Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY LẠC TIÊN THEO TIÊU CHUẨN DĐVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.38 KB, 19 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU CÂY
LẠC TIÊN THEO TIÊU CHUẨN DĐVN
Herba Passiflorae foetidae
Hồ Chí Minh, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU
CÂY LẠC TIÊN THEO TIÊU CHUẨN DĐVN
Herba Passiflorae foetidae
Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng My
Mssv: 2111008234
Lớp: 11CDS03
Buổi thực tập: Thứ 4

Tp.HCM, năm 2014
MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÂY LẠC TIÊN
1.1. Đặc điểm cây lạc tiên.
Lạc tiên là một loại dây mọc leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm. Lá mọc so le,
hình tim, mép lượn sóng xẻ thành 3 thùy. Hoa mọc riêng lẻ, cánh màu trắng hay tím
nhạt, lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh. Quả hình trứng, dài 2 – 3cm, bao bởi các


lá bắc như một cái bao ở ngoài. Quả lạc tiên thuộc loại quả tương (vỏ mỏng, bên trong
chứa chất dịch và có hạt nhỏ), trong có nhiều hạt nhỏ hình trứng, khi chín màu vàng ăn
được.
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 5
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
1.2. Công dụng
Trẻ nhỏ thường hái quả lạc tiên ăn. Một số nơi dùng ngọn luộc làm rau ăn. Theo sách
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”: Trong dân gian thường dùng dây và lá sắc
uống làm thuốc an thần, chữa mất ngủ. Trước đây, một số xí nghiệp và bệnh viện ở
nước ta thường dùng chế thành thuốc nước ngọt, có pha cồn, dùng để an thần, chữa
mất ngủ, tim hồi hộp; thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác nhau như tim sen( liên
tâm), lá dâu, Theo sách “Trung dược đại từ điển”: Quả lạc tiên có vị ngọt, tính bình.
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng Chữa phế nhiệt khái thấu, phù thũng,
bạch trọc, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.
Quả lạc tiên có tác dụng thanh nhiệt, vì vậy việc dùng quả lạc tiên để chữa “nóng
trong” và phòng viêm nhiễm ngoài da.
Một số bài thuốc có sử dụng lạc tiên:
- Chữa lỵ: Dùng quả lạc tiên 60g rửa sạch sắc lấy nước pha thêm đường chia 2
lần uống trước bữa ăn (Theo sách “Phúc Kiến dân gian thảo dược”).
- Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8 – 10g, sắc uống. Hoặc phối
hợp với lá vông, lá dâu tằm, tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, ngày dùng 2 –
5g, uống trước khi đi ngủ.
- Chữa viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa: Dùng lá lạc tiên nấu nước tăm rửa.
- Làm dịu thần kinh, trợ tim, chữa mất ngủ: Dùng dây, lá lạc tiên 20g, hạt sen
12g, lá tre 10g, lá dâu tằm 10g, lá vông nem 12g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo
nhân (sao đen) 10g, sắc nước uống trong ngày.
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 6
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
CHƯƠNG II: VI HỌC CÂY LẠC TIÊN
2.1. Vi phẩu cây lạc tiên

