Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Hướng dẫn thực tập điện tử Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.73 MB, 160 trang )


HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ĐIỆN TỪ – LỜI MỞ ĐẦU

-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tài liệu “Hướng Dẫn Thực Tập Điện Tử” trình bày các vấn đề chính về thao tác nghề
nghiệp thuộc lãnh vực kỹ thuật điện tử. Các nội dung chính bao gồm


Làm quen và nắm được phương pháp sử dụng các thiết bị đo thường sử dụng trong kỹ
thuật điện tử: Analog VOM ; Digital VOM ; Oscilloscope.



Công nghệ và các kỹ thuật hàn và xi chì dùng liên kết dây dẫn; qui cách hàn nối linh
kiện trên board mạch điện tử hay trên các mạch nổi. Trong quá trình thi cơng sinh viên
làm quen với các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng: Soldering Station; Solder sucker…



Làm quen và sử dụng ở mức độ cơ bản các phần mềm dùng vẽ sơ đồ nguyên lý và
mạch điện tử : NI – SIM ; ORCAD.



Áp dụng phối hợp phần mềm để xây dựng và tạo thành mạch in dùng thực hiện các
board mạch điện tử

2. Tài liệu bao gồm 10 bài thí nghiệm, mỗi bài được tiến hành trong 63 tiết (tương ứng với 1
ca thí nghiệm mỗi ca 3 tiết).


Khi sử dụng tài liệu này, sinh viên nên thực hiện theo qui trình đề nghị sau đây để đạt được
hiệu quả tốt nhất cho q trình thí nghiệm.


Đọc trước các nội dung yêu cầu thực hiện trong từng bài thí nghiệm.



Xem kỹ các nội dung trình bày trong phụ lục, nếu các nội dùng này có dùng đến
trong bài thực tập. Từ đó tìm ra được mục đích của từng nội dung thực tập cũng
như hiểu rõ công dụng của các bước trong quá trình thực tập.



Nên cài đặt các phần mềm Ni – SIM và ORCAD trong máy tính cá nhân của sinh viên
để khảo sát trước phần mềm hay tiếp tục thực hiện các yêu cầu khác tại nhà sau
buổi thực tập.



Nên chuẩn bị các bảng ghi số liệu thí nghiệm, và tóm tắt trước các bước thao tác
trước khi vào thí nghiệm.



Nếu có điều kiện sinh viên nên thực hiện lại các thao tác đã học trong các buổi thực tập
để các thao tác được thành thục hơn .

Người biên soạn
NGUYỄN THẾ KIỆT


STU – KHOA CƠ KHÍ – TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN THẾ KIỆT – 2012


THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

[ 1 – 2012 ]

BÀI 01

1 .1 .MỤC TI ÊU CỦA MƠN THỰC TẬP ĐI ỆN TỬ:
Các môn học Thực Tập Điện và Thực Tập Điện Tử là các môn thực tập, thực hành
đầu tiên trong chương trình đào tạo bậc Cao Đẳng cũng như Đại học cho sinh viên ngành
Cơ Điện Tử.
Mục tiêu chính là giúp sinh viên làm quen các thao tác nghề nghiệp ; tìm hiểu và
thao tác trên các máy đo, các thiết bị thông dụng thường được sử dụng trong quá trình
hành nghề.
Các kiến thức sinh viên ghi nhận được phần lớn là các thao tác về tay nghề , rất
ít kiến thức về lý thuyết. Sinh viên cần tìm hiểu, đọc trước các nội dung trước khi vào lớp
và bỏ chút ít thời gian để đúc kết lại thành quả sau các buổi thực hành để có thể tìm thấy
được phương pháp thi cơng đạt hiệu quả.
1 .2 .CÁC QUI ĐỊNH KHI VÀO THỰC TẬP:
Sinh viên phải tôn trọng và thực hiện đúng nội qui đã được Trường và Khoa
qui định trong thời gian thực tập.
Sinh viên cần đọc trước bài thực tập trước khi vào lớp để nắm rõ nội dung và
các yêu cầu thực hiện cho mỗi bài thực tập (xem trong Tài liệu Hướng Dẫn Thực Tập).
Sinh viên cần tìm hiểu và nắm rõ phương pháp vận hành các bảng điều khiển dùng
cấp nguồn điện xoay chiếu (AC) và một chiếu (DC) đến các mô hình thực tập hay các thiết bị.
Trước khi vận hành các mạch điện hay các mơ hình, sinh viên cần lắp đạt hồn chỉnh mạch
u cầu; sau đó nhờ Giáo Viên Hướng Dẫn kiểm tra lại trước khi cấp nguồn đển mạch hay

mơ hình.
Sinh viên nên dùng sổ tay ghi chép lại các hướng dẫn của Giáo Viên ; các kết quả
số liệu ghi nhận từ thí nghiệm, các đánh giá của Giáo Viên Hướng Dẫn về kết quả thực hành....
Sau đó sẽ viết bảng báo cáo kết quả thực hành (nếu có yêu cầu) tại nhà và nộp lại cho Giáo
Viên Hướng Dẫn tại buổi học kế tiếp.
1 .3 .NỘI DUNG HƯỚNG DẪN THỰC TẬP:
Trong bài 1 các nội dung được giới thiệu đến sinh viên bao gồm:
Các nội dung sẽ thực hiện trong tồn khóa 30 tiết.
Các thiết bị được sử dụng trong quá trình trực tập.
Nguyên tắc sử dụng các máy đo điện, các thao tác cần thực hiện để đảm bảo an toán
cho người sử dụng và cho cả các thiết bị.
Phương pháp sử dụng các phần mềm trong q trình thực tập (nếu có). Các linh kiện
điện tử cơ bản sẽ sử dụng trong quá trình thực tập.
1.3.1.CÁC DỤNG CỤ, VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ DÙNG TRONG THAO TÁC HÀN VÀ XI CHÌ:
Các dụng cụ đồ nghể cần dùng bao gồm:
Các dụng cụ cơ bản dùng để hàn chì và xi chì , xem hình H1.1.
Thiết bị hổ trợ cơng nghệ hàn chì (Soldering Station) xem hình H1.2
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

1


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

HÌNH H1.1. Các dụng cụ cần thiết cho thao tác hàn chì và xi chì.

HÌNH H1.2. Thiết bị hổ trợ hàn chì và xi chì , Soldering Station YIHUA 853D (Trung Quốc).


2

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

Trong quá trình thao tác hàn chì hay xi chì dùng trong lãnh vực Kỹ Thuật Điện Tử các
dụng cụ tối thiểu bao gồm:
Nguồn nhiệt dùng làm chảy chì hàn là mỏ hàn loại điện trở sợi đốt, công suất 40W
nguồn cung cấp: 220 V – 50 Hz. Khi lắp ráp các mạch điện tử, khi dùng mỏ hàn chì có cơng
suất cao hơn thường gặp các trờ ngại sau đầy trong quá trình làm việc:
 Nhiệt lượng quá lớn phát ra từ mỏ hàn khi tiếp xúc vào linh kiện có thể gây
hỏng linh kiện.
 Trong trường hợp dùng mỏ hàn có cơng
suất lớn, nhiệt lượng phát ra nhiều lại dễ gây ra tình trạng
oxid hóa bề mặt các dây dẫn bằng đồng ngay lúc hàn,
mối hàn lúc đó lại càng khó hàn hơn.
 Trường hợp dùng nhựa thơng làm chất
tẩy nhẹ các lớp oxid tại mối hàn, khi nhiệt lượng của mối
hàn quá lớn có thể làm nhựa thông cháy và bám thành
lớp đen tại mối hàn, làm giảm độ bóng và tính chất mỹ
thuật của mối hàn.
 Mỏ hàn chì để tiếp xúc nơi cần hàn, truyền
nhiệt sao cho nhanh và cho hết (nhiệt độ nơi hàn và đầu
mỏ hàn bằng nhau).
Khi mua mỏ hàn, nên mua kèm theo đế hàn và 1
mũi hàn thay thế (theo kinh nghiệm thì mũi thay thế sẽ

hàn tốt hơn mũi bán kèm mỏ hàn) xem hình H1.3.

