Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng viêm của loài Lạc tiên (Passiflora foetida L.).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Hà

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM CỦA LOÀI LẠC TIÊN
(PASSIFLORA FOETIDA L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC

Hà Nội – 2022


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Hà


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HĨA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM CỦA LỒI LẠC TIÊN
(PASSIFLORA FOETIDA L.)
Chun ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Thị Thanh Hương
TS. Nguyễn Trung Tường

Hà Nội – 2022


III
LỜI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kì cơng trình nào
khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng
Học viên

Nguyễn Thị Hà

năm 2022



LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Học viện khoa học và cơng nghệ và Viện
Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Để hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS Phan Thị Thanh Hương và
TS Nguyễn Trung Tường, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn tới các đồng nghiệp thuộc phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hoá
sinh biển đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo tại Học
viện Khoa học và Công nghệ đã giúp đỡ, tạo điều kiện và truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hồn thành luận
văn.
Tơi trân trọng và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và
giúp đỡ tơi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Hà


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
13

Tiếng Anh


Diễn giải

C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic
Resonance

Cộng hưởng tư hạt nhân
cacbon 13

H-NMR

Proton Nuclear Magnetic
Resonance

Cộng hưởng tư hạt nhân
proton

CC

Column chromatography

Sắc kí cột

DEPT

Distortionless Enhancement
by Polarisation Transfer

Phổ DEPT

DMSO


Dimethylsulfoxide

(CH3)2SO

HMBC

Heteronuclear mutiple Bond
Connectivity

Tương tác dị hạt nhân qua
nhiều liên kết

HSQC

Heteronuclear Single-Quantum
Coherence

Tương tác dị hạt nhân qua 1
liên kết

IC50

Inhibitory concentration at 50%

Nồng độ ức chế 50% đối
tượng thử nghiệm

RP-18


Reserve phase C-18

Chất hấp phụ pha đảo C-18

TLC

Thin layer chromatography

Sắc ký lớp mỏng

1


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số liệu NMR của hợp chất 1 và hợp chất tham khảo..................... 26
Bảng 3.2. Số liệu NMR của hợp chất 2 và hợp chất tham khảo..................... 31
Bảng 3.3. Số liệu NMR của hợp chất 3 và hợp chất tham khảo..................... 35
Bảng 3.4. Số liệu NMR của hợp chất 4 và hợp chất tham khảo..................... 39
Bảng 3.5. Số liệu NMR của hợp chất 5 và hợp chất tham khảo..................... 42
Bảng 3.6. Số liệu NMR của hợp chất 6 và hợp chất tham khảo..................... 44
Bảng 3.7. Số liệu NMR của hợp chất 7 và hợp chất tham khảo..................... 48
Bảng 3.8. Khả năng ức chế sản sinh NO của các mẫu nghiên cứu................51


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Hình ảnh mẫu Lạc tiên....................................................................18
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ lồi Lạc tiên..................................23
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ lồi P. foetida.
......................................................................................................................... 25

Hình 3.2. Cấu trúc hóa học của 1...................................................................25
Hình 3.3. Các tương tác HMBC của hợp chất 1.............................................27
Hình 3.4. Phổ 1H-NMR của hợp chất 1...........................................................28
Hình 3.5. Phổ 13C-NMR của hợp chất 1..........................................................28
Hình 3.6. Phổ HSQC của hợp chất 1..............................................................29
Hình 3.7. Phổ HMBC của hợp chất 1............................................................. 29
Hình 3.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất 2....................................................30
Hình 3.9. Các tương tác HMBC hợp chất 2....................................................32
Hình 3.10. Phổ 1H-NMR của hợp chất 2.........................................................32
Hình 3.11. Phổ 13C-NMR của hợp chất 2........................................................33
Hình 3.12. Phổ HSQC của hợp chất 2............................................................33
Hình 3.13. Phổ HMBC của hợp chất 2........................................................... 34
Hình 3.14. Cấu trúc hóa học của hợp chất 3..................................................34
Hình 3.15. Phổ 1H-NMR của hợp chất 3.........................................................36
Hình 3.16. Phổ 13C-NMR của hợp chất 3........................................................37
Hình 3.17. Phổ HSQC của hợp chất 3............................................................37
Hình 3.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất 4..................................................38
Hình 3.19. Phổ 1H-NMR của hợp chất 4.........................................................40
Hình 3.20. Phổ 13C-NMR của hợp chất 4........................................................40
Hình 3.21. Phổ HSQC của hợp chất 4............................................................41