2.1.1. Các bước tiến hành nhuộm vi phẩu cây lạc tiên
Bước 1: Dùng dao lam cắt vi phẩu thân, cuống lá, lá lạc tiên sao cho độ dày từng lát
cắt khoảng <1 mm . Dao lam khi cắt đặt thẳng góc với mẫu vật
Bước 2: Ngâm vi phẩu trong nước Javel cho đến khi vi phẩu trắng
Bước 3: Loại hết Javel ra rửa bằng nước cất (khoảng 3 đến 4 lần )
Bước 4: Ngâm vi phẩu đã rửa trong dung dịch acid acetic 10% trong 10 phút
Bước 5: Loại bỏ hết acid acetic
Bước 6: Ngâm vi phẩu trong thuốc nhuộm 30 phút
Bước 7: Rửa thuốc nhuộm bằng nước cất
Bước 8: Bảo quản trong nước cất rồi xem
2.1.2. Mô tả vi phẫu
2.1.2.1. Vi phẫu thân
Vi phẫu hình đa giác. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, cutin răng cưa, rải rác có lỗ
khí và tế bào biểu bì tiết màu vàng sậm, lỗ khí nằm ngang với tế bào biểu bì. Trên tế
bào biểu bì có rất ít lông che chở đa bào 1 dãy (2- 4 tế bào). Hạ bì là một lớp tế bào
hình đa giác kích thước lớn gấp 3 lần tế bào biểu bì. Mô mềm vỏ khuyết 5 – 6 lớp tế
bào hơi đa giác hay bầu dục kích thước không đều nhau. Nội bì khung caspary, 1 lớp
tế bào hình chữ nhật. Trụ bì hóa mô cứng thành 1 vòng liên tục, 1 – 4 lớp tế bào hình
đa giác. Hệ thống dẫn gồm 1 vòng bó libe gỗ cấu tạo cấp 1 với libe ở trên, gỗ ở dưới.
Vùng mô mềm xung quanh bó libe gỗ thường hóa mô cứng, vách mỏng. Mô mềm tủy
khuyết với những khuyết nhỏ hơn so với mô mềm vỏ, tế bào tròn hay hơi đa giác,
kích thước gấp 3-4 lần tế bào mô mềm vỏ. Trong mô mềm vỏ và mô mềm tủy rải rác
có hạt tinh bột.
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 7
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Hình 2.1: Vi phẩu chung thân cây lạc tiên
Chú thích: 1. Biểu bì 2. Mô mềm vỏ 3. Tia ruột 4. Sợi libe
5. Mô mềm libe 6. Gỗ 7. Mô mềm ruột
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 8
1

2
3
4
5
6
7
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN

Hình 2.1.1: Tinh thể calci oxalat
hình cầu gai
2.1.2.2. Vi phẫu lá.
Phiến lá gồm biểu bì trên, mô giậu, mô mềm và biểu bì dưới. Biểu bì trên và dưới có
lông che chở và loog tiết. Lông che chở đa bào, nhỏ. Lông tiết có chân đa bào gồm
nhiều dãy tế bào xếp thành hàng dọc, thon dần về phía ngọn, đầu đơn bào hình trứng,
chứa chất tiết màu vàng.
Gân chính gồm biểu bì trên và dưới, mô dày dưới biểu bì, mô mềm và ở giữa bó libe-
gỗ. Trong libe và rải rác trong mô mềm có tinh thể calci oxalat hình cầu gai có đường
kính 7 – 12 μ
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 9
1
2
3
4
5
6
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Hình 2.2: Vi phẩu chung của lá lạc tiên
Chú thích: 1. Biểu bì trên 2 Mô giậu 3. Mô mềm khuyết
4. Biểu bì dưới 5. Bó libe- gỗ 6. Mô mềm
2.2 Bóc tách biểu bì

SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 10
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Hình 2.5: Lỗ Khí

2.1. Soi bột cây lạc tiên
Có nhiều lông che chở đơn bào, lông tiết đa bào còn nguyên hay bị gãy. Mảnh biểu bì
có lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm hay libe có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu
gai. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch.
Hình 2.7: Mảnh mạch vạch

SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 11
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Hình 2.9: Mảnh mô mềm
Hình 2.11: Mảnh mô mềm

SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 12
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Hình 2.12: Mảnh Mô Mềm
Hình 2.13: Lông che chở đơn bào
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 13
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 14
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Chú thích : (-) Không có (±) Nghi ngờ (+) Có (++) Có nhiều
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 15
Nhóm hợp chất
Thuốc thử
Cách thực hiện
Phản ứng dương tính

Kết quả định tính trên các dịch chiết
Kết quả
định tính
chung
Dịch chiết cồn Dịch chiết nước
Không thủy phân Không thủy phân
Alkaloid T/thử chung alkaloid Kết tủa - - Không
Coumarin Phát quang trong kiềm Phát quang mạnh hơn ± Không
Flavonoid Mg/HCl đđ Dd có màu hồng tới đỏ ++ ++ Có
Anthocyanosid HCl Đỏ - - Không
KOH Xanh - - Không
Proanthocyanidin HCl/t
o
Đỏ - - Không
Saponin Tt Liebermann Có vòng tím nâu + + Có
Lắc mạnh dd nước ++ ++ Có
Acid hữu cơ Na
2
CO
3
Sủi bọt - - Không
Chất khử T/thử Fehling Tủa đỏ gạch - - Không
Hợp chất polyuronic Pha loãng với cồn 90% Tủa bông trắng – vàng nâu ± Không
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
Dược liệu có chứa Flavonoid và Saponin
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 16
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
CHƯƠNG IV: TIÊU CHUẨN CÂY LẠC TIÊN THEO DƯỢC ĐIỂN
VIỆT NAM
Herba Passiflorae foetidae

