Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Giáo trình an toàn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.47 KB, 29 trang )

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP
KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MH: AN TỒN LAO ĐỘNG

LƢU HÀNH NỘI BỘ

1


LỜI GIỚI THỆU
Tài liệu được biên soạn dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau để tổng hợp và sử
dụng riêng cho Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng trong các Trường Trung Học và Cao Đẳng
Nghề
Tài liệu biên soạn bao gồm 7 bài:
- Bài 1: Giới thiệu mơn học
- Bài 2: An toàn và bảo hộ lao động
- Bài 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong công
tác bảo hộ lao động
- Bài 4 : Kỹ thuật an toàn điện
- Bài 5: Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy
- Bài 6: Sơ tán và thốt hiểm
- Bài 7: Kỹ thuật an tồn nghề kỹ thuật xây dựng

TP Sa đéc, ngày…..tháng…..năm 2017

2


BÀI 1: GIỚI THIỆU MƠN HỌC


I. An tồn lao động, vệ sinh lao động là gì:
1. An tồn lao đơng:
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
2. Vệ sinh lao động:
Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc
trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.
II. Mối quan hệ giữa an toàn lao động, vệ sinh lao động:
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm
những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động
nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm
việc lâu dài của người lao động.
An tồn lao động khơng tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt
thì gây ra bệnh nghề nghiệp.
Trước đây, an tồn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo
hộ lao động. Còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan
đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao
động khác.
Dưới góc độ pháp lý, an tồn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy
phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động
nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho
người lao động.

BÀI 2: AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I. Ý nghĩa, mục đích, tích chất, đối tƣợng và nội dung nghiên cứu công tác BHLĐ:
1. Mục đích và ý nghĩa của cơng tác BHLĐ:
1.1. Mục đích:
Thơng qua các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế xã hội để hạn chế,
loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tai nạn xảy ra.
Bảo vệ sức khoẻ người lao động góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất

tăng năng suất lao động.
1.2. Ý nghĩa:

3


Cơng tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn nhà nước, nó mang ý nghĩa chính
trị, xã hội và kinh tế lớn.
- Chính trị: Nó phản ánh bản chất của một xã hội tốt đẹp
- Xã hội: Bảo hộ lao động góp phần tích cực vào việc hồn thiện các quan hệ
sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, mang lại hạnh phúc cho người lao động.
- Kinh tế: Bảo hộ lao động hạn chế bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động xảy ra,
làm tăng thu nhập cho cá nhân và tăng năng suất lao động
2. Tính chất cơng tác bảo hộ lao động:
2.1. Tính pháp luật
Tất cả các chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về lao động đã
ban hành đều mang tính pháp luật, yêu cầu (bắt buộc), các tổ chức nhà nước, xã hội và
kinh tế và mọi người đều phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2.2. Tính khoa học kỹ thuật
Mọi cơng tác bảo hộ lao động: điều tra, khảo sát điều kiện lao động đánh giá các
yếu tố nguy hiểm, độc hại… ảnh hưởng của chúng đến an toàn và vệ sinh lao động đến
việc nghiên cứu các giải pháp ngăn ngừa đều phải vận dụng các kiển thức về lý thuyết,
thực tiễn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên
ngành…
2.3. Tính quần chúng
Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia lao động sản xuất (sử
dụng các phương tiện thiết bị máy móc) nên họ có thể phát hiện, bổ sung, đóng góp vào
các biện pháp ngăn ngừa vào các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn và vệ sinh lao động.
Người lãnh đạo quản lý sử dụng lao động và người lao động phải có tinh thần tự
giác chấp hành.

3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu của công tác BHLĐ:
3.1. Đối tƣợng
Bảo hộ lao động trong lao động là một môn khoa học, nghiên cứu các vấn đề lý
thuyết và thực tiễn về an toàn và vệ sinh lao động, an tồn phịng chống cháy nổ, độc hại,
bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động…
Tìm biện pháp ngăn ngừa, bảo đảm sức khoẻ và an toàn cho người lao động.
3.2. Nội dung
Gồm 4 phần
- Pháp luật bảo hộ lao động
- Vệ sinh lao động
- Kỹ thuật an tồn.
- Kỹ thuật phịng chống cháy.
II. Pháp luật bảo hộ lao động:
1. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:

4


1.1. Thời gian làm việc:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong
01 tuần. (Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ)
- Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 10 giờ trong 01
ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
1.2. Thời gian nghỉ ngơi:
- Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ được nghỉ giữa giờ ít nhất
30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

- Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45
phút, tính vào thời giờ làm việc.
- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang
ca làm việc khác.
- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp
đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình qn 01 tháng ít nhất 04
ngày.
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,
tết sau đây:
+ Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
+ Nếu những ngày nghỉ theo quy định này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì
người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì
được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm cơng việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

