Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo " Pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ và khả năng ứng dụng vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.53 KB, 8 trang )



Nhà n-ớc và pháp luật n-ớc ngoài
tạp chí luật học số 1/2011 55






ThS. Nguyễn Thị Thu Hà *
heo phỏp lut t tng dõn s Hoa K thỡ
mt v ỏn dõn s Hoa K trc tiờn
c gii quyt to ỏn cp s thm, nu cỏc
ng s khụng ng ý vi bn ỏn, quyt
nh ca to ỏn cp s thm thỡ cú quyn
khỏng cỏo yờu cu to ỏn cp phỳc thm
xem xột li. Cỏc ng s cng cú quyn
khỏng cỏo bn ỏn, quyt nh ca to ỏn cp
phỳc thm mt ln na lờn To ỏn ti cao.
1. Gii quyt v ỏn dõn s theo th tc
s thm
Theo quy nh ca phỏp lut t tng dõn
s Hoa K, th tc t tng dõn s ti to ỏn
cp s thm gm cỏc bc sau:
- Khi kin v th lớ v ỏn dõn s
ng s cú quyn v li ớch hp phỏp
cn bo v cú quyn np n khi kin ra
to ỏn. n khi kin nờu rừ cỏc cn c
cho vic xỏc nh to ỏn cú thm quyn
gii quyt, cỏc cn c lm c s cho yờu


cu v cỏc yờu cu n bự c th. Khi to
ỏn nhn c n khi kin v thy v ỏn
thuc thm quyn gii quyt ca mỡnh thỡ
to ỏn th lớ v ỏn. Sau khi th lớ v ỏn, to
ỏn cú trỏch nhim thụng bỏo vi b n v
vic nguyờn n ó khi kin v ỏn ra to.
Trong thi hn 20 ngy k t khi nhn
thụng bỏo ca to ỏn (thi hn ny cú th
kộo di n 30 ngy i vi b n trong
nc hoc n 90 ngy i vi b n
nc ngoi) b n cú ngha v np cho
to ỏn vn bn tr li ca mỡnh i vi yờu
cu ca nguyờn n. Ni dung tr li ca
b n bao gm nhng ý kin ca b n v
nhng vn nguyờn n nờu trong n
khi kin, nhng yờu cu no ca nguyờn
n c chp nhn, nhng yờu no khụng
c chp nhn.
(1)

- Thu thp chng c
Cỏc bờn ng s phi t mỡnh tỡm
kim, thu thp mi chng c cn thit bo
v quyn li ca mỡnh nh thu thp cỏc
chng c vit, cỏc vt chng, xut to ỏn
triu tp nhng ngi lm chng cn thit
Theo phỏp lut t tng dõn s Hoa K, cỏc
bờn ng s cú quyn v ngha v trao i
chng c vi nhau v quyn c bit ton
b cỏc chng c ca bờn kia. Nu mt bờn t

chi khụng cung cp chng c hoc khụng
tr li v vn no ú thỡ thm phỏn s ban
hnh lnh buc ngi t chi phi cung cp
chng c hoc ỏp dng cỏc bin phỏp ch ti
cn thit. Nu ngi khụng cung cp chng
c l b n thỡ thm phỏn s quyt nh gii
quyt v kin hon ton trờn chng c do
T
* Ging viờn Khoa lut dõn s
Trng i hc Lut H Ni


Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
56 t¹p chÝ luËt häc sè 1/2011
nguyên đơn xuất trình trước toà án. Trong
trường hợp thẩm phán thấy rằng chứng cứ
mà các đương sự xuất trình chưa đầy đủ để
giải quyết vụ việc thì thẩm phán yêu cầu các
bên đương sự cung cấp thêm chứng cứ chứ
thẩm phán không bao giờ tự mình thu thập
chứng cứ. Sau khi các bên thu thập được đầy
đủ thông tin, chứng cứ thì họ phải gặp nhau
theo lệnh của thẩm phán, chủ toạ phiên toà.
Tại đây, thẩm phán có thể tiến hành hoà giải
để các đương sự thoả thuận với nhau về việc
giải quyết vụ việc hoặc thống nhất những
vấn đề cần tranh tụng tại phiên toà (những
vấn đề các đương sự còn mâu thuẫn, những
thông tin, tài liệu nào mà các bên không
đồng ý là chứng cứ hoặc một bên không

