Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

LUẬN VĂN Nền kinh tế Indonesia và sự ảnh hưởng của nó đến sự thâm nhập của công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng_ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn(IMEXTRACO ) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.87 KB, 33 trang )







LUẬN VĂN

Nền kinh tế Indonesia và sự ảnh hưởng của
nó đến sự thâm nhập của công ty Xuất nhập
khẩu và xây dựng_ Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn(IMEXTRACO )





Lời nói đầu
Trong thời đại ngày nay, các nước trên thế giới có những cơ chế, chính sách
tạo điều kiện nhằm khuyến khích xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát
triển cơ sở hạ tầng. Hoạt động xuất khẩu chính là một phương tiện để thúc đẩy phát
triển kinh tế, là một vấn đề quyết định và không thể thiếu được của mỗi quốc gia trong
sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Đối với Việt Nam hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, trong chính sách kinh tế Đảng và
Nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động xuất khẩu và coi đó
là một trong ba chương trình kinh tế lớn cần tập trung thực hiện.
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội là một nước thuần
nông với hơn 70% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam xác định mặt hàng nông sản nói
chung và gạo nói riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu. Công ty IMEXTRACO là một trong những đơn vị kinh


doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phát triển đi lên ở cả trong điều kiện khó
khăn nhiều mặt, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước, thị trường biến
động Để đứng vững và tiếp tục phát triển hơn nữa Công ty IMEXTRACO cần không
ngừng hoàn thiện chiến lược phát triển lâu dài cũng như đề ra được kế hoạch, biện
pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong từng thị trường, từng giai đoạn cụ
thể.
Một trong những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam nói chung và
của công ty IMEXTRACO nói riêng là Indonesia, trong phạm vi bài viết của mình em
xin giải quyết tình huống: “Nền kinh tế Indonesia và sự ảnh hưởng của nó đến sự
thâm nhập của công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng_ Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn(IMEXTRACO )”





ChƯơng 1:
công ty IMEXTRACO thâm nhập thị trường Indonesia .
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn biến thời tiết trong những
ngày gần đây(2003) trên thế giới phản ánh khó khăn trong sản xuất lương thực ở nhiều
nước trên thế giới. Cơ quan lương thực quốc gia ấn độ (FCI) khẳng định sẽ không xuất
khẩu gạo cho tới tháng 12/2003 để đáp ứng nhu cầu nội địa do ảnh hưởng của mùa
mưa không thuận. Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản cũng cho biết sản lượng gạo của
nước này năm nay giảm xuống mức thấp kể từ năm 1993, có thể dưới 7,8 triệu tấn.
Điều này buộc Nhật Bản phải tăng nhập khẩu gạo trong năm tài khoá này để bù vào
nguồn thiếu hụt.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá tình hình thị trường “nóng” như vậy
đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Để chuẩn bị trước cho các diễn biến của tình hình đó, công ty Xuất_ Nhập khẩu
và xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (IMEXTRACO) đã và

đang có những hoạt động gấp rút trong các khâu thu mua, chế biến và bảo
quản…Công ty IMEXTRACO ( Import- Export and construction Company) là một
doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 3567 QĐ/BNN- TCCB
ngày 24/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( và quyết
định đổi tên số 5219 QĐ/BNN- TCCB ngày 16/11/2000 của Bộ trưởng Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn). Công ty có trụ sở tại 68 Trường Chinh- Đống Đa- Hà
Nội, đăng ký kinh doanh số 312154 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
27/7/1999.
Tiền thân của Công ty XNK và XD là Trung tâm kinh doanh XNK và XD được
thành lập từ năm 1998, nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm mới đầu chỉ là xây dựng và
kinh doanh vật liệu xây dựng để tạo nguồn vốn làm tiền đề cho lĩnh vực xuất nhập
khẩu. Sau khi Công ty được thành lập thì nhiệm vụ chính của Công ty hiện nay là:
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp nông
thôn, giao thông thuỷ lợi, đường dây hạ thế và trạm biến thế từ 35kv trở xuống. Nhận
thầu thi công các công trình ở nước ngoài .
- Tư vấn xây dựng
- Kinh doanh bất động sản và phát triển nhà.

- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị :
+ XNK nông lâm sản đã qua chế biến.
+ XNK vật tư, vật liệu, thiết bị phục vụ xây dựng.
+ XNK máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu sản xuất.
+ XNK hàng gốm sứ và thuỷ hải sản.
+ XNK trang thiết bị phục vụ trồng trọt, thuỷ lợi.
Tổng số công nhân viên của Công ty là 50 người, bao gồm hợp đồng dài hạn và
ngắn hạn, trong đó có 35 người có trình độ đại học với các ngành nghề như: kỹ sư xây
dựng, kỹ sư thuỷ lợi, cơ khí, kiến trúc sư, cử nhân kinh tế, tài chính, ngoại thương,
ngoại ngữ, cử nhân luật
Công ty XNK và XD là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty XDNN và

PTNT, vì vậy phải xây dựng chiến lược phát triển của Công ty theo nhiệm vụ của
ngành, tuân thủ các chế độ chính sách mà luật pháp của nhà nước ban hành có liên
quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trong kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, việc tìm
kiếm thị trường là vấn đề quan trọng, bảo đảm cho hoạt động kinh doanh diễn ra đạt
hiệu quả cao.Trước năm 2000, Công ty hầu như chỉ xuất khẩu theo dự án trả nợ nước
ngoài của Chính phủ nên hiệu quả kinh doanh xuất khẩu rất thấp. Và cũng chính vì
vậy, thị trường chủ yếu của công ty là một số nước thuộc Liên Xô cũ. Từ năm 2000 trở
đi, ngoài xuất khẩu trả nợ, Công ty đã ký thêm được các hợp đồng xuất khẩu trả chậm
và một số hợp đồng thương mại với các thị trường mới như: Indonesia, Angieri, Lào,
Trung Quốc, Ucraina Cũng trong năm 2000 này, Công ty đã tham gia đấu thầu quốc
tế và mở đà cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.
Như vậy, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công IMEXTRACO cũng như các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác là thị trường châu á và châu Mỹ.
Tại châu á các nước nhập khẩu gạo của Công ty IMEXTRACO là: Indonesia,
Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên Lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường này
chiếm 42,5% năm 2000 và tăng lên 80,3% năm 2003. Còn thị trường châu Mỹ thì chủ
yếu là Cu Ba.