5


+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt

theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng
năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
2. Chế độ với nữ công nhân viên chức và thiếu nhi:
2.1. Chế độ đối với nữ cơng nhân:
- Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm
thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc
không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
- Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề
nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ
nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc
sống lao động và cuộc sống gia đình.
- Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao
động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
- Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phịng
và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
- Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều
lao động nữ.
2.2. Chế độ đối với thiếu nhi:
- Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ
theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
- Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày
và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu,

bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
- Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và
người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
3. Trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân
Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện mà trong quá trình lao
động, người lao động được trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề

6


nghiệp. (như khẩu trang, khăn tay, ủng, giày, kính mũ, nút tai, yếm da, dây an tồn, mặt
nạ phịng độc, mặt nạ có bình oxy,…)
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương
tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và phải kiểm tra định kỳ để
đánh giá lại chất lượng của các phương tiện đó.
Các nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện bảo hộ cá nhân có trách nhiệm bảo đảm
đúng tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành.
4. Chế độ bồi thƣờng bằng hiện vật:
Người lao động khơng phân biệt giới tính, tuổi tác, nơi làm việc khi làm cơng việc
có yếu tố nguy hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì được hưởng chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật.
Khi áp dụng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Cơng việc, mơi trường có yếu tố, mức độ độc hại như nhau thì mức bồi dưỡng
ngang nhau;
- Hiện vật dùng để bồi dưỡng phải là những loại thực phẩm, hoa quả, nước giải
khát v.v . . . góp phần phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm bớt khả
năng xâm nhập của chất độc vào cơ thể hoặc giúp cho quá trình thải nhanh chất độc ra
ngoài.
- Cấm trả tiền thay bồi dưỡng bằng hiện vật và việc bồi dưỡng phải được thực
hiện tại chỗ theo ca làm việc.

III. Mệt mỏi và biện pháp phòng chống mệt mỏi:
1. Mệt mỏi:
- Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau 1 thời gian lao động nhất
định. Mệt mỏi trong lao đông thể hiện ở chỗ:
Năng suất lao động giảm.
Số lượng phế phẩm tăng lên.
Dễ bị xảy ra tai nạn lao động.
- Khi mệt mỏi, người lao động cảm giác khó chịu, buồn chán công việc. Nếu được
nghỉ ngơi, các biểu hiện trên mất dần, khả năng lao động được phục hồi.
- Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng q mệt mỏi thì khơng cịn là hiện tượng
sinh lý bình thường mà đã chuyển sang tình trạng bệnh lý do sự tích chứa mệt mỏi làm rối
loạn các chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
2. Biện pháp phịng chống mệt mỏi:
Cơ giới hố và tự động hố trong q trình sản xuất, Khơng những là biện pháp
quan trọng để tăng năng suất lao động, mà còn là những biện pháp cơ bản đề phòng mỏi
mệt.

7


Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuyền lao động và ca kíp làm việc hợp
lý để tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và máy, giữa con người và môi trường
lao động...
Cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động nhằm loại trừ các yếu tố có hại.
Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không kéo dài thời gian lao động
nặng nhọc q mức quy định, khơng bố trí làm việc thêm giờ quá nhiều.
Coi trọng khẩu phần ăn của ngƣời lao động, đặc biệt là những nghề nghiệp lao
động thể lực.
Rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường nghỉ ngơi tích cực.
Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu ngành nghề, lao động tự giác, tăng cường

các biện pháp động viên tình cảm, tâm lý nhằm loại những nhân tố tiêu cực dẫn đến mệt
mỏi về tâm lý, tư tưởng.
Tổ chức tốt các khâu về gia đình, xã hội nhằm tạo ra cuộc sống vui tươi lành
mạnh để tái tạo sức lao động, đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi.
IV. Công cụ lao động:
Công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trị quyết
định trong tư liệu sản xuất.
Cơng cụ lao động do con người sáng tạo ra, là "sức mạnh của tri thức đã được vật thể
hóa", nó "nhân" sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất.
V. Tƣ thế lao động:
1. Tƣ thế lao động:
Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế riêng. Người ta chia tư
thế làm việc thành 2 loại:
- Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong q trình lao
động nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất.
- Tư thế lao động bắt buộc là tư thế mà người lao động khơng thay đổi được
trong q trình lao động.
2. Tác hại lao động tƣ thế bắt buộc:
2.1. Tƣ thế lao động đứng bắt buộc:
Có thể làm vẹo cột sống, làm dãn tĩnh mạch ở kheo chân. Chân bẹt là một bệnh
nghề nghiệp rất phổ biến do tư thế đứng bắt buộc gây ra.
Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gối bị biến dạng có thể bị bệnh khuỳnh
chân dạng chữ O hoặc chữ X.
Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực ở trong khung chậu
làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngày có thể dẫn đến vơ sinh hoặc gây ra chứng rối loạn
kinh nguyệt.
2.2. Tƣ thế lao động ngồi bắt buộc:
Nếu ngồi lâu ở tư thế bắt buộc sẽ dẫn đến biến dạng cột sống.