Hình 3.22. Cấu trúc hóa học của hợp chất 5..................................................41
Hình 3.23. Phổ 1H-NMR của hợp chất 5........................................................ 43
Hình 3.24. Phổ 13C-NMR của hợp chất 5........................................................43
Hình 3.25. Cấu trúc hóa học của hợp chất 6..................................................44
Hình 3.26. Phổ 1H-NMR của hợp chất 6........................................................ 45
Hình 3.27. Phổ 13C-NMR của hợp chất 6........................................................46
Hình 3.28. Phổ DEPT của hợp chất 6............................................................ 46
Hình 3.29. Cấu trúc hóa học của hợp chất 7..................................................47

Hình 3.30. Các tương tác HMBC hợp chất 7................................................. 48
Hình 3.31. Phổ 1H-NMR của hợp chất 7........................................................ 49
Hình 3.32. Phổ 13C-NMR của hợp chất 7........................................................49
Hình 3.33. Phổ HSQC của hợp chất 7............................................................50
Hình 3.34. Phổ HMBC của hợp chất 7...........................................................50


MỤC LỤC
LỜI CAM DOAN.............................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................II
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.............................. ……III
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. IV
DANH MỤC CÁC HINH VẼ..........................................................................V
MỤC LỤC.....................................................................................................VII
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Passiflora L....................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật............................................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu chi Passiflora trên thế giới...........................4
1.1.2.1. Các nghiên cứu về hóa học...........................................................4
1.1.2.1. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học...................................................7
1.1.3. Tình hình nghiên cứu chi Passiflora ở Việt Nam..........................10
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG VIÊM..................................................... 11
1.2.1. Sơ lược về viêm.............................................................................11
1.2.1.1. Giới thiệu về quá trình viêm.......................................................11
1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm...............................................12
1.2.1.3. Các yếu tố tham gia quá trình viêm............................................13
1.2.2. Các thuốc kháng viêm...................................................................15
1.2.3. Một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính kháng viêm..................16
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................18
2.2.1. Phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất........18
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất...................19
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm................................ 20
2.2.3.1. Nguyên liệu................................................................................20
2.2.3.2. Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro.........................................20
2.2.3.3. Phương pháp xác định khả năng ức chế sản sinh NO của tế bào
macrophage RAW 264.7............................................................ 20
2.3. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT............................................................ 21
2.4. THƠNG SỐ VẬT LÍ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC....23
2.4.1. Hợp chất 1: Isoschaftoside............................................................23
2.4.2. Hợp chất 2: Apigenin 6,8-di-C-β-D-glucopyranoside..................23
2.4.3. Hợp chất 3: Vitexin 2ʹʹ-O-β-D-glucopyranoside...........................23
2.4.4. Hợp chất 4: Vitexin 2ʹʹ-xyloside....................................................24


2.4.5. Hợp chất 5: Vitexin....................................................................... 24
2.4.7. Hợp chất 6: Luteolin..............................................................................24
2.4.7. Hợp chất 7: Edulilic acid.......................................................................24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................25
3.1. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT...........25
3.1.1. Hợp chất 1: Isoschaftoside............................................................25
3.1.2. Hợp chất 2: Apigenin 6,8-di-C-β-D-glucopyranoside..................30
3.1.3. Hợp chất 3: Vitexin 2ʹʹ-O-β-D-glucopyranoside...........................34
3.1.4. Hợp chất 4: Vitexin 2ʹʹ-xyloside....................................................38
3.1.5. Hợp chất 5: Vitexin....................................................................... 41
3.1.6. Hợp chất 6: Luteolin......................................................................44
3.1.7. Hợp chất 7: Edulilic acid...............................................................47
3.2. HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN

LẬP.51
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 52
4.1. KẾT LUẬN..........................................................................................52
4.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................... 52


