GVHD : Đoàn Thị Thu Trang
BỘ CÔNG - THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- - - - - -
TIỂU LUẬN MÔN KINH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở
VIỆT NĂM GIAI ĐOẠN
VIỆT NĂM GIAI ĐOẠN
NĂM 2008
NĂM 2008
GVHD : Đoàn Thị Thu Trang
Nhóm :
Học phần : 110810106
TP. Hoà Chí Minh, Thaùng 6 Naêm 2013
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
DANH SÁCH NHÓM
Họ và tên MSSV Phân công
1. Nguyễn Thị Trúc
Ly (NT)
11234741
2. Nguyễn Thị Thùy 10275791
3. Nguyễn Kim Đại 11055521
4. Cao Thị Mai Trúc 11063921
5. Trần Thị Phố 10116511
6. Nguyễn Thúy Ngân 12094251
7. Trần Thị Kim
Hương
12145461
8. Lại Văn Ý 11281111
2
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
Mục Lục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
1.1. Khái niệm 5
1.1.1.Khái niệm về lạm phát 5
1.1.2.Phương pháp đo lường lạm phát 6
1.1.2.1.Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá 6
1.1.2.2.Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giảm phát GDP 7
1.1.2.3.Chỉ số lạm phát cơ bản 8
1.1.3.Phân loại lạm phát 8
1.1.3.1.Về mặt định lượng 8
1.1.3.2.Về mặt định tính 9
1.2. Tác động của lạm phát 10
1.1.4.Tác động tiêu cực 10
1.1.4.1.Lạm phát gây ra sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội 10
1.1.4.2.Lạm phát phân phối lại thu nhập và của cải xã hội 11
1.1.4.3.Lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên 12
1.1.4.4.Lạm phát tác động xấu đến cán cân thanh toán quốc tế 12
1.1.4.5.Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp 12
1.1.5.Tác động tích cực 12
1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 13
1.1.6.Lượng tiền cung ứng tăng cao và liên tục 13
1.1.7.Lạm phát cầu kéo 14
1.1.8.Lạm phát chi phí đẩy 16
1.1.9.Lạm phát theo tỷ giá hối đoái 18
1.1.10.Yếu tố tâm lí 18
1.4. Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn năm 2008 19
2.1.1.Những năm trước lạm phát 19
2.1.2.Lạm phát năm 2008 25
2.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế 25
2.1.2.2.Giá tiêu dùng 27
3
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
1.5. Nguyên nhân của lạm phát 29
2.1.3.Nguyên nhân xuất phát từ nền kinh tế toàn cầu 29
2.1.3.1.Giá dầu và giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục gia tăng 29
2.1.3.2.Giá lương thực thực phẩm liên tục tăng 29
2.1.3.3.Một khối lượng lớn tiền được đưa ra nền kinh tế toàn cầu 29
2.1.4.Nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế Việt Nam 30
2.1.4.1.Chi phí sản xuất tăng cao 30
2.1.4.2.Lạm phát do cầu tăng mạnh 32
2.1.4.3.Lạm phát do cung tiền tăng 34
Nguồn: ADB(2007). Key Indicators 2007: Inequality in Asia BTC “ Ngân sách
Việt Nam 2007” 34
2.1.5.Tác động của lạm phát năm 2008 37
1.6. Các giải pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ 38
2.1.6.Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt 38
2.1.7.Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan
sử dụng ngân sách 39
2.1.8.Tập trung sức phát triển sản xuất công – nông nghiệp 39
2.1.9.Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu39
2.1.10.Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dung 40
2.1.11.Tăng cường công tác quản lý thị trường 40
2.1.12.Mở rộng việc thực hiện các chính sách an ninh xã hội 40
Kết luận 41
4
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về lạm phát
− Lạm phát là mối quan tâm của tất cả mọi người từ Chính phủ, các tổ chức kinh tế
cho tới dân cư. Việc kiểm soát lạm phát là vấn đề quan trọng trong chính sách tiền tệ
quốc gia nhằm duy trì môi trường kinh tế ổn định, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế bền
vững. Vậy lạm phát là gì?
− Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp gắn liền với sự tăng lên đồng loạt của
giá cả và sự mất giá của tiền tệ. Nói đến lạm phát nhiều người có cảm giác như quen
thuộc và cho rằng đây là vấn đề đã gặp. Sau đây là 3 quan điểm khác nhau về lạm phát do
xuất phát từ các cách nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát gắn
liền với những vấn đề chung của sự phát triển và kém phát triển của các nền kinh tế, cũng
như các yếu tố về thể chế, chính sách và xã hội.
− Theo quan điểm của trường phái tiền tệ thì lạm phát là một hiện tượng thuần túy
tiền tệ, giá cả tăng lên là do tăng cung tiền quá mức cầu của nền kinh tế. Với quan điểm
này thì lạm phát xuất hiện khi có lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lương tiền
cần thiết cho lưu thông của thị trường. Định nghĩa này chỉ đưa ra cách giải thích về
nguyên nhân lạm phát chứ chưa giải thích được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy ( xuất
hiện trên thế giới từ những năm 70 hoặc ở Việt Nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn
có thể xảy ra trong khi cung tiền tăng ổn định. Nếu chỉ coi lạm phát khi sự tăng giá là kết
quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ lạm phát có thể
xảy ra.