8



Làm tăng áp lực trong khung chậu và cũng gây ra các biến đổi vị trí của tử cung
và rối loạn kinh nguyệt.
Tư thế ngồi bắt buộc còn gây ra táo bón, hạ trĩ.
VI. Yếu tố khí hậu:
- Điều kiện khí hậu của hồn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của khơng khí bao gồm
các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển khơng khí và bức xạ nhiệt
trong phạm vi mơi trường sản xuất của người lao động.
- Những yếu tố này tác động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ  làm giảm khả năng lao động của cơng nhân.
1. Nhiệt độ khơng khí:
1.1. Nhiệt độ cao:
- Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi, trong lao
động nặng cơ thể phải mất 6 -> 7 lít mồ hơi nên sau 1 ngày làm việc cơ thể có thể bị sút 2
-> 4 kg.
- Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất 1 số lượng muối của cơ thể. Cơ thể con người
chiếm 75% là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời dẫn đến những rối
loạn các chức năng sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây ra.
- Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:
Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu khơng điều hồ thân nhiệt bị trở ngại sẽ làm
thân nhiệt tăng lên  gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây trở ngại nhiều cho sản xuất
và công tác. Nếu khơng có biện pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng,
kinh giật, mất trí.
Khi cơ thể mất nước, tim làm việc nhiều nên dễ bị suy tim. Khi điều hoà thân
nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng bị rối loạn rõ rệt.
Đối với cơ quan thận, bình thường bài tiết từ 50-70% tổng số nước của cơ thể.
Nhưng trong lao động nóng, do cơ thể thốt mồ hơi nên thận chỉ bài tiết 10-15% tổng số
nước  nước tiểu cô đặc gây viêm thận.
Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch vị loãng

làm ăn kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng bằng về muối và nước nên ảnh
hưởng đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày.
Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng
nghiêm trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến giảm sự chú
ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác..., làm cho năng suất
kém, phế phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.
1.2. Nhiệt độ thấp:
- Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự
chênh lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:

9


Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra cảm
lạnh.
Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt
từng bộ phận riêng của cơ thể.
Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau
các bắp thịt.
Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho cơng nhân bị cóng, cử động khơng
chính xác, năng suất giảm thấp.
- Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh cần phải được
trang bị các phương tiện cần thiết để chống rét và chống các tác hại do lạnh gây ra.
2. Độ ẩm khơng khí:
- Độ ẩm khơng khí nói lên lượng hơi nước chứa trong khơng khí tại nơi sản xuất.
Độ ẩm tương đối của khơng khí cao từ 75-80% trở lên sẽ làm cho sự điều hồ nhiệt độ
khó khăn, làm giảm sự toả nhiệt bằng con đường bốc mồ hơi.
- Nếu độ ẩm khơng khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người nóng bức,
khó chịu.
- Nếu độ ẩm khơng khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt khơng bị tăng lên, con

người cảm thấy thoả mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%.
3. Luồng khơng khí:
- Luồng khơng khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của khơng khí. Tốc độ lưu
chuyển khơng khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt, nó càng lớn thì sự toả nhiệt
trong 1 đơn vị thời gian càng nhiều.
- Gió có ảnh hưởng rất tốt đến với việc bốc hơi nên nơi làm việc cần thống mát.
- Luồng khơng khí có tốc độ đều hoặc có tốc độ và phương thay đổi nhanh chóng
đều có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất.
VIII. Bụi trong sản xuất:
1. Các loại bụi:
- Bụi hữu cơ gồm có:
Bụi động vật sinh ra từ 1 động vật nào đó: bụi lơng, bụi xương...
Bụi thực vật sinh ra từ 1 sinh vật nào đó: bụi bơng, bụi gỗ...
- Bụi vơ cơ gồm có:
Bụi vơ cơ kim loại như bụi đồng, bụi sắt...
Bụi vô cơ khoáng vật: đất đá, ximăng, thạch anh,...
- Bụi hỗn hợp: do các thành phần vật chất trên hợp thành.
2. Tác hại của bụi:
- Bụi gây ra những tác hại về mặt kỹ thuật như:
Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mịn.
Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.

