Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề bài phân tích sứ mệnh, vai trò và những yêu cầu về đạo đức của nghề luật sư ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.56 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP KÌ NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
HỌC LUẬT
Đề bài: Phân tích sứ mệnh, vai trò và những yêu cầu về đạo đức của
nghề luật sư ở Việt Nam.
Họ và tên: Nguyễn Văn Trung
MSSV: 452252
Lớp: N02.TL2

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ BÀI....................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
1. Khái quát về Luật sư.........................................................................................3
2. Sứ mệnh của nghề Luật sư:..............................................................................3
3. Vai trò của luật sư:............................................................................................5
i. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố
tụng và ngoài tố tụng...............................................................................................6
ii. Luật sư có vai trị rất lớn trong việc giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức hiểu
biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật, tạo lập môi trường pháp lý thuận
lới cho sự phát triển của cá nhân, tổ chức và đất nước........................................7
iii. Vai trò của luật sư trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật........................................7
iv.

Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác (dịch vụ luật sư giỏi).............8


4. Những yêu cầu về đạo đức đối với nghề Luật sư............................................8
KẾT BÀI.................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................13


MỞ BÀI
Nghề luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phận pháp
lý của con người, một nghề có lịch sử lâu dài và trường tồn bền vững thêo thời
gian đến ngày nay. Một nghề có vị trí, vài trị và thiên chức vơ cùng cao cả, đặc
biệt. Thơng qua hoạt động của mình, luật sư thực hiện những chức năng xã hội cao
cả như: Bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của cơng dân; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng nên một xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh, đưa đất nước trở thành một đất nước phát triển. Không chỉ là
những chức năng xã hội cao cả người luật sư cịn mang trong mình một sứ mệnh
đặc biệt, một sứ mệnh của một người đứng về phía cơng lý và bảo vệ công lý, công
bằng cho xã hội. Bên cạnh đó luật sư cịn có vai trị có vai trị đặc biệt quan trọng
đối kinh tế xã hội của đất nước, giá trị pháp lý của con người cũng như cơng bằng,
dân chủ, bình đẳng cho một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một quốc gia độc lập.
Bên cạnh đó để có thể thực hiện chức năng, vị trí, vai trị và sứ mệnh của mình
trong xã hội, trong đời sống một luật sư cần phải có phẩm chất đặc biệt, phải đáp
ứng những yêu cầu về đạo đức của nghề luật như liêm chính, liêm khiết, thật thà,
cơng bằng, minh bạch, chí cơng vơ tư,... khi có những phẩm chất đặc biệt và đáp
ứng những yêu cầu về đạo đức trên thì người luật sư mới có thể thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, vai trò và sứ mệnh của mình trong bảo vệ cơng lý, bảo vệ con
người, đất nước, nên dân chủ công bằng. Để nghiên cứu sâu hơn về sứ mệnh, vị trí,
vai trị cũng như những yêu cầu về đạo đức của nghề luật sư thì thơng qua đề bài:
“Phân tích sứ mệnh, vai trị và những yêu cầu về đạo đức của nghề luật sư ở Việt
Nam” ta có thể tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh của nghề luật sư.

NỘI DUNG
1. Khái quát về Luật sư
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ
pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách
hàng)1.
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu
chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư
thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là
1 Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

3


khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo
văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại
diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình
tiến hành tố tụng2. Luật sư phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện về chức
danh nghề nghiệp.
Luật sư được chọn lựa một trong hai hình thức hành nghề là: Hành nghề
trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia
thành lập tổ chức hành nghề luật sư như công ty luật hoặc văn phịng luật sư; Một
hình thức khác là Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân3.
2. Sứ mệnh của nghề Luật sư:
Sứ mệnh của người luật sư là gì? Đó chính là sứ mệnh bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức,
cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát
triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa4. Phục vụ suốt đời vì cơng lí, phục vụ cộng đồng, trợ giúp cho số đơng. Họ
phải giải quyết, điều hòa các mâu thuẫn do xung đột lợi ích của mỗi bên trong cuộc