11

MỞ ĐẦU
Việt nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm, lượng mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các lồi sinh
vật. Do đó, nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú, đặc
biệt là tài nguyên rưng. Rưng Việt Nam có thảm thực vật phong phú với khoảng
12.1 lồi trong đó 4.000 lồi được nhân dân sử dụng làm thảo dược cùng các mục
đích khác phục vụ đời sống con người. Cùng với sự đa dạng do thiên nhiên
mang lại, Việt Nam còn là một trong những quốc gia có nhiều kinh nghiệm
trong việc sử dụng các thực vật và sinh vật trong các bài thuốc y học cổ truyền.
So với tân dược, các bài thuốc y học cổ truyền có rất nhiều ưu điểm trong chữa
bệnh như ít độc tính, ít có tác dụng phụ, dễ tìm ngun liệu. Chính vì vậy nhiều
cơng ty dược phẩm trong và ngồi nước đã và đang tập trung hướng nghiên cứu
và kinh doanh vào các sản phẩm thuốc có nguồn gốc tư thiên nhiên. Việc tập
trung nghiên cứu đã thúc đẩy các hướng tìm kiếm dược liệu tư thiên nhiên, qua
nghiên cứu các nhà khoa học đã tìm ra nhiều lồi thực vật có ứng dụng cao
trong y dược như nhân sâm - Panax ginseng, thanh hao hoa vàng - Artemisia
annua … Những kết quả nghiên cứu này đã giúp cho việc cung cấp các hoạt
chất quý cho nghiên cứu tạo các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Do đó, việc nghiên cứu, khảo sát về thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học của các lồi cây thuốc có giá trị cao của Việt Nam nhằm đặt cơ sở khoa học
cho việc sử dụng chúng một cách hợp lí và hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt.
Lồi Lạc tiên (Passiflora foetida L.) thuộc chi Passiflora L., họ

Passifloraceae được phân bố rộng rãi ở Việt Nam là một cây thuốc quen thuộc
trong dân gian. Lạc tiên thường được dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ,
suy nhược thần kinh. Trữ lượng Lạc tiên ở Việt Nam khá dồi dào. Các nghiên
cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra rằng Lạc tiên có hoạt tính chống lo âu,
kháng viêm, kháng vi sinh vật kiểm định, chống oxy hóa. Xuất phát tư các lý do
trên, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa
học và đánh giá hoạt tính kháng viêm của lồi Lạc tiên (Passiflora foetida L.)”.


Đề tài bao gồm các mục tiêu sau:
1. Phân lập một số hợp chất tư loài Lạc tiên.
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.
3. Đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI Passiflora L.
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Giới
Bộ
Họ
Chi

: Plantae
: Malpighiales
: Passifloraceae
: Passiflora L.

Chi Lạc tiên (danh pháp khoa học: Passiflora L.) là một chi thực vật
thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Chi này có khoảng 500 lồi. Chúng chủ yếu

là cây dây leo, có một số là cây bụi, và một số lồi là cây thân thảo. Ở Việt
Nam, chi Lạc tiên có 15 loài.
* Lạc tiên (Passiflora foetida L.)
Loài Lạc tiên (Passiflora foetida L.) hay còn gọi là Nhãn lồng, Chùm
bao), thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae), là một loại cây có lá và quả ăn được.
Mô tả cây: Dây leo bằng tua cuốn. Thân tròn, rỗng. Lá mọc so le, dài
khoảng 7 cm, rộng tới 10 cm, chia làm 3 thùy nhọn. Lá kèm rách ở mép. Tua
cuốn mọc tư nách lá. Hoa trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn, bao
bởi các lá bắc tồn tại như là một cái bao ở ngoài.
Sinh thái: Cây mọc leo ở các lùm bụi ven đường, bãi cỏ ven rưng, ở độ
cao 120 – 1000 m so với mực nước biển. Quả chín màu vàng, ăn được. Tồn cây
có lơng. Cây ra hoa vào tháng 4 – 5, có quả tháng 5 – 7.
Phân bố: Cây phân bố ở khắp Việt Nam. Cịn có ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia.
Công dụng: Ngọn non Lạc tiên được hái về làm rau luộc ăn hay nấu canh.
Quả chín vàng ăn ngon. Lạc tiên được dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ,
ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Lạc tiên còn được dùng trị ho, phù thũng,
viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân. Ở Ấn Độ, nước sắc lá dùng để trị bệnh thiếu
mật và hen suyễn; quả dùng gây nôn; lá dùng đắp và điều trị choáng váng và
đau đầu [1].


1.1.2. Tình hình nghiên cứu chi Passiflora trên thế giới
1.1.2.1. Các nghiên cứu về hóa học
Tư lâu, các lồi thuộc chi Passiflora đã được sử dụng như các loại thuốc
thảo dược để chữa chứng lo âu, căng thẳng, mất ngủ. Do đó, chi Passiflora được
các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, có đến 48
lồi của chi này đã được cơng bố về thành phần hóa học và một số lồi trong đó
cũng đã được cơng bố về hoạt tính sinh học. Thành phần hóa học chính của chi
này là các hợp chất alkaloid, phenol, glycosyl flavonoid và cyanogenic ...