đồng ý là chứng cứ để đưa ra trước toà trong
vụ việc đó, triệu tập người làm chứng, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… tham
gia phiên toà).
(2)

- Xét xử sơ thẩm
Phiên toà xét xử sơ thẩm ở Hoa Kỳ có sự
tham gia của đoàn bồi thẩm nếu các đương
sự đồng ý có đoàn bồi thẩm. Luật sư của
nguyên đơn sẽ mở đầu phiên toà bằng việc
đưa ra tuyên bố về vụ việc. Luật sư của bị
đơn cũng đưa ra tuyên bố để xác định tư
cách tham gia tố tụng trong vụ việc của bị
đơn. Luật sư của nguyên đơn trình bày trước
toà án về ý kiến của họ, chứng minh sự việc
bằng các chứng cứ, tài liệu và người làm
chứng. Luật sư của bị đơn cũng đưa ra các
quan điểm của mình cùng các chứng cứ, tài
liệu, người làm chứng. Những người làm
chứng của mỗi bên đương sự có thể bị chất
vấn bởi luật sư của đương sự phía bên kia.
Sau đó, bên nguyên đơn đưa ra lời kết luận
của mình và bên bị đơn cũng đưa ra lời kết
luận. Sau khi kết thúc việc tranh tụng giữa
các bên đương sự, thẩm phán chủ tọa phiên
toà sẽ hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn pháp
luật về giải quyết vụ việc. Các bồi thẩm sẽ
căn cứ vào các quy định của pháp luật, các
chứng cứ để quyết định giải quyết vụ việc.

Phán quyết của đoàn bồi thẩm sẽ được quyết
định theo đa số và được thể hiện bằng văn
bản trình lên thẩm phán chủ tọa phiên toà.
Thẩm phán sẽ công bố kết quả nghị án của
bồi thẩm đoàn và ra bản án trên cơ sở và phù
hợp với kết quả nghị án của bồi thẩm đoàn.
Trong trường hợp bồi thẩm đoàn có quan
điểm giải quyết vụ án trái ngược với quan
điểm của thẩm phán thì thẩm phán có thể
huỷ bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn nếu
cho rằng phán quyết của bồi thẩm đoàn là
trái pháp luật, chưa đủ chứng cứ để giải
quyết vụ việc.
(3)

Như vậy, có thể thấy pháp luật tố tụng
dân sự Hoa Kỳ luôn đề cao vai trò của các
bên đương sự trong việc chứng minh sự việc,
họ là các chủ thể tranh tụng giữ vai trò chủ
động, quyết định kết quả tranh tụng. Trong
suốt quá trình tố tụng, các bên đương sự bình
đẳng với nhau và liên tục trao đổi với nhau
những chứng cứ, lí lẽ, căn cứ pháp lí để
chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp
pháp của mình trước toà án trên cơ sở các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Toà
án không chủ động thu thập chứng cứ mà chỉ
là người trọng tài, giữ vai trò trung gian, căn



Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2011 57
cứ vào kết quả tranh tụng để ra quyết định
giải quyết vụ án. Tất cả các tình tiết, chứng
cứ, tài liệu dùng làm căn cứ cho việc giải
quyết vụ án đều được các bên tranh tụng
công khai, trực tiếp và bằng lời nói tại phiên
toà. Trong quá trình tranh tụng tại phiên toà,
vai trò chủ động thuộc về các luật sư là
người dẫn dắt việc nêu câu hỏi và kiểm tra
lời khai của người làm chứng.
Ở Việt Nam, về cơ bản, Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004 (BLTTDS) được xây
dựng trên cơ sở thủ tục tố tụng xét hỏi
nhưng có kết hợp các yếu tố của thủ tục tố
tụng tranh tụng. Đó là trách nhiệm chứng
minh thuộc về các đương sự, toà án không
có nghĩa vụ điều tra, thu thập chứng cứ trừ
một số trường hợp đặc biệt theo quy định
của pháp luật. Toà án là người đánh giá,
đối chiếu và kiểm tra chứng cứ, lựa chọn
quy phạm pháp luật phù hợp đối với vụ án
cần giải quyết và ra bản án, quyết định
trong đó xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên đương sự. Tại phiên toà, vai trò
của đương sự và luật sư được đề cao, ở
phần hỏi các bên đương sự tự trình bày về
nội dung vụ án và chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu của mình. Hội đồng xét xử chỉ
hỏi các đương sự về những vấn đề mà các

