Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.04 KB, 3 trang )
Người thông minh làm gì để khởi đầu
ngày mới ?
Buổi sáng là khoảng thời gian tuyệt vời để hoàn thành mọi việc, bạn sẽ ít bị làm
phiền hơn bất cứ thời gian nào khác trong ngày. Cơ thể bạn như được nạp đầy
năng lượng sung mãn sau một buổi tối ngon giấc và do vậy, dường như bạn có
thêm quyết tâm để hoàn thành những thứ mình đặt ra. Tuy nhiên nếu chỉ có những
mục tiêu lớn mà không có một “lịch trình” cụ thể, rõ ràng cho bữa sáng, sao bạn
có thể tận dụng tốt nguồn năng lượng và sự sảng khoái tinh thần này ?
Laura Vanderkam đã viết rất nhiều bài về vấn đề quản trị thời gian và cô cũng
từng xem xét hàng trăm lịch trình làm việc qua nhiều năm. Từ nghiên cứu về thói
quen buổi sáng của con người, Laura đã nhận ra rằng một buổi sáng “tiêu chuẩn”
sẽ được chia thành 4 giai đoạn. Nếu bạn tuần tự thực hiện các bước này một cách
đều đặn, bạn sẽ xây dựng được thói quen tuyệt vời cho buổi sáng, từ đó giúp bạn
thông suốt hơn đích ngắm và mục tiêu của mình.
1. Bám sát thời gian
Một trong những điều tối quan trọng của việc sử dụng thời gian là hiểu rõ: Mình
đang làm gì trong lúc này ? Nếu bạn từng thử giảm cân, bạn sẽ thấy rằng các nhà
dinh dưỡng thường khuyên mọi người giữ một lịch trình ăn uống rõ ràng nhằm
kiếm soát việc hấp thu năng lượng dư thừa.
Điều đó cũng đúng với kiểm soát thời gian. Hãy tập viết ra những thứ mình dự
định làm và khoảng thời gian cho mỗi việc đó, nếu không đến sát lúc bước chân ra
khỏi nhà đi làm, bạn sẽ tự hỏi “Từ lúc ngủ dậy mình đã làm được cái gì nhỉ ?”
Khi đo đếm thời gian, hãy duy trì trong cả tuần. Lưu ý rằng các khoảng thời gian
trong ngày đều có sự tương tác với nhau: Thức đêm muộn chắc chắn không thể
cho bạn một buổi sáng sảng khoái, và thậm chí khi nghĩ lại, bạn cũng sẽ thấy
không hẳn trong đêm qua mình đã xử lý được vấn đề gì quan trọng.
Ngoài ra, hãy tự đánh giá lại các nếp suy nghĩ cũ của mình về hoạt động thường
ngày xem những gì là hợp lý. Bạn luôn muốn thức dậy sớm và đến sớm nhằm “lấy
lòng” sếp ? Nhưng nếu sếp lại cảm thấy phiền lòng vì mình không phải là người
đến sớm nhất thì sao ?