HÌNH H1.3: Đế giữ mỏ hàn.

Vật liệu dùng liên kết các chi
tiết hay dây dẫn là chì hàn. Loại chì
hàn thường gặp trong thị trường Việt
Nam ở dạng sợi ruột đặc (cuộn trong
lõi hình trụ), đường kính sợi chì có
nhiều loại 0.6mm, 0.8mm, 1mm
(thường là loại 0.8mm). Đối với một
số chì hàn đúng tiêu chuẩn của ngoại
quốc, sợi chì hàn đã được bọc một
lớp nhựa thơng ở mặt ngồi hoặc
nhựa thơng được bọc ở mặt trong của
sợi chì và sợi chì hàn là loại hình trụ
ruột rỗng ở giữa. Lớp nhựa thơng bọc
trong sợi chì dùng làm chất tẩy ngay
trong q trình nóng chảy chì tại điểm
cần hàn. Đối với những loại chì hàn
có bọc sẵn nhựa thơng, khi nhìn vào
sợi chì ta cảm nhận được độ sáng
óng ánh của kim loại so với các loại
chì hàn khác. Thực chất chì hàn là
hợp kim thiếc/chì có sẵn ở quy mơ
thương mại với hàm lượng thiếc nằm
trong khoảng 5% tới 70% theo trọng
lượng. Hàm lượng thiếc càng cao
thì ứng suất căng và ứng suất biến
dạng của hợp kim càng lớn. Ở cấp độ

bán lẻ có 2 hợp kim phổ biến nhất là
60/40 Sn/Pb và 63/37 Sn/Pb.
Nhiệt độ nóng chảy của hợp
kim Sn/Pb là 183oC.

HÌNH H1.4: Chì hàn

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

3


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

Nhựa thông là một loại diệp lục tố lấy từ cây thông thường ở dạng rắn, màu vàng
nhạt hay hổ phách khi khơng chứa tạp chất, xem hình H1.6 .Khi thao tác hàn nên chứa nhựa
thông vào hộp để tránh tình trạng vỡ vụn. Cơng dụng của nhựa thơng là tăng cường chất tẩy
khi lớp nhựa thơng bọc trong chì hàn khơng đủ hoặc chì hàn khơng có bọc nhựa thông.
Các trường hợp phải dùng thêm nhựa thông khi thao tác xi chì trên dây dẫn, xi chì
lên đầu của các mỏ hàn điện mới trước khi sử dụng. Các cơng dụng chính của nhựa thơng :



Tầy sạch lớp oxid đang bám tại vị trí cần hàn để chì dễ bám chặt.
Sau khi hàn nhựa thông sẽ phủ bề mặt mối hàn lớp mỏng giúp mối hàn cách ly với môi
trường chung quanh.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI HÀN CHÌ VÀ XI CHÌ

Khi hàn chì hay xi chì cần chú ý đến ảnh
hưởng của khói sinh ra do chì hàn và nhựa thông
đốt cháy tại điểm hàn. Các hệ quả ảnh hưởng
đến sức khỏe của người hàn do khói hàn được
ghi nhận như sau:
Suyển.
Viêm cuống phồi.
Mẫn cảm
Tức ngực.
Nhức đầu và hoa mắt, chóng mặt
Kích thích mắt và mủi.
Bịnh ngồii da.
Do đó khi thao tác hàn chì cần thực hiện
các biện pháp giảm khói tạo bởi mối hàn nhưng
khơng làm mất nhiệt tại điểm hàn.

HÌNH H1.6: Nhựa thơng (colophony rosin)

HÌNH H1.7: Một trong các loại Thiết bị dùng hút khói sinh ra từ điềm hàn .
4

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

THIẾT BỊ SOLDERING STATION YIHUAN 853D:
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT:

 Cơng suất : Nhỏ hơn 1000W.
 Nhiệt độ môi trường làm việc: 0oC đến 50oC
 Nhiệt độ của môi trường lưu trữ thiết bị : 20oC đến 80oC
TÍNH NĂNG THỔI KHƠNG KHÍ NĨNG:






Loại khí thồi : Dùng quạt thổi bằng động cơ khơng chổi than.
Lưu lượng khí : nhỏ hơn 120 L/min
Dảy nhiệt độ của khí nóng: 100oC đến 480oC
Độ ổn định nhiệt độ: ± 1oC.
Loại hiển thị : LED 7 đoạn.

TÍNH NĂNG HÀN:







Dảy nhiệt độ của mỏ hàn: 200oC đến 480oC
Độ ổn định nhiệt độ: ± 1oC.
Áp thả nổi so với điểm nối đất : nhỏ hơn 2 mV.
Tổng trở nối đất: nhỏ hơn 2Ω.
Loại hiển thị : LED 7 đoạn.
Vật liệu chế tạo nguồn nhiệt: Hakko.


TÍNH NĂNG BỘ NGUỒN DC CÓ ĐIỀU CHỈNH:





Áp DC ngõ ra: 0 V đến 30 V.
Dịng DC ngõ ra: 0 đến 5 A có thể điều chỉnh.
Độ ổn định Tải : nhỏ hơn 0,01 ± 2 mV.
Hệ số nhiệt độ : nhỏ hơn 300 ppm/oC.

Các dụng cụ khác được dùng kèm theo trong quá trình hàn gồm: kềm cắt, kềm mỏ nhọn,
nhíp, dao cạo, giấy nhám nhuyển Ngồi ra cịn có thể dùng thêm một số dụng cụ chuyền dùng
như gá kẹp mạch in, xem hình H1.9.

Kềm cắt

Nhíp

Kềm mỏ nhọn

HÌNH H1.8: Các dụng cụ phụ dùng thêm trong quá trình hàn chì.
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

5


[ 1 – 2012 ]


THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

HÌNH H1.9: Thiết bị giữ chặt mạch in khi hàn linh kiện vào mạch.