đương sự trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn
với nhau và mâu thuẫn với lời khai của họ
trước đó. Luật sư được chủ động khi tham
gia tranh luận, chủ tọa phiên toà không
được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều
kiện cho người tham gia tranh luận trình
bày hết ý kiến. Khi nghị án có thể quay trở
lại việc hỏi và tranh luận. Tuy nhiên,
BLTTDS vẫn còn thiếu các quy định để
bảo đảm đương sự thực hiện nghĩa vụ
chứng minh cũng như thực hiện việc tranh
tụng. Chẳng hạn, BLTTDS quy định đương
sự có nghĩa vụ chứng minh, có quyền được
biết, ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ
do bên kia cung cấp nhưng lại không quy
định về việc các đương sự có quyền và
nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu cho
nhau. Hoặc các đương sự có quyền yêu cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ,
quản lí chứng cứ cung cấp chứng cứ nhưng
lại không quy định biện pháp chế tài khi
các chủ thể này không cung cấp chứng cứ
cho đương sự. Nhưng như đã phân tích ở
trên thì những vấn đề này chúng ta đều tìm
thấy trong các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự Hoa Kỳ. Hơn nữa, để giúp cho
đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, hầu hết các vụ án dân
sự ở Hoa Kỳ đều có sự tham gia của luật
sư. Trong trường hợp các đương sự không

có khả năng để thuê luật sư thì họ được các
công ti trợ giúp pháp lí giúp đỡ.
Ngoài ra, trình tự tại phiên toà sơ thẩm
trong BLTTDS chưa hợp lí, chưa đáp ứng
được yêu cầu mở rộng tranh tụng, các thành
viên của hội đồng xét xử vẫn can thiệp quá
nhiều vào quá trình tranh tụng như việc hỏi
các đương sự về những vấn đề chưa rõ, còn
mâu thuẫn lại không do các đương sự, luật
sư của đương sự hỏi trước mà quyền hỏi
trước này lại thuộc về các thành viên của hội
đồng xét xử. Hơn nữa, việc hỏi của các


Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
58 t¹p chÝ luËt häc sè 1/2011
thành viên hội đồng xét xử được thực hiện
trước phần tranh luận làm cho phiên toà
nặng về xét hỏi. Bên cạnh đó, phiên toà là
nơi tranh luận công khai tất cả các chứng cứ,
tài liệu, các căn cứ pháp lí, lí lẽ và lập luận
để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình nhưng BLTTDS lại không có
quy định về những người có quyền tham gia
tranh luận, phạm vi tranh luận, cơ sở của
việc tranh luận. Tuy nhiên, như đã phân tích,
theo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ tại
phiên toà, các bên đương sự chỉ tranh tụng
về những vấn đề còn mâu thuẫn, các chứng
cứ chứng minh không thống nhất. Luật sư là

người đặt câu hỏi để làm rõ về các vấn đề
của vụ án và giữ vai trò chủ động. Thẩm
phán là trọng tài “cầm cân công lí”, giữ vai
trò trung gian, điều khiển quá trình tranh
tụng của các bên nhằm đảm bảo quyền tranh
tụng của các bên đương sự cũng như đảm
bảo cho quá trình tranh tụng được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân
sự và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra
phán quyết giải quyết vụ án.
Do đó, BLTTDS Việt Nam cần tiếp thu
các quy định này của Hoa Kỳ để đảm bảo
cho đương sự thực hiện được nghĩa vụ
chứng minh cũng như quyền tranh tụng. Đó
là BLTTDS cần bổ sung các quy định về
quyền và nghĩa vụ trao đổi trực tiếp chứng
cứ, tài liệu giữa các đương sự; các biện pháp
chế tài khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức
không thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng
cứ cho đương sự; những người có quyền
tham gia tranh luận, phạm vi tranh luận, cơ
sở của việc tranh luận. Ngoài ra, các quy
định về trình tự phiên toà sơ thẩm nên sửa
đổi theo hướng: Thủ tục bắt đầu phiên toà,
thủ tục trình bày của những người tham gia
tố tụng, thủ tục tranh luận, thủ tục hỏi, thủ
tục nghị án và tuyên án.
2. Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục
phúc thẩm
- Về người có quyền kháng cáo phúc thẩm

Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự
Hoa Kỳ, chỉ có các đương sự, những người
có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án dân
sự mới có quyền kháng cáo phúc thẩm chứ
viện công tố không có quyền kháng nghị
phúc thẩm. Quy định này xuất phát từ
nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của
đương sự và vì tranh chấp, mâu thuẫn dân sự
là của các đương sự nên để đảm bảo nguyên
tắc “không có lợi ích thì không được quyền
kiện dân sự hay kháng cáo”
(4)
nên việc yêu
cầu xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm
chỉ dựa trên quyền kháng cáo của đương sự.
Đây là điểm khác biệt giữa pháp luật tố tụng
dân sự Hoa Kỳ và pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam. Theo quy định của pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam, viện kiểm sát thực
hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp
luật nên trong mọi trường hợp, khi viện kiểm
sát không đồng ý với bản án, quyết định của
toà án sơ thẩm thì viện kiểm sát đều có
quyền kháng nghị phúc thẩm. Quy định này
của pháp luật Việt Nam còn chưa hợp lí ở
chỗ quy định về quyền kháng nghị của viện
kiểm sát còn quá rộng, chưa thực sự tôn
trọng quyền tự định đoạt của các đương sự,



Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2011 59
làm kéo dài quá trình tố tụng. Do đó, cần
phải hạn chế quyền kháng nghị phúc thẩm
của Viện kiểm sát.
- Về việc xem xét chứng cứ mới ở toà án cấp
phúc thẩm
Với quan niệm bản án sơ thẩm là kết
quả của quá trình tố tụng công bằng, đúng
pháp luật và ở đó các yêu cầu, các chứng
cứ, tài liệu đã được xem xét, đánh giá công
khai tại phiên toà sơ thẩm nên theo pháp
luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ, các đương sự
không thể kháng cáo để yêu cầu toà án cấp
trên xem xét lại vấn đề sự kiện của vụ án.
Điều này có nghĩa là “toà án cấp phúc thẩm
sẽ không chấp nhận xem xét các chứng cứ
mới”.
(5)
“Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét
vụ kiện trên cơ sở hồ sơ xử sơ thẩm mà thôi.
Nếu trong giai đoạn phúc thẩm có một
chứng cứ mới nào đó liên quan đến vụ kiện
được trình lên toà phúc thẩm thì có nghĩa
toàn bộ vụ kiện sẽ được gửi lại toà sơ thẩm
để giải quyết”.
(6)

Trái ngược với các quy định này, pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam cho phép các

đương sự, viện kiểm sát được quyền kháng
cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm
về cả vấn đề sự kiện thực tế và luật pháp
đồng thời được xuất trình chứng cứ mới
(khoản 3 Điều 244 và khoản 3 Điều 251
BLTTDS). Việc pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam không có bất kì sự hạn chế nào đối
với việc bổ sung chứng cứ của đương sự,
viện kiểm sát ở toà án cấp phúc thẩm sẽ dẫn
đến tình trạng đương sự lợi dụng “kẽ hở”
của pháp luật, giữ lại những chứng cứ này
rồi lên phúc thẩm mới xuất trình nhằm kéo
dài trình tự tố tụng, gây thiệt hại đến quyền
lợi của những người tham gia tố tụng khác
cũng như gây khó khăn cho quá trình giải
quyết vụ án của toà án, thậm chí dẫn đến
tình trạng án bị huỷ, bị sửa. Do đó, để nâng
cao trách nhiệm chứng minh của đương sự,
bảo đảm việc giải quyết vụ án nhanh chóng
đồng thời bảo đảm đương sự được biết
chứng cứ, tài liệu do đương sự khác xuất
trình để có thời gian chuẩn bị chứng cứ, căn
cứ pháp lí, lí lẽ để phản bác lại chứng cứ của
đương sự phía bên kia thì pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam nên hạn chế việc xuất trình
bổ sung chứng cứ của đương sự, viện kiểm
sát ở toà án cấp phúc thẩm. Theo đó, toà án
cấp phúc thẩm chỉ có thể chấp nhận những
chứng cứ mới mà vì những lí do chính đáng
họ không thể xuất trình chúng tại thời điểm

toà án cấp sơ thẩm tiến hành giải quyết vụ
án. Còn nếu họ đưa ra những chứng cứ mới
nhưng lại không chứng minh được lí do tại
sao vào thời điểm này họ mới có những
chứng cứ mới đó thì toà án cấp phúc thẩm sẽ
không chấp nhận.
- Về quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm
Do toà án cấp phúc thẩm của Hoa Kỳ chỉ
xem xét các vấn đề pháp lí nên toà án cấp
phúc thẩm chỉ có nhiệm vụ sửa lỗi về việc áp
dụng pháp luật do toà án cấp dưới gây ra.
(7)