Flavonoid glycoside là lớp chất chính, được tìm thấy nhiều nhất trong các lồi
Passiflora cho đến nay. Các nghiên cứu về hóa học đã chỉ ra rằng các hợp chất
flavonoid và alkaloid có thể liên quan đến đặc tính chữa trị chứng lo âu của các
loài Passiflora [2]. Một số biến đổi của các hợp chất flavonoid có thể xảy ra
trong chi thực vật này quanh năm, và có nhiều phương pháp khác nhau để tăng
nồng độ của các chất chuyển hóa này trong lá [3]. Các tài liệu đã chỉ ra rằng
một số lồi Passiflora có sự khác biệt về hàm lượng flavonoid C-glycoside, và
những khác biệt này có liên quan đến đặc điểm nguồn gốc cụ thể của chúng. Ví
dụ, isovitexin được tìm thấy với hàm lượng cao hơn ở P. incnata [2], P. alata, P.
edulis var. flavicarpa, P. edulis var. edulis [4], mặc dù hợp chất này không được
phát hiện ở P. edulis var. edulis trong nghiên cứu của tác giả Zucolotto và cộng
sự [5]. Hợp chất iso-orientin là một trong những flavonoid chính được tìm thấy
trong lồi P. incnata và P. edulis var. flavicarpa, nhưng nó chỉ được phát hiện ở
nồng độ nhỏ ở P. alata [5].
Passiflora incarnata L. là lồi được sử dụng rộng rãi và được tìm thấy
nhiều nhất trong dược điển so với các loài cùng chi. Có 12 hợp chất flavonoid
đã được tìm thấy trong lồi này [2].


Bên cạnh các flavonoid, các lồi thuộc chi Passiflora cịn chứa các
alkaloid. Các alkaloid có trong Passiflora thuộc loại indole (β-carboline), là
nhóm alkaloid chính thứ hai được biết đến [6]. P. incnata là lồi được nghiên
cứu rộng rãi nhất có chứa alkaloid [7]. Một số alkaloid chính phân lập được tư
P. incnata như harmine (13), harmol (14), harman (15), harmaline (16),
harmalot (17).

Năm 2000 Kazuko Yoshikawa và cộng sự [8] đã phân lập được 4 hợp chất
triterpene cycloartane là cyclopassifloic acid A (18), B (19), C (20), D (21), và 6
saponin, cyclopassifloside I (22), II (23), III (24), IV (25), V (26), VI (27).



Năm 2001 Flávio H. Reginatto và cộng sự [9] đã phân lập được 5 hợp
chất saponin bao gồm cả saponin steroid và saponin triterpenoid tư Passiflora
alata: 3-O-β-D-glycopyranosyl- stigmasterol (28), acid 3-O-β-Dglycopyranosyl- oleanolic (29), acid 3-O-β-D-glycopyranosyl- (1→3)-β-Dglycopyranosyl- oleanolic (30), acid 3-O-β-D- glycopyranosyl-(1→2)-β-Dglycopyranosyl- oleanolic (31), 9,19-cyclolanost-24Z-en-3β,21,26-tri-hydroxy3,26-di-Ogentiobiose (32).


Năm 2005, tác giả Doyama và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất
saponin là quadranguloside (33), oleanolic acid 3-sophoroside (31) và năm hợp
chất flavonoid C-glycoside là 2-O-rhamnosylvitexin (34), 2-O-rhamnosylscoparin (35), 2-O-rhamnosylorientin (36), isoorientin (6) and isovitexin (2)
trong đó có ba hợp chất là lần đầu phân lập được tư loài Passiflora alata [10].

1.1.2.1. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học
Theo các tài liệu nghiên cứu đã được công bố, các hợp chất phân lập
được tư chi Passiflora có các hoạt tính sinh học như chống lo âu, kháng viêm,
chống oxy hóa, giảm huyết áp, bảo vệ gan.


Loài Passiflora incnata Linn. đã được sử dụng để chữa bệnh lo âu và mất
ngủ tư thời xa xưa. Tuy nhiên các nghiên cứu về dược lý của loài này tư trước
đến nay là chưa thực sự đầy đủ và thuyết phục. Tác giả Kamaldeep Dhawan và
các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu dịch chiết methanol của loài P. incnata và
quan sát được biểu hiện hoạt động giải lo âu đáng kể ở liều 10 mg/kg ở chuột
[11].
Năm 2011, nhóm tác giả Trung Quốc đã tiến hành phân tích các hợp chất
flavonoid tư hai loài Passiflora edulis ‘flavicarpa’ và Passiflora edulis ‘edulis’
để nghiên cứu hoạt tính chống lo âu. Bốn mẫu đại diện cho mỗi quần thể của
Passiflora edulis được thu thập tư các huyện khác nhau của Trung Quốc. Chuột
bạch tạng Thụy Sĩ được sử dụng làm động vật thí nghiệm trong thử nghiệm mê
cung cao cấp (EPM) để kiểm tra tác dụng giải lo âu của cao chiết ethanol của
các mẫu. Kết quả cho thấy các cao chiết ethanol của các mẫu Passiflora edulis

