Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận CNXHKH Vấn đề xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.12 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa khoa học xã hội
ĐỀ TÀI:VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng
Sinh viên thực hiện

: Trương Thị Hoa

Lớp

: K22KDQTB

Mã sinh viên

: 22A4050365

Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2020


A. MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống tuy buộc vào cuộc đời mỗi người khơng ít bất hạnh nhưng
rồi chính nó cũng mang đến cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc. Có những
hạnh phúc vụt đến rồi vụt đi như một ánh chớp bất thần giữa đêm tối.
Nhưng cũng có những hạnh phúc đã trở thành một trong những mục tiêu
lớn nhất của một đời người, những hạnh phúc mà ai cũng đều mong muốn
và khao khát có. Và hạnh phúc gia đình có lẽ là niềm hạnh phúc lớn lao


nhất, đẹp đẽ nhất mà mỗi con người ln tìm kiếm, ln hướng đến. Bởi
lẽ gia đình là mái ấm để trở về, là nơi đón nhận ta trong sự yêu thương, là
cái nôi nuôi dưỡng ta nên người. Chỉ có ở nơi ấy ta mới được sống với
chính mình, nơi cho ta sự tin tưởng để có thể dừng chân khi khi mệt mỏi
và trốn tránh sự bon chen, xô bồ trong guồng quay vốn rất khắc nghiệt
của trận chiến mà ai sinh ra cũng phải đối mặt với cuộc đời. Tuy nhiên,
xây dựng gia đình hồn hảo là một việc làm khơng đơn giản và khơng
phải ai cũng có thể làm được. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng gia đình
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng đang gặp một số khó khăn
nhất định, nhiều vấn đề về mới về gia đình đã phát sinh như: kết hơn đồng
giới ở cộng đồng người LGBT, xu hướng làm cha mẹ đơn thân,...Sự biến
đổi của nó đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhiều vấn đề trong xã hội và
quá trình phát triển nhân cách ở trẻ nhỏ. Do đó, tơi quyết định chọn đề tài
“Vấn đề xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay - xu hướng
làm cha mẹ đơn thân”. Tuy nhiên, thời gian hạn hẹp và trình độ của một
sinh viên cịn có hạn, bài tiểu luận này chỉ xin dừng lại ở việc tổng kết
những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số liệu kèm theo về vấn đề
nói trên đã được một số nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu và được đăng
tải trên báo hoặc tạp chí.

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài mà tơi nghiên cứu có mục đích cuối cùng là tìm ra hướng giải
quyết cho xu hướng làm cha mẹ đơn thân mà cụ thể là cần phải giải quyết
một số nội dung sau:
- Làm sáng tỏ một số lý luận về gia đình, nêu ra các xu hướng biến
đổi của gia đình hiện nay.
- Phân tích thực tiễn và tìm ra các nguyên nhân cũng như tác hại của

vấn đề mà tôi đang nghiên cứu.
- Từ những mặt tiêu cực, tơi đề xuất ra một số giải pháp để góp phần
vào việc xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ và hoàn thiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề làm cha
mẹ đơn thân.
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và
vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với một số phương
pháp như: so sánh, phân tích, nghiên cứu bằng tài liệu, tổng hợp, khái
quát hoá và hệ thống hoá.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận: Đề tài xác định được khung lý thuyết về vấn đề xây
dựng gia đình ở Việt Nam mà cụ thể là việc xây dựng gia đình đơn thân.