Năm 1997 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Thái
Lan và Mỹ, với khối lượng gạo xuất khẩu là 3,047 triệu tấn. Khối lượng gạo xuất khẩu
tăng lên nhanh chóng: 3,682 triệu tấn năm 1998; đến năm 2002 Việt Nam xuất khẩu
được 3,8 triệu tấn. Theo đó là sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty
IMEXTRACO cũng không ngừng tăng lên. Chúng ta có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 1: Số lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu thời kỳ 2000- 2002
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002
Số lượng (tấn)
107.930 136.800 186.250

Kim ngạch (ngàn USD) 20.507 25.992 35.388
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty IMEXTRACO
Bảng 2: Số lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường của Công ty IMEXTRACO
Năm
2000 2001 2002 2003
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số 107.930 100 136.800 100 186.250 100 195.000 100
Châu á
45.880 42,5 76.060 55,6 132.980 71,4 156.390 80,2
Châu Mỹ 28.830 26,70 29.820 21,80 25.330 13,60 27.300 14,0
Châu Phi 13.060 12,1 20.520 15,0 16.760 9,0 3.900 2,0
Các tt khác 20.180 18,7 10.400 7,6 11.180 6,0 7.410 3,8
Nguồn:Phòng KTĐN công ty IMEXTRACO
Qua hai bảng trên ta thấy từ năm 2000- 2003, sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu gạo của Công ty IMEXTRACO tăng nhanh. Nếu năm 2000 sản lượng đạt
107.390 tấn, kim ngạch 20.507 ngàn USD thì đến năm 2001 sản lượng là 136.800 tấn,
kim ngạch xuất khẩu 25.992 ngàn USD. Đến năm 2002 sản lượng là 186.250 tấn và
kim ngạch xuất khẩu đạt được 35.388 ngàn USD. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện tính hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty.
Ngày nay, trên thế giới càng bộc lộ rõ xu hướng tăng lên về loại gạo có phẩm
chất cao thể hiện ở chỗ lượng tiêu thụ và giá cả của loại gạo phẩm chất tốt ngày càng

tăng trong khi đó nhu cầu về loại gạo phẩm cấp thấp ngày càng giảm dần. Để đánh giá
chất lượng gạo trên thị trường quốc tế người ta căn cứ vào chỉ tiêu: gạo lành, hình
dáng, kích thước của hạt, độ bóng, độ đều, phần trăm tạp chất, trong đó quan trọng
nhất là chỉ tiêu gạo lành. Công IMEXTRACO chủ yếu xuất khẩu gạo là gạo mùa mới
với tỷ lệ tấm là 10%. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty luôn hướng về xuất khẩu
gạo có phẩm cấp cao.
Thị trường lớn nhất của công ty là thị trường Châu á, tại thị trường Châu á,
công ty có một số bạn hàng tập trung ở một số nước như: Indonesia , Malaysia, Triều

Tiên,… trong đó lớn nhất là thị trường Indonesia_ nước nhập khẩu gạo lớn nhất trên
thế giới và cũng là bạn hàng lớn nhất của công ty. Năm 2000 công ty chính thức ký kết
hợp đồng xuất khẩu gạo với công ty Amada, công ty Green Would và một số công ty
khác của Indonesia.
Đầu năm 2000, ngay trong các hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đầu tiên của
công ty, công ty đã xác định việc lựa chọn thị trường là một khâu hàng đầu. Thị trường
mà công ty lựa chọn là thị trường Châu á, trong đó thị trường trọng điểm của công ty
là Indonesia và Malaysia. Việc lựa chọn thị trường của công ty là một quyết định hoàn
toàn chính xác, điều này đượcthể hiện rõ qua việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
gạo của công ty qua hàng năm.
Công ty tiến hành thâm nhập thị trường Indonesia dựa trên một số lý do cơ bản
sau:
- Trước tiên đó là sự phát triển tất yếu của công ty. Là một công ty kinh doanh
xuất nhập khẩu nên điều đăc biệt quan trọng đối với công ty là khâu tìm và chiếm lĩnh
thị trường.
- Indonesia là một nước trong cùng khu vực với Việt Nam, điều này là một
thuận lợi với công ty trong các hoạt động tìm hiểu và thâm nhập thị trường.Việt Nam
và Indonesia đều là thành viên của ASIAN và giữa hai nước có mối quan hệ chặt chẽ.
Do đó, trong hoạt động kinh doanh của mình với thị trường Indonesia, công ty luôn
luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủ hai nước.
- Indonesia là một thị trường tiêu thụ lớn, là một nước luôn dẫn đầu thế giới
trong hoạt động nhập khẩu gạo. Do có dân số đông, địa hình phức tạp bao gồm nhiều
hòn đảo nên nền nông nghiệp của Indonesia gặp rất nhiều khó khăn. Sản lượng gạo

hàng năm không đủ đảm bảo mức tiêu thụ tối thiểu của người dân. Chính vì thế
Indonesia thường xuyên phải nhập khẩu gạo. Khối lượng gạo mà Indonesia nhập hàng
năm lên tới trên 2 triệu tấn, đây là một hứa hẹn lớn đối với các công ty xuất khẩu gạo.
Sau khi nhận rõ được tiềm năng to lớn của thị trường Indonesia , công ty
IMEXTRACO đã quyết định kinh doanh trên thị trường này.
- Indonesia là một nước có nền kinh tế khá phát triển, So sánh với các nước

trong khu vực thì Indonesia là một nước có chỉ số GDP khá cao: với chỉ số GDP là
153.255 triệu USD, GDP theo đầu người là 681,79 USD.
Nhận thấy rõ tiềm năng to lớn của thị trường Indonesia , Công ty
IMEXTRACO đã quyết định thâm nhập vào thị trường này. Hình thức thâm nhập mà
công ty lựa chọn là xuất khẩu trực tiếp thông qua việc đàm phán ký kết hợp đồng với
chính phủ và một số công ty nhập khẩu gạo của Indonesia.
Sau hơn 3 năm hoạt động kinh doanh trên thị trường Indonesia công ty đã đạt
được một số thành tựu nhất định. Ngay trong năm đầu tiên, năm 2000 công ty đã xuất
sang thị trường Indonesia 12.000 tấn, và tăng lên 21.500 tấn vào năm 2001, 52.250 tấn
năm 2002, tính đến tháng 10 năm 2003 công ty đã xuất sang thị trường Indonesia được
55.000 tấn. Tuy nhiên theo các cán bộ nghiên cứu thị trường của công ty thì khối
lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này sẽ giảm trong những tháng còn lại của năm
2003 vì do chính phủ Indonesia đã và đang có nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân trong
nước như: hạn ngạch, trợ giá…Có thể nhận thấy đây là một kết quả đáng khích lệ đối
với công ty, nó tạo điều kiện cho công ty tăng cường thúc đẩy hoạt động kinh doanh
xuất khẩu gạo sang thị trường đầy triển vọng này.
Là một doanh nghiệp nhà nước nhưng có tuổi đời còn trẻ nên các hoạt động
kinh doanh xuất khẩu của công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Song bên cạnh đó
công ty cũng có một số thuận lợi nhất định, và đó cũng là những điểm mạnh mà trong
tương lai công ty cần phải khai thác thêm trong các hoạt động kinh doanh xuất khẩu
gạo của mình.
Những thuận lợi của công ty khi thâm nhập thị trường Indonesia gồm có:
- Khâu thu mua nguồn hàng của công ty có rất nhiều thuận lợi do thị trường đầu
vào phong phú và đa dạng, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động trong các công tác tìm

nguồn hàng và tìm nguồn tiêu thụ. Điều này đảm bảo tốt cho công tác chuẩn bị nguồn
hàng và luôn giao hàng đúng tiến độ, giữ uy tín của công ty với bạn hàng.
- Công ty tận dụng được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại,… Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu
khác, việc hỗ trợ từ phía chính phủ luôn là những đIều kiện đặc biệt quan trọng để