‘flavicarpa’ cho thấy hoạt tính giải lo âu ở liều 400 mg/kg, trong khi các chất
của Passiflora edulis ‘edulis’ thể hiện tác dụng an thần ở liều 400 mg/kg [12].
Năm 2007, tác giả Martina Rudnicki và các cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu hoạt động chống oxy hóa của cao chiết EtOH.H 2O tư lá cây của 2 loài P.
edulis và P. alata. P. alata cho thấy tiềm năng chống oxy hóa cao hơn P. edulis.
Các hoạt động chống oxy hóa của cả hai cao chiết có tương quan đáng kể với
hàm lượng polyphenol. Ngoài ra, cả hai cao chiết đều làm suy yếu tế bào chết
do sắt ex vivo gây ra và bảo vệ hiệu quả chống lại sự phá hủy protein do sắt và
glucose gây ra. Những phát hiện này chứng minh rằng cao chiết tư lá P. alata và
P. edulis có đặc tính chống oxy hóa in vitro và ex vivo mạnh mẽ và có thể được
coi là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên mới [13].
Tác giả Juliana Kellyda Silva và các cộng sự cũng cho rằng loài Chanh
dây (P. edulis) là một nguồn các hợp chất có hoạt tính sinh học phong phú như
polyphenol. Nghiên cứu của tác giả đã đánh giá tiềm năng chống oxy hóa in
vitro và in vivo của dịch chiết lá P. edulis trong nước trên chuột và xác định các
hợp chất phenolic bằng phân tích HPLC-PDA và ESI-MS/MS. Những con
chuột được uống trà tư dịch chiết nước của lá P. edulis (TEA) cho thấy giảm
20% TBARS (Thiobarbituric acid reactive substances) trong gan. Hàm lượng
GSH (Glutathione) trong thận tăng 40% so với nhóm đối chứng. Hoạt động
của GR


(Glutathione reductase) ở gan cao hơn 2 lần và GPx (Glutathione peroxidase) ở
gan thấp hơn 3,2 lần so với nhóm đối chứng. Nhóm TEA cũng cho thấy giảm
45% hoạt động của SOD (Superoxide dismutase) trong gan và não. Do đó, cao
chiết lá của P. edulis có thể là một lựa chọn để tăng cường cung cấp chất chống
oxy hóa và bảo vệ chống lại tình trạng mất cân bằng oxy hóa [14].
Năm 2009, Ramasamy Anandan và cộng sự [15] đã nghiên cứu hoạt
động bảo vệ gan của cao chiết ethanol của loài P. foetida. Cao chiết ethanol
(EPF 200 mg/kg/ngày) làm giảm đáng kể (p <0,001) các dấu hiệu sinh hóa của

tổn thương gan như glutamate pyruvate transaminase trong huyết thanh (SGPT),
glutamate oxaloacetate trong huyết thanh transaminase (SGOT), phosphatase
kiềm (ALP), bilirubin tồn phần và gamma glutamate transpeptidase (GGTP).
Các quan sát mơ bệnh học cũng cho thấy rằng tiền xử lý với EPF đã bảo vệ
động vật khỏi CCl4 gây tổn thương gan. Kết quả chỉ ra rằng quả của P. foetida
có hoạt tính bảo vệ gan. Thuộc tính này có thể được quy cho các flavonoid có
trong quả P. foetida.
Năm 2011, tác giả Sasikala và các cộng sự [16] đã tiến hành đánh giá
hoạt tính giảm đau và kháng viêm của cao chiết ethanol của lá loài P. foetida.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết lá loài P. foetida thể hiện hoạt tính giảm
đau đáng kể. Cao chiết ethanol của lá với liều 100 mg/kg cũng thể hiện hoạt tính
kháng viêm tốt trên chuột.
Năm 2018, Ji-Won Park và cộng sự [17] đã chỉ ra cao chiết methanol của
loài P. foetida ngăn chặn việc sản xuất prostaglandin E2 (PGE2) và biểu hiện
của cảm ứng cyclooxygenase-2 (COX-2) trong tế bào đại thực bào do
lipopolysaccharide (LPS) tạo ra. Ngoài ra, dịch chiết này cịn làm giảm việc giải
phóng các cytokine gây viêm. Hơn nữa, trong các tế bào RAW264.7 do LPS gây
ra, quá trình phosphoryl hóa MAPKs (ERK1/2, p38 và JNK) đã bị dịch chiết
methanol của loài P. foetida ngăn chặn. Dịch chiết này cũng ức chế sự hoạt hóa
NF-κB do LPS gây ra, có liên quan đến mức p65 của hạt nhân với việc triệt tiêu
sự phân hủy IκBα và giảm sau đó. Những kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết
methanol của loài P. foetida ức chế các phản ứng viêm và oxy hóa do LPS gây
ra. Do đó tác giả đã đưa ra đề xuất sử dụng dịch chiết này để điều trị các bệnh
viêm nhiễm.


Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hợp chất edulilic acid có trong dịch
chiết một số lồi thuộc chi Passiflora như P. quadrangularis L., P. edulis đều có
tiềm năng giúp kiểm sốt huyết áp ở người [18, 19].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu chi Passiflora ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học
của các lồi thuộc chi Lạc tiên.
Tư lá lồi Lạc tiên (P. foetida) mọc ở Việt nam, nhóm tác giả Huỳnh Lời,
Trần Hùng đã xác định được 2 flavonoid chính là vitexin (1) và xylosyl vitexin
(37). Kết quả nghiên cứu này giúp định hướng cho việc xây dựng các chỉ tiêu
định lượng cho Lạc tiên Việt nam dựa trên các flavonoid chính để nâng cao tiêu
chuẩn dược liệu [20].

Năm 2014, Nguyễn Thị Yến và cộng sự [21] đã phân lập và xác định cấu
trúc hóa học 10 hợp chất flavanoid tư P. foetida. Các hợp chất đó là apigenin
(8), luteolin (9), chrysoeriol (38), tricin (39), quercetin-4'-methyl ether (40),
vitexin
(1), vitexin-2"-O-xyloside (37), orientin (5), apigenin 7-O-β-D-glucopyranoside
(41), and luteolin 7-O-β-D-glucopyranoside (42). Bên cạnh đó, tác giả cũng đã
đánh giá hoạt tính kháng viêm của phần dịch chiết ethyl acetat và các hợp chất
sạch đã phân lập được. Các hợp chất luteolin và chrysoeriol cho thấy khả năng
ức chế sản sinh nitric oxide (NO) mạnh nhất trên dòng tế bào đại thực bào
RAW264.7, với giá trị IC50 lần lượt là 1,2 và 3,1 μM.


Tác giả Nguyễn Chí Bảo, Phạm Việt Tý đã phân lập và xác định được cấu
trúc 4 hợp chất tư dịch chiết methanol của cây lạc tiên (Passiflora foetida L.)
thu hái ở tỉnh Thưa Thiên Huế. Đó là luteolin (9), β-adenosine (43), methyl
gallate
(44) và myo-inositol (45) [22].

1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG VIÊM
1.2.1. Sơ lược về viêm
1.2.1.1. Giới thiệu về quá trình viêm
Viêm là hiện tượng bệnh lý bao gồm một loạt những thay đổi tại chỗ và

toàn thân, bắt đầu ngay khi tác nhân gây viêm xâm nhập vào cơ thể. Viêm
nhiễm là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Viêm là một
đáp ứng của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước sự tấn cơng của tác nhân bên
ngồi (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý, cơ) hoặc của tác nhân bên trong (hoại tử do
thiếu máu cục


bộ, bệnh tự miễn). Đây là một đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Quá trình viêm
thường kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau, do các mạch máu giãn
nở, đưa nhiều máu và các tế bào bạch cầu đến nơi tổn thương. Các bạch cầu
cũng theo mạch máu xâm nhập vào mô, sản sinh ra các tác nhân nhằm tiêu diệt
hoặc trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Q trình viêm kéo dài sẽ có thể
trở thành viêm mạn tính, gây ra các bệnh viêm nhiễm. Trong phản ứng viêm,
các tế bào như bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, bạch cầu ưa axit, bạch
cầu ưa bazơ, tế bào nội mô sản xuất ra các chất trung gian hoá học như
prostaglandin, histamine, leucotrien, … Các chất trung gian hố học vưa giải
phóng lại hoạt hố một số tế bào khác, giải phóng các polypeptide gọi là các
cytokine [23].
1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm
Những thay đổi về hình thái và sinh hố gặp trong quá trình viêm diễn
biến theo quy luật. Mặc dù mức độ và thời gian của các giai đoạn viêm có thể
thay đổi, nhưng quá trình viêm thường diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn tổn
thương tổ chức, giai đoạn rối loạn vận mạch và thoát dịch rỉ viêm, giai đoạn
tăng sinh tổ chức để điều trị các tổn thương.
Kết quả tác động của tác nhân gây viêm chủ yếu là:
1. Gây tổn thương tế bào mơ làm giải phóng ra các chất trung gian gây viêm. Các
chất trung gian gây viêm bao gồm: các acid amin (như histamine, serotonin gây
ra phản ứng dị ứng); các dẫn xuất của axit béo (gồm các prostaglandin là các
chất trung gian gây viêm quan trọng nhất gây ra phản ứng viêm); các men
lysosom; các lymphokin (yếu tố ức chế di tản đại thực bào); các kinin