1.3.2.CÁC MÁY ĐO DÙNG TRONG QUÁ THỰC TẬP ĐIỆN TỬ:
Các máy đo dùng trong Thực Tập Điện Tử bao gồm:
VOM kim hay VOM hiện số, xem hình H1.10.
Máy hiện sóng (Osciloscope), xem hình H1.11.
Máy đo đa năng VOM được dùng đo lường dòng và áp qua các mạch. VOM có thể
đo được áp xoay chiều AC (áp hiệu dụng) hay áp DC (áp trung bình). Đa số VOM đo được
dịng DC (dịng trung bình) trong dảy đo rộng từ vài mA đến vài A. Hầu hết VOM khơng có
tính năng đo dịng hiệu dụng xoay chiều AC. Muốn đo trực tiếp dòng hiệu dụng xoay chiều
cân dùng đến đồng hồ đo Ampere kềm (Amprobe).
Ngồi ra VOM có thể đo trực tiếp giá trị điện trở với các dảy đo từ vài Ω đến vài trăm
kΩ . Với các điện trở nhỏ hơn 1Ω trong thực tế phải thực hiện bằng các phương pháp đo khác:
cầu Wheatstone hay cầu Kelvin. Muốn đo điện trở cách điện của thiết bị không thể dùng
VOM, cần sử dụng đến đồng hồ đo chun dùng MegaOhm.
Một tính năng khác có thể được xây dựng trên VOM là đo hệ số khuếch đại tỉnh
(hFE) của transistor pnp và npn. Tính năng này chỉ thấy trên các VOM kim có độ chính xác
cao hoặc trên các VOM dạng số . Phương pháp sử dụng VOM sẽ được trình bày trong nội
dung dưới đây.
Một loại máy đo khác dùng đo và xác định trực tiếp dạng sóng dịng hay áp trên
từng phần tử mạch hay từng phần của mạch điện tử là máy đo hiện sóng (Osciloscope). Các
máy đo hiện sóng hiện có trong các phịng thí nghiệm thuộc dạng analog dùng đèn tia âm cực
dạng hai tia quét; cho phép ghi nhận đồng thời hai tín hiệu trên cùng màn hình. Các máy
hiện sóng này không phải thuộc dạng Digital Osciloscope.
6

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT



[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

VOM kim

VOM số (Digital VOM)

HÌNH H1.10: Các máy đo đa năng VOM dạng kim và dạng số.

HÌNH H1.11: Máy đo hiện sóng (Osciloscope).
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

7


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

1.3.2.1.PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VOM ANALOG (DẠNG KIM):
1.KHÀO SÁT CÁC THÀNH PHẦN CỦA ĐỒNG HỒ VOM
Mặt máy đo VOM
bao gồm các thang đo dạng
vịng cung có thể nhìn được
thơng qua cửa sổ, xem hình
H1.12. Kim đo sẽ chỉ các giá
trị đo được trên các thang đo.
Kim đo có kích

thước rất mảnh được sơn
màu đen hay đỏ (tùy theo nhá
sản xuất) bình thường định vị
ở phía trái của mặt đồng hồ.
Khi thực hiện phép đo kim sẽ
di chuyển từ trái sang phải. Vị
trí dừng ổn định xác định giá
trị đo được.
HÌNH H1.12: Mặt máy đo VOM
Gương phằng

Các cung hay các
thang đo trên mặt đồng hồ
được trình bày theo nhiếu
màu sắc khác nhau tương
ứng với mỗi loại thông số cần
đo. Giá trị khắc trên các cung
đo cũng khác nhau tùy thuộc
vào loại thơng số đo.
Với các VOM cấp
chính xác cao khoảng giữa
các thang đo có lắp thêm
gương phẳng có cơng dụng
làm giảm thị sai khi đọc giá trị
đo. Trước khi đọc giá trị đo
cần nhìn thấy được ảnh ảo
của kim cho bởii gương thẳng
hàng với kim tại giá trị cần
đọc.


HÌNH H1.13: Mặt máy đo VOM có lắp thêm gương phằng

Núm chọn thang
đo (selector switch) cho phép
thay đổi chức năng đo: áp,
dòng hay điện trở và dảy giá
trị đo, xem hình H1.14. Mỗi
chức năng đo có thể có nhiều
mức thang đo khác nhau

Trước khi lắp máy đo VOM vào mạch đo cần chú ý chọn đúng chức năng của máy
đo theo loại thông số cần đo cũng như chọn dảy giá trị thang đo tương thích với giá trị ước
đốn số liệu cần đo.
Thí dụ dùng máy đo VOM đo áp AC hay DC nhưng xoay núm chọn chức năng tại vị
trí đo điện trở Ohm; khi hai que đo vào chạm vào hai điềm cần đo , mạch điện bên trong VOM
sẽ bị phá hủy lập tức.Một trường hợp khác, giả sử dùng VOM đo áp hiệu dụng AC khoảng
220V DC nhưng xoay núm chọn chức năng tại vị trí đo áp AC nhưng ở thang đo tối đa 50 V
hay 10 V; khi hai que đo vào chạm vào hai điềm cần đo, kim sẽ lệch tồn khung và có nguy
cơ gảy kim đo vì giá trị đo quá cao hơn so với dảy thang đo cho phép.
8

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

Hầu hết các máy đo VOM đều có
núm chọn chức năng và dày thang đo.

Không cần quan tâm đến nhà sản xuất,
hoạt động của núm chọn chức năng và
thang đo trên các VOM tương tự như
nhau. Trong một số VOM có thêm vị trí
OFF để tách ly các que đo khỏi mạch đo
bên trong thiết bị.
Với một số VOM, các que đo
được hàn cố định chung với máy đo; thí
dụ như VOM SANWA , xem hình H1.14.
Một số VOM khác có các lổ cắm dùng
ghim nối liên kết các qua đo vào máy đo,
xem hình H1.10. Số lượng lổ cắm là 2
hay 3 tùy chủng loại VOM.
Trong trường hợp VOM có 2 lổ
cắm; một lổ được ghi là COM (hay ) dùng
cắm que đo chung (màu đen). Lổ cắm còn
lại có ký hiệu là : V – A – Ω. dùng cắm que
đo màu đỏ.
Trong trường hợp VOM có 3 lổ
cắm: hai lổ cắm COM (hay ) và lổ cắm:
V – A – Ω có cơng dụng như vừa trình bày.
HÌNH H1.14: Núm chon chức năng và thang đo
Lổ cắm thứ ba thường dùng cắm qua đo
màu đỏ khi thực hiện chức năng đo dịng DC có giá trị cao (thường từ 5A đến 20A ). Khi thực
hiện các phép đo 2 que đo chỉ sử dụng 2 trong 3 lỗ cắm tùy theo chức năng cần đo
Khi thực hiện các chức năng đo áp,
dịng hay điện trở có ghi trên núm chọn chức
năng hai que đo thường được cắm vào COM
và lổ cắm: V – A – Ω . Trong trường hợp đo
dịng DC có trị số lớn đến 5A hay 20 A (tùy

theo loại VOM) hai que đo thường được cắm
vào COM và lổ cắm: DC 5A hay (DC20A).
Nguồn Pin và cầu chì thường được
lắp bên trong máy đo VOM, xem hình H1.15
Nguồn Pin bên trong VOM thường có hai loại
với sức điện động và kích thước khác nhau.
Thông thường nguồn pin 3 V dùng cho các
thang đo Ohm từ X1 đến X 1k. Với các thanh
đo Ohm từ X100k hay cao hơn cần dùng
thêm nguồn pin 9V. Cầu chì cần thiết để bảo
vệ các bộ phận bên trong VOM, trong một số
các máy đo có thể dùng đến 2 cầu chì.
Núm chỉnh Zero thường được lắp
tại mặt trước ở gần khung đo của máy đo. Ký
hiệu của núm chỉnh này thường được ghi là
“Ohm Adjust” hay “ 0 Ω ADJ” . Núm chỉnh
này chỉ có tác dụng đối với thang đo Ohm .
Khi sử dụng thang đo Ohm tại tầm đo X1,
chập nối tắt hai que đo vị trí của kim chỉ thị HÌNH H1.15: Nguồn pin và cầu chì của VOM
phải ở tại vị trí 0 . Nếu kim khơng đạt được vị
trí này cần xoay núm chỉnh “Ohm Adjust” để đưa kim chỉ thị đến vị trí 0 trước khi thực hiện
phép đo điện trở.
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