Do đó, hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền
giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm nếu
quyết định của toà án cấp sơ thẩm là đúng
đắn; nếu quyết định của toà án cấp sơ thẩm
là trái pháp luật thì hội đồng xét xử phúc


Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
60 t¹p chÝ luËt häc sè 1/2011
thẩm sẽ trả lại hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ
thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm
lại. Hội đồng xét xử phúc thẩm “không xem
xét để ra một quyết định mới hoặc ra một
quyết định hoàn toàn mới để thay thế quyết
định của toà án cấp dưới”.
(8)
Như vậy, các

phán quyết phúc thẩm nhìn chung thường
hạn chế trong các vấn đề luật pháp song vẫn
có hai ngoại lệ:
Thứ nhất, nếu một bên thông thường là
bị đơn lập luận rằng không đủ chứng cứ để
ra phán quyết chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn. Khi đó toà án cấp phúc thẩm không
quyết định kết luận của bồi thẩm đoàn có
đúng hay không mà chỉ xem xét liệu các
chứng cứ liên quan có đủ cơ sở để đoàn bồi
thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hay
không. Do đó, nếu kết luận của đoàn bồi
thẩm hợp lí thì toà án cấp phúc thẩm không
can thiệp vào kết luận đó vì không đủ chứng
cứ để toà án cấp phúc thẩm đưa ra phán
quyết ngược lại. Thẩm quyền này của toà án
cấp phúc thẩm rất ít khi được thực hiện.
Thứ hai, trong trường hợp sự kiện nhất
định được đưa ra bởi thẩm phán chứ không
phải bồi thẩm đoàn thì toà án cấp phúc thẩm
sẽ đưa ra phán quyết ngược lại (dù điều này
hiếm khi xảy ra) nếu phán quyết của toà án
cấp sơ thẩm “rõ ràng là có sai lầm”. Toà án
cấp phúc thẩm sẽ sẵn sàng đưa ra phán quyết
ngược lại nếu: không có bất kì chứng cứ nào
để chứng minh cho vấn đề mấu chốt của vụ
án; bồi thẩm đoàn đưa ra kết luận dựa trên sự
giải thích không đúng pháp luật của thẩm
phán; hoặc nếu chứng cứ do nguyên đơn đưa
ra không đủ cơ sở để chứng minh cho yêu

cầu. Tuy nhiên, trường hợp này tương đối
hiếm khi xảy ra.
(9)

Quyết định của toà án cấp phúc thẩm
trong hầu hết các trường hợp là quyết định
cuối cùng và có hiệu lực pháp luật ngay. Bản
án phúc thẩm là văn bản giải thích pháp luật
và nó được xuất bản có giá trị như án lệ để
toà án cấp sơ thẩm tuân theo khi giải quyết
các vụ án xảy ra tương tự.
Ngoài ra, các đương sự có quyền kháng
cáo bản án, quyết định phúc thẩm lên Toà án
tối cao. Tuy nhiên, Toà án tối cao chỉ xem
xét lại một số ít các vụ án dân sự quan trọng
thông qua “lệnh lấy lên để xét xử” (writ of
certiorari). Điều này có nghĩa là hầu hết các
đơn kháng cáo đều chỉ được giải quyết ở toà
án cấp phúc thẩm.
(10)
Những căn cứ để Toà
án tối cao chấp nhận xem xét lại quyết định
của toà án cấp phúc thẩm là:
- Khi toà phúc thẩm liên bang ra quyết
định mâu thuẫn với quyết định của toà phúc
thẩm liên bang khác về cùng một vấn đề;
hoặc ra quyết định vấn đề của liên bang mâu
thuẫn với quyết định của toà án cao nhất của
bang; hoặc ra quyết định vấn đề của liên
bang khác với các quyết định được chấp

nhận là án lệ.
- Khi toà án cao nhất của bang ra quyết
định vấn đề của liên bang mâu thuẫn với
quyết định của toà án cao nhất của bang khác
hoặc quyết định của toà phúc thẩm liên bang.
- Khi toà phúc thẩm bang hoặc toà phúc
thẩm liên bang quyết định một vấn đề quan
trọng liên quan đến pháp luật liên bang mà


