Tố Tâm”
Về hoàn cảnh sáng tác, Tố Tâm được viết năm 1922, khi Hoàng Ngọc
Phách học năm cuối khóa tại trường Cao đẳng Sư phạm, và được in thành sách
năm 1925. Do bản thân Hoàng Ngọc Phách, được sinh ra trong thời kì văn học
phương Tây manh nha ảnh hưởng đến nền văn học nước ta nên những tinh hoa
văn học phương Tây, điển hình là văn học Pháp, thấm nhuần tư tưởng cá nhân
vào ông. Để từ đó Tố Tâm, là đại diện cho những tác phẩm mang tiếng nói cá
nhân, đấu tranh cho tình u, chống lại các lễ nghi phong kiến, mà trước đó
chưa có tác phẩm nào đạt được. Nó trở thành tác phẩm đánh dấu cho sự chuyển
mình sang giai đoạn văn học hiện đại trong tiến trình văn học Việt Nam.
Tính đến năm 1990, Tố Tâm đã được tái bản hai mươi bốn lần, trong đó
giai đoạn 1925 – 1939 tái bản bốn lần. Ngồi ra, tác phẩm cịn được in trên tập
kỷ yếu của Hội cao đẳng ái hữu. Tố Tâm từng một thời gây xôn xao khắp cả
nước, chinh phục được một lượng lớn khán giả từ già đến trẻ, từ Nam ra Bắc,
trở thành đối tượng của một vài bộ phận văn học nước ngoài.
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Tố Tâm chỉ trong một giai đoạn ngắn,

nhưng không thể nào phủ nhận được những thành tựu mà Tố Tâm đạt được –
quyển tiểu thuyết được viết đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ. Tác phẩm mang trong
mình tiếng nói cá nhân rõ rệt, khẳng định quyền tự do lựa chọn trong hôn nhân,
tạo nên một cuộc cách tân trong nghệ thuật. Sự thay đổi về số phận con người,
đấu tranh cũ – mới... đó là những giá trị thời đại, dù không theo kịp trào lưu
nhưng vẫn được nhiều người đón nhận.

18


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM “TỐ TÂM”
2.1. Tiếp thu Tây học và sáng tạo cái mới cho nền văn học truyền thống
phương Đơng
Thuở niên thiếu, Hồng Ngọc Phách đặc biệt yêu thích những tinh hoa
văn học Pháp và dành nhiều tình cảm cho những tác phẩm của tứ trụ văn học
lãng mạn của đất nước này là Lamartine, Alfred de Vigny, Alfred de Musset và
Victor Hugo. Có lẽ bởi nguyên cớ ấy mà ta thấy tinh thần lãng mạn của văn
học Tây Âu đổ bóng trên văn chương của ơng. Tuy tác phẩm Hồng Ngọc
Phách khơng phóng tác từ một tác phẩm nào đấy như Ngọn cỏ gió đùa của Hồ
Biểu Chánh nhưng khi cảm thụ đa dạng tác phẩm văn học nước ngồi thì hiện
tượng tái khám phá, tái sáng tạo trong văn chương của Hoàng Ngọc Phách là
khó tránh khỏi. Điều này thể hiện ở chỗ ông miêu tả cảnh Đạm Thủy vào phòng
người thương trong một cuộc viếng thăm khơng hẹn trước rồi tình cờ tìm được
vật chứng về tình yêu của Tố Tâm dành cho mình, có nét tương tự với cảnh tỏ
tình trong tác phẩm Le Disciple của P. Bourget. “Lúc đến, tôi khơng thấy ai ở
nhà dưới thì tơi cứ thẳng lên gác như mọi khi nhưng cậu Tân đi vắng. Giá có
Tố Tâm đó thì tơi cũng dặn qua vài câu rồi xuống, vì từ khi quen biết đến giờ
tơi vẫn giữ ý, khơng ngồi nói chuyện một mình với nàng ở trên gác bao giờ.
Nhưng Tố Tâm cũng không thấy, tôi dừng lại chực viết mấy chữ để lại cho cậu
Tân. Tôi lại bên bàn giấy thấy tráp may của Tố Tâm bỏ ngỏ, trong có những