sống hàng ngày.
Trong quá trình giải quyết do bị hạn chế bởi trình độ văn hóa, sự hiểu biết
nhất định về pháp luật nên cơng dân khó bảo vệ quyền và lợi ích của mình một
cách đầy đủ và tồn diện. Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh nghiệm trong
hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lí có hiệu quả nhất
khi có những việc xảy ra liên quan đến pháp luật. Bởi thế, sứ mệnh của người luật
sư cần phải được phát huy trong q trình tiến tới bảo vệ lợi ích của con người. Để
hồn thành sứ mệnh cao cả đó, luật sư không những phải là người gương mẫu
trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật mà còn bổn phận tự giác chấp hành các
quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề và giao tiếp xã hội.
Chức năng của luật sư là góp phần bảo vệ các quyền cơ bản của con người
và thực hiện chức năng công bằng xã hội. Luật sư phải thực hiện các nghĩa vụ của
mình một cách trung thực, cố gắng hết sức để duy trì trật tự xã hội và tăng cường
hệ thống pháp luật phù hợp với chức năng của mình.

2 “Luật sư”: />3 “Vai trò của luật sư ở Việt Nam hiện nay”: />4 Quy tắc số 1 trong “Quyết định Số 201/QĐ-HĐLSTQ về việc ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam”

4


Với tư cách là người đại diện của khách hàng, luật sư thực hiện nhiều chức
năng. Với tư cách là một cố vấn pháp lí, luật sư mang đến cho khách hàng những
hiểu biết về quyền, nghĩa vụ hợp pháp của họ và giải thích việc thực thi các quyền
và nghĩa vụ đó. Với tư cách là một người biện hộ, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của khách hàng. Là nhà đàm phán, luật sư làm cầu nối trung hòa những
quyền lợi khác nhau của các bên và thực hiện chức năng của một người phát ngôn
cho mỗi khách hàng.
Trong khi thực hiện những công việc chuyên môn, luật sư phải thể hiện hết
khả năng làm việc nhanh gọn và siêng năng. Luật sư phải thường xun thơng báo

cho khách hàng về cơng việc mình làm và giữ bí mật những thơng tin của khách
hàng, trừ khi quy tắc nghề nghiệp hoặc pháp luật yêu cầu hoặc cho phép tiết lộ
những thơng tin đó.
Khi thực hiện công việc cho khách hàng và trong các mối quan hệ riêng tư,
tư cách đạo đức của luật sư phải phù hợp với quy định của pháp luật. Luật sư chỉ
được sử dụng các biện pháp mà pháp luật quy định cho mục đích hợp pháp chứ
khơng được gây rối hoặc đe dọa người khác. Luật sư phải tôn trọng pháp luật và
những người thực thi pháp luật như thẩm phán, công chức và các luật sư khác.
Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, tăng cường quản lý kinh tế và quản lí xã hội theo pháp luật; bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và các tổ chức; góp phần vào việc giải
quyết các vụ án được khách quan , đúng pháp luật; góp phần thực hiện quyền bình
đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; giáo
dục công dân tuân theo hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc
sống chủ nghĩa xã hội.
Quá trình làm việc, cơng tác của mình luật sư được ví như một cuộc cách
mạng để chứng minh, đấu tranh với quyền lợi, công lý cho con người, công cộng
xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật cần phải
tích cực thực hiện sứ mệnh cao cả của mình để khẳng định hơn nữa giá trị nghề
nghiệp của bản thân trong công cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân
chủ, văn minh
3. Vai trò của luật sư:
Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa
công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ
quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn,
5


ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Với tư cách là Luật sư, người am hiểu pháp
luật và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, vài trò của luật sư ở Việt Nam hiện

nay ngày càng được thể hiện được rõ nét.
Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trị quan
trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tịa án; góp phần giảm
thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các
quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội 5. Luật sư với tư cách
là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các
hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật. Pháp luật phải được mọi
người nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và tất cả các ngành,
pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người dân trên mọi vùng miền phải có đủ thơng
tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật. Luật sư có sự ảnh hưởng tích cực tới
đời sống xã hội, có vai trò quan trọng nhất là trợ giúp pháp lý, thể hiện thông qua
các hoạt động sau:
i.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố
tụng và ngoài tố tụng.
- Trong lĩnh vực tham gia tố tụng:

Luật sư tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp khác của đương sự trong các vụ việc dân sự, hành chính; bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền, lợi ích liên quan trong vụ án hình sự; là người bào chữa, của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo,…
Trong thời gian qua, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực
hiện tốt ngun tắc tranh tụng tại phiên tồ, góp phần quan trọng trong việc thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Thực tiễn thời gian qua cho thấy,
việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào
chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt
động bào chữa, tranh tụng tại Tịa án, luật sư đã góp phần làm giảm thiểu các vụ án
oan, án sai, đã xuất hiện nhiều tấm gương luật sư xuất sắc trên diễn đàn “Pháp
đình”, vị thế của luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao.
- Trong lĩnh vực đại diện ngồi tố tụng:
5 “Vai trị của luật sư ở Việt Nam hiện nay” />
6


Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết cơng việc có liên quan đến
việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ
pháp lý hoặc theo sự phân công của cơng ty luật hoặc văn phịng luật sư nơi luật sư
hành nghề với tư cách là cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Luật sư sẽ cùng
khách hàng hoặc thay mặt khách hàng làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho họ. Thơng thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng
thể hiện trong các lĩnh vực như Hành chính, Lao động, khiếu nại… Cụ thể, luật sư
thực hiện tư vấn trong nhiều lĩnh vực pháp luật, soạn thảo các văn bản pháp luật,
soạn thảo di chúc, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán
bất động sản, soạn thảo giấy tờ pháp lý của công ty... Lĩnh vực hoạt động soạn thảo
văn bản có liên quan đến pháp luật là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong hoạt
động tư vấn pháp luật của luật sư. Luật sư cịn hướng dẫn khách hàng về những
vấn đề có liên quan đến pháp luật, quyền của họ được pháp luật quy định và cách
xử sự theo đúng pháp luật. Việc tư vấn pháp luật cho khách hàng của luật sư góp
phần khơng nhỏ trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong đời sống xã
hội, ngăn chặn được những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt phiền hà cho cơ
quan nhà nước khi người dân thiếu hiểu biết pháp luật đi khiếu nại khơng đúng cơ
quan có thẩm quyền.
ii.


Luật sư có vai trị rất lớn trong việc giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức hiểu
biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật, tạo lập môi trường pháp lý
thuận lới cho sự phát triển của cá nhân, tổ chức và đất nước

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để
đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng,
tư vấn cho các doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác,…thông qua
hoạt động hướng dẫn, giải đáp; đưa ra các ý kiến và hướng giải quyết; cung cấp
thông tin liên quan đến vụ việc; giúp soạn thảo đơn từ.
Đồng thời thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của
luật sư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập mơi trường đầu tư,
kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực
trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường dịch vụ, tăng thu ngân
sách, giải quyết việc làm; góp phần bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp cả ở nước
ngoài. Sự tham gia tích cực của các luật sư trong dự án đầu tư, các giao dịch kinh
doanh, thương mại không chỉ góp phần phát huy nội lực mà cịn thu hút ngoại lực,
thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
7


iii.

Vai trò của luật sư trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Luật sư với tư cách là độc lập, đứng ở giữa với nhà nước với nhân dân. Họ là
những người gần gũi, có cơ hội được gần người dân, hiểu người dân, do đó khi họ
hiểu pháp luật thế nào thì sẽ tuyên truyền cho người dân một cách dễ hiểu nhất,
góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng xã hội một cách

dễ dàng nhất thơng qua hoạt động nghề nghiệp của mình.
Luật sư đóng một vai trị quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ
bản của công dân và phát triển xã hội. Cùng với thời gian, đội ngũ luật sư Việt
Nam dần dần khẳng định rõ vị trí, vai trị của mình trong xã hội. Luật sư với tư
cách là người có kiến thức sâu, rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa, cần phải khẳng định mình hơn nữa trong cơng cuộc xây dựng một
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Tham gia đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải
cách hành chính, và hội nhập kinh tế quốc tế. Khi thực hiện công việc, trách nhiệm
của mình người luật sư nếu phát hiện sai sót, những lỗ hổng trong pháp luật thì
phải kiến nghị sửa đổi, bổ sung, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đồng thời thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp của mình, luật sư có trách nhiệm
tham gia tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, góp ý bằng văn bản, tham
gia ý kiến tại các cuộc họp của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố để góp ý đối với
các dự án luật và văn bản dưới luật trong quá trình soạn thảo. Phản ánh, kiến nghị
về những khó khăn, vướng mắc thực tiễn hoạt động luật sư trong khuôn khổ hoạt
động giám sát chấp hành pháp luật của các Đồn cơng tác của Quốc hội, Hội đồng
Nhân dân Thành phố,…
iv.

Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác (dịch vụ luật sư giỏi)

Cung cấp dịch vụ pháp luật khác là việc luật sư giúp đỡ khách hàng thực
hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; Giúp đỡ về pháp luật trong trường
hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ
khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt
động cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin

8


pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình
tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết cơng việc, tránh việc đi lại nhiều lần
dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của người dân,những người được
trợ giúp pháp lý. Những vụ việc của họ được những luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn,
đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhanh
chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào cơng cuộc cải cách hành chính ở nước
ta hiện nay. Như vậy, vai trị của luật sư khơng chỉ được khẳng định trong thực tiễn
đời sống xã hội mà cũng ngày càng được Nhà nước đề cao.
4. Những yêu cầu về đạo đức đối với nghề Luật sư
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định
hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp
của luật sư bao gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các
mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng
nghiệp. Mỗi luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và
danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng từ khách hàng, từ đó tơn vinh
nghề luật sư6.
Những yêu cầu cụ thể về đạo đức đối với nghề luật sư là:
Thứ nhất, yêu cầu đầu tiên và cơ bản nhất về nghề luật sư là một người muốn trở
thành luật sư phải hội tủ đủ các tiêu chuẩn: “là công dân Việt Nam trung thành với
tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử
nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư
và có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư”.
Thứ hai là phải bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền:
- Đây không chỉ là nghĩa vụ cơng dân nói chung mà cịn là nghĩa vụ đạo đức
cơ bản của luật sư. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào luật sư cũng phải
trung thành với tổ quốc, có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ tổ quốc;
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là hoạt động góp

phần vào bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền;
Thứ ba, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan và giữ gìn uy tín, danh
dự, phẩm chất nghề nghiệp:

6 “Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư”: />
9


- Trong hoạt động nghề nghiệp, luật sư phải độc lập trong tư duy, suy nghĩ và
hành động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, không bị chi phối bởi bất cứ
một áp lực hoặc lợi ích vật chất và tinh thần nào để làm trái pháp luật và đạo
đức nghề nghiệp luật sư;
- Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan thể hiện bản chất nghề nghiệp luật
sư, là điều kiện để tạo lập niềm tin với khách hàng, với cơ quan nhà nước và
với cộng đồng xã hội.
- Phải giữ gìn uy tín, danh dự, phẩm chất quý giá của nghề luật sư.
- Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp
luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ
phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Trước khi là một luật sư thì
chính bản thân phải rèn luyện được đức tính độc lập, trung thực, khách quan,
nhiệt tình trong cơng việc, khơng ngại khó, ngại khổ, không dồn trách nhiệm
cho đồng nghiệp, cho người khác.
- Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, khơng vì lợi
ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và
đạo đức nghề nghiệp.
- Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thường
xun học tập nâng cao trình độ chun mơn, giữ gìn phẩm chất và uy tín
nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối
sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và
nghề luật sư.