10


Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đỗn mạch và có thể làm cháy
động cơ điện.
- Bụi chủ yếu gây tác hại lớn đối với sức khoẻ của người lao động.
=> Mức độ tác hại của bụi lên các bộ phận cơ thể con người phụ thuộc vào tính
chất hố lý, tính độc, độ nhỏ và nồng độ bụi. Vì vậy trong sản xuất cần phải có biện pháp

phịng và chống bụi cho cơng nhân.
3. Biện pháp phòng và chống bụi:
3.1. Biện pháp kỹ thuật:
- Che đậy các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi.
- Dùng các biện pháp quan trọng để khử bụi bằng cơ khí và điện.
- Áp dụng các biện pháp về sản xuất ướt hoặc sản xuất trong khơng khí ẩm nếu
điều kiện cho phép.
- Sử dụng hệ thống thơng gió tự nhiên và nhân tạo, rút bớt độ đậm đặc của bụi
trong khơng khí.
- Thường xun làm tổng vệ sinh nơi làm việc để giảm trọng lượng bụi dự trữ
trong môi trường sản xuất.
3.2. Biện pháp về tổ chức:
- Bố trí các xí nghiệp, xưởng gia cơng,... phát ra nhiều bụi, xa các vùng dân cư,
các khu vực nhà ở,...
- Đường vận chuyển các nguyên vật liệu, thành phẩm mang bụi phải bố trí riêng
biệt để tránh tình trạng tung bụi vào môi trường sản xuất. Tổ chức tốt tưới ẩm mặt đường
khi trời nắng gió, hanh khơ.
3.3. Trang bị phịng hộ cá nhân:
- Trang bị quần áo cơng tác phịng bụi ở những nơi nhiều bụi, đặc biệt đối với bụi
độc.
- Dùng khẩu trang, mặt nạ hơ hấp, bình thở, kính đeo mắt để bảo vệ mắt, mũi,
miệng.
3.4. Biện pháp y tế:
- Ở trên công trường và trong nhà máy phải có đủ nhà tắm, nơi rửa cho cơng
nhân.
- Cấm ăn uống, hút thuốc lá nơi sản xuất.
- Không tuyển dụng người có bệnh mãn tính về đường hơ hấp làm việc ở những
nơi nhiều bụi.
- Phải định kỳ kiểm tra hàm lượng bụi ở môi trường sản xuất, nếu thấy quá tiêu
chuẩn cho phép phải tìm mọi biện pháp làm giảm hàm lượng bụi.

3.5. Các biện pháp khác:
- Thực hiện tốt khâu bồi dưỡng hiện vật cho công nhân.

11


- Tổ chức ca kíp và bố trí giờ giấc lao động, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức
khoẻ.
- Coi trọng khẩu phần ăn và rèn luyện thân thể cho công nhân.
IX. Chiếu sáng nơi làm việc:
1. Ảnh hƣởng của chiếu sáng đến vệ sinh và an toàn lao động.
Việc chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc, công xưởng, công trường là vấn đề quan
trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh bảo đảm an toàn lao động và nâng cao năng suất lao
động.
Khi ánh sáng không đủ người lao động phải nhìn căng mắt, tăng sự mệt mỏi, chậm
sự phản xạ thần kinh, lâu ngày làm giảm thị lực và có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra
chấn thương và tai nạn lao động.
Khi ánh sáng chói lồ cũng dẫn tới giảm sự thụ cảm của mắt dẫn đến hậu quả như
trên.
Việc chọn đèn chiếu sáng khơng đúng dễ gây ra cháy nổ nguy hiểm.
Vì vậy việc chiếu sáng tại nơi làm việc, các công trường xây dựng phải được tính
tốn theo quy phạm của nhà nước.
2. Các hình thức chiếu sáng:
Chiếu sáng tự nhiên: là sự chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, có tác động sinh học
tốt với cơ thể.
Chiếu sáng nhân tạo là chiếu sáng do ánh đèn.
X. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất:
1. Tiếng ồn và rung động:
Trong quá trình lao động có nhiều cơng tác sinh ra tiếng ồn và rung động.
Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của

chúng vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
2. Tác hại của tiếng ồn và rung động:
2.1. Tác hại của tiếng ồn:
2.1.1. Đối với cơ quan thính giác:
- Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống. Khi
rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi lại nhanh nhưng
sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
- Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi rõ rệt và phải sau 1
thời gian khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
- Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác khơng cịn khả năng
phục hồi hồn tồn về trạng thái bình thường, gây ra bệnh nặng tai và điếc.
2.1.2. Đối với hệ thần kinh trung ƣơng:
Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống
thần kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu

12


não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không
ổn định, trí nhớ giảm sút...
2.1.3. Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
- Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
- Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày.
- Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao
huyết áp.
- Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn
uống sút kém và khơng ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược
thần kinh và cơ thể.
2.2. Tác hại của rung động:
- Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như

tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
- Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có
biên độ càng lớn thì gây ra tác hại cụ thể:
Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm
rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng
của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ
thăng bằng của cơ quan này.
Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức
dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đau xương khớp, làm viêm các hệ
thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh
rung động nghề nghiệp.
Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di
lệch tử cung dẫn đến tình trạng vơ sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động
và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.