khăn thêu và mặt gối kết chỉ rất đẹp. Bởi tính thích quan sát mà thành ra tẩn
mẩn, vả cũng bởi của người thân yêu nên tôi lục ra xem hết ở dưới đáy tráp,
tôi thấy một mảnh giấy vẽ hai chữ V.L. giằng lại với nhau, tơi hiểu ý ngay”
(1958: 42). Chính Hồng Ngọc Phách cũng đã thừa nhận ảnh hưởng của P.
Bourget đối với ông trong Cuộc phỏng vấn các nhà văn của Lê Thanh. Hoàng
Ngọc Phách cũng tạo nên một nàng Tố Tâm vì chữ hiếu mà dứt tình để yên bề
gia thất theo ý mẹ. Bức thư vĩnh biệt cô viết cho Đạm Thủy đầy bi ai, thống
19


thiết “Anh ơi, hiểu tình, tương phản, em đã vâng lời mẹ em trong khi ngọa bệnh
nguy cấp này, việc đã sẵn sàng cả rồi, đến 12 này sẽ làm lễ nghênh hơn. Em
xin chịu tơi vơ tình cùng anh vậy, nhưng trong lịng trương phu, qn tử có xá
chi cái thân phận liễu bồ này” (1958: 74) Tương tự, nàng Camile (Trà hoa
nữ),… cũng cao thượng hy sinh tình yêu của người con gái khi đứng trước
nghĩa vụ.
Bên cạnh nhà trường Pháp – Việt, các thanh niên tri thức cịn tiếp cận
văn học pháp bằng một cơng cụ mới cũng rất phổ biến trong thời điểm đó là
báo chí và sách in, nên việc Hoàng Ngọc Phách đọc và nghiền ngẫm văn học
phương Tây rồi từ đấy rút kinh nghiệm cho sự sáng tạo của mình cũng là điều
bình thường, khơng có gì lạ. Đáng nhắc đến là điều tạo nên cái mới lạ, độc đáo,
phá vỡ những khuynh hướng lối viết thơng thường của Hồng Ngọc Phách như
việc không đi theo khuynh hướng đạo lý mà hướng đến khuynh hướng tâm lý,
khơng lấy sự chỉ vẽ thói đời làm đối tượng mà lấy sự mách bảo của con tim vào
đối tượng.
2.2. Tình yêu nam nữ – vẻ đẹp đơn sơ của tình u
Tố Tâm khơng mơ tả phong tục và tư tưởng đạo lý để nói lên cái hiện
thực, nghĩa là khơng nói đạo lý kết hợp với nói chuyện đời, cũng khơng phanh
phui hết mọi ngóc ngách của xã hội hay kể chuyện nhân tình thế thái. Tố Tâm
thu hẹp phạm vi đời sống, chỉ đơn thuần đi vào bức tranh cuộc sống đời tư của

con người, tái khám phá một góc nhỏ trong đời sống tình cảm, kể lại câu chuyện
tình. Thế nhưng tác phẩm này cũng khơng phải là một câu chuyện gay cấn, ly
kì, có tình huống cao trào, phức tạp mà thật sự Tố Tâm chỉ đơn giản là một câu
chuyện của một đôi nam nữ yêu nhau. Điều đặc biệt ở đây là cách Hồng Ngọc
Phách kể lại. Nó khác với những câu chuyện đã có trước đây, hay nói cách khác
Tố Tâm chính là tiếng nói trực diện của tình u đã làm thay đổi cái nhìn của
20