Nhµ n-íc vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
t¹p chÝ luËt häc sè 1/2011 61
vấn đề này thuộc thẩm quyền của Toà án tối
cao liên bang hoặc quyết định vấn đề của
liên bang mâu thuẫn với quyết định của Toà
án tối cao liên bang đã trở thành án lệ.
(11)

Quyết định của Toà án tối cao khi xét lại
bản án, quyết định phúc thẩm có giá trị như
án lệ để toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm
tuân theo khi giải quyết các vụ án tương tự.
Khác với các quy định trên, pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam quy định khi xét xử
phúc thẩm, toà án cấp phúc thẩm không chỉ
xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật mà còn xét xử lại vụ án đó.
Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy
định như vậy bởi phúc thẩm là cấp xét xử thứ
hai nên để kết luận bản án, quyết định của toà

án cấp sơ thẩm có đúng pháp luật và hợp pháp
hay không thì toà án cấp phúc thẩm phải
kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của
bản án, quyết định sơ thẩm. Như vậy, toà án
cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án dân sự cả
về sự kiện thực tế và vấn đề luật pháp. Khi
xét xử lại, với những chứng cứ đã được thu
thập ở toà án cấp sơ thẩm và những chứng
cứ được bổ sung ở toà án cấp phúc thẩm thì
toà án cấp phúc thẩm có quyền giữ nguyên,
sửa hoặc huỷ bản án, quyết định sơ thẩm.
Sau khi toà án cấp phúc thẩm giải quyết,
bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực
pháp luật và các đương sự không có quyền
kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm mà chỉ
có quyền khiếu nại đến những người có thẩm
quyền để những người có thẩm quyền kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là quy
định hoàn toàn khác với pháp luật tố tụng
dân sự Hoa Kỳ - nơi mà chỉ có các đương sự
mới có quyền kháng cáo bản án, quyết định
của toà án. Thiết nghĩ, BLTTDS Việt Nam
nên thừa nhận quyền kháng cáo giám đốc
thẩm, tái thẩm của các đương sự bởi quan hệ
lợi ích cần được giải quyết trong các vụ việc
dân sự là quan hệ giữa các đương sự, do đó
để tôn trọng quyền tự định đoạt của các
đương sự thì việc quyết định phương thức
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
trước toà án phải do chính các đương sự

quyết định chứ không phải do những người
không có lợi ích nào liên quan đến vụ án
quyết định. Ngoài ra, các quyết định của toà
án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích
của các đương sự nên khi thấy quyết định
của toà án về quyền và nghĩa vụ đối với
mình chưa thoả đáng thì đương sự có quyền
kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy
nhiên, đây là kháng cáo đối với các bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên để
tránh việc đương sự kháng cáo giám đốc
thẩm, tái thẩm tràn lan và không có cơ sở thì
các kháng cáo này phải được chọn lọc xem
kháng cáo có căn cứ hay không trước khi
được chấp nhận để toà án xem xét lại theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Ngoài ra, nếu pháp luật tố tụng dân sự
Hoa Kỳ coi bản án, quyết định phúc thẩm
hay quyết định của Toà án tối cao là án lệ để
toà án cấp dưới phải tuân theo khi xét xử các
vụ án tương tự thì Việt Nam là nước áp dụng
pháp luật thành văn nên không chấp nhận
việc áp dụng án lệ khi giải quyết các vụ việc
dân sự tương tự tại toà án. Tuy nhiên, “trên