Bộ phận trên mặt đất đã phơi khô hay sấy khô của cây Lạc tiên ( Passiflora foetida L.),
họ Lạc tiên ( Passifloraceae).
4.1. Mô tả
Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5cm, mang tua cuốn và lá, có thể có lẫn hoa và quả.
Thân và lá có nhiều lông. Cuốn lá dài 3 – 4cm. Phiến lá mỏng màu lục hay hơi vàng
nâu, dài và rộng khoảng 7 – 10cm, chia thành 3 thùy rộng, đầu nhọn. Mép lá có răng
cưa nông, gốc lá hình tim. Lá kèm hình vẩy phát triển thành mang lông sợi mang lông
tiết đa bào, tua cuốn ở nách lá.
4.2. Vi phẩu
Lá: Phiến lá gồm biều bì trên, mô giậu, mô mềm và biểu bì dưới. Biểu bì trên và
dưới có lông che chở và lông tiết. Lông che chở đơn bào, nhỏ. Lông tiết cí chân đa bào
gồm nhiều dãy tế bào xếp thành hàng dọc, thon dần về phía ngọn, đầu đơn bào hình
trứng, chứa chất tiết màu vàng.
Gân chính gồm biểu bì trên và dưới, mô dày dưới biểu bì, mô mềm và ở giữa là bó
libe-gỗ. Trong libe và rải rác trong mô mềm có tinh thể calci oxalat hình cầu gai có
đường kính 7 – 12 μm.
4.3. Bột
Có nhiều lông che chở đơn bào, lông tiết đa bào còn nguyên hay bị gãy. Mảnh biểu bì
có lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm hay libe có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu
gai. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch.
4.4. Định tính
Lấy khoảng 20g bột dược liệu cho vào bình nón 250ml, thêm 100ml ethanol 90% (TT),
lắc đều và đun hồi lưu cách thủy khoảng 30 phút. Lọc, lấy dịch lọc chia đều thành 2
phần và cô cách thủy tới cặn khô.
Thêm vào phần cắn thứ nhất 10ml n-hexan (TT) hoặc ether dầu hỏa (TT), dùng đũa
thủy tinh khuấy kỹ rồi gạn bỏ lớp dung môi. Làm như vậy thêm một lần nữa. Hòa tan
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 17
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
cắn còn lại trong 4ml ethanlol 90% (TT), đun nóng nhẹ cho tan. Lọc, lấy 2ml dịch lọc
cho vào ống nghiệm, thêm ít bột magnesi (TT) rồi thêm từ từ 0,5ml acid hydrocloric

(TT). Lắc nhẹ. Dung dịch sẽ có màu đỏ cam.
Thêm vào phần cắn thứ hai 4 giọt amoni hydroxyd đậm đặc (TT) và 5ml cloroform
(TT), khuấy kỹ, lọc vào bình gạn 5oml. Thêm vào bình gạn 4ml dung dịch acid
sulfuric 1% (TT). Lắc kỹ và gạn lớp acid vào ba ống nghiệm:
Ống nghiệm 1: Thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), sẽ cho tủa màu trắng đục.
Ống nghiệm 2: Thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa đỏ nâu.
Ống nghiệm 3: Thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), cho tủa vàng cam.
Độ ẩm
Không quá 13%
Tro toàn phần
Không quá 2%
Tạp chất
Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5%
Tạp chất hữu cơ: Không quá 1%
Tro không tan trong acid hydrocloric
Không quá 2%
Tỷ lệ vụn nát
Không quá 5%
Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 25%
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 18% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng.
Dùng nước làm dung môi.
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 18
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
4.5. Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Cắt lấy dây, lá, hoa Lạc tiên, thái ngắn, phơi hoặc sấy
khô.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô.

Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc, tránh ánh sáng làm biến màu.
Tính vị, qui kinh
Cam, vi khổ, lương. Vào các kinh tâm, can
Công năng, chủ trị
An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hổi hộp, mất ngủ, ngủ
mơ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc. Ngoài ra có thể uống cao lỏng, siro, rượu thuốc
với lượng tương ứng. Nên uống trước khi đi ngủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những cây thuốc và động vật làm thuốc Việt nam.
2. www.vienduoclieu.org.vn
SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG MY – 11CDS03 Page 19

×