Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lỗi thường gặp của màn hình máy tính LCD pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.61 KB, 3 trang )

Lỗi thường gặp của màn hình máy tính LCD
Hiện tượng thường thấy nhất chính là màn hình bị một vết (hoặc một khu
vực) có màu đậm hơn các khu vực xung quanh (được gọi nôm na là vết
bầm). Hiện tượng này gây nên do trong quá trình di chuyển màn hình đã để
một vật gì có cấn hoặc ấn mạnh vào mặt màn hình. Chỉ cần để một thời gian,
vết bầm sẽ nhạt dần và nếu bị cấn trong thời gian ngắn, chưa tổn hại đến bề
mặt màn hình thì vết bầm sẽ biến mất hẳn.

Hiện tượng thường thấy thứ hai là màn hình LCD hiển thị các sọc dọc hoặc
ngang liên tục trên một phần hoặc toàn bộ màn hình. Nguyên nhân thường là
do dây tín hiệu màn hình không gắn chặt vào màn hình hoặc CPU. Nếu đã
kiểm tra lại dây mà vẫn còn triệu chứng trên thì là do tiếp xúc của bo mạch
(board) xử lý tín hiệu với màn hình bị hở. Việc hở mạch còn gây nên hiện
tượng màn hình hiển thị màu không đúng, màu sắc lòe loẹt, chữ lem nhem
và hình ảnh trên màn hình chuyển thành màu đỏ, hoặc tệ hơn là mất màu
hoàn toàn.

Ngoài những trục trặc nêu trên, màn hình LCD còn có thể gặp phải "bệnh
nặng" như hư bo mạch cung cấp nguồn điện, hư bộ phận cao thế cấp điện
cho đèn nền, đèn nền bị yếu và màn hình xuất hiện điểm chết.

Việc sửa chữa bo mạch cung cấp nguồn điện hiện nay không còn là vấn đề
quá khó khăn với các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Nhưng điều đáng sợ
nhất là không có linh kiện thay thế vì các IC trên bo mạch nguồn được xếp
vào hàng "đặc chủng". Chính vì vậy, phần lớn các tiệm sửa chữa đồ điện tử
và một số trung tâm bảo hành (ngay cả trung tâm bảo hành chính hãng) chỉ
khắc phục được lỗi này với tỷ lệ trên dưới 60%. Chi phí khắc phục lỗi của
bo mạch nguồn dao động từ 300.000 đến 600.000 đồng, tùy theo số lượng
IC được thay thế.

Với lỗi bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền có thể khiến bạn phải trả mức


phí từ 250.000 đến 600.000 đồng, tùy theo thương hiệu và kích thước màn
hình. Còn với hiện tượng màn hình bị mờ với nguyên nhân là do đèn nền bị
yếu thì bạn phải thay linh kiện này với giá 300.000-350.000 đồng.

Cuối cùng, điều được xem là "kinh khủng" nhất đối với màn hình LCD
chính là việc làm vỡ lớp kính bảo vệ bên ngoài, đồng thời tác động đến lớp
hiển thị bên trong. Màn hình ngay lập tức sẽ xuất hiện các vệt đen rồi lan
rộng ra theo các vết nứt và cuối cùng là bạn phải mua một màn hình mới.
Do vậy, hãy hết sức cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển màn hình
LCD.
Hình bên trái cho thấy phương thức lưu trữ tài liệu XML trong cơ sở dữ liệu
“CLOB và Varchar”. Tài liệu XML dùng phương thức này được lưu bằng cả
ảnh CLOB và cột kiểu Varchar trong cơ sở dữ liệu. Phương thức này không
linh hoạt bởi vì khó tìm được các phần tử bên trong của ảnh. Hiệu năng của
nó cũng không cao vì các ảnh XML thường rất lớn, do đó tốn nhiều bộ nhớ
(nó tiện lợi khi muốn lưu và lấy ra nguyên văn hồ sơ XML).

Lựa chọn thứ hai cho cơ sở dữ liệu hỗ trợ XML là phương thức phân rã,
phương thức này được minh họa ở hình bên phải của hình 2. Toàn bộ tài liệu
XML dùng phương thức này được phân rã thành nhiều phần (phần tử) rồi
lưu trong các bảng. Sử dụng phương pháp này mô hình phân cấp của tài liệu
XML bị chuyển thành mô hình quan hệ. Phương pháp này cũng không linh
hoạt, một thay đổi trong tài liệu XML không dễ gì lan truyền đến các bảng
tương ứng và có thể phải tạo nhiều bảng khác khi cần thiết. Phương thức này
sẽ không có hiệu quả nếu bạn cần lấy lại tài liệu XML ban đầu.

×