2


* Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đi sâu vào phân tích thực trạng của vấn đề
xây dựng gia đình đơn thân và đưa ra những giải pháp giúp nhóm đối
tượng này hiểu được thế nào là một gia đình hạnh phúc trọn vẹn.
B. NỘI DUNG:
PHẦN 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH.
1. Gia đình là gì?
Gia đình là một khái niệm rất khó để trình bày trọn vẹn, có rất nhiều
cách nhìn khác nhau về gia đình nên khơng thể trình bày hết được trên

một trang giấy nhỏ hẹp. Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa Triết học như
sau: “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình
thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống”.
Cụ thể, một gia đình đầy đủ thường có hai đến ba thế hệ cùng chung sống
như một tổ chức xã hội thu nhỏ giữa những người có các mối quan hệ đặc
biệt với nhau và cũng có sự phân chia thứ bậc. Tuy nhiên, thứ bậc ấy
không phải là sự phân chia giai cấp mà chỉ là một cách sắp xếp lại cho
phù hợp với đạo đức, tôn ti trật tự trong gia đình.
2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
So với trước đây, quy mô và kết cấu của gia đình đã có sự chuyển dần
từ cấu trúc gia đình truyền thống sang cấu trúc gia đình hạt nhân. Do rất
nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong đó có chính sách kế hoạch hóa gia
đình đã dẫn đến sự chung sống chỉ còn hai thế hệ cha mẹ và con cái trong
cùng một gia đình đáp ứng được những nhu cầu và điều kiện của thời đại
như: vấn đề bình đẳng giới, sự tự do, loại bỏ các vấn đề lạc hậu,...Nhưng
bên cạnh đó, nó lại tạo ra khoảng cách giữa các thành viên, nhiều người
mải làm kinh tế và bị giá trị của đồng tiền làm xói mịn đi nhiều nếp sống
văn minh kéo theo đó là nhiều vụ bạo lực gia đình, ly hơn,...
3


Khơng những vậy, gia đình ở Việt Nam hiện nay cịn bị biến đổi về
các chức năng:
Thứ nhất, đó là sự biến đối về chức năng tái sản xuất con người: Đây
là chức năng đáp ứng những nhu cầu của tự nhiên, cung cấp nòi giống
cho các thế hệ sau nhưng do trước đây, nhiều gia đình chưa thực sự hiểu
được sự ảnh hưởng việc gia tăng dân số một cách nhanh chóng nên sinh
đẻ liên tục. Vì vậy, nhà nước đã ban hành chính sách kế hoạch hố gia
đình để điều chỉnh tỷ lệ mang tai ở các bà mẹ góp phần vào việc đảm bảo
cơng bằng các điều kiện và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Thứ hai, biến đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Bước
sang thời kỳ mới, nền kinh tế thị trường đã tạo ra điều kiện cho các gia
đình chuyển từ sản xuất tự cấp sang sản xuất hàng hố, có sản phẩm dư
thừa và trao đổi ra thị trường cả trong và ngoài nước. Khi đấy, thu nhập
của các hộ gia đình tăng lên, việc tiêu dùng vật chất và tinh thần được mở
rộng đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của chính mình.
Thứ ba, chức năng ni dưỡng, giáo dục cũng có sự thay đổi: Ngồi
việc ni con, sinh con ra thì cha mẹ cịn có nghĩa vụ phải yêu thương,
chăm lo cho con cái được đi học và phát triển thể chất, tinh thần. Giáo
dục con cái trong thời đại mới đã ngày càng tăng lên, các kỹ năng ứng xử,
tri thức khoa học, ngoại ngữ và hịa nhập cộng đồng có sự cải thiện. Cầu
nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội đã có sự kết hợp chặt chẽ góp phần
nâng cao đội ngũ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Thứ tư, biến đổi về chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì
tình cảm gia đình: Sự thay đổi về quy mơ gia đình đã làm cho con người
được tự do và cá nhân hoá hơn. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại cuốn và
vịng quay của cơng việc mà qn đi bên mình cịn gia đình cần phải ni
dưỡng và chăm sóc.

4


Ngồi ra, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cịn chịu sự biến đổi về
quan hệ gia đình. Hiện nay, hệ thống giá trị hơn nhân, gia đình đã có
nhiều sự biến đổi mới như: kết hôn đồng giới, quan hệ tình dục trước hơn
nhân, làm cha mẹ đơn thân,... và ít nhiều đã làm suy giảm đi các giá trị
đạo đức, bị xã hội lên án, phê phán. Mặc dù, xã hội ta đã có cái nhìn tích
cực hơn về những vấn đề này nhưng trên báo đài, thỉnh thoảng vẫn có
những tin tức khơng hay về việc gia đình khơng thể chấp nhận được việc
làm đấy.