− Một quan điểm phổ biến khác cho rằng lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức
giá chung ( mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian. Tuy nhiên, không phải
5
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại. Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn
hạn, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời,
nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế. Những trường hợp như vậy
mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hóa nguy cơ lạm phát.
1.1.2. Phương pháp đo lường lạm phát
Vì biểu hiện của lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung nên để đo lường mức độ
lạm phát, người ta căn cứ vào tốc độ tăng của mức giá chung. Tốc độ tăng của mức giá
chung còn được gọi là tỷ lệ lạm phát và được xác định theo các phương pháp sau:
1.1.2.1. Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá
− Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index )
CPI phản ánh mức giá cả bình quân của nhóm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu tiêu
dùng của các hộ gia đình. Để xác định chỉ số giá tiêu dùng, người ta chọn ra một giỏ hàng
hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình trong một giai đoạn
nhất định, đồng thời xác định mức độ tiêu dùng của cá hộ gia đình đối với từng hàng hóa
và dịch vụ trong giỏ. Trên cơ sở xác định chỉ số giá của từng hàng hóa và dịch vụ trong
giỏ, người ta tính được chỉ số giá tiêu dùng theo công thức:
Ip = ∑ ipj * dj với j = 1 đến n
Trong đó: Ip là chỉ số giá của cả giỏ hay chỉ số giá tiêu dùng
Ipj là chỉ số giá của hàng hóa hay dịch vụ thứ j
dj là tỷ trọng mức tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ thứ j
6
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
( ∑ dj = 1 với j = 1 đến n)
Hầu hết các quốc gia đều sử dụng chỉ số CPI để tính tỷ lệ lạm phát theo công thức
sau:
Gp = ( IP / IP-1 ) * 100%
Trong đó: Gp là tỷ lệ lạm phát (%).
Ip là chỉ số giá cả của thời kì hiện tại
Ip-1 là chỉ số giá cả thời kì trước đó.
− Chỉ số giá cả sản xuất ( PPI – Producer Price Index )
PPI là chỉ số phản ánh giá cả đều vào, mà thực chất là chi phí sản xuất bình quân của
xã hội. Sự biến động của chi phí sản xuất tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động của
mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Chỉ số PPI được xác định theo phương pháp gần tương tự chỉ số CPI nhưng do việc
thu tập số liệu và xác định tỷ trọng thu phức tạp nên không phải quốc gia nào cũng tính
và công bố chỉ số này.
1.1.2.2. Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số phản ánh mức giá bình quân của tất cả các hàng hóa
và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội, nó được xác định theo công thức:
DGDP = GDPdanh nghĩa / GDP thực tế * 100%
Trong đó: GDPdanh nghĩa đo lường sản lượng theo giá năm hiện hành.
7
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
GDPthực tế đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm được chọn làm năm gốc.
1.1.2.3. Chỉ số lạm phát cơ bản
− Lạm phát cơ bản thể hiện xu hướng tăng giá hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong dài
hạn và là một thước đo lạm phát. Nó minh họa cho sự tăng giá sau khi đã loại bỏ những
dao động mang tính chất mùa vụ, cũng như những doa động bắt nguồn từ những cú sốc
cung tạm thời. So sánh với chỉ số CPI, chỉ số lạm phát cơ bản đặc trưng bởi sự hoạt động
trơn tru hơn, biểu hiện xu hướng dài han của lạm phát và có thể chịu tác động trực tiếp
bởi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, đây không phải là chỉ số thay thế CPI. Lạm phát cơ bản
đóng vai trò như một chỉ tiêu bổ sung hữu ích đối với chỉ số CPI, cung cấp xu hướng dài
hạn của giá tiêu dùng và được sử dụng như một chỉ số lạm phát tương lai. Do đó, nó trở
thành công cụ phân tích hữu ích khi nghiên cứu hiện tượng lạm phát. Mức lạm phát cơ
bản cũng hỗ trợ việc xác định phạm vi tác động thực sự của chính sách tiền tệ lên giá tiêu
dùng.
− Như vậy, tỷ lệ lạm phát cơ bản được hiểu là tỷ lệ lạm phát đã được điều chỉnh loại
bỏ những biến động ngắn hạn về giá cả méo mó việc tính toán mức lạm phát. Nó giúp các
nhà hoạch định chính sách xác định liệu những diễn biến giá tiêu dùng hiện tại có phải là
những rối loạn tạm thời không? Đây là một thông tin quan trọng để hoạch định chính
sách tiền tệ.
1.1.3. Phân loại lạm phát
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà ta có các loại lạm phát khác nhau.
Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.
1.1.3.1. Về mặt định lượng
Gồm 3 loại
8
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
− Lạm phát vừa phải (normal inflation)
Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm, thường xấp xỉ bằng mức
tăng số tiền lương hoặc cao hơn chút ít và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước
đang phát triển lạm phát ở mức một con số thường được coi là lạm phát vừa phải. Đó là
mức lạm phát mà bình thường mà nền kinh tế phải trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến
nền kinh tế.
− Lạm phát phi mã (high inflation)
Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng nhanh, ở mức hai, ba con số như 50%,
100% và 200%. Trong thời kì lạm phát phi mã, sản suất không phát triển, hệ thống tài
chính bị biến dạng.