13


BÀI 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ
NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG

I- Quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động

1- Nghĩa vụ
a. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải
lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện
lao động;
b. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an

toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo qui định của Nhà
nước;
c. Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an toàn lao
động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phối hợp với công đồn cơ sở xây
dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
d. Xây dựng nội quy, quy trình an tồn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
từng loại máy móc thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ máy móc, thiết bị
vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
e. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, qui định biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động đối với người lao động.
f. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ
qui định.
g. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và định kỳ sáu tháng, hằng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an
tồn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với sở lao động
thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
2- Quyền
a. Buộc người lao động phải tuân thủ các qui định , nội dung biện pháp an tòan lao
động, vệ sinh lao động.
b. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người qui phạm trong việc thực
hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
c. Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra về
an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn nghiêm chỉnh chấp hành quyết
định đó.

14


II- Nghĩa vụ và quyền của ngƣời lao động trong công tác bảo hộ lao động


1- Nghĩa vụ
a. Chấp hành những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan
đến cơng việc, nhiệm vụ được giao;
b. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị cấp
phát, nếu làm mất hoặc hư hỏng mà khơng có lý do chính đáng thì phải bồi
thường.
c. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia
cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng
lao động.
2- Quyền
a. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn vệ sinh, cải
thiện điều kiện lao động; trang bị và cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của mình, phải báo ngay với
người phụ trách trực tiếp, từ chối quay trở lại làm việc nếu những nguy cơ đó
chưa được khắc phục;
c. Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng
lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao
kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng, thỏa ước lao động.
Bài 4: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN

I. Khái niệm chung:
1. Điện trở ngƣời:
Cơ thể người là một vật dẫn điện, dòng điện di qua nhiều hay ít phụ thuộc vào điện
trở của nó. Điện trở của người thay đổi từ 600-400.000 Ôm, phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
- Tình trạng sức khoẻ
- Các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là lớp da, nếu mất lớp trai sừng thì điện trở chỉ

cịn 600-800Ơm.
- Tính trạng da khơ hay ướt.
- Điện tích và áp suất tiếp xúc càng lớn thì điện trở người tương ứng giảm đi.
- Thời gian tác dụng của dòng điện càng lâu thì điện trở càng giảm.
- Điện áp đặt vào người tăng lên thì điện trở giảm.
2. Tác dụng của dịng điện đối với cơ thể ngƣời:
2.1. Tác dụng về nhiệt:

15


Khi cơ thể va chạm vào các bộ phận mang điện, ngay ở chỗ tiếp xúc dịng điện có
thể gây bỏng cháy. Đặc biệt là với điện áp cao.
2.2. Tác động về hố:
Dịng điện đi qua cơ thể gây tác động điện phân như phân huỷ các chất lỏng
trong cơ thể đặc biệt là máu.
2.3. Tác động sinh học:
Dòng điện gây tác động kích thích tế bào làm co giật các cơ bắp.
II. Kỹ thuật an toàn điện:
1. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
- Tai nạn điện có thể chia làm 3 hình thức:
Do tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc bộ phận thiết bị có dịng điện đi qua.
Do tiếp xúc bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị điện hoặc thân của máy có chất
cách điện bị hỏng.
Tai nạn gây ra do điện áp ở chỗ dịng điện rị trong đất.
=> Ngồi ra, cịn 01 hình thức nữa là do sự làm việc sai lầm của người sửa chữa
như bất ngờ đóng điện vào thiết bị ở đó có người đang làm việc.
- Những nguyên nhân làm cho người bị tai nạn điện:
Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mở máy.
Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt.

Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng khơng đáp ứng với yêu cầu.
Tiếp xúc phải các vật dẫn điện khơng có tiếp đất, dịch thể dãn điện, tay quay
hoặc các phần khác của thiết bị điện.
Bố trí khơng đầy đủ các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ
với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị.
Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân: ủng, găng, tay cách
điện, thảm cao su, giá cách điện.
Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất.
2. Kỹ thuật an tồn điện:
- Đối với các phịng, các nơi không nguy hiểm mạng điện dùng để thắp sáng, dùng
cho các dụng cụ cầm tay,... được sử dụng điện áp không quá 220V. Đối với các nơi nguy
hiểm nhiều và đặc biệt nguy hiểm đèn thắp sáng tại chỗ cho phép sử dụng điện áp không
quá 36V.
- Đối với đèn chiếu cầm tay và dụng cụ điện khí hố:
Trong các phịng đặc biệt ẩm, điện thế khơng cho phép q 12V.
Trong các phịng ẩm khơng q 36V.
- Trong những trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho người như khi làm việc trong lò,
trong thùng bằng kim loại,...ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm chỉ được sử
dụng điện áp không quá 12V.

16


- Đối với công tác hàn điện, người ta dùng điện thế không quá 70V. Khi hàn hồ
quang điện nhất thiết là điện thế không được cao quá 12 -> 24V.
3. Phƣơng pháp cấp cứu ngƣời khi bị điện giật:
3.1. Cứu ngƣời bị nạn khỏi nguồn điện:
- Lập tức cắt công tắc, cầu dao.
- Nếu không làm như vậy được thì dùng dụng cụ ngắt điện để cắt đứt mạch điện
như dùng dao cắt có cán gỗ khơ, đứng trên tấm gỗ khô và cắt lần lượt từng dây một.

