Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khôi phục dữ liệu trong môi trường ảo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.58 KB, 3 trang )

Khôi phục dữ liệu trong môi trường ảo
Dù có nhiều yếu tố không thay đổi khi ảo hoá, vẫn có một số cân nhắc về CNTT
cần quan tâm. Chẳng hạn, các tổ chức khi mở rộng hạ tầng ảo cần vạch ra kế
hoạch bảo vệ tài nguyên ảo của mình giống như chiến lược bảo vệ tài nguyên vật
lý. Do thách thức từ việc đáp ứng những mục tiêu về thời gian phục hồi (RTO) và
những mục tiêu về điểm phục hồi (RPO), thậm chí cả với những trường hợp như
cửa sổ sao lưu và mở rộng không gian lưu trữ, các tổ chức cần phải có khả năng
sao lưu nhanh môi trường ảo của mình, đồng thời khôi phục không chỉ toàn bộ
một hệ thống máy ảo mà cả những tệp tin cá nhân nằm trên máy ảo đó.

Sao lưu và khôi phục tốt hơn

Với khả năng các máy ảo có thể sao lưu bên ngoài máy chủ, nên đã làm giảm đáng
kể ảnh hưởng của quá trình sao lưu trên máy chủ và trên các máy chủ ảo, nhờ đó
cho phép sao lưu được thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, các giải pháp sao lưu truyền thống bắt buộc người dùng phải lựa chọn
hình ảnh hoặc tệp tin và không thể sao lưu toàn bộ máy ảo mà không thực hiện hai
lần sao lưu riêng biệt. Do nhận ra những ích lợi nếu có thể thực hiện được cả hai
phương thức khôi phục này, các tổ chức đã phát sinh nhu cầu muốn có những lựa
chọn cách khôi phục tối ưu khi có vấn đề phát sinh.

Chẳng hạn, nếu một máy ảo bị lây nhiễm virus hoặc vô tình bị hư hại do lỗi người
dùng, việc khôi phục được một tệp tin sẽ chẳng đáng kể; toàn bộ máy ảo cần phải
được khôi phục. Tuy nhiên, nếu người dùng xoá một tệp tin và chỉ cần khôi phục
tệp tin đó – đây là kiểu khôi phục phổ biến nhất – thì việc khôi phục toàn bộ máy
ảo không những không cần thiết mà nó còn kéo theo thời gian ngừng hoạt động
lâu hơn.

Trong khi đó, luôn có nhu cầu về khả năng duy trì liên tục hoạt động của những
ứng dụng quan trọng để đảm bảo các mục tiêu tổng thể RPOs và RTOs. Nó đòi hỏi


sự tích hợp chặt chẽ giữa quá trình sao lưu và khôi phục với những ứng dụng và
cơ sở dữ liệu mà chúng bảo vệ, cho dù trong môi trường vật lý hay trong môi
trường ảo. Nó cũng đòi hỏi khả năng khôi phục mịn (granular recovery) để cải
thiện thời gian khôi phục, các lựa chọn khôi phục tức thì từ các ảnh dữ liệu trực
tuyến, và khôi phục toàn bộ hệ thống cho hệ điều hành, ứng dụng và dữ liệu trong
tích tắc.

Kết quả là những công cụ sao lưu và khôi phục mới cho phép khôi phục theo cả
hai cách trong khi vẫn duy trì những lợi thế về hiệu suất hoạt động của cả quy
trình sao lưu ngoài máy chủ và sao lưu đơn lẻ. Nền tảng cho phép thực hiện việc
này chính là công nghệ sao lưu toàn bộ máy ảo và sau đó ánh xạ, phân loại và sao
lưu cả những tệp tin cá nhân.

Đặc biệt hữu ích cho việc cài đặt các hệ thống ảo lớn trên những đĩa lưu trữ chia
sẻ, việc tích hợp của công nghệ sao lưu này với công nghệ máy chủ ảo cho phép
các tổ chức quản lý những snapshots ảo được sắp xếp theo mảng, hoặc các
snapshots theo phần mềm. Các snapshots của các máy ảo được tạo ra và sau đó
được nén vào máy chủ proxy sao lưu để sao lưu. Cách thức này hầu như loại bỏ
hoàn toàn quá trình sao lưu từ máy chủ có chứa các máy ảo và cho phép nhanh
chóng thực hiện sao lưu máy ảo.

Hơn nữa, khi kết hợp khả năng sao lưu đó với tính năng chống trùng lắp
(deduplication) thì sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn. Theo một số nghiên cứu, việc
tiến hành chống lặp dữ liệu sao lưu trước khi truyền đi sẽ làm giảm thiểu đáng kể
nhu cầu về bộ vi xử lý, mạng và các tài nguyên lưu trữ cần thiết cho quy trình sao
lưu khi có một hay nhiều yêu cầu sao lưu khối lượng lớn. Cách tiếp cận tổng thể
này cho phép sao lưu hạ tầng ảo sao lưu nhanh chóng, ít gây ảnh hưởng đến quá
trình khác, với thời gian khôi phục và các cửa sổ sao lưu giảm mạnh. Điều này
cũng cho phép tính năng khôi phục máy ảo khả thi đối với triển khai ảo ở quy mô
nhỏ hơn không sử dụng công nghệ SAN.


Tích hợp và tự động hoá

Không có gì ngạc nhiên khi những công nghệ sao lưu được tích hợp chặt chẽ hơn
với những công nghệ ảo mang lại nhiều lợi ích hơn cho các tổ chức. Chẳng hạn sự
tích hợp của một hướng dẫn thực hiện snapshot với hạ tầng máy chủ ảo có thể
giúp đơn giản hoá cấu hình chính sách sao lưu. Tương tự như vậy, sự tích hợp trực
tiếp của hướng dẫn thiết lập cấu hình với hạ tầng ảo giúp đảm bảo rằng các nhà
quản trị CNTT sẽ có một giao diện dạng đồ họa trực diện và dễ sử dụng để thiết
lập cấu hình và quản lý những máy ảo của họ. Với một giao diện người dùng như
vậy, các nhà quản trị CNTT có thể nhanh chóng cấp phép truy nhập, định nghĩa
các loại máy chủ ảo khác và nhiều hơn thế nữa

×