9


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01


2.THỰC HIỆN CHỨC NĂNG ĐO ÁP AC TRÊN VOM:
Trình tự thực hiện như sau:
BƯỚC 1: Xoay núm chỉnh chọn thang
đo áp AC cao nhất, vì giá trị áp hiệu
dụng AC cần đo chưa biết được trị số.
Thực hiện thao tác này tránh máy đo bị
hư hỏng do điện áp cần đo cao hơn
rất nhiều so với thang đo đang được
chọn.
BƯỚC 2: Cắm que đo màu đen vào vị
trí lổ cắm “COM”.
Cắm que đo màu đỏ vào vị
trí lổ cắm “V” hay + .
BƯỚC 3: Đặt đầu que đo màu đen đến
một trong hai điểm cần đo áp; kế tiếp
đặt đầu que màu đỏ đến vị trí cịn lại.
Tóm lại khi đo áp giữa hai điểm trên
HÌNH H1.17: Vùng Vị trí kim cho kết quả đọc chính xác.
mạch cần mắt VOM song song với
mạch cần đo áp. Nhìn vị trí kim chỉ thị trên khung đo tương ứng với tầm đo đã xác định, đọc
giá trị đo được. Khi vị trí kim chỉ giá trị cần đo nằm trong vùng giữa khoảng một phần ba giai
đo. Kết quả nhận từ máy đo tương đối chính xác, xem hình H1.17.
Giả sử dùng thang đo 250 V AC tối đa để đo áp hiệu dụng xoay chiếu, kết quả nhận
độc khi đọc trên thang đo là 25 V. Trong trường hợp này giá trị đo rất thấp so với thang đo
đang chọn và vị trí kim chỉ thị nằm ngồi vùng cho giá trị đọc chính xác. Bây giờ cần xoay
núm chỉnh chọn tầm đo áp AC sang thang đo 50 V AC tối đa và thực hiện phép đo để nhận
được kết quả chính xác hơn.
3.THỰC HIỆN CHỨC NĂNG ĐO ÁP DC TRÊN VOM:
Trình tự thực hiện các Bước 1 và 2 tương tự như đã trình bày trong mục đo áp AC,

cần chú ý bước thực hiện kế tiếp như sau:
BƯỚC 3: Đặt đầu que đo màu đen đến điểm điện thế thấp; kế tiếp đặt đầu que màu đỏ đến
vị trí cịn lại có điện thế cao hơn. Nếu đặt vị trí que đo sai với điệm đo có điện thế tương ứng
kim sẽ quy ngược. Trong trường hợp này cần phải hốn vị các que đo tại vị trí cấn đo.
4.THỰC HIỆN CHỨC NĂNG ĐO DÒNG DC TRÊN VOM:
Khi thực hiện chức năng đo dòng
DC, VOM cần đấu nối tiếp với mạch đo
ngay trên nhánh cần đo dòng điện, xem
hình H1.18.
BƯỚC 1: Xoay núm chỉnh chọn thang đo
dịng DC cao nhất.
BƯỚC 2: Cắm que đo màu đen vào vị trí
lổ cắm “COM”.
Cắm que đo màu đỏ vào vị trí lổ
cắm “V” hay + .
BƯỚC 3: Đặt 2 đầu que đo nối tiếp trong
mạch cần đo dòng sao cho dòng qua VOM
từ que đo màu đỏ đến que đo màu đen.
Đọc số chỉ thị của kim.
10

HÌNH H1.18: Đo dịng DC qua đèn dùng VOM

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

[ 1 – 2012 ]


Muốn đo dịng DC có giá trị lớn bằng các máy đo VOM , trường hợp này trên VOM cần
có thêm lổ cắm dùng đo dòng DC lên đến mức 5A (hay cao hơn 5A) . Trường hợp này vẫn
thực hiện phương pháp kết nối các que đo với máy đo theo qui tắc sau:
Cắm que đo màu đen vào vị trí lổ cắm “COM”.
Cắm que đo màu đỏ vào vị trí lổ cắm “DC 5A” hay “DC … A” .
Quan sát mạch cần đo và lắp VOM nối tiếp mạch đo trên nhánh mang dòng cần đo
giá trị . Phương thức thực hiện như trong bước 3.
5.THỰC HIỆN CHỨC NĂNG ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG VOM:
Cần quan sát mặt chỉ thị của đồng hồ đo VOM. Khi các đầu que đo khơng tiếp xúc,
kim chỉ thị sẽ dừng tại phía bên trái mặt chỉ thị. Tại vị trí này số chỉ của trên thang đo Ohm là
vô cùng ∞ , hay mạch hở.
là ∞

Cần quan sát kỷ toàn bộ dảy giá trị ghi trên thang đo Ohm: giá trị cao nhất ở phía trái
và dần về 0 là giá trị thấp nhất tại phía phải.

BƯỚC 1: Xoay núm chỉnh chọn thang đo Ohm cao nhất.
BƯỚC 2: Cắm que đo màu đen vào vị trí lổ cắm “COM”.
Cắm que đo màu đỏ vào vị trí lổ cắm “V Ω A” hay +.
BƯỚC 3: Chập các đầu que đo với nhau (tương ứng trạng thài đo điện trở có giá trị là 0 Ω);
quan sát vị trí dùng của kim phải trùng tại ví trí 0. Nếu kim khơng dừng đúng vị trí cần xoay
núm chỉnh “ 0 Ω ADJ” để điều chỉnh kim dừng tại vị trí 0 Ω.
Cần chú ý mỗi lần điều chỉnh thay đổi tầm đo trên thang đo Ohm cần phải điều chỉnh
vị trí kim về vị trí 0. Nếu xoay núm chỉnh “ 0 Ω ADJ” trên tồn phạm vi mà khơng điều chỉnh
đưa kim về vị trí 0 được, cần thay thế pin trong VOM bằng các pin mới .
BƯỚC 4: Kẹp chặt hai đầu que đo vào hai đầu của vật đang cần đo Ohm. Trong quá trình đo
Ohm vật thể cần xác định điện trở có thể là các điện trở đơn rời, cũng có thể là hai điềm nào
đó trên mạch điện.
Khi đo điện trở giữa hai điểm nào đó trên mạch, tại lúc đo mạch phải ở trạng thái nghĩ
không được cấp nguồn.