công ty tăng cường khả năng kinh doanh trên thương trường quốc tế.
- Indonesia là một thị trường khá ổn định. Lượng gạo tiêu thụ của công ty tại thị
trường này tăng đều hàng năm. Công ty luôn có mối quan hệ tốt các công ty bạn của
Indonesia.
Những khó khăn khi công ty thâm nhập thị trường Indonesia gồm có:
- Tại thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường gạo Indonesia nói riêng,
sản phẩm gạo xuất khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn do còn kém sức cạnh
tranh so với sản phẩm gạo của một số công ty xuất khẩu gạo Thái Lan. Không chỉ phải
cạnh tranh với các công ty trong nước mà công ty còn phải cạnh tranh với rất nhiều
công ty nước ngoài trên thị trường Indonesia . Điều này bắt buộc công ty phải có
những sự đầu tư thích hợp. Ngoài ra khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam còn yếu.
Đặc biệt là trong sự cạnh tranh với gạo của Thái Lan. Họ có rất nhiều loại gạo có phẩm
chất hơn hẳn gạo của Việt Nam mà giá thành lại rẻ hơn.
- Hoạt động xuất gạo của công ty tại thị trường Indonesia còn mang tính từng
chuyến, từng đợt. Công ty chưa tổ chức được mạng lưới thông tin tốt để có thể thu
thập được những thông tin chân thực, đầy đủ do đó đẫn đến việc phán đoán diễn biến
của thị trường giá cả chưa chính xác, còn nhiều hạn chế.
- Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn chênh lệch
so với đối tác nước ngoài. Đội ngũ cán bộ Công ty IMEXTRACO mặc dù đã được đào
tạo và đào tạo lại một cách cơ bản, khoa học nhưng do kinh nghiệm thực tế còn thiếu
và phương tiện làm việc không đầy đủ đã cản trở họ trong việc giao dịch, kí kết hợp
đồng với các đối tác Indonesia .
- Là một công ty mới được thành lập nên khả năng về vốn của công ty còn rất
nhiều hạn chế, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
gạo của công ty.

Ngoài những khó khăn mà công ty gặp phải kể trên còn có rất nhiều yếu tố có
tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty. Những
yếu tố đó bao gồm:
- Yếu tố cạnh tranh:

Sự cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường gạo
Indonesia nói riêng đang diễn ra gay gắt, buộc công ty phải có một số biện pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình như: Nâng cao chất lượng, giảm
giá thành… và dẫn tới phải đầu tư tương đối lớn tới các khâu như: bảo quản, chế
biến… trong khi tình hình nguồn vốn của công ty khá hạn hẹp.
- Yếu tố quốc tế:
Do bạn hàng của công ty là các công ty thuộc nhiều nước khác nhau trên thế
giới nên viêc quan hệ làm ăn của công ty với họ gặp rất nhiều khó khăn. Tại Indonesia,
đại đa số người dân theo đạo hồi, họ là những ngưòi rất sùng đạo, vì thế yêu cầu công
ty phải nắm vững được tâm lý của đối tác, nếu không sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
khâu đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Yếu tố thời tiết:
Do đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty là các sản phẩm nông nghiệp nên
phụ thuộc rất lớn đến yếu tố thời tiết. Điều này thể hiện rõ ở các vùng miền trung, nơi
thường xuyên chịu hạn hán, lũ lụt… và nhiều khi dẫn đến việc thu mua của công ty
gặp nhiều hạn chế. Yếu tố thời tiết tại Indonesia cũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty sang thị trường Indonesia.
- Tỷ lệ lạm phát
Indonesia lại là một nước có tỷ lệ lạm phát khá cao và không ổn định. Theo
thông báo cuả các cơ quan kinh tế Indonesia thì năm ngoỏi, tỷ lệ lạm phỏt của
Indonesia là 12,55% và mục tiờu trong nǎm nay sẽ giảm xuống cũn 9%, điều này có
khả năng gây ra sự rủi do cho các công ty xuất khẩu gạo vào thị trường Indonesia (
Trong đó có IMEXTRACO)
- Tỷ giá của đồng ngoại tệ:
Sự thay đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu
của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kịp
thời bảo toàn vốn, vừa bảo đảm nhu cầu ngoại tệ phục vụ kinh doanh.

*Trong thời gian hơn ba năm chính thức thâm nhập và hoạt động kinh doanh
xuất khẩu gạo sang Indonesia, ngoài việc phải khắc phục những khó khăn và phát huy

những thuận lợi, công ty cũng luôn phải chú trọng tới những thay đổi trong môi trường
kinh tế của Indonesia đề từ đó có những sách lược đúng đắn trong các hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến
những kết quả đáng khích lệ của công ty. Những thay đổi trong môi trường kinh tế ở
Indonesia bao gồm:
- Sự thay đổi phương thức mua bán của các bạn hàng:
Trước kia, các nước nhập khẩu gạo mua gạo của Việt Nam nói chung và của
công ty nói riêng theo phương thức đàm phán thương mại cấp chính phủ giữa hai
nước( G_to_G), sau đó phía bạn giao cho tập đoàn kinh tế hay tổ chức an ninh lương
thực. Còn phía ta thì giao cho các công ty xuất khẩu lương thực. Nhưng hiện nay thì
chính phủ Indonesia đơn phương thay đổi phương thức mua bán và mở cửa cho các
doanh nghiệp nhỏ thực hiện giao dịch. Họ thay đổi phương thức mua bán là vì lợi ích
kinh tế tập thể, lợi ích kinh tế cá nhân…Công ty IMEXTRACO đã phát hiện sự
chuyển đổi phương thức mua bán của bạn nên mạnh dạn ký kết các hợp đồng nhỏ, lẻ,
tăng vòng quay vốn. Với phương thức mua bán thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nhạy bén, chủ động và tích cực hơn trong việc đàm phán với bạn. Tuy nhiên việc
buôn bán chuyến dù nhỏ, lẻ nhưng quay được nhanh nhiều vòng, sẵn sàng tư thế cho
việc đấu thầu, bán trả chậm tùy theo tình huống đòi hỏi.
- Thuế quan và hạn ngạch
Hiện tại Indonesia có rất nhiều chính sách nhằm bảo hộ nông dân, điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của những công ty nước
ngoài vào Indonesia, trong đó có IMEXTRACO. Các biện pháp mà Indonesia thường
áp dụng gồm có thuế quan và hạn ngạch.

Chương2:
Phân tích tình huống.

I. Sơ lược về nền kinh tế Indonesia:
Indonesia là một nước ở phía nam biển Đông vùng Đông Nam Châu á, là nước
sản xuất dầu lửa và là thành viên của OPEC, với diện tích khoảng 1.912.988 km2 và