PHẦN 2. XU HƯỚNG LÀM CHA MẸ ĐƠN THÂN, HƯỚNG GIẢI QUYẾT
VÀ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN.
1. Vấn đề làm cha mẹ đơn thân
Như đã biết, các cặp đôi yêu nhau và thường đến với hơn nhân bằng
tình u. Nhưng rồi ngun nhân của các vụ ly hơn hơn hay bạo lực gia
đình lại xuất phát từ những việc nhỏ nhặt nhất như: không đồng quan
điểm, cái tơi cá nhân q cao,... Do đó, họ chấp nhận làm cha mẹ đơn
thân sau một cuộc tình đổ vỡ, khi niềm tin khơng cịn, sự u thương
khơng có thì bám víu chút tình cảm ấy để được gì?
Trên thực tế, chưa có một con số cụ thể nào về vấn đề này và việc làm
cha mẹ đơn thân xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều
người khơng muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý nên khơng tham gia đăng
ký kết hơn, có người thì q độc lập về tài chính nên khơng cần phụ thuộc
vào nửa kia của mình, có người thì lại quan hệ tình dục trước hơn nhân
nhưng khơng sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn đến khi có thai
ngồi ý muốn thì bị người cha từ chối và chấp nhận sinh con trước dư
luận,... Và đằng sau những suy nghĩ ấy là rất nhiều vấn đề đáng quan tâm,
chúng ta khơng thể nào có thể hiểu hết được.

5


Vậy vì sao họ lại chấp nhận một cuộc sống đơn thân? Theo tơi nghĩ,
thì dù có bao nhiêu lý do để bao biện đi nữa thì lý do quan trọng hơn hết
vẫn là thiếu sự tin tưởng và không có một tình u trọn vẹn. Trước bao
nhiêu sóng gió của cuộc đời, bất kể người phụ nữ nào chẳng có chút yếu
lịng, ai chẳng muốn bên mình có một người chồng để tâm sự, trò chuyện,
bầu bạn để được yêu thương, chiều chuộng. Cũng như những người phụ
nữ, người đàn ơng dù có làm được nhiều cơng to việc lớn đến đâu đi
chăng nữa thì vẫn ln cần một người vợ để chăm sóc, ủng hộ, bởi lẽ

dáng dấp gia đình ln cần bàn tay của một người mẹ, người vợ để vun
đắp. Nhưng có lẽ những tổn thương mà họ nhận được quá lớn để rồi họ
trở nên bất cần và rồi chấp nhận sống thật mạnh mẽ, bất chấp vượt qua
những điều tiếng, những giáo điều, những nhụt chí để tiếp tục vươn lên,
chẳng cần dựa dẫm vào ai, họ vẫn có những sự nghiệp đáng ngưỡng mộ
để nuôi con khôn lớn.
Khi chấp nhận sống một cuộc đời như thế, những ông bố, bà mẹ sẽ
phải đối mặt với những vấn đề gì? Cuộc đấu tranh kinh tế luôn xâm nhập
và chi phối các hoạt động gia đình. Nhu cầu của mỗi người là vơ hạn
trong khi thu nhập làm ra chỉ có hạn, gánh nặng đặt lên vai cha mẹ là phải
làm sao kiếm được tiền để có thể thỏa mãn những u cầu chính đáng của
con cái. Nếu có cả cha và mẹ, ví dụ trước đây mỗi người chỉ cần làm việc
5 tiếng thì bây giờ đây một mình họ có thể phải làm việc tới 7-8 tiếng hay
tăng số lượng công việc lên gấp 2-3 lần. Khi vấn đề kinh tế bị chi phối, nó
kéo theo sự đảm bảo trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ. Bởi lẽ lúc
này, họ khơng thể có nhiều thời gian để bên cạnh con mình, guồng quay
của công việc đã tạo ra rào cản để họ có thể thực hiện trách nhiệm của cả
một người cha, người mẹ. Và lúc này, họ sẽ thuê người giúp việc nhưng
đấy là điều mà không phải ai cũng có điều kiện để làm. Nếu có thì