1.3.2.2.PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DIGITAL VOM :
Với Digital VOM phương pháp đo áp và dòng thực hiện tương tự như đã trình bày
cho loại VOM kim. Tuy nhiên giá trị đo nhận được sẽ hiển thị trên màn hình tinh thề lỏng LCD.
Trường hợp đo Ohm dùng Digital VOM khơng cần thực hiện q trình điều chỉnh kim
về 0 vì kết quả đo sẽ được hiển thị bằng số.
Tuy nhiên khi chọn chức năng đo điện trở và chập hai đầu que đo nối tắt với nhau,
giá trị nhập được trên màn hình sẽ khơng phải là 0. Thực chất giá trị này chính là điện trở nội
của dây nối que đo và điện trở tại vị trí tiếp xúc của que đo với các lổ cắp. Gíá trị nhận được
càng nhỏ càng tốt. Có thể xem giá trị này chính là sai lệch giá trị đo trong phép đo diện trở.
1.3.2.3.PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MÁY ĐO HIỆN SÓNG (OSCILLOSCOPE):
Trong nội dung này sinh viên cần nắm vững cách thức thao tác thơng thường trên
các dạng máy hiện sóng dạng analog (Analog Oscilloscope). Trong hình H1.19 trình bày cách
bố trí các nút chọn chức năng trên bảng điều khiển của một số các máy hiện sóng loại hai tia
Với các loại máy hiện sóng này cho phép ghi nhận đồng thời hai dạng sóng dịng hay áp tức
thời trên cùng màn hình.
Trong giai đoạn đầu tiên thực tập điện tử, sinh viên chỉ cần thực hiện các thao tác cơ
bản để ghi nhận dạng sóng trong các mạch điện tử cơ bản. Đây là giai đoạn mở đầu để sinh
viên làm quen và thành thạo các thao tác cơ bản khi sử dụng máy đo hiện sóng.

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

11


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

HÌNH H1.19: Bảng điều khiển và chọn chức năng của các máy hiện sóng hai tia.
12


STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

1. TỔNG QUAN VỀ CẦU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA OSCILLOSCOPE:
Dao động ký (oscilloscope) là một
loạt thiết bị đo điện tử cho phép quan sát
được dạng sóng điện áp trên màn hình
(screen) theo khơng gian hai chiều xy;
trong đó trục hồnh độ (trục x) biểu thị thời
gian và trung tung (trục y) biểu thị độ lớn
hay biên độ của tín hiệu được đo lường.
Thành phần chính trong các Analog
Oscilloscope là đèn tia âm cực CRO
(Cathod Ray Oscilloscope) . Đối với các
thiết bị đo hiện sóng dùng kỹ thuật số hiện
nay là Digital Oscilloscope có thành
phần chính là DSO (Digital Storage
Oscilloscope).
Cấu tạo của CRO trình bày trong
hình H1.20 bao gồm các thành phần sau:
1.
2.
3.
4.
5.


HÌNH H1.20: Cấu tạo của CRO.

Các bản cực làm lệch tia electron được điều khiển bằng điện áp.
Ồng phóng electron.
Chùm tia electron.
Cuộn dây tập trung chùm tia electron.
Màn hình có tráng lớp phosphor ở mặt sau.

Ngun tắc hoạt động cơ bản của Oscilloscope được trình bày tóm tắt thơng qua sơ
đồ khối trình bày trong hình H1.21.

HÌNH H1.21: Sơ đồ khối trình bày ngun tắc hoạt động của Oscilloscope.

Khi bắt đầu cấp nguồn cho Oscilloscope, bộ phận sưởi nóng trong ống phóng electron
hoạt động và thực hiện q trình nhiệt ion hóa. Các chùm tia electron được tập trung do tác
dụng của bản cực anod và cuộn dây tập trung làm hội tụ các chùm tia electron, Khi khơng cấp
tín hiệu đo và các mạch điện tử bên trong không tác động đến các bản cực làm lệch chùm tia
electron theo phương x và y; chùm tia này sẽ đi đến màn hành tác động lên lớp phosphor và
cho 1 điểm sáng (spot) trên màn hình.
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

13


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

Khi mạch tạo thời hằng (Time Base) phát xung áp dạng răng cưa theo thời gian điều

khiển các bản cực làm lệch chùm tia electron theo phương ngang, trên màn hình sẽ nhận
được điểm sáng di chuyển theo phương ngang. Tốc độ di chuyển của điềm sáng phụ thuộc
vào tần số của áp răng cửa quét ngang ( horizontal sweep).
Với sóng răng cưa quét ngang có tần số thấp: người sừ dụng sẽ thấy 1 điềm sáng
chạy theo phương ngang và khi tần số sóng răng cưa tăng cao hơn trên màn hình nhận được
một vạch sáng liên tục theo phương ngang. Sự kiện này nhìn thấy được là do q trình lưu
ảnh của mắt , vì mắt khơng có khả năng phân biệt hai hiện tượng xảy ra liên tục kế tiếp nhau
trong khoảng thời gian 1/20 giây.
Bây giờ đưa tín hiệu cần đo dạng sóng vào máy đo thông qua các mạch điều khiển
các bản cực lệch dọc theo phương thẳng đứng (phương y). Lúc này chùm tia electron chịu
ảnh hường của hai tác động làm lệch theo phương ngang do mạch tạo thời hằng bên trong
và làm lệch theo phương thẳng đứng do biên độ của tín hiệu ngoài . Quỉ đạo của chùm tia
electron sẽ vạch trên màn hình dạng sóng của tín hiệu được đưa vào.
Khi điều chỉnh các thơng số thích hợp trên mặt điều khiển của oscilloscope, ta có thể
nhận được một cách chính xác dạng của tín hiệu ngõ vào. Từ đó có thể suy ra tần số tín hiệu
vào cũng như các thông số khác ….
Với Oscilloscope hai tia bên trong
2. CÁC ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI THAO TÁC OSCILLOSCOPE:
Khi thao tác với Oscilloscope, sinh viên cần tránh thực hiện các thao tác sau để
ngăn ngừa việc phá hỏng thiết bị:
Không duy trì trên màn hình một điểm cực sáng kích thướcc nhỏ trong thời gian vài
giây ; có khả năng làm hỏng lớp phosphor tráng tại mặt sau màn hình. Điểm sáng trên màn
hình sẽ xuất hiện khi điều chỉnh khơng cho tín hiệu vào các mạch qt ngang ( phương x)
và mạch quét dọc (phương y).
máy đo.

Không che khuất các lổ thơng gió trên vỏ máy có thể dẫn đến gia tăng nhiệt bên trong

Cần chú ý đến độ lớn của điện áp cấp vào máy đo thông qua các que đo. Cấp điện
áp có biên độ quá mức cho phép trên ngõ vào có thể đưa đến hư hỏng các mạch điện tử dùng

điểu khiển tầng quét dọc của máy đo. Sinh viên cần tham khảo giới hạn áp ngõ vào cho phép
khi thao tác trên máy đo, chú ý mã số và nhà sản xuất để tìm các hướng dẫn sử dụng. Sau
đây là số liệu tham khảo của một máy đo oscilloscope có tần số quét 20 MHz.
NGÕ VÀO

ĐIỆN ÁP TỐI ĐA CHO PHÉP

THÔNG LỘ 1 (CH1) ; THÔNG LỘ 2 (CH2)

400 V ĐỈNH (PEAK)

NGÕ VÀO KÍCH KHỞI NGỒI (EXT TRIG INPUT)

300 V ĐỈNH (PEAK)

NGÕ VÀO DÙNG QUE ĐO (X10)

600 V ĐỈNH (PEAK)

Các que đo trên lắp trên các ngõ vào phải được nối cùng chung điểm masse trong
q trình đo.
3. TRÌNH TỰ ĐỀ NGHỊ KHI BẮT ĐẦU THỰC HIỆN PHÉP ĐO TRÊN OSCILLOSCOPE:
Trước khi sinh viên thành thạo các thao tác trên máy đo Oscilloscope, các trình tự
thực hiện đề nghị sau đây dùng tham khảo để đạt được tia quét trên màn hình trước khi bắt
đầu khảo sát dạng sóng của các tín hiệu áp cần đo.
BƯỚC 1:
Chỉnh các nút điều khiển trên panel điều khiển của máy đo về các vị trí sau:
14