(bradykinin, kalidin… có nguồn gốc tư các protein huyết tương).
2. Gây rối loạn tuần hồn và chuyển hố các sản phẩm chuyển hoá trung gian. Các
đáp ứng viêm xảy ra giống nhau cho dù nguyên nhân ban đầu khác nhau. Sinh
lý bệnh chung cho tất cả các quá trình bệnh lý, đáp ứng miễn dịch - viêm này đó
là sự sản xuất các cytokine gây viêm, các phân tử bám dính, các chất trung gian
vận mạch và các gốc tự do oxy hoá.


1.2.1.3. Các yếu tố tham gia quá trình quá trình viêm
Đại thực bào: Là những tế bào bạch cầu có vai trị quan trọng trong hệ
miễn dịch khơng đặc hiệu cũng như hệ miễn dịch đặc hiệu ở động vật có xương
sống. Khi đại thực bào được hoạt hố bởi sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh
như: vi khuẩn, endotoxin, leukotrien…, nó sẽ phóng thích một loạt các cytokine.
Đại thực bào sản xuất 5 loại cytokine chính là: IL-1, IL6, IL-12, IL-18 và TNF-α.
Nitric oxide: Tác dụng của nitric oxide (NO): Là một trung gian tiền viêm
(pro-inflammatory), một phân tử tín hiệu đóng một vai trị quan trọng trong quá
trình sinh bệnh của viêm. NO liên quan đến đáp ứng miễn dịch bởi các đại thực
bào kích hoạt cytokine. Nó mang lại hiệu quả chống viêm trong điều kiện sinh lý
bình thường.
Những tác dụng khơng mong muốn của NO: NO ở nồng độ cao gây ra
chứng viêm quá mức trong các tình huống bất thường. NO cịn tác động vào quá
trình sinh bệnh viêm khớp, viêm ruột và viêm phổi.
Do đó, ức chế NO là sự tiến bộ quan trọng trong việc điều trị các bệnh
viêm. Những tác động không mong muốn của NO là khiếm khuyết của q trình
sinh ra nó, bao gồm gây co mạch, viêm và tổn thương mô [24, 25].
Yếu tố nhân kappa B (NF-κB): Được tìm thấy trong nhiều loại tế bào
khác nhau. NF-κB là một yếu tố sao mã thiết yếu kiểm sốt q trình biểu hiện
gen mã hố của các cytokine tiền viêm trong quá trình sinh lý bệnh viêm. Yếu tố
NF-κB có thể được hoạt hố bởi nhiều tín hiệu viêm khác nhau, dẫn tới sự biểu
hiện phối hợp của các gen quy định nhiều cytokine, chemokine, các enzyme và

các tế bào kết dính. NF-κB tác động lên các gen quy định các cytokine, lên các
chemokine có lợi cho quá trình viêm, lên các gen quy định các enzyme gây sản
sinh các chất trung gian của quá trình viêm, lên các gen quy định các thụ thể
miễn dịch, cũng như các phần tử dính kết có vai trị mấu chốt trong sự tập hợp
ban đầu các bạch cầu đến các vị trí viêm. Trong bệnh lý viêm, TNF-α có thể
kích hoạt yếu tố NF- κB và NF-κB thể hiện như một nhân tố điều hoà gien quan
trọng đối với các gien liên quan đến viêm, nhiễm trùng và đáp ứng miễn dịch
bao gồm iNOS, IL-1B,


