Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TÌM HIỂU VỀ LƯỢNG MƯA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 4 trang )

TRÌNH BÀY NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH VỀ SỰ HÌNH THÀNH MƯA
Mơn Địa Lí
1. Ngun nhân hình thành lượng mưa trên Trái Đất:
- Khí áp:
+ Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy khơng khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa.
Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.
+ Ở các khu khí áp cao, khơng khí ẩm khơng bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, khơng có gió thổi đến,
nên mưa rất ít hoặc khơng có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.
-

Frơng:

+ Do sự tranh chấp giữa khối khơng khí nóng và khơng khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn khơng khí và sinh
ra mưa. Dọc các frơng nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như frơng lạnh (khối khí lạnh đẩy
lùi khối khí nóng), khơng khí nóng bốc lên trên khơng khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả
hai frơng nóng và lạnh.
+ Miền có frơng, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frơng hoặc mưa dải hội tụ.
-

Gió:

+ Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu khơng có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Mưa ở
đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sơng và rừng cây bốc lên.
+ Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khơ.
+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.
-

Dòng biển:

+ Bờ đại dương gần nơi có dịng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì khơng khí trên dịng biển
nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa. Dịng biển nóng làm tăng nhiệt độ khơng


khí ở những vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (mưa nhiều)
+ Bờ đại dương gần nơi có dịng biển lạnh đi qua mưa ít, vì khơng khí trên dịng biển bị lạnh, hơi nước
khơng bốc lên được. Dịng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong những khối khí qua dịng lạnh
bị chặn lại hình thành sương mù ngồi biển, nên khối khí qua dịng lạnh vào bờ thường có tính chất khơ
hạn hình thành hoang mạc ở những vùng ven bờ. Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp (mưa ít)
+ Các loại dịng biển khác cũng ln có thể có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, nhiệt độ vùng ven bờ nên
ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.
-

Địa hình:

+ Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó, độ
ẩm khơng khí đã giảm nhiều, sẽ khơng cịn mưa.
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khơ ráo.


2. Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên trái đất:

Phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều, có sự thay đổi theo vĩ độ và khu vực; có sự xen kẽ
giữa các vùng mưa nhiều và vùng mưa ít.
- Theo vĩ độ:
+ Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất (1700mm).
⟹ Do đây là khu vực áp thấp hút gió, nhiệt độ độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt
nên lượng nước bốc hơi mạnh, mưa nhiều.
+ Khu vực chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít (600 mm).
⟹ Do có khí áp cao cận chí tuyến ngự trị (chỉ có gió thổi đi, khơng có gió thổi đến), tỉ lệ diện tích lục
địa tương đối lớn nên khí hậu khơ hạn, mưa ít.
+ Hai khu vực ơn đới (ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam) có mưa nhiều (800 -1200 mm).
⟹ Do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

+ Hai khu vực cực mưa ít nhất (100 -200 mm).
⟹ Do có khí áp cao ngự trị, khơng khí lạnh khơ, nước khơng bốc hơi lên được .

- Theo khu vực : theo chiều đơng tây phân hóa theo khu vực có lượng mưa khác nhau do ảnh
hưởng của địa hình, dịng biển, vị trí xa hay gần biển.


=> Giải thích:
– Mưa nhiều: gần biển, dịng biển nóng.
– Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dịng biển lạnh, có địa hình chắn gió khơng, ở phía
nào.

3. Giải thích lượng mưa ở một số vùng ở Việt Nam:

-

Cũng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng Ninh Thuận lại là một tỉnh khô hạn với lượng
mưa ít nhất cả nước với chỉ khoảng 700-800 mm một năm. Vì sao thế?

Theo số liệu của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Thuận, trong mùa mưa năm 2015, lượng mưa vùng
ven biển ở tỉnh này khoảng 600-700mm, vùng núi khoảng 500-600mm. Trong khi đó, lượng mưa hằng
năm của Việt Nam là khoảng 1.500-2.000 mm.
Nguyên nhân chính là do tính khắc nghiệt của địa hình tỉnh Ninh Thuận. Bốn bề vây quanh bởi núi non
kéo dài ra tận biển khiến vùng đất này như lọt thỏm bên trong một hình cung khép kín.
Do đó, các loại gió mùa không thể tác động giúp đem lượng hơi ẩm từ đại dương vào đất liền gây
mưa.


Hơn nữa, bờ biển Ninh Thuận chạy đúng theo hướng gió tây nam nên ít nhận ảnh hưởng của loại gió
gây mưa vào mùa hạ này, trong khi gió mùa đông bắc không đủ mạnh khi về đến cực Nam Trung Bộ.

Ngược lại, Ninh Thuận lại chịu tác động của hiệu ứng phơn, gần giống như hiện tượng gió lào ở các
tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Gió tây nam mang hơi ẩm gây mưa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua những quả núi đến Ninh Thuận thì chuyển sang khơ nóng.
=> Hiện nay , Ninh Thuận đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng hoang mạc hóa
-

Tại sao Huế có lượng mưa cao nhất Việt Nam (trung bình 2700 – 3800 mm mỗi năm)?



Nằm ở sườn đón gió Đơng Bắc qua biển



Bão từ biển Đông mang theo lượng ẩm cho đất liền



2 dãy Trường Sơn và Bạch Mã đón gió Đơng Bắc



Huế chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.

-

Một số nơi mưa nhiều của nước ta như: Lai Châu , Lào Cai , Điện Biên , Hà Giang , Quảng Nam ,
một số tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long , …




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×