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT



[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

VERTICAL MODE : chỉnh tại vị trí CH1.
CH1 AC/ GND/ DC : chỉnh tại vị trí GND
Chọn AUTO TRIGGERING bằng cách nhấn nút HOLD OFF
Chỉnh tất các các nút POSITION và INTENSITY ở vị trí giữa.
Chình nút điều khiển thời hằng chính MAIN TIME BASE CONTROL tại 1ms/DIV.
Chỉnh nút SWEEP MODE SWITCH về vị trí MAIN.
BƯỚC 2:
Nhấn ON nút nhấn POWER.
BƯỚC 3:
Quan sát tia sáng quét nhận được trên màn hình. Bây giờ mới điều chỉnh các nút:
INTENSITY để có được tia quét trên màn hình sáng hơn hay mờ hơn
FOCUS để có được tia qt trên màn hình rõ nét hơn.
4. TRÌNH TỰ ĐO MỘT TÌN HIỆU ÁP TRÊN OSCILLOSCOPE:
Khi muốn đo một tín hiệu áp bằng
Oscilloscope qua thơng lộ CH1 hay CH2 đều
thực hiện theo qui trình sau;
BƯỚC 1:
Thực hiện tốn bộ các bước đã trình
bày trong mục 3 khi bắt đầu vận hành máy đo.
BƯỚC 2:
Giả sử tìn hiệu đo được đưa vào qua
thơng lộ CH1. Cắm que đo vào lổ cắm CH1.
BƯỚC 3:
Nối kẹp của que đo xuống điềm mass

của mạch. Vị trí này được chọn là nút chuẩn có
điện thế qui ước bằng 0. Đây chính là 1 trong 2
vị trí cần đo áp tức thời bằng máy đo
oscilloscope. Đặt đầu que đo đến vị trí cịn lại.
BƯỚC 4:
Chỉnh nút CH1 AC / GND / DC khỏi vị
trí GND sang vị trí AC hay DC .

HÌNH H1.22: Que đo của Oscilloscope

BƯỚC 5:
Quan sát kết quả trên màn hình. Nếu khơng nhìn thấy dạng sóng xuất hiện trên màn
hình xoay núm chỉnh CH1 VOLTS/DIV sang vị trí cho mức VOLTS/ DIV lớn hơn.
BƯỚC 6:
Có thể điều chỉnh vị trí của dạng sóng theo phương thẳng đứng bằng nút chỉnh CH1
POSITION.
BƯỚC 7:
Kết quả nhận được trên màn hình có thể khơng đồng bộ. Cần tham khảo thêm mục
điều chỉnh kích khởi “Triggering” (trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng của từng loại
Oscilloscope) để điều chỉnh thay đổi tần số sóng răng cưa quét ngang bên trong để dạng sóng
nhận được trong mỗi chu kỳ quét ngang trùng nhau. Hình dạng sóng nhận được trên màn
hình hiển thị sẽ ổn định.
5. TRÌNH TỰ ĐO HAI TÍN HIỆU ÁP TRÊN OSCILLOSCOPE:
Trong trường hợp cần quan sát tức thời các dạng sóng trên cà hai thơng lộ CH1 và
CH2, các dạng sóng thường có quan hệ tần số với nhau hay cần đồng bộ các dạng sóng với
nhau mặc dù tần số cơ bản khác nhau. Khi thực hiện quá trình khào sát này nên thực hiện
tuần tự các bước sau:
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

15



[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

BƯỚC 1:
Nối , kết nối cả hai que đo vào cả hai thông lộ CH1 và CH2.
BƯỚC 2:
Nối các kẹp trên mỗi que đo đến cùng điểm chung, điềm mass của mạch. Vị trí này
được chọn là nút chuẩn có điện thế qui ước bằng 0.
Nối các đầu còn lại của mỗi que đo đến hai vị trí cần đo điện áp.
BƯỚC 3:
Để thấy được tồn bộ các dạng sóng, chỉnh VERTICAL MODE sang vị trí DUAL .
BƯỚC 4:
Dùng các núm chỉnh POSITION của mỗi thông lộ CH1 hay CH2 để xếp đặt vị trí các
dạng sóng thuận tiện cho việc quan sát.
BƯỚC 5:
Điều chỉnh các núm chỉnh VOLTS/DIV trên mỗi thông lộ CH1 hay CH2 để thuận lơi
cho việc xác định biên độ của tín hiệu hiển thị trên màn hình.
Nếu các dạng sóng khơng đồng bộ cần điều chỉnh TRIGGER để tạo sự đồng bộ cho
các dạng sóng. Hình ảnh của các dạng sóng trên màn hình đạt trạng thái ổn định hơn.
Phần trình bày trên đây, chỉ là các nội dung cơ bản giúp sinh viên nắm được các
bước cơ bản khi thao tác trên Oscilloscope. Muốn sử dụng thành thạo, sinh viên cần đọc
thêm các nội dung yêu cầu cụ thể khác trong hướng dẫn sử dụng (Operation Manual) của
từng loại Oscilloscope đang được sử dụng trong mỗi Phịng Thí Nghiệm.
1.3.3.NHẬN DẠNG CÁC PHẦN TỬ MẠCH:
Các phần tử mạch thường được sử dụng trong Thực Tập Điện Tử, Thí Nghiệm Mạch
Điện Tử . . bao gồm : điện trở, tụ điện và cuộn dây. Các phần tử này đã được chế tạo chuẩn
và giá trị được xác định bằng mã vạch màu. Trong quá trình thực tập sinh viên cần nắm vững

và thuộc các qui ước xác định trị số linh kiện.
1.3.3.1. LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ:
Trong các mạch điện tử, các linh kiện điện trở thường có kích thước bé khoảng vài
milimet cho đến vài cm. Vật liệu chế tạo điện trở cũng đa dạng, phổ biến nhất gồm 3 loại sau:
 Than (điện trở công suất bé < 1W).
 Oxid kim loại (điện trở công suất bé có độ chính xác cao).
 Kim loại có điện trở suất lớn (điện trở công suất lớn hơn 2W).
Các dạng thường gặp :

Loại 4 vòng màu, 1/2W

Điện trở loại dán lên mạch in

Loại 5 vòng màu, 1/2W

Điện trở mảng

Loại 4 vịng màu, 1W

Điện trở cơng suất

HÌNH H1.23: Hình dạng điện trở
16

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01


Công suất danh định hay công suất định mức của điện trở :
Mỗi điện trở được chế tạo với một công suất tối đa cho phép gọi là công suất danh định,
ký hiệu Pdđ. Khi dùng điện trở trong mạch điện thì phải tính tốn sao cho cơng suất tiêu thụ
trên R luôn nhỏ hơn công suất danh định trong mọi truờng hợp.
Công suất danh định của các điện trở nhỏ dưới 1 W phụ thuộc vào kích thước điện trở.
Đối với các điện trở công suất lớn hơn 1W công suất ghi trên thân điện trở .. Điện trở loại hàn
xun lớp bé nhất hiện nay có cơng suất danh định 1/8W. Loại kế đó là 1/4W và 1/2W. Các
điện trở có cơng suất từ 1W trở lên có đường kính tiết diện ngang bé nhất khoảng 4mm.
Xác định giá trị R và dung sai bằng luật màu và luật số :
Các điện trở có cơng suất nhỏ hơn 1W thường có giá trị xác định bằng các vịng màu
hoặc các số ghi trên thân điện trở. Đối với các điện trở có giá trị xác định bởi vịng màu, có
hai dạng phổ biến là loại 4 vịng màu và loại 5 vòng màu.
Các điện trở dán (loại dán trên mạch in – khơng có chân để xun qua mạch in) có giá
trị cho bởi quy ước số ghi trên thân. Cách xác định được trình bày trong hình H1.24.