dân số là 224.784.210 người( năm 2001). Indonesia là một nước có nền kinh tế khá
phát triển trong khu vực,và được thế giới biết đến với những danh lam thắng cảnh nổi
tiếng. Thủ đô của Indonesia là Jakata, ngoài ra Indonesia còn có một số thành phố
chính khác như: Su-ra-bay-da, me-dan, Băng-dung. Cơ cấu dân tộc của Indonesia bao
gồm người Gia-va là chủ yếu, chiếm 45%, người Sun-đan chiếm 14%, người Man-đu-
rơ chiếm 7,5%, Ma-lai chiếm 7,5%, các dân tộc khác chiếm 26%.
Về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng trong xã hội Indonesia thì đạo hồi là đạo thịnh
hành nhất, số người theo đạo hồi Sun-ni chiếm 87% tổng dân số, các giáo phái khác
của thiên chúa chiếm 7%, đạo Thiên chúa giáo La Mã chiếm 3%, đạo hin-đu chiếm
2%. Vì là nước có số lượng dân số theo đạo hồi rất đông nên xã hội của Indonesia có
sự ảnh hưởng khá sâu sắc và có quan hệ khá mật thiết với một số nước đạo hồi trên thế
giới.
Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 10 tháng 8 năm 1964
và tham gia rất nhiều tổ chức trên thế giới như: APEC, ASEAN,AsDB, ESCAP, FAO,
G- 77, IAEA, IBRD, UNESCO, UNIDO, WTO,…
So sánh với các nước trong khu vực thì Indonesia là một nước có nền kinh tế
khá phát triển với chỉ số GDP Là 153.255 triệu USD, GDP theo đầu người là 681,79
USD.
Trong một thoả thuận với quỹ tiền tệ quốc tế IMF năm 2001, chính phủ
Indonesia dưới sự lãnh đạo của tân tổng thống, bà Megawati Sukarnoputri đã cam kết:
Đảm bảo nền kinh tế Indonesia phát triển ổn định với các chỉ tiêu sau: Tốc độ phát
triển kinh tế 3%_3,5%. Lạm phát 9%_11%, dự trữ ngoại tệ: 28,2 tỷ USD. Chính phủ
để Ngân hàng Trung ương hoạt động mạnh và độc lập, sửa đổi quy chế Ngân hàng
Trung ương. Sửa đổi luật phá sản, tư nhân hoá một số công ty quốc doanh để tạo thêm

tiền mặt cho ngân sách. Giữ thâm hụt cho nhà nước ở mức 3,7%… Vào thời điểm này,
tổng nợ của chính phủ Indonesia là 132 tỷ USD, tương đương với GDP một năm.
Trong đó 72 tỷ USD là nợ nước ngoài, 60 tỷ USD là nợ trong nước. Đây là một thành
công lớn của chính phủ Indonesia bởi đổi lại cam kết đó, chính phủ Indonesia sẽ nhận
được một khoản viện trợ 5 tỷ USD từ phía IMF.

Với địa hình bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ nên Indonesia có nền nông nghiệp
nghèo nàn, ngoài ra với số dân khá đông, nên Indonesia thường xuyên phải nhập khẩu
lương thực. Các nước xuất khẩu gạo sang Indonesia chủ yếu là Thái Lan (30%), Việt
Nam(27%), ấn độ(16,5%), Myanmar(10%)…
Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày: 10/8/1964. Ngày 23-
03-1995 Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước cộng
hoà Indonesia đã tham gia ký kết hiệp định thương mại với lòng mong muốn phát
triển, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và
cùng có lợi. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia sang Việt Nam bao gồm:
Phân bón, sản phẩm từ dầu, gỗ, nguyên liệu công nghiệp dệt, máy móc và thiết
bị…Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Indonesia bao gồm: Gạo, dầu
thô, tiêu, rau quả… Trong nội bộ ASEAN thì Indonesia là bạn hàng lớn thứ tư của
Việt Nam( sau Singapore, Malaysia và Thái Lan).
II. Phân tích các lý do dẫn đến việc thâm nhập thị trường Indonesia của
công ty IMEXTRACO:
1. Đây là sự phát triển tất yếu của công ty.
Trước năm 2000, các hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu
là thông qua các hợp đồng trả nợ của chính phủ, điều này dẫn tới hoạt động kinh doanh
xuất khẩu gạo của công ty không đạt hiệu quả cao do phải trông chờ vào các hợp đồng
của chính phủ Việt Nam. Bước sang năm 2000, khi mà chính phủ các nước bạn quyết
định thay đổi phương thức mua bán bằng cách giao cho các doanh nghiệp trực tiếp
tham gia kinh doanh nhập khẩu gạo thì việc xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được
chính phủ giao lại cho các công ty xuất khẩu lương thực. Điều này tất yếu dẫn đến việc
các công ty phải tự tìm cho mình bạn hàng và duy trì sự phát triển trên các thị trường
đó. Điều này đã đặt ra cho các công ty xuất khẩu gạo rất nhiều thử thách và thuận lợi,

nếu công ty tìm được nguồn tiêu thụ tốt thì sẽ đạt hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao
và ngược lại. Trước tình hình đó, công ty IMEXTRACO đã rất chú trọng tới khâu tìm
đối tác bạn hàng, và do đó việc công ty thâm nhập vào thị trường Indonesia là một vấn
đề tất yếu.

2. Indonesia là một nước trong cùng khu vực với Việt Nam.
Điều này là một thuận lợi với công ty trong các hoạt động tìm hiểu và thâm
nhập thị trường.Việt Nam và Indonesia đều là thành viên của ASIAN và giữa hai nước
có mối quan hệ chặt chẽ. Do đó, trong hoạt động kinh doanh của mình với thị trường
Indonesia, công ty luôn luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủ hai nước.
Đây là một thuận lợi rất lớn của công ty, tận dụng được điều kiện thuận lợi này
công ty có thể tăng cường khả năng cạnh tranh trước các công ty xuất khẩu gạo khác
trên thế giới của Mỹ, ấn độ,…Mặc dù hiện nay, chính phủ Indonesia đã khuyến khích
các doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu gạo nhằm đảm
bảo tốt khả năng tiêu thụ gạo trong nước, tuy nhiên khối lượng gạo nhập khẩu vào
Indonesia chủ yếu vẫn là các hoạt động ký kết của chính phủ Indonesia với một số
nước như: Việt Nam, Thái Lan… thông qua cơ quan lương thực Bulog, nếu công ty
nắm bắt được điều kiện này sẽ phát huy được tối đa khả năng kinh doanh xuất khẩu
gạo trên thị trường Indonesia.
3. Indonesia là một thị trường tiêu thụ lớn, là một nước luôn dẫn đầu thế
giới trong hoạt động nhập khẩu gạo.
Do có dân số đông, địa hình phức tạp bao gồm nhiều hòn đảo nên nền nông
nghiệp của Indonesia gặp rất nhiều khó khăn. Sản lượng gạo hàng năm không đủ đảm
bảo mức tiêu thụ tối thiểu của người dân. Chính vì thế Indonesia thường xuyên phải
nhập khẩu gạo. Khối lượng gạo mà Indonesia nhập hàng năm lên tới trên 2 triệu tấn,
đây là một hứa hẹn lớn đối với các công ty xuất khẩu gạo. Năm 2001 Indonesia đã
nhập khoảng 1,5 triệu tấn gạo, năm 2002 con số này lên tới hơn 2 triệu tấn và tính đến
tháng 10 năm 2003 Indonesia đã nhập 2,5 triệu tấn. Hàng năm, Indonesia sản xuất
khoảng 50 triệu tấn lúa, trong khi đó sức tiêu thụ trong nước rơi và khoảng 52 triệu.
Hoạt động nhập khẩu gạo của Indonesia là một hoạt động thường xuyên và không thể
thiếu được bởi vì gạo là lương thực chủ yếu của trên 200 triệu người dân Indonesia.