độc giả đương thời. Người đọc chủ động nhận lấy chiếc chìa khóa vàng – Tố
Tâm từ Hồng Ngọc Phách và mở cửa, tự do đón nhận thế giới bí ẩn của tình
u. Ơng dắt người đọc khám phá tình yêu đơn sơ, nguyên bản, trỏ vẽ cho người
đọc thấy sáng rõ những bí mật của ái tình. Đạm Thủy và Tố Tâm đến với nhau
không bởi nguyên cớ nào ngồi chữ tình, khơng như tình u của Bạch Tuyết
và Chí Đại do dun cớ biến cố gia đình mà đến với nhau rồi nên duyên vợ
chồng. Trong Tố Tâm, tình yêu của Tố Tâm và Đạm Thủy đến một cách tự
nhiên, Tố Tâm yêu Đạm Thủy qua những áng thơ văn của anh được đăng trên
nhật báo “chưa biết người, biết mặt, em chỉ xem văn chương, tính tình, tư tưởng
của anh mà em yêu” (1958: 44). Tình yêu ấy trước là yêu tài hoa, sau mới đến
tình yêu nam nữ. Đó là một thứ tình u rất gần với bản năng, ít lí trí, một thứ
tình u ln ở trạng thái phập phồng dễ thương tổn nhưng không phải vì thế
mà khơng mãnh liệt, say đắm. Tình u được nhen nhóm từ những ngày gặp
mặt trao đổi văn chương, thư từ rồi lớn dần lên và thăng hoa cả hai thổ lộ tình
yêu họ dành cho nhau. Qua những bức thư hai người trao gửi nhau, cũng như
qua lời kể của Đạm Thủy, tâm tư tình cảm của đôi nam nữ hiển hiện trong mắt
người đọc như lời thú tội về tình yêu dành cho Đạm Thủy của Tố Tâm: “Khổ
lịng lắm anh ơi! Nói ra thì những ngượng lời mà để dạ cũng đến khơ héo. Anh
có biết em đem lòng yêu anh đã lâu, và anh đã làm cho em thổn thức mấy tháng
nay rổi không?...” (1958: 44). Cảm xúc của cả hai dành cho người tình trong
Tố Tâm khơng ẩn giấu như lối văn chương ước lệ tượng trưng mà phô bày sống

động trên từng câu chữ. Tình yêu ấy cũng giống như thứ tình yêu của những
đôi nam nữ khác – rụt rè, lo ngại nhưng cũng không kém phần nồng nàn, mãnh
liệt, ngọt ngào và đắm say.
Ở Tố Tâm, ngồi tiếng nói ngun bản của tình u, tác phẩm cịn ẩn
chứa nhiều xung đột nội tâm của Tố Tâm và Đạm Thủy, đó chính là xung đột
giữa cá nhân và gia đình, giữa sự riêng tư và trách nhiệm chung – vấn đề tiềm
21


tàng trong xã hội Việt Nam đương thời. Cái bi tình của Đạm Thủy và Tố Tâm
khiến người đọc thấy được cái nguy hiểm tiềm tàng của ái tình trong xã hội khi
ấy. Đó là khi u mà lịng gia quyến cịn mãnh liệt thì ai vương vào ái tình cũng
phải chuốc lấy nỗi đau và cái kết tương tự. Các nhân vật vừa đáng thương vừa
đáng giận, thương cho sự thủy chung của hai người yêu nhau, giận bởi tình gia
quyến cịn níu giữ trong thâm tâm nên đành giữ lại tình cảm trong lịng mà rời
xa nhau. Trong cái thương có cái giận mà trong cái giận cũng có điều hợp tình
đó là cái tâm lý phức tạp khơng chỉ của Tố Tâm và Đạm Thủy mà cịn là tâm
lý chung của những đôi trai gái lúc bấy giờ, có lẽ cho đến ngày nay vẫn vậy.
Tuy chưa thể hiện rõ nét xung đột gia đình như trong Ai làm được nhưng tín
ngưỡng gia đình là một mồi lửa châm nên cuộc hỏa hoạn thảm khốc của tình
yêu trai gái, nên dẫu tình u ấy có tâm đầu ý hợp, thuần khiết bao nhiêu cũng
khó vượt qua khỏi bức tường thành vĩ đại mang tên “gia đình”. Đó là vấn đề
luân lý quan trọng mà tác giả vô tình nêu lên trong tác phẩm. Hồng Ngọc
Phách khơng chủ đích xây dựng sự giằng xé, mâu thuẫn tột đỉnh hay màn đối
đầu gay go của “tình” và “hiếu” mà chỉ thấp thống hình ảnh gánh nặng gia
quyến bị tạo nên bởi những thế lực gia đình đang ngự trị trong đời sống của đôi
trai gái. Điều quan trọng ở đây là ông không nhằm tố cáo những thế lực ấy mà
chỉ cho người đọc thấy “non cao vực thẳm” (chữ của Hồ Biểu Chánh) khi bước
chân vào ái tình. Ông muốn tường minh với mọi người:
“Ký giả chép lại truyện gọi là tỏ lịng thương đơi lứa thiếu niên xô nhau

vào bể ái, lôi kéo nhau đến nỗi kẻ bị trọng thương, người không cần sống, để
đời thiệt mất một người thiếu nữ chung tình. (Tố Tâm mục Mấy lời của kẻ chép
truyện)
Ông muốn răn đe người đọc đừng đi ngồi khn phép:

22


“Chỉ vì mơ màng những chuyện ngồi vịng đời nhỡ nhầm vào một cuộc tình
ái, nên việc đời chếch lệch mà thành như mây tan khói tỏa rút lại khơng được
ích gì, cảnh hướng ấy bạn thiếu niên nên lưu ý” (Tố Tâm mục Mấy lời của kẻ
chép truyện)
Hai câu trên thoáng nghe sẽ thấy sự khác biệt, thế nhưng chúng lại có sự
gắn kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Đối với câu văn thứ nhất, Hoàng Ngọc
Phách đứng dưới góc nhìn của một con người, một người cơng dân mà nhìn
nhận. Về câu văn thứ hai, ơng lại nhìn dưới tư tưởng nghệ thuật của một nhà
văn, là quan niệm về nhận thức thẩm mỹ của tác giả. Thế nhưng con tim thúc
giục đã khiến tác giả thoát ra khỏi những chân lý bảo thủ để từ đó kể về một
loại tình yêu say đắm của Tố Tâm với Đạm Thủy. Và cũng trong cái kết “khơng
có hậu”, nó đã giúp cho Hồng Ngọc Phách hồn thành cái chân lý nghệ thuật:
tình yêu cao quý phải vượt qua những chơng gai và khơng chấp nhận những
toan tính vị kỷ. Vì vậy, cái chết của Tố Tâm là điều tất nhiên phải có và ở tâm
trạng sống chết vì tình thì cái chết của Tố Tâm mang phần tự nhiên hơn, dễ
chấp nhận hơn so với các tác phẩm tiểu thuyết khác.
2.3. Con người xung đột giữa lý trí và tình cảm
Trong bối cảnh những năm đầu của thế kỷ XX, đất nước của chúng ta
đang từng bước thoát khỏi những tín điều quá đỗi khắt khe, gay gắt của Nho
giáo để bắt đầu bước sang một giai đoạn mới rộng mở. Lúc bấy giờ, vị trí của
con người dần được chú ý và để tâm nhiều hơn. Tác phẩm Tố Tâm của Hoàng
Ngọc Phách đã được ra đời với góc nhìn đa chiều hơn cùng với đó là cách triển

khai nội dung mới mẻ, độc đáo đã tạo nên nhiều tiếng vang. Một trong những
nội dung chính độc đáo của tiểu thuyết chính là khai thác sự xung đột giữa lý
trí và tình cảm của Đạm Thuỷ và Tố Tâm.

23


Về nhân vật Đạm Thủy, có sự hiện diện xung đột giữa việc trở thành
người con hiếu thảo, sống trọn chữ hiếu cho gia thân hay việc yêu người con
gái làm cho chính con tim mình rung động. Dù Đạm Thuỷ dành cho Tố Tâm
rất nhiều nhưng chàng vẫn khuyên nàng đi lấy chồng. Chàng bộc bạch:“hy
vọng to nhất của đời người con gái, một êm ái nhất là hy vọng lấy chồng mà
được hưởng cuộc ái ân đằm thắm” (1958: 62). Sự xung đột giữa lý trí và tình
cảm được thể hiện qua việc chàng yêu nàng đến mức đậm sâu nhưng vẫn chấp
nhận rời xa nàng. Hoàng Ngọc Phách đã đặt nhân vật vào tình thế khó xử ấy để
từ đó nhân vật có quyền tự chọn hơn nhân. Thơng qua tình huống ấy, tác giả
cũng khai thác những khía cạnh rất mới trong giai đoạn văn học lúc bấy giờ để
làm nổi bật nội tâm nhân vật. Sự xung đột giữa lý trí và tình cảm của Đạm Thuỷ
không chỉ là sự xung đột trong con người cá nhân mà đó cịn là sự xung đột của
thời đại. Đó là một thời đại khơng cho phép con người có quyền tự quyết định
hạnh phúc của mình mà hạnh phúc ấy được quyết định bởi những lễ nghi phong
kiến.
Tiếp đến, sâu thẳm trong nội tâm nhân vật Đạm Thuỷ vẫn tồn tại sự xung
đột giữa gia quyến và việc dẫn nàng bỏ trốn. Chi tiết Đạm Thuỷ từng tưởng
tượng: “đem nàng đi như vậy mà không ngại đến ly hương biệt tộc. Nhưng tơi
xem tình gia quyến của tơi cịn mạnh lắm, đánh đổ được những ảnh hưởng mới
kia mà giữ tôi lại” (1958: 63) đã phần nào giúp độc giả cảm nhận được những
suy tư, trăn trở đang xung đột trong con người của Đạm Thuỷ, đó có thể gọi là
sự xung đột giữa gia đình và cái tôi cá nhân. Qua nhân vật Đạm Thuỷ, người
đọc cảm nhận được sự khát khao cháy bỏng muốn thể hiện cái tôi cá nhân trong