− Siêu lạm phát (hyper inflation)
Siêu lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã, có thể lên tới
hàng nghìn lần. Siêu lạm phát có sức phá hủy mạnh toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và
thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
1.1.3.2. Về mặt định tính
Gồm 3 loại
− Lạm phát thuần túy
Là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu hết giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng
lên với cùng một tỷ lệ trong một đơn vị thời gian. Lạm phát thuần túy là loại lạm phát có
mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập.
− Lạm phát được dự đoán trước
9
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước được nhờ vào diễn tiến liên tục theo
chuỗi thời gian trong nhiều năm.Loại lạm phát này chưa có tác động đáng kể đến nền
kinh tế vì các hoạt động kinh tế đã được chỉ số hóa trước nên khi tính giá trị thực thì
không đổi.
− Lạm phát không dự đoán trước được
Là lạm phát xảy ra bất ngờ ngoài sự tiên đoán của mọi người về quy mô, cường độ
cũng như mức độ tác động của nó đến nền kinh tế. Loại lạm phát này gây ra những tác
động tiêu cực đến nền kinh tế, làm méo mó các hoạt động kinh tế thông qua hiệu ứng
phân phối lại thu nhập một cách không bình đẳng.
1.2. Tác động của lạm phát
1.1.4. Tác động tiêu cực
Điều nguy hiểm của lạm phát không chỉ nằm ở mức độ lạm phát mà còn ở sự xuất
hiện bất ngờ của nó. Khi tỷ lệ lạm phát biến động ngoài dự tính, nó tạo nên sự biến động
bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh
hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội.
1.1.4.1. Lạm phát gây ra sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội
− Sự biến động bất thường của tỷ lệ lạm phát từ thời gian này đến thời gian khác gây
khó khăn cho việc xác định mức sinh lời chính xác của khoản đầu tư. Điều này tạo nên
tâm lý ngần ngại khi quyết định đầu tư, nhất là vào các dự án đầu tư dài hạn. Hơn nữa, sự
bất ổn định của thu nhập có thể làm cho nhà đầu tư vào các tài sản tài chính hơn là vào
các dự án đầu tư thật sự. Kết quả là nguồn lực xã hội bị phân bổ một các thiếu hiệu quả
và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế.
10
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
− Trong điều kiện lạm phát biến động, các quyết định tài chính cũng bị bóp méo, các
doanh nghiệp thích vay ngắn hạn hơn là bị buộc chặt vào hợp đồng vay dài hạn với lãi
suất cố định, chứa đựng rủi ro lãi suất tiềm năng.
− Lạm phát cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lao động khi các
công đoàn tìm cách đấu tranh đòi tăng lương danh nghĩa với nguy cơ của các cuộc đình
công hoặc sự đe dọa của một tỷ lệ lạm phát cao hơn. Điều này làm cho tốc độ tăng trưởng
giảm xuống.
1.1.4.2. Lạm phát phân phối lại thu nhập và của cải xã hội
− Khi lạm phát tăng lên, tổng thu nhập danh nghĩa tăng lên, nhưng trong đó chứa
đựng sự phân phối lại thu nhập giữa các nhóm dân cư với nhau: giữa giới chủ và người
làm công, giữa người cho vay và người đi vay và giữa chính phủ và người đóng thuế. Nói
tóm lại, tác động chính của lạm phát về mặt phân phối lại nảy sinh từ những tác động
không thể đoán trước đối với giá trị thực tế của thu nhập và của cải Lạm phát có xu
hướng phân phối lại của cải từ những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định
sang tay những khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định.
− Để làm giảm tác động phân phối lại do sự biến động bất thường của lạm phát,
nhiều nước áp dụng phương pháp chỉ số hóa. Phương pháp này cho phép điều chỉnh mức
thu nhập và các khoản nợ danh nghĩa theo sự biến động của mức giá định kì. Chỉ số hóa
được áp dụng phổ biến trong các hợp đồng giá trị dài hạn như hợp đồng tiền lương, hợp
đồng vay dài hạn. Bằng cách đó, phương pháp chỉ số hóa cho phép bảo tồn giá trị thực tế
của các khoản thu nhập dài hạn. Nhiều nhà kinh tế đã khuyến cáo chính phủ nên sử dụng
phương pháp này để chung sống với lạm phát. Tuy nhiên chỉ số hóa không phải là
phương pháp hạn chế tác động của lạm phát một cách hoàn hảo, nó đặc biệt không hợp lý
trong trường hợp lạm phát xuất phát từ các cú sốc cung. Hơn nữa, chỉ số làm cho phản
ứng của tiền lương nhanh hơn khi tỷ lệ lạm phát biến động, do đó càng làm cho lạm phát
tăng nhanh.
11
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
1.1.4.3. Lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên
Lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên bởi tỷ lệ lạm phát dự tính. Vấn đề sẽ
nảy sinh khi tỷ lệ lạm phát dự tính cấu thành trong mức lãi suất danh nghĩa không phù
hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế và làm ảnh hưởng đến mức lãi suất thực. Điều này, đến
lượt nó lại gây những ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư, cuối cùng là ảnh hưởng tới mức
tăng trưởng kinh tế.