Sau khi nhận rõ được tiềm năng to lớn của thị trường Indonesia , công ty
IMEXTRACO đã quyết định kinh doanh trên thị trường này. Đây là một đảm bảo rất
lớn đối với công ty về đầu ra, và đảm bảo sự tồn tại của công ty trong thị trường gạo

Indonesia. Khi thâm nhập vào thị trường Indonesia công ty dễ có cơ hội phát triển do
sức tiêu thụ của thị trường lớn, thông qua đó công ty thu được một nguồn lợi nhuận
cao, đẩy mạnh sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
4. Indonesia là một nước có nền kinh tế khá phát triển.
So sánh với các nước trong khu vực thì Indonesia là một nước có chỉ số GDP
khá cao là 153.255 triệu USD, GDP theo đầu người là 681,79 USD.
Đây là một thuận lợi với công ty, bởi vì khi tham gia hoạt động kinh doanh
trong một môi trường có nền kinh tế phát triển công ty dễ có khă năng nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Các công ty của nước bạn có nguồn tài chính lớn, do đó ít có trường
hợp công ty bị chiếm dụng vốn. Đây là một điều rất quan trọng đối với công ty khi mà
bước đầu tham gia hoạt động kinh doanh trên thương trường quốc tế.
III. Các thay đổi diễn ra trong môi trường kinh tế của Indonesia và ảnh
hưởng của nó tới việc xuất khẩu gạo của công ty IMEXTRACO.
1. Sự thay đổi phương thức mua bán :
Sự thay đổi phương thức mua bán của các bạn hàng: Trước kia, các nước nhập
khẩu gạo mua gạo của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng theo phương thức
đàm phán thương mại cấp chính phủ giữa hai nước( G_to_G), sau đó phía bạn giao
cho tập đoàn kinh tế hay tổ chức an ninh lương thực. Còn phía ta thì giao cho các công
ty xuất khẩu lương thực. Nhưng hiện nay thì chính phủ Indonesia đơn phương thay đổi
phương thức mua bán và mở cửa cho các doanh nghiệp nhỏ thực hiện giao dịch. Họ
thay đổi phương thức mua bán là vì lợi ích kinh tế tập thể, lợi ích kinh tế cá
nhân…Việc mua bán cấp chính phủ giúp công ty có thể ký những hợp đồng với số
lượng lớn, giá tốt. Do biết trước "đầu ra" nên dễ tính toán "đầu vào" ít gặp rủi ro nếu
hợp đồng thực hiện nghiêm túc. Nhưng hạn chế là các đơn vị thành viên luôn trông
chờ vào chỉ tiêu phân chia của tổng công ty để tham gia xuất ủy thác. Do độc quyền
nên có điều kiện phát sinh các hiện tượng tiêu cực, tệ cửa quyền như lo lót, xin cho, ưu
ái riêng Từ đó dẫn đến hạn chế cơ bản là tính năng động trong kinh doanh của các

doanh nghiệp đầu mối do sự ỷ lại Với phương thức mua bán thay đổi đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động và tích cực hơn trong việc đàm phán với bạn.

Hơn nữa, việc buôn bán chuyến dù nhỏ, lẻ nhưng quay được nhanh nhiều vòng, sẵn
sàng tư thế cho việc đấu thầu, bán trả chậm tùy theo tình huống đòi hỏi. Tuy vậy, vai
trò của các bộ ngành, địa phương trong việc hướng dẫn, điều hành các doanh nghiệp
xuất khẩu có trật tự trong tình hình mới là điều cần thiết trong việc thích ứng với sự
thay đổi phương thức mua bán trên thị trường xuất khẩu gạo khu vực
Công ty IMEXTRACO đã phát hiện sự chuyển đổi phương thức mua bán của
bạn nên mạnh dạn ký kết các hợp đồng nhỏ, lẻ, tăng vòng quay vốn. . Với phương thức
mua bán thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động và tích cực hơn
trong việc đàm phán với bạn. Hơn nữa, việc buôn bán chuyến dù nhỏ, lẻ nhưng quay
được nhanh nhiều vòng, sẵn sàng tư thế cho việc đấu thầu, bán trả chậm tùy theo tình
huống đòi hỏi.
2. Sự thay đổi thuế quan và hạn ngạch :
Sự thay đổi trong các chính sách về thuế, hạn ngạch của Indonesia .Hiện tại
Indonesia có rất nhiều chính sách nhằm bảo hộ nông dân, điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của những công ty nước ngoài vào
Indonesia , trong đó có IMEXTRACO. Các biện pháp mà Indonesia thường áp dụng
gồm có thuế quan và hạn ngạch.
Bộ trưởng Nông nghiệp Bungaran Saragih cho biết, Indonesia sẽ nâng thuế
nhập khẩu gạo lên gần 19% từ năm 2004 nhằm bảo vệ nông dân trong nước.
Tháng 6/2003, cơ quan Hậu cần Nhà nước Indonesia (Bulog) vừa đề xuất Chính
phủ nước này thiết lập hạn ngạch nhập khẩu gạo, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của
nước này, từ năm 2004 nhằm bảo hộ nông dân trong nước.
Đề xuất này đưa ra hai phương án, một là hạn ngạch hạn chế thông thường, hai
là hạn ngạch thuế quan liên đới.
Bulog cho biết có thể phương án thứ 2 sẽ được lựa chọn để quản lý tỡnh hỡnh
nhập khẩu hàng húa và giỏ cả, và sẽ cú tỏc dụng bảo vệ nụng dõn nước này tốt hơn
phương án thứ nhất, thông qua biện pháp hạn ngạch thuế quan, Chính phủ có thể đánh
mức thuế cao hơn đối với lượng hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia Bungaran Saragih cho biết mức thuế nhập

khẩu gạo có thể sẽ tǎng từ 430 rupiah/kg lên 510 rupiah/kg (0,06 UScent/lb).
Một số nhà lập pháp nước này từ lâu đó đề nghị Chính phủ thực hiện các giải
pháp trên để bảo hộ nông dân trong nước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, việc
tǎng giá lúa gạo có thể khiến tỷ lệ lạm phát đó cao sẽ cũn cao hơn, bởi giá gạo có ảnh
hưởng rất lớn tới chỉ số giá tiêu dùng.
Trong 2 nǎm qua, Indonesia đó khụng một lần tǎng giỏ lỳa gạo. Tuy nhiờn, theo
một nghị định của chính phủ dự kiến ban hành vào tháng 10 tới, Cơ quan hậu cần quốc
gia Indonesia Bulog sẽ tǎng giá thu mua lúa từ nông dân lên 1650 rupiah (0,186
USD)/kg từ mức 1519 rupiah/kg hiện nay. Mức giá mới sẽ có hiệulực vào nǎm tới.
Indonesia nằm trong số những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và cũng là
một trong những nước có tỷ lệ lạm phát lớn nhất châu A'. Nǎm ngoái, tỷ lệ lạm phát
của Indonesia là 12,55% và mục tiêu trong nǎm nay sẽ giảm xuống cũn 9%. Theo cỏc
quan chức lnđônêxia, năm 2003, sản lượng thóc của nước này sẽ tăng 2,7% (1,4 triệu
tấn) so với năm trước, đạt 53 triệu tấn (khoảng 33,5 triệu tấn gạo). Nguyên nhân là do
diện tích trồng lúa của lnđônêxia năm 2003 dự đoán sẽ tăng 1,4% (16.000 ha) so với
năm trước lên 11,8 triệu ha và năng suất lúa dự đoán sẽ tăng 1,6% (0,07 tấn/ha), đạt
4,5 tấn/ha. Nhu cầu tiêu thụ gạo của lnđônêxia năm 2003 dự đoán vẫn giữ ở mức năm
trước là 36,1 triệu tấn, cao hơn sản lượng là 2,6 triệu tấn.
Tuy nhiên, do tồn kho gạo thấp nên năm 2003 lnđônêxia sẽ tiếp tục nhập khẩu
gạo ở mức cao của năm trước là 3 triệu tấn. Nhưng để bảo vệ người sản xuất trong
nước, Bộ Nông nghiệp lnđônêxia đó đề nghị Chính phủ tăng thuế nhập khẩu gạo, bắt
đầu từ 1/1/2003, thuế nhập khẩu sẽ tăng từ 430 Rupiah/kg mức hiện nay lên 510
Rupiah/kg.
Đồng thời lnđônêxia cũng tăng giá thóc thu mua của nông dân từ 519
Rupiah/kg lên 725 Rupiah/kg. Mức giá mới này bao gồm cả 25 Rupiah/kg hỗ trợ chi
phí vận chuyển cho nông dân để giao gạo lên cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog). Năm
2003 Bulog sẽ áp dụng mức giá sàn này để mua 2,2 triệu tấn gạo của nông dân và bán
lại cho các hộ gia đỡnh cú thu nhập thấp với giỏ 1.000 Rupiah/kg.
Trước tình hình đó, các công ty xuất khẩu gạo sang Indonesia gặp rất nhiều khó
khăn( trong đó có IMEXTRACO). điều này càng làm cho sự cạnh tranh diễn ra gay