- Là người thừa hành pháp luật, am tường các quy định của pháp luật, luật sư
phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hay gián tiếp làm bất
cứ những việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc khả năng làm ảnh hưởng bất lợi
đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của luật sư
- Cùng với vai trò là người hướng dẫn pháp luật, vai trò của luật sư cũng
không thể thiếu trong hoạt động phản biện. Sức mạnh của luật sư là những lý
luận mang tính phản biện. Hoạt động của luật sư cần đảm bảo sao cho tính
chất phản biện của mình có khoảng cách rõ nét khơng để lẫn lộn với ngụy
biện. Đó cũng là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư
- Nếu không tuân thủ yêu cầu này sẽ dẫn tới hậu quả là làm mất uy tín, danh
dự của luật sư, làm mất niềm tin của khách hàng và xã hội đối với luật sư và
hành nghề luật sư.
Thứ tư, bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng:
- Đây chính là nghĩa vụ đạo đức của luật sư trong việc cung cấp dịch vụ pháp
lý xuất phát từ sự tin cậy của khách hàng đối với luật sư. Chất lượng dịch vụ
10


pháp lý được đo bằng hàm lượng chất xám của luật sư đầu tư vào vụ việc, sự
tận tụy trong suốt q trình thực hiện cơng việc để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của khách hàng.
- Luật sư phải giữ bí mật thơng tin liên quan đến việc đại diện cho khách
hàng. Luật sư rất cần sự trung thực của khách hàng, bên cạnh đó khách hàng
cũng cần luật sư biết giữ gìn bí mật cho mình.
- Khái niệm “tốt nhất” được hiểu trong phạm vi trình độ, khả năng chuyên
môn và trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, không phải là nghĩa vụ bảo đảm
kết quả vụ việc theo yêu cầu của khách hàng.
Thứ năm, làm việc đúng theo pháp luật, đạo đức và quy luật của đời sống xã hội:
- Luật sư không được tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật hoặc gian trá. Thông thường luật sư phải từ chối hoặc rút lui

khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu luật sư làm một việc phạm pháp
hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Để tạo vị thế của luật sư với xã
hội và niềm tin với khách hàng, luật sư phải có nghĩa vụ tơn trọng sự lựa
chọn luật sư của khách hàng. Luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng
của mình và thực hiện vụ việc theo phạm vi yêu cầu của khách hàng. Khơng
được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột vì quyền lợi với
khách hàng khác. Trong quan hệ với khách hàng luật sư không nên để áp lực
tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng của mình
nên tách bạch hai vấn đề thì việc luật sư cung cấp cho khách hàng những lời
khuyên mới vô tư và trong sáng.
Thứ sáu, thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí trong những trường hợp đặc biệt:
- Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu, địi hỏi luật sư phải có trách nhiệm trợ giúp
pháp lý miễn phí cho các đối tượng có hồn cảnh khó khăn như người
nghèo, gia đình chính sách, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người già,
phụ nữ có hồn cảnh…. Chất lượng trợ giúp pháp lý miễn phí sẽ khơng được
khác gì so với chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng đã trả
thù lao;
- Hàng năm, mỗi luật sư bằng khả năng, tâm huyết trách nhiệm nghề nghiệp
cần có các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí. Thể hiện trách nhiệm nghề
nghiệp với cộng đồng xã hội;
- Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư thể hiện được vai trò xã hội
của mỗi một luật sư và giới luật sư với cộng đồng xã hội, thể hiện trách
nhiệm xã hội của giới luật sư trong việc quan tâm tới những vấn đề xã hội.
11


Biết chia sẻ, biết đùm bọc, thương yêu đoàn kết, kế thừa phát huy những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng tấm lịng và khả năng vốn có của
mình.
Thứ bảy, cố gắng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để xứng đáng với sự tin cậy của xã