việc được tự lựa chọn hạnh phúc của bản thân. Cũng xuất phát từ việc xung đột
giữa lý trí và tình cảm mà cụ thể ở đây nhân vật Đạm Thuỷ vẫn chưa dám đứng
lên đấu tranh cho tình yêu của mình vì yếu tố gia đình chi phối. Nói rộng hơn,
những lễ nghi phong kiến đã kiềm hãm con người trong xã hội ấy tìm kiếm tự
24


do, hạnh phúc cho riêng mình. Việc chuyển từ con người cộng đồng sang con
người cá nhân đã khai thác những chiều sâu trong tâm hồn con người. Tiếp đến,
Hoàng Ngọc Phách cũng khai thác một khía cạnh rất mới trong văn học lúc bấy
giờ, chính là con người bắt đầu biết u, biết đấu tranh vì tình u. Khơng
những thế, đó cịn là sự đấu tranh của một bộ phận tri thức được tiếp cận với
văn hoá của phương Tây thổi vào nước ta nhưng sự đấu tranh chưa đạt được
kết quả vì sự ngăn cản của ý thức hệ phong kiến.
Sự xung đột giữa lý trí và tình cảm trong con người Tố Tâm chính là sự
xung đột giữa việc thuận theo ý kiến của cha mẹ để cưới người mình khơng u
hay chạy theo tiếng gọi của con tim. Đó là sự xung đột giữa việc nghe theo lời
mẹ để mẹ không phật ý hay chọn theo tình yêu mình dành cho Đạm Thuỷ: “phú
cho em một tấm lịng rất u q mẹ em,... nên em phải vâng lời mẹ” (1958:
91,92). Tình yêu của Tố Tâm cũng gặp những rào cản bởi lễ giáo phong kiến
tác động nhưng Tố Tâm đã gạt bỏ những lễ giáo phong kiến ấy để đứng lên bảo
vệ cho tình yêu của mình. Đây cũng chính là cách nhìn sáng tạo trong việc xây
dựng nhân vật của Hoàng Ngọc Phách. Một xã hội vẫn bị Nho giáo chi phối
phần lớn và bắt đầu có những bước chuyển mình tích cực vẫn tồn đọng nhiều
mâu thuẫn và chưa thể kịp thời dung hòa, bổ sung cho nhau.
Tiếp đến, sự xung đột giữa lý trí và tình cảm của nhân vật cịn được thể
hiện qua việc cơ nàng đã biết được gia đình Đạm Thuỷ đã hứa hôn cho chàng,
dù rất đau khổ nhưng tình cảm của cơ dành cho chàng vẫn cịn vẹn nguyên sự
thắm nồng. Tố Tâm nhẹ nhàng nói: “Việc gia thất của anh em đã biết từ trước,
biết từ lúc em quen anh được ít lâu. Em vẫn tự hiểu rằng: cuộc đời của em là

đời vấn vơ, ái tình của em là ái tình vơ hy vọng, nhưng em đã đem lịng u anh
thì em cứ biết u anh, em lấy tình luyến ái của anh em ta làm khy khoả, cịn
về sau nữa em phó mặc khn thiêng” (1958: 46, 47). Sự xung đột ấy thể hiện
25


×