1.1.4.4. Lạm phát tác động xấu đến cán cân thanh toán quốc tế
Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ lạm phát nước bạn hàng thì hàng xuất
khẩu trong nước trở nên kém hấp dẫn vì giá cả tăng lên, trong khi hàng xuất khẩu của
nước ngoài lại trở nên rẻ hơn, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, làm xấu đi tình trạng của tài
khoản vãng lai, gây áp lực đối với tỷ giá. Tỷ lệ lạm phát cao cùng với bội chi tài khoản
vãng lai có thể tạo nên tâm lý trông đợi một sự giảm giá của đồng nội tệ so với ngoại tế,
tạo áp lực mạnh hơn đối với tỷ giá. Và nếu điều này thực sự xảy ra, có có thể thúc đẩy
mức lạm phát trong nước cao hơn bởi giá nội địa của hàng nhập khẩu trở nên đắt, đẩy
mức giá cả chung tăng lên.
1.1.4.5. Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
Mức giá cả chung tăng lên có thế gây nên sự giảm sút của tổng cầu và công ăn việc
làm, do đó gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tổng cầu giảm khi lãi suất danh nghĩa tăng lên, giá
trị tài sản thực tế giảm xuống và sự giảm sút của khả năng cạnh tranh quốc tế. Tất cả các
yếu tố này là hệ quả tất yếu của lạm phát.
1.1.5. Tác động tích cực
− Bên cạnh những tác động tiêu cực thì trong chõng mực nào đó, với một tỷ lệ lạm
phát vừa phải, lạm phát lại là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế, và còn được coi như
là “một thứ dầu nhờn” bôi trơn cỗ máy kinh tế. Cụ thể là, khi lạm phát xảy ra ở một mức
12
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
độ vừa phải có tác động khuyến khích doanh nghiệp đi vay trong khi đó người chủ doanh
nghiệp trả số tiền thực tế cho lao động giảm xuống. Từ đó khuyến khích doanh nghiệp
sản xuất và làm cho sản lượng cung ứng cho nền kinh tế gia tăng. Đồng thời khi lạm phát
vừa phải sẽ khuyến khích tiêu dùng hàng hoá của doanh nghiệp, làm cho mức tiêu thu
hàng hoá của doanh nghiệp tăng lên. Dùa vào đó, doanh nghiệp mở rộng các yếu tố đầu
vào và đẩy mạnh sản xuât, việc nay đòi hỏi doanh nghiệp tuyển thêm lao động, làm cho
số người có việc làm tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.
− Qua đây, ta thấy rằng lạm phát không phải lúc nào cũng tác động tiêu cực, gây ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế, mà nó còn có những tác động tích cưc. Điều quan trọng là
làm sao xác định được mức lạm phát vừa phải đối với mỗi quốc gia và duy trì được mức
độ hợp lý đó để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.1.6. Lượng tiền cung ứng tăng cao và liên tục
Theo Iving Fisher thì lạm phát xảy ra khi lượng tiền cung ứng tăng lên. Trong nền
kinh tế có hai khối là khối hàng hoá, dich vụ và khối tiền tệ. Khi một yếu tố nào đó trong
khối tăng lên sẽ dẫn đến khối đó tăng lên và kéo theo khối kia cũng tăng lên. Gọi p là
mức giá, y là sản lượng, M là khối lượng tiền tệ và V là tốc độ lưu thông tiền tệ. Fisher
đã đưa ra phương trình biểu hiện mối quan hệ giữa hai khối hàng hoá, dịch vụ và khối
tiền tệ như sau: P.Y = M.V. Tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tương đối ổn định theo thời
gian; còn sản lượng hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (Y) được xác định bởi các nhân tố
sản xuất và trình độ công nghệ hiện đại. Vì tiền có tính trung lập nên không ảnh hưởng
đến sản lượng Y. Kết hợp với phương trình trên thì khối lượng tiền tệ tăng sẽ kéo theo giá
cả tăng lên tương ứng, khi đó lạm phát sẽ xảy ra. Keynes cho rằng lượng tiền cung ứng
tăng cao và liên tục đến một lúc nào đó lạm phát sẽ xảy ra.
13
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
1.1.7. Lạm phát cầu kéo
− Lạm phát cầu kéo là lạm phát do tổng cầu - tổng chi tiêu của xã hội tăng lên, vượt
quá mức cung ứng hàng hoá của xã hội, dẫn đến áp lực tăng giá cả. Nói cách khác, bất kỳ
lý do nào làm tổng cầu tăng lên đều dẫn tới lạm phát về mặt ngắn hạn.
− Có thể minh họa điều này thông qua mô hình dưới đây. Khi tổng cầu tăng từ
AD1đến AD2 thì mức giá cả chung tăng từ p1 đến p2, nền kinh tế chuyển đến điểm 1’,
sản lượng lúc này đạt mức Y’, khi đó, tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
nên tiền lương tăng lên và đương tổng cung di chuyển đến AS2, đưa nền kinh tế chuyển
đến điểm 2’, tình trạng tiếp tục diễn ra như vậy sẽ gây nên lạm phát.