HÌNH H1.24: GIÁ TRỊ ĐIỆN TRỞ CHO BỞI QUY ƯỚC MÀU VÀ QUY ƯỚC SỐ.

Trong trường hợp cho bởi quy ước màu thì mỗi màu có một giá trị như sau:
ĐEN

NÂU

ĐỎ

CAM

VÀNG

LỤC


LAM

TÍM

XÁM

TRẮNG

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Khi xác định giá trị điện trở, cần xác định trước vòng sai số dựa vào 2 đặc điểm sau:

 Vòng sai số nằm riêng rẽ, cách xa các vòng khác.
 Vịng sai số có một số màu nhất định :
 Màu vàng nhũ (sai số tối đa là 5%);
 Màu bạc (10%)
 Màu nâu (1%) và đỏ (2%), chỉ gặp ở loại 5 vòng màu.
Sau khi xác định được vịng sai số, đặt vịng này nằm ở vị trì cuối cùng bên phải và đọc
từ trái qua phải.
Với điện trở 4 vòng màu
Gọi : A là số thứ nhất, B là số thứ hai và C là số mũ ; giá trị điện trở xác định theo quan
hệ sau :

Giá trị Điện Trở  AB.10C  sai số
Với điện trở 5 vòng màu
Gọi : A là số thứ nhất, B là số thứ hai, C là số thứ ba và D là số mũ ; giá trị điện trở xác
định theo quan hệ sau :

Giá trị Điện Trở  ABC.10D  sai số
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

17


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

THÍ DỤ 1:
 R có 4 vịng màu: Đỏ, tím, nâu, vàng nhũ thì giá trị là: 27.101  5% = 270  5%.
 R có 5 vịng màu: Vàng, tím, đen, đỏ, nâu thì giá trị là: 470.102  1% = 47000  1%
 R có ghi số 682K thì giá trị là : 68.102  10%

CHÚ Ý :
Nếu vịng chỉ số mũ có màu bạc thì giá trị tương ứng là: 1
THÍ DỤ 2:

Điện trở có 4 vịng màu : Đỏ, đỏ, bạc, vàng nhũ thì giá trị của nó là :
R = 22.10-1  5% = 2,2  5%

Các điện trở trên thực tế thường được chế tạo với những giá trị theo bảng 1.1. Khi lắp
ráp mạch thường ta chỉ chọn được những giá trị gần với giá trị tính tốn nhất mà khơng chọn
chính xác được giá trị theo tính tốn. Việc chọn gần đúng này nhằm mục đích tìm được một
điện trở trên thị trường có sẳn để lắp vào mạch. Vì chọn gần đúng nên trong một số trường
hợp cần phải tính tốn lại theo giá trị chọn để có độ chính xác. Ngồi ra có thể dùng nhiều
điện trở mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp để có một giá trị điện trở mong muốn.
Thí dụ ta cần một điện trở 2k nhưng trên thị trường chỉ có các điện trở loại 1k; 1,2k;
1,8k; 2,2k. Trong trường hợp này có thể mắc nối tiếp 2 điện trở loại 1k để có điện trở
tương đương 2k. Một ví dụ khác là có thể ghép song song 2 điện trở loại 2,2k để có điện
trở tương đương 1,1k. Trong trường hợp ghép nhiều điện trở như vậy mạch sẽ rắc rối thì
có thể dùng biến trở để chỉnh định.
Bảng 1.1 : Bảng giá trị thương mại của điện trở.

< 1

1
10

10 
100

100 
1k


1k 
10k

10k 
100k

100k
 1M

 1M

1

10

100

1k

10k

100k

1M

12

120


1.2k

12k

120k

1.2M

15

150

1.5k

15k

150k

1.5M

18

180

1.8k

18k

180k


1.8M

22

220

2.2k

22k

220k

2.2M

24

240

2.4k

24k

240k

2.4M

27

270


2.7k

27k

270k

2.7M

3.3

33

330

3.3k

33k

330k

3.3M

3.9

39

390

3.9k


39k

390k

3.9M

4.7

47

470

4.7k

47k

470k

4.7M

51

510

5.1k

51k

510k


5.1M

5.6

56

560

5.6k

56k

560k

5.6M

6.2

62

620

6.2k

62k

620k

6.2M


68

680

6.8k

68k

680k

6.8M

82

820

8.2k

82k

820k

8.2M

1.5
2.2

0.33
0.47


8.2

18

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

1.3.3.2. BIẾN TRỞ (RESISTOR VARIABLE );
Biến trở là một điện trở có thể chỉnh định được giá trị . Biến trở có nhiều dạng: dạng
thẳng, dạng cung 2700 (loại này được dùng phổ biến), biến trở tinh chỉnh (xoay được nhiều
vòng cho tầm xoay rộng, giá trị điện trở biến thiên chậm), xem hình H1.25.

HÌNH H1.25: Hình dạng của các loại biến trở

Về cấu tạo, biến trở có thể
làm bằng than dẫn điện hay dây
quấn có điện trở suất cao. Khi điều
chỉnh, loại biến trở có giá trị biến
thiên đều theo vị trí điều chỉnh
được gọi là biến trở tuyến tính
thường gặp ở loại biến trở dây
quấn, xem hình H1.26.
Loại biến trở có giá trị biến
thiênkhi điều chỉnh khơng đều, lúc
đầu giá trị thay đổi nhanh, sau đó
giá trị thay đổi chậm dần theo hàm

logarit được gọi là biến trở logarit ;
hầu hết các biến trở than loại cung
2700 là loại logarit

HÌNH H1.26: Biến trở xoay loại dây quấn.
Điều chỉnh thay đổi điện trở tuyến tính theo góc xoay.