6


con cái cũng không thể nào cảm nhận hết được sự yêu thương mà cha mẹ
dành cho mình. Bên cạnh đó, dù hiện nay cái nhìn của xã hội đã có sự
chuyển biến tích cực hơn nhưng những định kiến, bàn luận, chỉ trích,
đánh giá từ những người xung quanh vẫn luôn tồn tại và là điều không thể
tránh khỏi. Một câu hỏi đặt ra là: “Con cái họ sẽ phát triển thế nào trong
một môi trường như thế?”.
Và vấn đề làm cha mẹ đơn thân có thật sự chỉ có những hạn chế như

vậy khơng? Khi chỉ có một mình, họ sẽ có cảm giác được tự do hơn, được
sống với cái tơi của chính mình, khơng phải lệ thuộc hay chịu sự chỉ bảo
của người khác. Trước đây, thay vì phải chịu những rủi ro từ các cuộc
hơn nhân hay sự thất vọng trong thang bậc yêu cầu về tiêu chuẩn tìm
kiếm người bạn đời như ý thì ngày nay, người phụ nữ có quyền lựa chọn
cho mình một hướng đi riêng là chấp nhận kiểu gia đình đơn thân. Hay
các ơng bố một mình ni con do vợ mất sớm thì họ nhận được giá trị là
sự thuỷ chung với người bạn đời quá cố. Những sự lựa chọn ấy đều phù
hợp và thoả mãn ý nguyện của chính bản thân họ cho dù vẫn có những
khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình sẽ có sự gắn kết, sẻ chia vì chỉ có cha mẹ và con cái. Các thành
viên sẽ luôn quan tâm nhau, gắn kết với nhau để dễ dàng giải quyết
những khúc mắc trong sự bất đồng.
Từ những gì đã phân tích ở trên, dưới góc độ là một khán giả tơi thấy
vừa đồng tình nhưng cũng chưa hoàn toàn tán thành về vấn đề này. Do tỉ
lệ những người lựa chọn làm mẹ đơn thân rất nhỏ, không thể ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển về quy mô và chất lượng dân số nước ta. Hơn nữa,
nếu sống trong một cuộc hôn nhân mà khơng có hạnh phúc, cha mẹ
thường xun cãi vã thì tốt nhất nên chọn điều gì thoải mái để tránh gây
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Và khi đã chấp nhận sống một mình

7


thì con cái của họ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề quá sức chịu đựng
như: bị bạn bè trêu ghẹo, hàng xóm chỉ trích,... Từ đó các bé sẽ bị tổn
thương về tâm lý như: hư hỏng và bướng bỉnh hơn, nhiều trường hợp có
thể sinh ra trầm cảm, tự kỷ,... Lại một lần nữa, chúng ta phải đi tìm câu
trả lời cho việc: “Làm thế nào để khắc phục được vấn đề này để xây dựng
một gia đình hồn thiện hơn?”.