Nhà n-ớc và pháp luật n-ớc ngoài
62 tạp chí luật học số 1/2011
thc t cỏc thm phỏn ó ỏp dng ỏn l
gii quyt cỏc v vic dõn s v ó coi ỏn l

l ngun ca lut t tng dõn s.
(12)
Theo
chỳng tụi, cỏc thm phỏn cú th ỏp dng ỏn
l gii quyt cỏc v vic dõn s bi vỡ:
Th nht, trong nhng trng hp phỏp lut
thnh vn khụng cú quy nh hoc quy nh
khụng rừ rng thỡ vic tham kho cỏc bn ỏn,
quyt nh ca to ỏn cp trờn l cn thit
gii quyt cỏc v vic tng t. Nh vy,
n l ó giỳp thi mt lung sinh khớ vo
thõn xỏc khụ khan v bt ng ca nhng
vn bn phỏp lớ, nh ú cỏc o lut cú
c cuc sng sinh ng, gn lin vi thc
tin.
(13)
Vic s dng ỏn l s to ra vic ỏp
dng thng nht phỏp lut i vi cỏc v
vic tng t v khụng cũn tỡnh trng v
vic dõn s tng t nhau nhng kt qu gii
quyt li khỏc nhau, qua ú to c nim
tin ca nhõn dõn vo hot ng xột x ca
to ỏn. Th hai, vic ỏp dng ỏn l cng l
mt trong nhng nhim v ci cỏch t phỏp ó
c ra trong Ngh quyt s 49-NQ/T ca
B chớnh tr Ban chp hnh trung ng ng
khoỏ IX ngy 2/6/2005 v Chin lc ci
cỏch t phỏp n nm 2020: To ỏn nhõn
dõn ti cao cú nhim v tng kt kinh nghim
xột x, hng dn ỏp dng thng nht phỏp

lut, phỏt trin ỏn l. Tuy nhiờn, nu tha
nhn vic cỏc to ỏn ỏp dng ỏn l khi gii
quyt cỏc v vic tng t thỡ cỏc thm phỏn
phi l nhng ngi cú trỡnh chuyờn mụn,
nghip v rt cao.
Trờn õy l mt vi ý kin m tỏc gi
mnh dn a ra nhm gúp thờm ting núi
vo quỏ trỡnh hon thin phỏp lut t tng
dõn s trong giai on hin nay./.

(1).Xem: Robert A. Cohen and David M. Bigge
(2010), USA, The International Comparative Legal
Guide to: Litigation and Dispute Resolution 2010,
Global legal Group, tr. 325, 326.
(2).Xem: Micheal Browde, Phỏp lut t tng dõn s
ca Hoa K v mt s nc theo h thng phỏp lut
ỏn l, V phỏp lut t tng dõn s, K yu D ỏn
VIE/95/017 tng cng nng lc xột x ti Vit Nam,
H Ni, 2000, tr. 22, 23.
(3).Xem: Micheal Browde, Tld, tr. 24.
(4).Xem: Tng Cụng Cng, Lut t tng dõn s Vit
Nam - Nghiờn cu so sỏnh, Nxb. i hc quc gia TP
H Chớ Minh, 2007, tr. 361.
(5).Xem: Tụ Vn Hũa, Tớnh c lp ca to ỏn
(nghiờn cu phỏp lớ v cỏc khớa cnh lớ lun, thc tin
c, M, Phỏp, Vit Nam v cỏc kin ngh i vi
Vit Nam), Nxb. Lao ng, H Ni, 2007, tr. 234.
(6).Xem: Micheal Browde, Tld, tr. 8.
(7).Xem: />c_uslegalsystem_i.html, Lch s v t chc ca cỏc
h thng t phỏp liờn bang, Khỏi quỏt h thng phỏp

lut Hoa k, n phm ca Chng trỡnh thụng tin
quc t, B ngoi giao Hoa K nm 2004.
(8).Xem: Micheal Browde, Tld, tr. 6.
(9).Xem: New York University School of Law, Alan
B. Morrison (Editor), Fundamentals of American Law,
Oxford University Press Inc, New York, 1996, tr. 79, 80.
(10).Xem: Robert A. Cohen and David M. Bigge,
Tld, tr. 329.
(11).Xem: Charles Platto, United States, Civil
Appeal Procedures Worldwide, International Bar
Association Series, Graham and Trotman, London,
UK, 1992, tr. 333.
(12).Xem: Nguyn Vn Cng, Nhn thc chung v
ỏn l, tm quan trng ca ỏn l trong cụng tỏc xột x,
khỏi quỏt cỏc trng phỏi ỏn l trờn th gii, To
m v D tho Lut sa i, b sung mt s iu
ca BLTTDS ti Sa Pa, ngy 29, 30/01/2010.
(13).Xem: Vn phũng Quc hi Vit Nam, Gii thớch
phỏp lut - Mt s vn lớ lun v thc tin, Nxb.
Hng c, H Ni, 2009, tr. 508.

×