Cũng giống như điện trở,
biến trở cũng có một cơng suất danh định nhất định cho biết khả năng chịu được công suất
lớn nhất là bao nhiêu, nếu vượt quá công suất này, biến trở sẽ bị cháy hỏng. Đối với các biến
trở dây quấn, thơng số cần quan tâm là dịng điện tối đa được phép qua dây quấn; khi sử
dụng khơng được phép dùng dịng điện lớn hơn mức tối đa này.
Loại biến trở than thường có cơng suất thấp: 1/4W đến 1/3W với điện trở tối đa có giá
trị điển hình thường gặp là: 1k; 10k; 25k; 50k; 100k; 250k; 1M.
Loại dây quấn có cơng suất danh định cao hơn loại than: thường gặp loại 1W đến 3W
hay cao hơn và giá trị tối đa: 10; 20; 47; 100; 220; 470; 1k; 4,7k; 10k; 22k; 47k.
Các biến trở đơn thường có 3 chân trong đó có một chân điều chỉnh. Điện trở giữa chân
điều chỉnh với bất kỳ 1 trong 2 chân còn lại của biến trở sẽ thay đổi khi điều chỉnh; nếu sự thay
đổi là đều khi chỉnh đều thì biến trở tốt, ngược lại biến trở bị bẩn hoặc hỏng. Khi khơng tính
chân điều chỉnh thì điện trở giữa 2 chân cịn lại có giá trị không đổi và gọi là điện trở cố định
của biến trở. Giá trị cố định này được ghi trên thân của biến trở bằng số trực tiếp hoặc theo trị
số quy ước.
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

19


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01


THÍ DỤ 3 :
Trên biến trở ghi 10k có nghĩa là biến trở có trị cố định bằng 10k.
Khi được ghi 102J có nghĩa là biến trở có trị cố định bằng 10.102 = 1000  sai số 5%.
Trị biến thiên (tức điện trở đo giữa chân điều chỉnh với 1 trong 2 chân còn lại) sẽ thay
đổi trong phạm vi từ 0 đến trị cố định.
Biến trở có 2 dạng ký hiệu được dùng phổ biến như sau:

Chân có gắn với mũi tên là chân điều chỉnh, 2 chân cịn lại là chân cố định.

HÌNH H1.27: Điện trở cố định, điện trở biến thiên và cách sử dụng biến trở.

1.3.3.3. TỤ ĐIỆN
Tụ điện về cơ bản được chia thành 2
loại là tụ phân cực và tụ không phân cực
với ký hiệu như hình bên. Về cấu tạo, tụ
điện gồm 2 bản cực kim loại được ngăn
cách bởi một lớp điện mơi Điện mơi có thể
là giấy, gốm, sứ, mica, dầu tụ v.v.

Cực +

Nếu lớp điện mơi trong điều
kiện bình thường khơng phân cực thì ta
Ký hiệu tụ
Ký hiệu tụ
có tụ khơng phân cực. Loại tụ này làm việc
phân cực
không phân cực
với điện áp tác động lên tụ cho phép đảo

cực (điện áp xoay chiều) tức là không cần điều kiện điện áp trên một bản cực phải dương hay
âm hơn bản cực cịn lại. Tụ khơng phân cực rất đa dạng về chủng loại, có điện dung từ vài pF
(1pF = 10-12F) đến 1F. Những tụ có điện dung lớn hơn thường sử dụng trong cơng nghiệp
và có kích thước khá lớn, giá thành cao. Tụ không phân cực chịu được điện áp khá cao, từ
vài chục vôn đến vài KV.
Nếu lớp điện môi đã phân cực trước trong điều kiện bình thường thì ta có tụ
phân cực. Loại tụ này có một bản cực được ký hiệu là cực (+) và cực còn lại là (). Khi tụ làm
việc cần có điện thế ở bản cực (+) lớn hơn điện thế ở bản cực (), nếu không đúng như vậy
thì tụ sẽ bị hỏng do hỏng lớp điện mơi. Tụ phân cực thường có điện dung lớn: từ 0,1F đến
hàng chục ngàn F. Tuy điện dung lớn nhưng điện áp chịu đựng của tụ phân cực thấp,
thường gặp có các giá trị: 25v; 35v; 50v; 100v; 250v.
20

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

[ 1 – 2012 ]

HÌNH H1.28: Hình dạng các loại tụ khơng phân cực

HÌNH H1.29: Hình dạng các loại tụ phân cực.

Tụ điện có hai thông số kỹ thuật quan trọng nhất là:
Điện dung: đặc trưng cho khả năng tích trữ điện tích trên tụ, đơn vị đo tiêu chuẩn là
Farad (F). Điện dung thực tế của tụ thường có rất bé so với Farad, vì vậy đơn vị đo thường
sử dụng là Micro Farad F (10-6F) ; Nano Farad nF (10-9F) và Pico Farad pF (10-12F).
Điện áp danh định của tụ : Là áp lớn nhất cho phép đặt ngang qua hai đầu tụ. Nếu
áp làm việc thực sự của tụ lớn hơn điện áp này thì tụ sẽ bị đánh thủng điện môi và hư hỏng.

Hai thông số trên đây được nhà sản xuất cung cấp dưới dạng giá trị quy ước hoặc giá
trị trực tiếp. Đối với các tụ phân cực thì ngay trên vỏ tụ đã có ghi trực tiếp các thơng số
một cách đầy đủ , xem hình H1.29.
Đối với đa số các tụ không phân cực: tụ ceramic, tụ gốm … đều có cách ghi thơng số
gián tiếp theo quy ước số hoặc quy ước màu. Hầu hết trị số tụ điện có ba số, nhưng đơi
khi có những chỉ hai con số. Giá trị điện dung đọc được có đơn vị là pF.
STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

21


[ 1 – 2012 ]

THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

Với cách ghi giá trị điện dung theo 3 chữ số bao gồm qui ước sau:
Các con số thứ 1 st và thứ 2 nd tính từ trái sang phải là giá trị đọc của điện dung
Số thứ ba là hệ số nhân và giá trị sau cùng thường được ký hiệu bằng ký tự chữ cho
biết sai số của điện dung. Phương pháp đọc giá trị thực hiện tương tụ như vửa trình bày
cho cách đọc vạch mảu của điện trở .
THÍ DỤ 34:
Tụ C1: Điện dung : 47.102 (pF)  sai số
max (5%) = 4700pF  sai số max (5%)
Điện áp danh định : 630v
Tụ C2 có điện dung : 10nF = 0,01F
Tụ C3 có điện dung : 33pF.
Bảng 1.2 : Bảng qui ước giá trị sai số của tụ điện

A


B

C

D

E

F

± 0,05 pF

± 0,1 pF

± 0,25 pF

± 0,5 pF

± 0,5 %

±1%

J

K

M

N


P

Z

±5%

± 10 %

± 20 %

± 30 %

+100% 0%

+80% 20%

Tương tự như trường hợp điện trở, giá trị điện dung thường được chế tạo trên thị trường
cho trong bàng 1.3
Bảng 1.3 : Bảng giá trị thương mại của tụ điện
1pF

10pF

100pF

1nF

10nF

100nF


1F

10F

100F

đến

đến

đến

đến

đến

đến

đến

đến

đến

10pF

100pF

1nF


10nF

100nF

1F

10F

100F

1000F

[pF]

[pF]

[pF]

[nF]

[µF]

[µF]

[µF]

[µF]

[µF]


[µF]

1

10

100

1

0.01

0.1

1

10

100

1000

1.8

18

180

18


0.018

0.18

2.2

22

220

22

0.022

0.22

2.2

22

220

2200

3.3

33

330


33

0.033

0.33

3.3

33

330

3300

4.7

47

470

47

0.047

0.47

4.7

47


470

4700

6.8

68

680

68

0.068

0.68

6.8

68

680

6800

8.2

82

820


82

0.082

0.82

8.2

82

820

8200

1000F

Sinh viên có thể tham khảo thêm cách xác định giá trị điện trở và điện dung theo code
màu theo tiêu chuẩn Philips , xem hình H1.30.

22

STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT


THỰC TẬP ĐIỆN TỬ – BÀI 01

[ 1 – 2012 ]

HÌNH H1.30: Bảng code màu xác định giá trị điện trở và điện dung theo chuẩn Philips.


STU – KHOA CƠ KHÍ - TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ – BIÊN SOẠN : NGUYỄN-THẾ-KIỆT

23


×