14
0 Y
n
Y
t
Sản phẩm
P
1
P
2
2
1
AD
1
AD
2
AS
1
AS
2
Mức giá
P
Y
1’
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
− Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của xã
hội. Nó bao gồm nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của các hộ gia đình, nhu cầu vật tư hàng hoá
của các doanh nghiệp, nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của chính phủ và nhu cầu hàng hoá xuất
khẩu ròng của thị trường nước ngoài. Khi nhu cầu có khả năng thanh toán của các chủ thể
này tăng, tiền chi tiêu nhiều hơn, giá cả tăng lên. Các lý do cụ thể là:
− Chi tiêu của chính phủ tăng lên. Khi đó, tổng cầu có thể tăng lên trực tiếp thông
qua các khoản đầu tư các lĩnh vực thuộc phạm vi chính phủ quản lý hoặc có thể gián tiếp
thông qua các khoản chi phóc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp tăng lên và kêt quả là giá cả
hàng hoá tăng lên. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng chi ngân sách và
được bù đắp từ các khoản vay từ hệ thống ngân hàng thì rất dễ dẫn đến trường hợp lạm
phát cao và kéo dài.
− Chi dùng của các hộ gia đình tăng lên. Có thể do mức thu nhập thực tế tăng lên
hoặc do lãi suất giảm xuống, cả hai đều có tác dụng đẩy tổng cấu lên và gây áp lực đối
với lạm phát.
− Nhu câu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên xuất phát từ dự đoán về tăng trưởng
kinh tế, về khả năng mở rộng thị trường hoặc do lãi suất đầu tư giảm, về mặt ngắn hạn
nó làm cho mức giá cả tăng lên.
− Chính sách tiền tệ mở rộng làm cho cơ số tiền tệ (MB) và mức cung ứng tiền (MS)
tăng lên, không chỉ NHTW tăng mức phát hành tiền mà còn cả hệ thống ngân hàng trung
15
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
gian cũng mở rộng cho vay, tạo tiền gửi và làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên.
Kết quả là chính phủ, cá nhân và các doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, giá cả
do vậy mà tăng nhanh hơn.
− Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài như tỷ giá, giá cả hàng hoá nước
ngoài do với hàng hoá cùng loại được sản xuất trong nước và thu nhập bình quân của thị
trường nước ngoài có những ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu hàng hoá xuất khẩu và
do đó cũng ảnh hưởng đến tổng cầu cũng như mức giá cả nội địa.
− Từ đó, có thể rót ra kết luận rằng: sự tăng lên của nhu cầu trong nước và nước
ngoài hoặc việc mở rôngkhối lượng tiền cung ứng sẽ làm tăng nhu cầu có khả năng thanh
toán của xã hội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả.
1.1.8. Lạm phát chi phí đẩy.
− Vì chi phí sản xuất cấu thành nên giá cả hàng hoá cho nên sự biến động của chi
phí sản xuất là nguyên nhân có thể gây ra lạm phát.
− Điều này có thể minh họa qua mô hình dưới đây: lúc đầu nền kinh tế ở tại điểm 1,
là giao của đường tổng cầu AD1 và đường tổng cung AS1, với mức sản lượng tự nhiên
và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do cú sốc cung tiêu cực làm tổng cung tăng, đường tổng
cung AS1dịch chuyển đến AS2. Nền kinh tế chuyển từ điểm 1 đến 1’ - giao điểm của
đường tổng cung mới là AS2 và đường tổng cầu AD1.
16
0 Y’ Y
n
Sản phẩm
Y
AD
1
AD
2
1
2
1’
P
1
P
r
P
2
P
Mức giá
AS
1
AS
2
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
− Sản lượng giảm xuống mức y,, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đồng thời mức giá tăng lên
đến p1’. Vì muốn duy trì tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, chính phủ thực hiện các biện pháp
nhằm tăng tổng cầu, làm đường tổng cầu dịch chuyển đến AD2, nền kinh tế ở điểm 2 –
mức giá cả tăng lên đến p2. Quá trình tiếp tục tăng lên như vậy thì kết quả là việc tăng
lên liên tục của mức giá cả.
− Đặc điểm quan trọng của loại lạm phát chi phí đẩy là áp lực làm tăng giá cả xuất
phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm
giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội.chi phí sản xuất tăng lên do:
− Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động. Tiền lương tăng
lên có thể do thị trường lao động trở nên khan hiếm, do yêu cầu của công đoàn hoặc do
mức lạm phát dự tính tăng lên.
− Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hoá lên.
− Giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên có thể do áp lực lạm phát của nước xuất
khẩu hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ do ảnh hưởng của khủng hoảng… Nếu
các loại hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu này được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng thì nó sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả nội địa, nếu nó được sử dụng như đầu vào của quá trình sản
xuất thì nó sẽ làm tăng giá thành sản xuất và do đó tăng giá cả.
17
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
− Sự tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, từ đó ảnh
hưởng đến mức sinh lời của hoạt động đầu tư. Giá cả tăng lên là tất yếu nhằm duy trì
mức sinh lời thực tế.
− Các yếu tố trên hoặc tác động trực tiếp vào mức lương thực tế của người làm công
hoặc tác động vào các chi phí ngoài lương làm tăng chi phí sản xuất, đẩy mức giá bình
quân lên trong khi giảm mức sản xuất của xã hội xuống.
1.1.9. Lạm phát theo tỷ giá hối đoái.
− Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những
đơn vị tiền tệ nước khác.