- Cũng có thể làm ngắn mạch bằng cách quăng lên trên dây dẫn 1 đoạn kim loại
hoặc dây dẫn để làm cháy cầu chì. Khi làm như vậy phải chú ý đề phịng người bị nạn có
thể bị ngã hoặc chấn thương.
- Nếu không thể làm được bằng cách trên thì phải tách người bị nạn ra khỏi thiết
bị bằng sức người thật nhanh chóng nhưng như vậy dễ nguy hiểm cho người cứu nên địi
hỏi người cứu phải khơ ráo và chỉ cầm vào quần áo khô của người bị nạn mà giật.
- Đưa ngay người bị nạn ra nơi thống khí, đắp quần áo ấm và đi gọi bác sĩ. Nếu
khơng kịp gọi bác sĩ thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
3.2. Phƣơng pháp cứu ngƣời khi bị điện giật:
3.2.1. Phƣơng pháp hô hấp nhân tạo:
+ Phƣơng pháp hô hấp do 1 ngƣời:
- Đặt nạn nhân nằm sấp, mặt nghiêng sang 1 bên và kê tay phải gấp lại cho dễ
thở, tay trái duỗi thẳng về phía trước. Người cấp cứu quỳ sát đồi gối vào xương hơng, để
2 tay lên sườn nạn nhân:
Lúc bóp sườn (án vào phần dưới của lồng ngực 1 cách nhịp nhàng) phải
ngã người về phía trước, đứng lên 1 tý cho có sức đè xuống. Đây là động tác thở ra,
miệng đếm 1, 2, 3 và tay vẫn để như cũ.
Khi làm động tác hít vào, phải từ từ hạ người xuống, thả tay ra và đếm 4, 5,
6.
- Phương pháp này có ưu điểm:
Đờm rải và những chất trong dạ dày không trồi lên họng.
Lưỡi không tụt vào họng, do đó khơng làm cản khơng khí lướt qua.
+ Phƣơng pháp hơ hấp do 2 ngƣời:
- Nếu có 2 người cấp cứu thì 1 người chính và 1 người phụ:
Nạn nhân đặt nằm ngữa, dùng gối hoặc quần áo kê ở lưng, đầu ngữa ra phía
sau.
Người phụ cầm lưỡi của nạn nhân khẽ kéo ấn xuống dưới cằm.
Người chính quỳ phía trước kéo 2 tay nạn nhân giơ lên và đưa về phía trước
đếm 1, 2, 3 đây là động tác hít vào; cịn động tác thở ra thì từ từ co tay nạn nhân lại cho
cùi tay nạn nhân ép vào lồng ngực đồng thời hơi đứng đứng người lên 1 chút cho có sức

đè xuống và đếm 4, 5, 6.

17


- Đặc điểm của phương pháp này là tạo cho nạn nhân thở ra hít vào được
nhiều khơng khí hơn nhưng phải theo dõi cuống họng vì đờm rải và những chất trong dạ
dày có thể làm cản trở khơng khí đi qua.
=> Chú ý: Cấp cứu phải dúng nhịp thở bình thường tức là với tốc độ 13-16 lần
trong 1 phút.
3.2.2. Phƣơng pháp hà hơi thổi ngạt:
- Đây là phương pháp có hiệu quả và khoa học, tiện lợi và dễ làm.
- Trình tự làm như sau:
Trước khi thổi ngạt cần móc hết đờm rải và lấy ra các dị vật như răng giả,
thức ăn,...kiểm tra xem khí quản có thơng suốt khơng.
Người làm cấp cứu kéo ngữa mặt nạn nhân ra phía sau, cằm ngữa lên trên.
Hít 1 hơi thật mạnh, tay bịt mũi nạn nhân, áp mối vào mồm của nạn nhân
và thổi thật mạnhLúc này phổi nạn nhân đầy hơi.
Người cấp cứu rời mồm nạn nhân để hít thật mạnh rồi lại thổi như cũ. Làm
10 lần liên tiếp đối với người lớn, 20 lần đối với trẻ em. Nhờ dưỡng khí thừa trong hơi
thở của người cấp cứu mà hồng cầu có dưỡng khí, cơ quan hố hấp và tuần hồn của
người bị nạn có thể hồi phục lại.
- Nếu cấp cứu 2 người thì kết hợp 1 người thổi ngạt, 1 người xoa bóp tim
ngồi lồng ngực.
III. Phịng chống sét:
1. Khái niệm:
Sét là hiện tượng phóng điện của tĩnh điện khí quyển giữa đám mây dơng mang
điện tích với mặt đất hoặc các đám mây dơng mang điện tích trái dấu nhau.
2. Tác hại của sét:
Đối với người và súc vật, sét nguy hiểm trước hết như 1 nguồn có điện áp và dịng