gắt. Trước mắt công ty đang đầu tư mạnh vào các khâu bảo quản, chế biến gạo và đặc
biệt là khâu thu mua. Hiện tại, trong khâu thu mua công ty phải lựa chọn rất kỹ đầu
vào nhằm tăng sự cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
IV. Các thuận lợi , khó khăn và các yếu tố chi phối trong hoạt động xuất
khẩu gạo sang Indonesia của công ty :
1. Thuận lợi:
- Khâu thu mua nguồn hàng của công ty có rất nhiều thuận lợi do thị trường đầu
vào phong phú và đa dạng, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động trong các công tác tìm
nguồn hàng và tìm nguồn tiêu thụ. Điều này đảm bảo tốt cho công tác chuẩn bị nguồn
hàng và luôn giao hàng đúng tiến độ, giữ uy tín của công ty với bạn hàng. Có được
điều này là do xuất phát đIúm của nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp,
trên 70% dân số của cả nước sống bằng nghề nông, do đó về đầu vào công ty hoàn
toàn yên tâm.
- Công ty tận dụng được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại,… Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp,
khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ đó quyết định để các doanh nghiệp mua tạm trữ 1
triệu tấn gạo hưởng lói suất vay vốn 0% trong 6 thỏng,thưởng 180 đ/USD từ xuất khẩu
gạo, khoanh gión nợ cũ, tiếp tục vay mới; đàm phán với các nước bạn được nhiều hợp
đồng cấp Chính phủ với số lượng lớn, giá tốt từng thời điểm.
Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác, việc hỗ trợ từ phía chính phủ luôn
là những điều kiện đặc biệt quan trọng để công ty tăng cường khả năng kinh doanh
trên thương trường quốc tế. Trong thời gian qua ngoài việc đảm bảo ổn định tăng
trưởng kinh tế, ổn định chính trị, ổn định lạm phát, … Chính phủ cũng đã có rất nhiều
biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và
IMEXTRACO nói riêng như: Tiến hành ký kết xuất khẩu gạo với nước bạn thông qua
nhiều phương thức, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu thu mua, tạo nguồn vốn…
- Indonesia là một thị trường khá ổn định. Lượng gạo tiêu thụ của công ty tại thị
trường này tăng đều hàng năm. Công ty luôn có mối quan hệ tốt các công ty bạn của
Indonesia. ĐIều nay được thể hiện ở khối lượng gạo xuất khẩu của công ty sang

Indonesia qua những năm vừa qua: Năm 2000 công ty chính thức ký kết hợp đồng

xuất khẩu gạo với công ty Amada công ty Green Would và một số công ty khác. Ngay
trong năm đầu tiên 2000 công ty đã xuất sang thị trường Indonesia 12.000 tấn, và tăng
lên 21.500 tấn vào năm 2001, 52.250 tấn năm 2002, tính đến tháng 10 năm 2003 công
ty đã xuất sang thị trường Indonesia được 55.000 tấn.
2. Khó khăn:
- Tại thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường gạo Indonesia nói riêng,
sản phẩm gạo xuất khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn do còn kém sức cạnh
tranh so với sản phẩm gạo của một số công ty xuất khẩu gạo Thái Lan.
Các nước cạnh tranh chính trong thị trường gạo thế giới bao gồm Thái Lan, ấn
độ, Việt Nam, Mỹ, …Hiện nay công ty đang đứng trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh
trên thị trường gạo ở Indonesia, nổi bật nhất là các công ty của Thái Lan và ấn độ.
Hiện tại các công ty của Thái Lan có rất nhiều ưu thế trong việc cạnh tranh mặt hàng
gạo, đó là họ có được sự quan tâm rất lớn của các cấp Chính phủ, gao Thái Lan có chất
lượng rất cao mà giá thành lại rẻ. Hơn nữa Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lâu đời và
23 năm liền đứng đầu thế giới, do đó họ là một nhà cung cấp uy tín và có rất nhiều
kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo.
Chính phủ Thái Lan đó cú Chương trỡnh can thiệp giỏ gạo cựng nhiều chớnh
sỏch hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cụ thể: nước này đó hoàn thành việc đàm phán xuất
sang Indonesia 500.000 tấn gạo 15% tấm giao trong năm 2002-2003 với giá 198
USD/tấn. Trong đó, có 200.000 tấn xuất theo phương thức mậu dịch đối lưu (đổi lấy
toa tàu hỏa chở hàng, amoniac ) và 300.000 tấn xuất theo phương thức cấp tín dụng 2
năm. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũn cú chương trỡnh hỗ trợ cho vụ mựa thứ hai
kộo dài đến cuối thỏng 9/2002 để mua thờm 400.000 tấn thúc từ 28 tỉnh trồng lỳa.
Tớnh đến thời điểm này, Thỏi Lan đó xuất khẩu được khoảng 3,3 triệu tấn gạo (giảm
nhẹ so với cùng kỳ năm ngoỏi). Theo dự kiến, nóm nay quốc gia đứng đầu về xuất
khẩu gạo này sẽ xuất khoảng trờn 7 triệu tấn.
Trước sự hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan, nhiều người đang tỏ ra lo ngại có thể
gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhất là ở khâu thị

trường.

