Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

THI GVDG HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 19 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH

SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỘI ĐỒNG TỰ Q


CÁC NỘI DUNG CỦA BÀI BÁO CÁO.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
II. THỰC TRạng.
1. Thuận lợi.
2. Khó khăn.
III. CÁC GIẢI PHÁP.
1. Tìm hiểu học sinh.
2. Bầu Hội đồng tự quản.
3. Phát huy năng lực của Hội đồng tự quản.
4. Khen thưởng công khai, nhắc nhở nhẹ nhàng
5. Xây dựng mối quan hệ thầy–trò, trò–trò.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Ý nghĩa của giải pháp.
2. Đề xuất
a. Đối với giáo viên.
b. Đối với nhà trường.
c. Đối với cha mẹ học sinh.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mơ hình trường học mới giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự quản, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác dưới sự
hướng dẫn và tư vấn của giáo viên. Đảm bảo cho các em tham gia toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát
triển về đạo đức, tính tự chủ, sự tơn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. Giúp các em phát triển
kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và lãnh đạo đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện
quyền và bổn phận của mình.


Hội đồng tự quản hoạt động tốt sẽ có tác dụng tốt đến hiệu quả học tập và các phong trào thi đua của lớp.
Trên đây là một số lí do để tôi chọn “Một số giải pháp phát huy năng lực của Hội đồng tự quản”


II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp và triển khai chuyên đề “Tổ
chức quản lí lớp học tích cực”. Thơng qua buổi tập huấn, mỗi giáo viên đều nâng cao nhận thức kinh nghiệm Chủ nhiệm
lớp.
Bản thân mỗi giáo viên đều nhận thấy vai trò quan trọng của Hội đồng tự quản đối với công tác chủ nhiệm nên đều muốn
xây dựng một đội ngũ Hội đồng tự quản lớp giỏi.
Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ được thầy Tổng phụ trách Đội tổ chức các trò chơi rèn kĩ năng sống cho
các em.


2. Khó khăn
Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm trong vấn đề quản lí lớp học.
Giáo viên cịn chú trọng về kiến thức, trong công tác tự quản của Hội đồng tự quản lớp thì chưa dạy các em phải làm như thế nào. Nhất
là giáo viên dạy lớp 1, 2 thường lo học sinh của mình cịn nhỏ nên việc quản lớp giáo viên ln là người làm. Vậy nên vai trị của Hội
đồng tự quản không được phát huy, các em khơng có cơ hội được thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.
Tính tự quản chưa cao, khả năng lãnh đạo còn hạn chế. Các em thường hay ngại ngùng, chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể. Vì
vậy công tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.
Một số phụ huynh thấy con làm Hội đồng tự quản lớp sợ ảnh hưởng đến việc học nên thường không ủng hộ.


III. Giải pháp
1. Nội dung thực hiện:
Nâng cao năng lực của Hội đồng tự quản trong cơng tác quản lí lớp học về: nề nếp, trật tự, vệ sinh, xếp hàng, học tập,
phong trào thi đua; các cuộc vận động và hoạt động ngoại khóa. Qua đó tập cho học sinh năng lực quản lí, lãnh đạo, mạnh
dạn và tự tin hơn.

* Trước khi chưa thực hiện:

Kĩ năng giải quyết vấn đề
Nội dung

Trước khi áp

pháp

giải

Kĩ năng giao tiếp, hợp tác tốt

Tổng số HS
SL

dụng

Kĩ năng làm việc tốt
%

SL

 
36

13

36%


12

%

SL

%

 

 

 

33%

14

39%


2. Giải pháp thực hiện
2.1 Tìm hiểu học sinh
Sau khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp.
Tôi chú ý đến năng lực quản lí lớp của từng em trong Hội đồng tự quản cũ.
Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước
tập thể lớp.
Để tìm hiểu kĩ hơn về học sinh, tơi phát phiếu tìm hiểu thơng tin

THƠNG TIN HỌC SINH LỚP 2B

Năm học: 2022-2023
Họ và tên:………………………………………………………………………..……..
Hồn cảnh gia đình:........................................................................................................
Số điện thoại: …………………………………………………………………..………
Kết quả học tập năm lớp 1: ………………………………………………………..…..
Môn học yêu thích:…………………………………………………………………..….
Ước mơ: ……………………………………………………………………………….........


2.2. Bầu Hội đồng tự quản lớp
Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp
trong mọi hoạt động.
Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.

PHIẾU BẦU HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN LỚP 2B.
Năm học: 2022-2023
1: ……………………………………………….......................
2: ………………………………………………......................
3: ………………………………………………......................
4: …………………………………………..…….....................
5: …………………………………………………..................
...............................................................................................


Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được
cầm phiếu thực hiện quyền“ dân chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.
Sau khi bầu cử và chọn được Hội đồng tự quản lớp, tôi mời các em ra mắt để các em thấy tự hào và hãnh diện trước các
bạn. Cho HS phát biểu cảm tưởng sau khi được bầu. Ví dụ: Nếu làm Chủ tịch Hội đồng tự quản, em sẽ đưa lớp mình học tốt
và tham gia tích cực mọi phong trào hoạt động khác.
Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm nhiệm vụ.

Hội đồng tự quản sẽ được học sinh trong lớp bầu luân phiên trong năm học một cách cơng khai, để nhiều em có cơ hội
thể hiện năng lực của mình.



2.3. Phát huy năng lực của Hội đồng tự quản:
Hội đồng tự quản gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng tự quản, trưởng ban, thư kí và các ban.
 


Cùng với đó, giáo viên cũng đã nêu những lợi ích, tác dụng của Hội đồng tự quản tới học sinh với những vai trò, trách
nhiệm mà các em cùng chia sẻ và thể hiện qua các hoạt động.