− Tỷ giá tăng có ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại, từ đó cũng gây ra lạm
phát. Vì khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lý của những
người sản xuất trong nước muốn kéo giá hàng lên theo mức tăng của tỷ giá hối đoái. Mặt
khác, khi tỷ giá tăng giá nguyên liệu hàng hoá nhập khẩu cũng tăng cao. Việc tăng giá cả
của nguyên liệu và hàng hoá nhập khẩu thường gây ra phản ứng dây chuyền, làm tăng giá
cả của nhiều loại hàng hoá khác, đặc biệt là những hàng hoá của những ngành có sử dụng
nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.10. Yếu tố tâm lí.
Do có thông tin thất thiệt về kinh tế - chính trị gây ra những tâm lý nghi ngờ trong dân
chúng. Dân chúng sẽ có những hành vi khác nhau đối với tiền tệ nh: đổi tiền sang các loại
ngoại tệ mạnh và kim khí quý, đá quý…làm tăng khối lượng tiền lưu thông. Đồng thời
cầu cũng tăng làm cho giá cả tăng lên. Nó gây ra lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ.
18
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2008
1.4. Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn năm 2008
2.1.1. Những năm trước lạm phát
− Sau cơn khủng hoảng lạm phát vào những năm cuối 1980 đầu 1990, giá cả chung
ở Việt Nam đã duy trì ở mức ổn định với những tỷ lệ lạm phát bình quân chỉ trên 3%
trong những năm 1996 – 2003. Vấn đề lạm phát của nền kinh tế nước ta được nhắc đến
nhiều từ những năm 1996 – 2003. Có thể thấy liên tục từ 1998 đến nay, tốc độ tăng
trưởng GDP năm sau đều cao hơn năm trước và năm 2008 đạt mức cao nhất trong vòng
10 năm. Chỉ số CPI đã liên tục tăng suốt trong 4 năm qua: bắt đầu là 9.5% năm 2004;
8.4% năm 2005; 6.6% năm 2006; 12.6% năm 2007 và trong 4 tháng đầu năm 2008 đã
tăng 11%. Đây là chỉ số CPI từ năm 2000 đến năm 2007 theo Tổng Cục Thống Kê:
20
01
2
002
20
03
20
04
2
005
20
06
20
07
8% 4
%
3% 9.5
%
8
.4%
6.6
%
12.
6%
19
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
− Tại hội thảo giá cả cuối năm 2007, Giáo sư Kenichi Ohno và nhóm kinh tế vĩ mô
tài chính của Việt Nam Daragon Fund Limited (VDF) cho rằng: lạm phát của Việt Nam ở
mức thấp hơn hoặc xấp xỉ 10% không phải là thảm họa kinh tế vĩ mô và có thể chấp nhận
được nếu nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Hiện nay Việt Nam là một nước có tỷ lệ lạm
phát cao nhất trong các nước Đông Á. Chỉ số giá khởi đầu năm 2008 với mức tăng “ấn
tượng” 2.38% đã báo hiệu một năm đầy sóng gió với lạm phát cao. Không tạo ra bất ngờ
do đã có “đà” từ những tháng cuối năm 2007, tuy nhiên sự mở màn của năm 2008 bắt đầu
làm dẫy lên nỗi lo lạm phát. Tuy có nguyên nhân của dịch bệnh khiến nguồn cung của
thực phẩm suy giảm, có nguyên nhân từ tăng “lực” cầu vào dịp giáp tết Nguyên Đán,
nhưng tháng 1/2008 cũng đã chứng kiến mức tăng giá tiêu dùng cao trong nhiều năm
trước đó. Nối lo lạm phát thực sự xuất hiện vào ngày 21/2, thời điểm cục thống kê công
bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2008 đạt mức tăng 3.56% so với tháng trước, mặt bằng
giá cả so với năm trước tăng 15.7%, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua và hiện là tỷ lệ
cao nhất tại các nước đang phất triển ở Đông Á. Dân số tăng khoảng 1.2% tức là vấn tăng
20
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
trên 1 triệu người (đưa dân số năm 2008 lên trên 86.2 triệu người). Mức tiêu dùng trông
qua mua bán trên thị trường (thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng) năm trước tăng trước tăng 23.3%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân năm
(8.3%) thì vẫn tăng 13.9%. Đây là tốc độ tăng rất cao (cao gấp 1.63 lần tốc độ tăng GDP
theo giá so sánh), một phần do mức tiêu dùng tăng cao và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua
bán trên thị trường tăng nhanh.