Tuy nhiên trong năm 2003 này Thái Lan phải cạnh tranh quyết liệt hơn, do
lượng dự trữ gạo dư thừa lớn ở các nước cạnh tranh chủ chốt đang kỡm hóm giỏ gạo.
Thị phần gạo Thái trên nhiều thị trường ở Đông Nam á đang có nguy cơ bị thu
hẹp vỡ gạo xuất khẩu giỏ rẻ hơn của Trung Quốc và ấn Độ. Ngoài ra, dự trữ gạo dư
thừa lớn cũng như tiền trợ cấp cho nụng dõn cao ở Mỹ cũng sẽ cản trở giá gạo tăng
lên.
Sự cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường gạo
Indonesia nói riêng đang diễn ra gay gắt, buộc công ty phải có một số biện pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình như: Nâng cao chất lượng, giảm
giá thành… và dẫn tới phải đầu tư tường đối lớn tới các khâu như: bảo quản, chế
biến… trong khi tình hình nguồn vốn của công ty khá hạn hẹp. Với số vốn được công
ty cấp ban đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh tế khi mà các
hoạt động đó đều cần tới nguồn vốn lớn. Trong khi đó, các hoat động thu mua của bạn
hàng thường có xu hướng theo phương thức trả chậm.
- Hoạt động xuất gạo của công ty tại thị trường Indonesia còn mang tính từng
chuyến, từng đợt. Công ty chưa tổ chức được mạng lưới thông tin tốt để có thể thu
thập được những thông tin chân thực, đầy đủ do đó đẫn đến việc phán đoán diễn biến
của thị trường giá cả chưa chính xác, còn nhiều hạn chế. Các thông tin diễn biến của
cung cầu gạo trên thị trường Indonesia chưa được công ty nắm bắt kịp thời để từ đó
đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, đạt hiệu quả cao. Điều này được thể hiện rõ
trong việc đấu thầu gạo của công ty Amada tháng 10/2002, đây là thời điểm Indonesia
gặp rất nhiều khó khăn về lương thực do hạn hán và Elino. Vấn đề gạo trở nên rất cấp
bách đối với người dân Indonesia. Khi đó công ty Amada dưới sự quản lý của cơ quan
hậu cần Indonesia ( Bulogl) đã cần nhập gấp khoảng 70.000 tấn gạo từ các công ty
xuất khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam và ấn độ. Do không nắm được thông tin này
kịp thời nên công ty IMEXTRACO không thể có hàng giao ngay cho Amada với số
lượng lớn, vì thế nên hợp đồng giữa IMEXTRACO và Amada chỉ dừng lại ở con số
11.000 tấn. Đây cũng là một khó khăn lớn của công ty khi hoạt động kinh doanh trong

thị trường Indonesia.
- Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn chênh lệch
so với đối tác nước ngoài. Đội ngũ cán bộ Công ty IMEXTRACO mặc dù đã được đào

tạo và đào tạo lại một cách cơ bản, khoa học nhưng do kinh nghiệm thực tế còn thiếu
và phương tiện làm việc không đầy đủ đã cản trở họ trong việc giao dịch, kí kết hợp
đồng với các đối tác Indonesia. Do công ty mới đi vào hoạt động, nên đa số các cán
bộ của công ty còn trẻ, kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu không
nhiều, ngoại trừ một số cán bộ chủ chốt. Chính điều này đôi khi làm giảm sự tín nhiệm
của đối tác đối với công ty. Tuy nhiên đây cũng là một điều tất yếu mà công ty phải
chấp nhận với hy vọng rằng trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công
ty,đội ngũ cán bộ của công ty sẽ trưởng thành về mọi mặt.
- Khả năng về vốn của công ty còn nhiều hạn hẹp. Đứng trước một thị trường
gạo đầy tiềm năng như Indonesia, công ty hoàn toàn có thể tận dụng được những ưu
thế vốn có để từng bước xâm nhập và phát triển. Tuy nhiên qua thực tế ở một số năm
vừa qua cho thấy công ty chưa thể phát huy hết được tiềm năng của thị trường
Indonesia. Điều này được thể hiện ở các hợp đồng của công ty với bạn hàng còn mang
tính nhỏ lẻ, chưa có những hợp đồng làm ăn lớn. Phần lớn các hợp đồng của công ty
còn mang tính từng chuyến, tức là khi đã ký kết với bạn hàng công ty mới tiến hành
thu mua đầu vào, chứ không có các hoạt động thu mua sẵn, tích trữ nguồn hàng. Chính
vì thế nên công ty gặp rất nhiều khó khăn khi đứng trước các hợp đồng yêu cầu giao
hàng ngay.
3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo của công
ty sang thị trường Indonesia :
- Yếu tố thời tiết:
Trong thời gian qua, do các nước trên thế giới chưa có những chú trọng thích
đáng đến vấn đề môi trường nên thời tiết và khí hậu trên thế giới có rất nhiều chuyển
biến tiêu cực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kinh doanh xuất khẩu gạo của
công ty_ một mặt hàng có sự phụ thuộc rất lớn đến yếu tố thời tiết. Điều này thể hiện
rõ ở các khu vực miền Trung, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt hạn hán

và lũ lụt và dẫn đến khâu thu mua đầu vào của công ty gặp nhiều khó khăn.Do đó công
ty cần phảI nắm vững được các sự biến đổi của khí hậu và thời tiêt để có kế hoạch
chuẩn bị kịp thời cho các hợp đồng với đối tác. Ngoài ra công ty cũng phải chú trọng

tới yếu tố thời tiết tại các nước nhập khẩu. Khi họ phải chịu ảnh hưởng bất thường của
các đợt hạn hán, lũ lụt… cũng sẽ dẫn tới sự tăng nhu cầu nhập khẩu gạo.
- Vấn đề quốc tế trong các đối tác kinh doanh của công ty:
Do bạn hàng của công ty là các công ty thuộc nhiều nước khác nhau trên thế
giới nên viêc quan hệ làm ăn của công ty với họ gặp rất nhiều khó khăn. Tại Indonesia,
đại đa số người dân theo đạo hồi, họ là những ngưòi rất sùng đạo, vì thế yêu cầu công
ty phải nắm vững được tâm lý của đối tác, nếu không sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
khâu đàm phán và ký kết hợp đồng.
Qua thực tế khi kinh doanh với một số công ty của Indonesia cho thấy họ là
những người có tinh thần dân tộc rất cao, không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà
ngay trong cả các công việc làm ăn. Đối với người dân Indonesia thì tinh thần dân tộc,
tinh thần tôn giáo luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Nắm bắt được điều này, ban giám
đốc công ty ngoài việc luôn khuyến khích các cán bộ của công ty tìm tòi, học hỏi kinh
nghiệm kinh doanh còn luôn đề cao việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về tôn
giáo. Đây là một điều khá quan trọng và đôi khi là điểm mạnh mà công ty có được.
Trong các kỳ tham gia đấu thầu, đàm phán ký kết hợp đồng, việc am hiểu và phong tục
tập quán của người dân Indonesia đã đem lại cho công ty một số hợp đồng mang tính
chất quyết định. Theo nhận xét của ban lãnh đạo công ty thì vấn đề này chưa được
công ty tận dụng một cách triệt để, đó là do thời gian hoạt động của công ty chưa lâu,
đội ngũ cán bộ còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và đôi khi dẫn tới tình trạng không
hiểu được tâm lý đối tác.
- Yếu tố cạnh tranh trong thương trường quốc tế:
Hiện nay công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu cạnh tranh, không chỉ
phải cạnh tranh với các công ty trong nước mà công ty còn phải cạnh tranh với rất
nhiều công ty nước ngoài trên thị trường Indonesia . Điều này bắt buộc công ty phải có
những sự đầu tư thích hợp. Ngoài ra khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam còn yếu.