lớn.
Dịng sét có nhiệt độ rất lớn có thể gây nên đám cháy rất nguy hiểm đối với các kho
nhiên liệu và vật liệu dễ nổ.
Sét có thể phá huỷ về mặt cơ học có thể làm nổ tung các tháp cao, cây cối, đường
dây điện, đường ray, ống nước,...
3. Bảo vệ chống sét:
Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào cơng trình bằng thu lơi.
+ Thu lơi gồm các phần: thu sét, dây dẫn sét và cực nối đất:
- Thu sét bằng sắt dạng thanh, dây hoặc lưới đặt không trên đỉnh, trên mái
cơng trình.
- Dây dẫn sét bằng thanh hoặc dây có tiết diện ≥ 100 mm2 nối hàn với phần
thu sét và cọc nối đất.

18


- Cọc nối đất: bằng thép tròn, thép gai, hoặc thép ống có điện trở chung nối
đất trên 4Ω.
+ Vùng bảo vệ thu lơi:
Là một hình nón, đường sinh là đường gẫy khúc, đáy là hình trịn, bán kính r
= 1,5h (h chiều cao cột thu lôi).

BÀI 5: KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
I. Ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác phịng chống cháy, nổ:
1. Khái niệm về q trình cháy, nổ:
- Sự cháy là q trình lý hố phức tạp mà cơ sở của nó là phản ứng ơxy hố xảy ra
1 cách nhanh chóng có kèm theo sự toả nhiệt và phát ra tia sáng.
- Quá trình cháy có kèm theo q trình biến đổi lý học là làm chất rắn cháy thành
chất lỏng, chất lỏng thành chất khí bay hơi.
2. Sự cháy và q trình cháy:

- Q trình cháy của vật rắn, lỏng, khí đều gồm có những giai đoạn sau:
 Ơxy hố.
 Tự bốc cháy.
 Cháy.
- Tuỳ theo mức độ tích luỹ nhiệt trong quá trình ơxy hố làm cho tốc độ phản ứng
tăng lên, chuyển sang giai đoạn tự bốc cháy và xuất hiện ngọn lửa.
- Phản ứng hoá học và hiện tượng vật lý trong q trình cháy cịn có thể gây ra nổ.
3. Đặc điểm của sự cháy, nổ của một số vật liệu:
- Nhiệt độ tự bốc cháy của các chất cháy thì rất khác nhau.
- Theo nhiệt độ tự bốc cháy, tất cả các chất cháy chia làm 2 nhóm:
Các chất có nhiệt độ tự bốc cháy cao hơn nhiệt độ ở môi trường xung quanh
chúng  các chất này có thể tự bốc cháy do kết quả đốt nóng từ bên ngồi.
Các chất có thể tự bốc cháy khơng cần đốt nóng vì mơi trường xung quanh đã đốt
nóng chúng đến nhiệt độ tự bốc cháy những chất này gọi là chất tự cháy.
II. N hững biện pháp phòng cháy, chữa cháy:
1. Nguyên nhân gây cháy nổ:
- Do sự vi phạm các điều kiện an toàn sẽ phát sinh ra những nguyên nhân gây ra
cháy. Những nguyên nhân đó cũng thay đổi liên quan đến sự thay đổi các quá trình kỹ
thuật trong sản xuất và việc sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu, các hệ thống chiếu sáng
đốt nóng,...

19


- Có thể phân ra những ngun nhân chính sau đây:
Lắp ráp khơng đúng, khơng tương thích, hư hỏng, sử dụng quá tải các thiết bị
điện gây ra sự cố trong mạng điện, thiết bị điện,...
Không thận trọng và coi thường khi dùng lửa, không thận trọng khi hàn,...
Bốc cháy và tự bốc cháy của 1 số vật liệu khi dự trữ, bảo quản không đúng (do
kết quả của tác dụng hố học...).