− Ở đỉnh “sóng” CPI thứ nhất, mặt hàng gạo có ảnh hưởng khá lớn. Giá của loại
lương thực này tăng liên tục trên thị trường Thế Giới. Chỉ trong một thời gian ngắn giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mạnh mẽ, gây hiện tượng tư thương tranh mua đẩy
giá lên cao. Dù xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai Thế giới và lượng tồn kho đủ tiêu dùng
trong nước, nhưng nạn đầu cơ tung tin sai lệch đã “thắng” hệ thống phân phối yếu khiến
gạo tại thị trường Việt Nam bị “làm giá”. Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống trong
tháng 2 đã tăng 3.2%, riêng lương thực tăng tới 3.7%. Quyền số trên 42% của nhóm này
đã tác động mạnh đến tỷ số giá. Nhưng những lo ngại vẫn còn ở phía trước. Tương ứng
với ba vòng tác động: trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa, CPI đã kéo dài ảnh hưởng lên hai
tháng 3 và 4 sau đó, dù có thể hiện sự giảm tốc lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép
9% và lạm phát hiện tại là 22.3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức 2 chữ số (12.63%), ba
tháng năm 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9.19%, cao gấp 3 lần cùng kỳ và gần bằng ¾
mức cả năm 2007, đac vượt qua mức đã đề ra cho cả năm 2008, nhập siêu gia tăng cả về
kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so
với xuất khẩu (56.5% so với 18.2%). Ba tháng này đã hoàn thành một chu kỳ với CPI
tháng 3 tăng 2.99%, tháng 4 “khiêm tốn” hơn với mức 2.2%. Với “đợt sóng” kế tiếp, đỉnh
sóng cao hơn, nhưng sức lan tỏa lại kém mạnh mẽ. Ở mức tăng cao nhất, tháng 5 đạt đỉnh
tăng của năm 2008 và “soán ngôi” của tháng 2 với 3.91%. “Tỷ lệ lạm phát “vọt” lên 2
con số trong 5 tháng đầu đang đe dọa sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định về xã hội và kinh tế vĩ
mô đã đặt nền móng bằng tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 8% trong 5 năm qua”,
thời báo Châu Á ASIAN Time viết ASIAN cũng cảnh báo về “sự bất bình đẳng” gia tăng
trong các khu công nghiệp do giá cả leo thang. Theo tờ báo, số lượng các cuộc đình công
21
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
của người lao động xung quanh vấn đề tiền lương và điều liện làm tại các khu công
nghiệp gia tăng trong thời gian gần đây. Tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm
2008 đã và đang có những diến biến lớn bất lợi. Tăng trưởng kinh tế vẫn cao nhưng
không đạt mục tiêu đề ra, tăng trưởng của các công nghiệp - xây dựng thấp. Một số chỉ
tiêu kinh tế vĩ mô có biểu hiện xấu. Giá tiêu dùng liên tiếp tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng
3 tháng đã là 9.19%, nếu tính cả tháng 4 đã là trên 11%, ảnh hưởng rất bất lợi đến sản
xuất kinh doanh, đến đầu tư phát triển và tác động xấu đến đời sống nhân dân. Thị trường
tài chính, thị trường chứng khoán có nhiều biến động bất thường, nhập siêu tăng cao, cán
cân thương mại và cán cân thanh toán thiếu vững chắc. Nhóm hàng lương thực đã tăng
15.02%, nhóm hàng thực phẩm tăng 10.06%, nhà ở và xây dựng tăng 11.01% và chỉ có
riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm được 2.91%.
− Tình hình giá cả nguyên liệu trên Thế giới đang nóng lên với việc tăng giá xăng
dầu tăng với tốc độ chóng mặt, gây ra nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam. Giá dầu Thế
giới đã tăng cao trong năm 2007 và đầu năm 2008 đạt hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, kỷ
lục mới nhất là 128 USD/thùng vào ngày 16/5/2008 mức mà chưa có dự báo nào trong
năm 2007 đưa ra. Nhất là trong tình hình lãng phí nhiên liệu trong sản xuất ở Việt Nam
còn rất cao phụ thuộc mạnh vào nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, chưa có các nguồn
nhiên liệu thay thế thì việc tăng giá dầu nhanh sẽ bắt đầu cho cơn bão giá cả, tạo điều
kiện cho lạm phát theo quán tính, về lâu dài có thể triệt tiêu khả năng tăng trưởng kinh tế.
− Không riêng gì giá dầu, giá sắt thép tăng 21,4% (riêng phôi thép tăng 42.4%) đã
làm tăng 259 triệu USD; giá phân bón tăng 71,3% đã làm tăng 88 triệu USD; giá chất dẻo
tăng 12.6% đã làm tăng 54 triệu USD; Giá sợi dệt tăng 14.2% đã làm tăng 16 triệu USD;
giá lúa mì tăng 55.5% đã làm tăng 12 triệu USD; giá bông tăng 16,4% đã làm tăng 10
triệu USD; giá giấy tăng 5.2% đã làm tăng 6 triệu USD.
− Chỉ với những mặt hàng trên, do giá tăng đã làm tăng kim ngạch nhập khẩu tăng
gần 1 tỷ USD trong 2 tháng, chiếm ¼ tổng kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này.
Trong khi đó nhiều mặt hàng của Việt Nam lại mang tính gia công cao như dệt may, giày
22
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
dép… có đến 80% nguyên liệu phải nhập khẩu. Trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam
năm 2007 lên tới 2 chữ số thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6.5% và Thái Lan
2.9%. Đầu năm 2008, lạm phát Trung Quốc có nhích lên nhưng chưa đến con số như Việt
Nam hơn nữa vẫn còn thấp xa so với tốc độ tăng trưởng hai con số của nền kinh tế.