hội:
- Tạo lập niềm tin của xã hội và cộng đồng với luật sư và nghề luật sư vừa là
trách nhiệm vừa là quyền lợi của mỗi luật sư và đội ngũ luật sư;
- Sự tin cậy của xã hội và cộng đồng vào giới luật sư phải được bắt đầu từ vụ
việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng, các hoạt động trợ
giúp pháp lý và hoạt động xã hội khác của luật sư;
- Sự tin cậy của xã hội và cộng đồng vào giới luật sư phải được xây đắp bằng
cả quá trình theo thời gian, theo cơng việc, theo sự đóng góp xây dựng của
cả đội ngũ luật sư.
- Mỗi luật sư luôn ý thức trách nhiệm bản thân trong việc học tập, tu dưỡng,
nâng cao trình độ chun mơn, giữ gìn phẩm chất uy tín nghề nghiệp để
xứng đáng với sự tin cậy của xã hội.
- Giới luật sư Việt Nam cần phải đoàn kết, chung tay góp sức xây dựng ngơi
nhà chung là Liên đoàn Luật sư Việt Nam để khẳng định vị trí vai trị và vị
thế của luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam đối với nhà nước, xã hội và
cả cộng đồng.
Thứ tám, tạo sự bình đẳng, đồn kết trong mối quan hệ với các đồng nghiệp:
- Phải có sự đồn kết giữa các luật sư, cá luật sư khơng được làm mất uy tín
của nhau bằng việc tự đề cao mình và phải thận trọng trong việc phê phán
hoặc chỉ trích luật sư khác.
- Phải đảm bảo được sự cạnh tranh trong công việc giữa các đồng nghiệp.
Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của nghề luật sư, mỗi luật sư
phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và và phong cách
văn hóa nói riêng của nghề luật sư. Muốn làm được điều này, những người trong
nghề luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp mình đã chọn lựa. Mỗi luật sư ai cũng
có trách nghiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ
gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng
nghiệp.
Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với nghề luật sư chẳng hạn
như: Luật hóa văn hóa tư pháp nói chung văn hóa nghề nghiệp luật sư nói riêng

nhằm nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội. Trong các giải pháp hoàn thiện lực
12


lượng bổ trợ tư pháp, việc đào tạo nghề luật sư cần được chú trọng, quan tâm hơn,
cũng như nên bố trí thêm thời gian, nội dung để các học viên học về đạo đức và
văn hóa của nghề nghiệp luật sư. Từ đó mới hình thành một đội ngũ luật sư thật sự
có đạo đức, văn hóa và tài giỏi, đương đầu với những vi phạm, tranh chấp tiềm ẩn
trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
KẾT BÀI
Luật sư một người nghiệp vô cùng quý giá và đáng trân trọng, một nghề
nghiệp được mọi người tôn trọng và thừa nhận. Một nghề có thể giúp người hành
nghề luật sư có được địa vị trong xã hội. Một nghề nghiệp mà nhiều sinh viên học
luật mong muốn được làm sau khi hồn thành việc học tại trường đại học. Vì vậy
một học sinh, sinh viên luật như bọn em phải luôn cố gắng không ngừng, cố gắng
học tập, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tư duy năng lực, sáng tạo để sau này có cơ
hội sẽ trở thành một luật sư tốt, giúp ích được cho xã hội và nước nhà.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Văn bản quy phạm pháp luật:
1. “Quyết định Số 201/QĐ-HĐLSTQ về việc ban hành bộ quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”
*Giáo trình:
2. Giáo trình Luật sư và nghề luật sư / Học viện Tư pháp, Hà Nội: Tư
pháp, 2018.
*Bài viết tạp chí:
3. Nguyễn Thị Minh Huệ (2018), Các kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư /

Nghề Luật. Học viện Tư pháp - Số chuyên đề Luật sư và đạo đức nghề
luật sư.
4. Nguyễn Hà Trang (2008), “Xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư ở Việt Nam” Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề
Tổ chức và hoạt động luật sư, Hà Nội.
*Khố luận, luận văn, luận án:
5. Hồng Thị Anh Thư – “Pháp luật về hành nghề Luật sư ở Việt Nam”;
Luận văn thạc sĩ Luật học; PGS. TS. Ngô Huy Cương hướng dẫn; Hà
Nội, 2014
6. Lê Xuân Trường - “Hoạt động của luật sư trong tố tụng dân sự Việt
Nam”; luận văn thạc sĩ Luật học; PGS. TS. Phan Hữu Thư hướng dẫn;
Hà Nội, 2020.
*Tài liệu khác:
7. “Luật sư” (ngày truy cập: 04/06/2021)
/>8. “Nghĩ về Luật sư và sứ mệnh cơng lý” (ngày truy cập: 04/06/2021)
/>9. “Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư” (ngày truy cập: 04/06/2021)
/>14


10.“Vai trò của luật sư ở Việt Nam hiện nay” (ngày truy cập: 04/06/2021)
/>11.“Luật sư là gì? Quy trình trở thành Luật sư tại Việt Nam” (ngày truy
cập: 04/06/2021)
/>
15



×