2.4. Khen thưởng công khai, nhắc nhở nhẹ nhàng.
Trong học tập, em nào tích cực và có tiến bộ tơi thưởng một phiếu khen và các em được tham gia bốc thăm trúng thưởng
trong tiết sinh hoạt lớp. Các em sẽ rất vui, cùng nhau thi đua trong học tập và các hoạt động của lớp, trường.
Cuối tuần, Chủ tịch điều hành cho các trưởng ban nhận xét hoạt động trong tuần của ban mình và các thành viên phát biểu
ý kiến, bình chọn “Trưởng ban giỏi, ban hoạt động tốt, cá nhân trong các ban hoạt động xuất sắc’’ của tuần. Ban nào thực
hiện tốt thì Trưởng ban được bầu là Trưởng ban giỏi. Ban nào thực hiện chưa tốt thì ban khác, giáo viên nhắc nhở nhẹ
nhàng để các em cố gắng ở tuần tiếp theo. Điều này khích lệ tinh thần làm việc mang tính thi đua của cá nhân và các ban.
Trong tháng, nếu lớp 2 lần được nhận phiếu khen thì Chủ tịch, Phó chủ tịch cũng được thưởng phiếu khen.



2.5. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và trò - trị.
Tơi ln lắng nghe những thắc mắc của các em. Công việc tôi giao trên tinh thần thầy phân cơng - trị hợp tác, để các em
thấy được cơng việc mình làm là khơng bắt buộc. Ln khuyến khích các em mạnh dạn kiến nghị, đề xuất. Nếu hợp lí tơi làm
theo cách của các em. Như vậy các em sẽ thấy vai trị của mình thật quan trọng và các em càng cố gắng hơn.
Tôi chú ý đến việc tạo mối quan hệ tốt giữa trò với trò. Khi các em hiểu nhau thì sẽ hợp tác trong mọi cơng việc. Khi tham

gia các trị chơi vận động hoặc các hoạt động ngoại khóa, tơi thường cho các em tham gia tập thể để các em có tinh thần đoàn
kết và hiểu nhau hơn.


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Hội đồng tự quản trường tôi đã hoạt động trong những năm qua đạt kết quả khả quan. Đặc biệt trong năm học 2021-2022; dịch bệnh COVID bùng phát, trường đã tổ
chức dạy trực tiếp phát trực tuyến qua camera, dạy trực tuyến phát trực tiếp (giáo viên ở nhà dạy trực tuyến, học sinh ở lớp học qua ti vi dưới sự điều hành của cô giáo và
Hội đồng tự quản được nhà trường đánh giá cao).

Thực tế trong năm học này, tôi thấy Hội đồng tự quản học sinh lớp tôi ngày càng tiến bộ về học tập cũng như mọi hoạt động. Các em tự tin, mạnh dạn hơn trong việc thể

hiện bản thân mình trước lớp. Khơng những vậy lúc Giáo viên, Chủ tịch Hội đồng có việc thì các Phó chủ tịch, trưởng ban và các ban cũng hoạt động bình thường và hồn
thành rất tốt nhiệm vụ của mình. Sự tiến bộ của các em cũng được đánh giá cao qua các tuần nhận xét của Liên đội.
Qua gần 2 tháng thực hiện những giải pháp đưa ra, cô và trị chúng tơi đã tạo ra một mơi trường học tập thân thiện, học sinh tự giác, tích cực hơn trong học tập và rèn
luyện, nâng cao chất lượng giáo dục đạt kết quả như sau:

Kĩ năng giải quyết vấn đề
Nội dung

Trước khi áp dụng
pháp

Tổng số

giải

Kĩ năng làm việc tốt

Kĩ năng giao tiếp, hợp tác tốt


HS
SL

%

SL

%

SL

%

 

 

 

 

 

 

 

36

26


72,2%

25

70%

27

75%


V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1.

Ý nghĩa của giải pháp:

Qua thực tế ở trường tơi giảng dạy theo mơ hình trường học mới. Hội đồng tự quản là một trong những
yếu tố quan trọng quyết định phần lớn sự thành cơng. Bên cạnh đó Hội đồng tự quản giúp các em phát
triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo. Đồng thời chuẩn bị cho các em ý thức
trách nhiệm quyền hạn và bổn phận của mình, nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và mối
quan hệ với những người xung quanh nâng cao chất lượng học tập và mọi hoạt động.


2. Đề xuất.

a. Đối với giáo viên: Cần có sự đầu tư nghiên cứu, nhiệt tình với cơng việc.

Khơng nên coi nhẹ việc thành lập Hội đồng tự quản vì


đây là yếu tố quyết định rất lớn cho sự thành cơng của dạy học theo mơ hình trường học mới.
b. Đối với nhà trường:
Nhà trường tổ chức Hội thảo hoặc một số buổi trao đổi kĩ năng làm Hội đồng tự quản cho học sinh, trong Hội thảo đó cần đặc biệt nêu
gương, khen thưởng cho những bạn xuất sắc. Nếu có thể, nên tổ chức các cuộc thi giữa các ban tự quản giỏi trong Hội đồng tự quản
giữa các lớp. Để các em có cơ hội thể hiện bản thân và trao đổi kiến thức, kĩ năng nhiều hơn.
c. Đối với cha mẹ học sinh:
Cần nhiều thời gian quan tâm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, xem các em muốn gì, cần gì để từ đó giáo viên chủ nhiệm liên
hệ với phụ huynh biết được sở trường và tính cách của từng em. Giúp cho việc lựa chọn Hội đồng tự quản một cách dễ dàng hơn./.


CHÚC BAN GIÁM KHẢO MẠNH KHOẺ.
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×