2. Hướng giải quyết
Tơi ln mong xã hội có những cách nhìn mới về vấn đề này để mọi
người có thể hồn tồn làm chủ cuộc đời của mình nhưng khơng phải vì
thế mà xu hướng này ngày càng gia tăng. Do đó tơi xin đề xuất một số
giải pháp sau:
Thứ nhất, nhà nước cần thường xuyên đưa giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản vào các nhà trường ngay từ bậc trung học. Đây là độ tuổi
các bé đang dần hoàn thiện về tâm sinh lý, có rất nhiều sự tị mị nên cần
trang bị thêm nhiều kiến thức giúp cho trẻ có thể bước vào một cuộc sống
của người lớn an toàn và lành mạnh. Họ sẽ có thể nhìn nhận đâu là sự
cám dỗ để tránh mắc sai lầm, tránh mang thai ngoài ý muốn và phải chấp
nhận một cuộc đời đầy tủi hờn trước dư luận.
Thứ hai, mỗi cá nhân đừng nên trở thành các ông bố, bà mẹ đơn thân
chỉ để chạy theo trào lưu hay thoả mãn cái tôi của chính mình. Bởi lẽ tình
u chân chính ln hiện diện chỉ cần bạn có đủ niềm tin và hãy kiên
nhẫn tìm ra. Vì hạnh phúc tương lai của bạn, và hơn hết là tương lai của
các bé, hãy xây dựng một gia đình hồn chỉnh cả cha lẫn mẹ để đảm bảo
sự phát triển bình thường và tồn diện cho con trẻ.
Thứ ba, cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của các cấp đối với cơng
tác gia đình. Xem đây là một trong những nội dung quan trọng trong các
kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế xã hội, là một nhiệm vụ

8


thường xuyên và xuyên suốt trong cả một thời gian dài. Khuyến cáo các
gia đình đã kết hơn khơng nên vì những lý do nhỏ nhặt mà ly hơn để rồi
ảnh hưởng đến con cái, ảnh hưởng đến những giá trị hạnh phúc của chính
mình. Từ đó tạo mơi trường thuận lợi nhất để con trẻ phát triển một cách
toàn diện trong sự đùm bọc, yêu thương của cả cha lẫn mẹ.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục và vận động bằng
băng rôn, khẩu hiệu để nâng cao trách nhiệm của gia đình trong sự phát
triển của xã hội. Từ đó, các gia đình có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng
sống để hoàn thiện các chức năng bảo vệ chính hạnh phúc gia đình mình.
Thứ năm, mỗi thành viên trong gia đình nên quan tâm và chia sẻ với
nhau nhiều hơn nữa, đừng chỉ vì guồng quay của cơng việc mà mọi người
có sự xa cách, thực hiện hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng để tránh ảnh
hưởng đến hạnh phúc gia đình. Từ đó, nhiều người sẽ có niềm tin vào tình
u và xu hướng làm cha mẹ đơn thân sẽ được cải thiện.
3. Trách nhiệm của bản thân
Từ những gì đã phân tích ở trên, là một sinh viên đang ngồi trên giảng
đường đại học, bản thân tôi hiểu rằng trong thời đại phát triển và hòa
nhập như hiện nay, các trào lưu văn hố ở các nước phương Tây ln
xâm nhập và chi phối các giá trị truyền thống của gia đình. Chúng ta phải
biết tiếp nhận trên cơ sở có chọn lọc những giá trị tiến bộ, những tinh hoa
văn hoá của nhân loại, “hồ nhập nhưng khơng hồ tan” để từ đó phát
triển hơn nữa những cái nhìn văn minh trong sự tiếp nhận vấn đề mới. Và
là một sinh viên, mặc dù đã đủ tuổi để kết hôn nhưng trước tiên tôi sẽ nỗ
lực học tập chăm chỉ, rèn luyện phẩm chất đạo đức để không sa ngã vào
các tệ nạn xã hội. Luôn nỗ lực trau dồi thêm kiến thức trên các phương
tiện thông tin đại chúng để có thể hiểu rõ về các vấn đề tình dục, quan hệ
hơn nhân. Trong gia đình, mỗi người sẽ đều phải có ý thức vun đắp và gìn