− Diễn biến lạm phát vẫn tiếp tục căng thẳng. Tháng 6 tăng 2.14% và tháng 7 còn
1.13% . Ở chu kỳ tăng giá này , tại nhiều thời điểm, lương thực là nguyên liệu duy nhất
đến chỉ số giá. Tính đến tháng 6/2008 giá lương thực đã tăng 57.22% so với tháng
12/2007. Vỡi những “lực đẩy mạnh mẽ” như trên, CPI tháng 6/2008 so với tháng 12/2007
đã tăng 19.01%. Đến hết tháng 6, lạm phát ở Việt Nam là 18.44% so với ngày
31/12/2007 và 24.8 % so với cùng kỳ năm trước – mức cao nhất trong 15 năm kể tằ năm
1993
Diễn biến lạm phát 6 tháng lần lượt là:
Thán
g 1
Thá
ng 2
Thá
ng 3
Thá
ng 4
Thá
ng 5
Thá
ng 6
2.38
%
3.56
%
2.99
%
2.2
%
3.91
%
2.91
%
− Tháng 7/2007, quá trình “hãm phanh” giá xăng trong nước đã quá dài và đã đến
luc không thể kiềm chế hơn nữa. Tiếp theo diễn biến giá dầu Thế giới đạt mức kỷ lục mọi
thời đại ở mức 147 USD vào ngày 1/7, mười ngày sau đó giá xăng A92 đã nhảy vọt với
bước tăng 30% lên mức 19 nghìn đồng/lít vào ngày 21/7.
− Mức tăng “gây sốc” của nhiên liệu quan trọng này đã kéo theo hàng loạt sản phẩm
dịch vụ tăng giá theo, trong đó phải kể đến những đợt tăng giá cước vận tải không “hẹn”
ngày giảm giá, hay kể cả những mặt hàng không liên quan nhiều như rau xanh, thực
phẩm chưa chế biến. Ngoài những cú “Knock- out” đến từ việc tăng giá của những nhóm
23
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
hàng hóa chiếm quyền số cao cũng còn những mặt hàng khác đã thể hiện sức “vươn” giá
mạnh mẽ không kém. Giá phôi thép Thế giới từ khoảng 600-700 USD/tấn. Trong khoảng
thời gian lạm phát kéo dài này ẩy giúa thép trong nước có thời điểm lên tới 19-20
triệu/tấn.
− Nhìn lại giai đoạn này, những vòng tác động gián tiếp và tâm lý đã đẩy nhiều loại
hàng hóa tăng giúa bất hợp lý. Tại một số thời điểm, trong lúc giá xi măng xuất xưởng
của một số nhà cung cấp chỉ có từ 53-55 nghìn/bao. Thì giá bán trên thị trường lên tới 80-
90 nghìn/bao.
− Không chỉ tác động đến giá các loại hàng hóa vật chất, thị trường chứng khoán
cũng nhiều lần chứng kiến tác động của chỉ số giá đến sự tăng hay giảm của bảng điện tử.
Lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cao. Tăng trưởng
kinh tế do yếu tố vốn đầu tư đóng góp chiếm 57.5%, Do yếu tố số lượng lao động tăng
đóng góp 20%, do yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (gồm hiệu quả đầu tư, năng suất
lao động…) chỉ đóng góp 22.5 %.
− Những công bố CPI sớm của các thành phố quan trọng như Tp. Hồ Chí Minh, Hà
Nội có thời điểm cũng áp đặt xu hướng cho thị trường mua bán giấy tờ có giá này. CPI
cũng đẩy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tăng liên tục trong
giai đoạn này, có những thời điểm vượt trên 18-19% đối với huy động tiền gửi và 21-
24% với tiền cho vay. Bình quân mức CPI thời kỳ này đạt 2.48%/tháng, dù đã được điều
chỉnh bởi các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Phính phủ.
− Trái với giai đoạn tám tháng đầu năm, khi “gánh nặng” giá cả đè lên vai đa số
người dân thì ở bốn tháng còn lại của năm doanh nghiệp lại “chịu trận” giảm phát. Trong
khi Thế giới nhìn nhận rõ nét hơn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì vào tháng
9/2008, Việt Nam “hân hoan” với chiến thắng trước lạm phát. CPI chỉ tăng có 0.18%
trong tháng này, khiến những tính toán rằng lạm phát cả năm có thể không chế được 24%
bắt đầu trở nên đáng tin tưởng hon. Sau tháng 9 với chỉ số giá tăng nhẹ 0.18%, ba tháng
24
GVHD: Đoàn Thị Thu Trang
của quý 4/2008, chỉ số giá giảm liên tiếp; tháng 10 giảm 0.19%, tháng 11 giảm 0.76%,
tháng 12 giảm 0.68%. Và như vậy năm 2008 khép lại với mức lạm phát là 19.89% - nếu
so với tháng 12/2007 và xấp xỉ 23 % nếu so với giá tiêu dùng bình quân của năm 2007.
− Trong lịch sử của nước Việt Nam mới chưa có bao giờ trong một năm nước ta
phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng như năm 2008.
− Việt Nam đã trải qua một năm đầy sóng gió với lạm phát cao đột biến trong vòng
15 năm trở lại đây. Nhưng với những nỗ lực giải pháp của Chính phủ đề ra thì tình hình
lạm phát đã diễn biến chậm lại. Áp dụng các chính sách hợp lý thì Việt Nam sẽ kiềm chế
được lạm phát và duy trì ở mức độ cho phép. Tiến triển của lạm phát trong các tháng cuối
năm 2008 hứa hẹn tình hình lạm phát khả quan hơn trong những năm tiếp theo.
2.1.2. Lạm phát năm 2008
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
− Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng
6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng
trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm
phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp
2,9 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ
tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối
cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế
nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
25