Đặc biệt là trong sự cạnh tranh với gạo của Thái Lan. Họ có rất nhiều loại gạo có phẩm
chất hơn hẳn gạo của Việt Nam mà giá thành lại rẻ hơn. Đây là một khó khăn rất lớn
của công ty, bởi vì nó không nằm trong khả năng của công ty mà nó là tình hình chung
của cả nước. Để giải quyết được vấn đề này không chỉ co sự nỗ lực của công ty trong
các khâu chế biến, bảo quản mà còn cần tới sự giúp đỡ to lớn từ phía bà con nông dân,

và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong các khâu chọn giống, cải tiến công
nghệ…
Hiện tại không chỉ riêng công ty mà ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
của Việt Nam đều đang gặp khó khăn do lượng gạo tồn kho của Thái Lan đang rất cao
lên tới mức kỷ lục 4,08 triệu tấn. Để đẩy mạnh tiêu thụ gạo tồn kho, Chính phủ Thái
Lan đó cú Chương trỡnh can thiệp giỏ gạo cựng nhiều chớnh sỏch hỗ trợ khỏc cho
doanh nghiệp. Thỏi Lan đó hoàn thành việc đàm phán xuất sang Indonesia 500.000 tấn
gạo 15% tấm giao trong năm 2002 và 2003 (giá 198 USD/T), trong đó có 200.000 tấn
xuất theo phương thức mậu dịch đối lưu (đổi lấy toa tàu hoả chở hàng, ammonia và
máy bay) và 300.000 tấn xuất theo phương thức cấp tín dụng 2 năm. Chính phủ Thái
Lan đó cú chương trỡnh hỗ trợ cho khú khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của
Việt Nam, nhất là ở khâu thị trường.
Nếu có sự phối hợp đồng bộ từ phía Chính phủ đến công ty và bà con nông dân
thì chắc chắn trong tương lai gần gạo của Việt Nam sẽ có đủ khả năng cạnh tranh với
gạo của Thái Lan về cả chất lượng và giá cả.
- Tỷ giá của đồng ngoại tệ:
Sự thay đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu
của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kịp
thời bảo toàn vốn, vừa bảo đảm nhu cầu ngoại tệ phục vụ kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế thì vấn đề tỷ giá đồng ngoại tệ là vấn đế
được quan tâm hàng đầu. Trong các hoạt động kinh doanh của mình với các công ty
bạn của Indonesia thì đồng ngoại tệ trao đổi giữa hai bên là USD. Sự thay đổi của tỷ
giá đồng USD tại Việt Nam và tại Indonesia đều có ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt
đông kinh doanh của công ty. Do vậy công ty luôn cần theo dõi sát, nắm vững sự biến

động của đồng ngoạI tệ để từ đó có những sách lược hợp lý trong các hoạt động kinh
doanh trên thị trường Indonesia .
- Tỷ lệ lạm phát
Indonesia lại là một nước có tỷ lệ lạm phát khá cao và không ổn định. Theo
thông báo cuả các cơ quan kinh tế Indonesia thì năm ngoỏi, tỷ lệ lạm phỏt của
Indonesia là 12,55% và mục tiờu trong nǎm nay sẽ giảm xuống cũn 9%, điều này có
khả năng gây ra sự rủi do cho các công ty xuất khẩu gạo vào thị trường Indonesia (

Trong đó có IMEXTRACO) Tỷ lệ lạm phát không ổn định tạo khả năng rủi do cho các
công ty, điều này dẫn tới sự thận trọng trong các hợp đồng kinh tế, đôi khi đã khiến
cho các công ty xuất khẩu mất đI cơ hội kinh doanh và tạo ra tâm lý bất ổn .

Chương 3.
bàI học kinh nghiệm Và MộT Số GIảI PHáP

I. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và
đối với công ty IMEXTRACO nói riêng:
1. Đặc điểm đặc biệt của hàng hoá:
Gạo là một mặt hàng được xác định là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu trọng
điểm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, tạo điều kiện thúc đẩy CHN- HĐH đất
nước và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây là sản phẩm của nông nghiệp,
vì thế nó có sự phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiêt. Do đó khi tham gia kinh doanh
xuất khẩu loại hàng hoá này công ty cần phải nghiên cứu kỹ về tình hình thời tiết, khí
hậu trong nước và các nước nhập khẩu, để từ đó có những sách lược kinh doanh một
cách hợp lý. Các dợt hạn hán, lũ lụt,… có ảnh hưởng rất lớn đến lượng cung và cầu
của cả thị trường trong nước lẫn thị trường nhập khẩu gạo.
Điều này được thể hiện rõ trong dịp xuất hiện hiện tượng Elino ở Indonesia vào
tháng 10/2002 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng gạo của Indonesia và dẫn tới
việc đột ngột tăng khối lượng nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp dự báo được điều này và
có những chuẩn bị kịp thời trong các công tác chuẩn bị sẽ đảm bảo tốt các điều kiện để

tham gia ký kết hợp đồng.
2. Tác động của tỷ giá đồng ngoại tệ.
Trong thực tế cho thấy, sự thay đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ đã có ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Điều này được
thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm 2001. Vào thời điểm này thì lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam đạt 2,2 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2000. Tuy nhiên
xét về tổng kim ngạch xuất khẩu thì lại không bằng 6 tháng đầu năm 2000. Do vậy
không chỉ có các cấp các ban ngành lãnh đạo mà ngay cả các doanh nghiệp trực tiếp
tham gia hoạt động xuất khẩu gạo cũng cần phải có được một đội ngũ cán bộ co năng
lự về dự báo các biến đổi của tỷ giá đồng ngoại tệ.

3. Tác động của vấn đề tôn giáo, dân tộc.
Qua thực tế của công ty IMEXTRACO cho thấy, khi tham gia đàm phán ký kết
hợp đồng với các đối tác của Indonesia thị họ thường ưu tiên hơn đối với những cán bộ
có sự hiểu biết, có kinh nghiệm về đất nước, về con người Indonesia. Đây cũng là một
vấn đề tâm lý chung của mọi quốc gia trên thế giới, nhưng đối với những nước đạo hồi
như Indonesia thì nó lại càng được đề cao. Khi chúng ta tìm hiểu được về đất nước, về
con người, về tôn giáo của họ chúng ta sẽ hiểu thêm về tâm lý của đối tác kinh doanh
để từ đó đưa ra những kế sách kinh doanh một cách hợp lý. Và đó cũng là điều kiện để
hai bên hiểu nhau và củng cố quan hệ làm ăn kinh tế tạo dựng một thị trường ổn định
và vững chắc.
4. Tác động của vấn đề cạnh tranh.
Hiện nay đối thủ cạnh tranh chính của công ty IMEXTRACO và của các công
ty xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung là các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan.
Họ có rất nhiều ưu thế trong cạnh tranh, bởi vì chất lượng gạo của Thái Lan ngon, dẻo,
thơm và giá thành lai thấp. Trước mắt thị gạo của Việt Nam vẫn đứng vững trên các
thị trường quốc tế, tuy nhiên nếu xét về tương lai thì đó là một điều đáng lo ngại. Để
duy trì khả năng canh trạnh thì ngoài việc đề xuất Chính phủ tạo đIều kiện nhập các
loại giống có phẩm chất cao, các công ty xuất khẩu cũng phải không ngừng tăng
cường đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản nhằm nâng cao

khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong thị trường
Indonesia .
5. Tác động của sự thay đổi các chính sách của đối tác.
Hiện tại Indonesia có rất nhiều chính sách nhằm bảo hộ nông dân, điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của những công ty nước
ngoài vào Indonesia , trong đó có IMEXTRACO. Các biện pháp mà Indonesia thường
áp dụng gồm có thuế quan và hạn ngạch. Ngoài các thay đổi về thuế quan, hạn ngạch
ra thì các công ty xuất khẩu gạo cũng cần phải chú ý tới những sự thay ngay trong các
đối tác làm ăn như: Sự thay đổi phương thức mua bán, phương thức thanh toán…
Để đảm bảo tốt các hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao thì
IMEXTRACO và các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam cần phải nắm vững sự thay

×