9


giữ hạnh phúc, hiểu và trân trọng được vài trò và trách nhiệm của mình
đối với gia đình để từ đó làm tốt bổn phận của mình ở bất cứ cương vị
nào. Và tôi cũng hiểu rõ, hạnh phúc gia đình vốn rất mong manh, chúng
ta chỉ có một người mẹ để yêu thương, một người cha để che chở, một

quê hương để trở về và một gia đình để nương tựa. Vì lẽ đó, mà ngay từ
hơm nay mỗi người hãy trân trọng gia đình của mình hơn, bởi ngồi kia
đang có rất nhiều đứa trẻ bị khiếm khuyết cha hoặc mẹ đang mong được
một cuộc sống như vậy. Sẽ là một thiếu hụt rất lớn nếu chúng ta không
biết tận hưởng, không biết bảo vệ niềm hạnh phúc lớn lao mà thượng đế
đã ban tặng vì khơng có nơi đâu có thể sướng hơn trong lịng gia đình.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, xây dựng gia đình hạnh phúc có vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc giáo dục con cái, đảm bảo cho chúng đủ những điều kiện để
phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Nhận thức được điều đó, bài
tiểu luận đã tập trung giải quyết một số lý luận về gia đình, từ đó đi sâu
vào làm rõ vấn đề làm cha mẹ đơn thân. Bên cạnh đó, tiểu luận cịn tìm
hiểu về các nguyên nhân, tác hại và tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Tôi
thấy đây là một giải pháp tốt, tuy nhiên hãy lựa chọn nó khi khơng cịn
giải pháp nào tốt hơn. Và trên thực tế, ở giai đoạn hiện nay trước cơn lốc
của tồn cầu hóa, bối cảnh mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế các hình
thái tổ chức gia đình đang đứng trước những thời cơ lớn lao và thách thức
không nhỏ. Sự biến đổi của nó đã làm thay đổi nhiều cục diện trong xã
hội, nhiều giá trị mới xuất hiện nhưng một số giá trị cũ đã mất đi. Những
hiện trạng ấy đều là những điều mà xã hội ln quan tâm. Gia đình là cái
gốc của xã hội, là tổ ấm của mọi người, là nơi gìn giữ những giá trị đẹp
đẽ, bền chặt của các thành viên và đó là con đường đúng đắn để bình ổn
và phát triển xã hội. Sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất

10


nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm
xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội góp phần vào việc xây dựng
gia đình ấm no, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc. Đó là trách nhiệm của

tồn Đảng, tồn dân và toàn quân ta trong việc cân bằng các mối quan hệ:
quyền lợi cá nhân, quyền lợi xã hội, cái lợi trước mắt và cái lợi lâu dài,
Do đó, cần phải giải quyết hài hoà các giá trị truyền thống và hiện đại,
loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, tiếp nhận cái mới trên cơ sở có
chọn lọc để phát triển gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng
cá nhân và toàn xã hội.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả (2010), Giáo trình chủ nghĩa khoa học xã hội, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý, Gia đình học, Nxb Lý luận chính
trị.
3. Bùi Thị Thìn (2012), Tiểu luận cuối kỳ, Hà Nội.
4. Lê Thái Thị Băng Tâm (2012), “Xã hội học gia đình”, Hà Nội.
5. />6. />65/mot-so-bien-doi-cua-van-hoa-gia-dinh-viet-nam-trong-boi-canh
-toan-cau-hoa.aspx
7. />et=18296
8. />%A1n_th%C3%A2n
9. />g-nguyen-nhan-lam-giam-muc-sinh-n136699.html

11


Mục lục
A. MỞ ĐẦU: ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 2
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 2
B. NỘI DUNG: .................................................................................................. 3

PHẦN 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH. .............................................. 3
1. Gia đình là gì? .......................................................................................... 3
2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay ............................................. 3
PHẦN 2. XU HƯỚNG LÀM CHA MẸ ĐƠN THÂN, HƯỚNG GIẢI QUYẾT
VÀ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN. ................................................................ 5
1. Vấn đề làm cha mẹ đơn thân..................................................................... 5
2. Hướng giải quyết ...................................................................................... 8
3. Trách nhiệm của bản thân ......................................................................... 9
C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 11



×