IL-6 và TNF-α. NF-κB tư lâu đã được coi là như là một mục tiêu cho các loại
thuốc kháng viêm mới. NF-κB không điều tiết sản xuất các cytokine tiền viêm,
bạch cầu trung tính hoặc tế bào, mà đóng góp quan trọng đối với các phản ứng
viêm. Tuy nhiên, các chức năng chống sự chết đi của tế bào của NF-κB có thể
vưa bảo vệ chống lại viêm nhiễm vưa duy trì các phản ứng viêm nhiễm thơng
qua hoạt hố các bạch cầu.
Các cytokine: Các cytokine là các protein hay glycoprotein hoà tan tham
gia vào các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm. Các cytokine đóng vai trị
truyền tin qua lại giữa các bạch cầu với nhau và giữa các bạch cầu với các tế
bào khác. Phần lớn các cytokine được gọi là interleukin dựa theo vai trò của nó
trong việc truyền thơng tin giữa các tế bào bạch cầu. Các cytokine được phân
loại dựa vào nguồn gốc của tế bào phân tiết và kết quả xét nghiệm sinh học.
Chúng được phân làm các interleukine, interferon, cytotoxin, growth factor (yếu
tố kích thích tăng trưởng tế bào) và chemokine. Có hơn 100 các yếu tố khác
nhau trongcytokine đã được biết đến, trong đó có 22 loại interleukin và TNF
như: IL- 1, IL-2, IL-3, IL-4, IL-5, IL-6, IL-12… Đáp ứng viêm bình thường là
sự điều hồ q trình tập trung, kết dính, xun mạch, hố hướng động, thực
bào của các bạch cầu đa nhân trung tính và tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập. Các
q trình này được kiểm sốt chặt chẽ thơng qua sự điều hồ các cytokine trợ
viêm và kháng viêm được phóng thích bởi các đại thực bào được hoạt hoá.

Trong hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, phản ứng viêm phụ thuộc vào nồng độ
của các cytokine [26].
IL-6 là một cytokine được giải phóng bởi nhiều loại tế bào, không những
được sản sinh tư đại thực bào hoạt động mà cịn có nguồn gốc tư các tế bào T,
B, tế bào gốc tuỷ xương, nội mạc thành mạch, nguyên sợi bào, tế bào keratin.
IL-6 có tác dụng ở hầu hết các tế bào, có vai trị quan trọng trong biệt hoá tế bào
B thành các tế bào tạo kháng thể, tập hợp các bạch cầu đã được biệt hố, kích
thích gan sản xuất các protein trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Mặc dù chủ
yếu được


coi là một tác nhân gây viêm, IL-6 cũng có hoạt tính kháng viêm. IL-6 hoạt hố
các tế bào lympho, tăng sản xuất kháng thể [27].
IL-12 là một cytokine hetorodimeric (dimer dị thể), mã hoá bởi hai gen
riêng biệt IL-12A và IL-12B, được sản sinh tư các tế bào trình diện antigen
chính như monocyte, đại thực bào, tế bào răng cưa, tế bào B, tế bào keratin. IL12 đóng vai trò trung tâm trong việc khởi đầu và điều tiết của các tế bào miễn
dịch [28, 29].
TNF-α (Tumor Necrosis Factor-α: yếu tố hoại tử u α) là một cytokine có
nguồn gốc chủ yếu tư các đại thực bào, có vai trò quan trọng trong cơ chế đáp
ứng của các cơ quan trong cơ thể với các tổn thương và nhiễm trùng. TNF-α có
cấu tạo trimer đồng thể được phân tiết tư đại thực bào, tế bào T, tế bào B,
nguyên sợi bào. Chúng có tác động sinh học trên hầu hết các tế bào có nhân và
có thể ở dạng hòa tan trong dịch chất hoặc ở dạng liên kết trên bề mặt màng. Nó
có tác dụng gây độc trực tiếp đối với tế bào ung thư mà khơng có tác dụng đối
với các tế bào bình thường. TNF-α khơng chỉ có tác dụng gây hoại tử khối u mà
nó cịn đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của một đáp ứng viêm
hữu hiệu, có tác dụng thanh lọc các tác nhân gây bệnh khác nhau xâm nhập vào
cơ thể.
Phản ứng đáp ứng viêm được khởi nguồn tư sự xâm nhập của mầm bệnh
hay sự tổn thương mô gây ra bởi các gốc tự do, là một chuỗi các phản ứng trong

mạch và tế bào. Một số chất trung gian hoá học quan trọng gây viêm là
interleukin IL-1, IL-6, IL-12, TNF-α (tumor necrosis factor-α), prostaglandin…
Các thuốc kháng viêm đều nhằm mục tiêu là hạn chế sự sản sinh các cytokine
tiền viêm này [30].
1.2.2. Các thuốc kháng viêm
Các chất hay thuốc kháng viêm không đảo ngược được quá trình viêm mà
chỉ giới hạn hoặc làm chậm quá trình viêm bằng cách ức chế việc sản xuất các
chất trung gian gây viêm.


×