Do bị sét đánh khi khơng có cột thu lôi hoặc thu lôi bị hỏng.
Các nguyên nhân khác như: theo dõi kỹ thuật trong quá trình sản xuất không đầy
đủ; không trông nom các trạm phát điện, máy kéo, các động cơ chạy xăng và các máy
móc khác; tàng trữ bảo quản nhiên liệu không đúng.
2. Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy:
2.1. Biện pháp kỹ thuật:
Khi thiết kế quá trình thao tác kỹ thuật phải thấy hết các nguy cơ gây ra cháy như
phản ứng hoá học, sức nóng tia mặt trời, ma sát, va chạm, sét hay ngọn lửa,... để có biện
pháp an tồn thích đáng; đặt dây điện phải đúng theo quy tắc an toàn.
2.2. Biện pháp tổ chức:
- Phổ biến cho công nhân cán bộ điều lệ an tồn phịng hoả, tổ chức thuyết trình
nói chuyện, chiếu phim về an tồn phịng hoả.
- Treo cổ động các khẩu hiệu, tranh vẽ và dấu hiệu để phòng tai nạn do hoả hoạn
gây ra.
- Nghiên cứu sơ đồ thốt người và đồ đạc khi có cháy.
- Tổ chức đội cứu hoả.
2.3. Biện pháp sử dụng và quản lý:
- Sử dụng đúng đắn máy móc, động cơ điện, nhiên liệu, hệ thống vận chuyển.
- Giữ gìn nhà cửa, cơng trình trên quan điểm an tồn phịng hoả.
- Thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp về chế độ cấm hút thuốc lá, dùng lửa ở
những nơi cấm lửa hoặc gần những vật liệu dễ cháy.
- Cấm hàn điện, hàn hơi ở những nơi phịng cấm lửa...
3. Một số cơng cụ chữa cháy:
- Các đội chữa cháy chuyên nghiệp được trang bị những phương tiện chữa cháy
hiện đại như: xe chữa cháy, xe thông tin, xe thang,... và các hệ thống báo cháy tự động. Ở
xí nghiệp, được trang bị cho các đội chữa cháy các loại dụng cụ chữa cháy như: gàu vẩy,
bơm, vịi rồng, thang, câu liêm, xơ xách nước, bình chữa cháy, bao tải,...
- Hiện nay ở nước ta dùng rất nhiều loại bình bọt bình chữa cháy của các nước và
của ta chế tạo. Tuy kết cấu có khác nhau, nhưng nguyên tắc tạo bọt và cách sử dụng khá
giống nhau. Dưới đây sẽ nêu ra 3 loại điển hình là:

3.1. Bình chữa cháy bọt hố học:

20


Vỏ bình làm bằng thép hàn chịu được áp suất 20kg/cm2, có dung tích 10 lít trong
đó chứa dung dịch kiềm Na2CO3với chất tạo bọt chiết từ gốc cây.

1. Thân bình 2.Bình chứa H2SO4 3.Bình chứa Al2(SO4)3 4.Lị xo
5.Lưới hình trụ 6.Vòi phun bọt 7.Tay cầm 8.Chốt đập 9.Dung dịch kiềm Na2CO3.
3.2. Bình chữa cháy tetaccloruacacbon CCl4:
- Bình chữa cháy loại này có thể tích nhỏ, chủ yếu dùng để chữa cháy trên ôtô,
động cơ đốt trong và thiết bị điện.
- Cấu tạo có nhiều kiểu, thơng thường nó là 1 bình thép chứa khoảng 2.5 lít CCl 4,
bên trong có 1 bình nhỏ chứa CO2.

1.Thân bình 2.Bình nhỏ chứa CO2 3.Nắp 4.Ống xiphơng 5. Vịi phun
6. Chốt đập 7.Màng bảo hiểm 8.Tấm đệm 9.Lị xo 10. Tay cầm.
3.3. Bình chữa cháy bằng khí CO2 (loại OY-2):
- Vỏ bình chữa cháy bằng khí CO2 làm bằng thép dày chịu được áp suất làm việc
tối đa là 180kg/cm2. Nếu quá áp suất này van an toàn sẽ tự động mở ra để xả khí CO 2 ra
ngồi.
- Bình chữa cháy loại này có loa phun thường làm bằng chất cách điện để đề
phòng khi chữa cháy chạm loa vào thiết bị điện.

21


1.Thân bình 2.Ống xiphơng 3.Van an tồn 4.Tay cầm
5.Nắp xốy 6.ống dẫn 7.Loa phun 8.Giá kê

3. Nội qui phòng cháy, chữa cháy:
3.1. Các biển báo về phòng cháy, chữa cháy:

3.2. Nội qui phòng cháy, chữa cháy:
3.2.1. Nội qui chung:
- Việc phòng cháy chữa háy là nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
- Mỗi người chúng ta phải tích cực đề phịng không để nạn cháy xảy ra, đồng thời
sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

22


- Cấm tất cả các hoạt động việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các
chất dễ cháy nổ, độc hại, phóng xạ… Triệt để tuân theo các quy định về PCCC.
- Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện trong phòng ở, phải tuân thủ nghiêm ngặt
quy định về kỷ thuật an toàn sử dụng điện.
- Đồ dùng cá nhân phải sắp xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC,
tạo điều kiện thuận lợi cho bảo vệ vào cứu chữa khi cần thiết.
- Trên các lối đi lại, nhất là ở các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật.
- Tập thể hoặc cá nhân có thành tích PCCC sẽ được khen thưởng, người nào vi
phạm các điều quy định trên tùy theo trách nhiệm nặng nhẹ mà xử lý từ thi hành kỷ luật
hành chính đến truy tố theo pháp luật hiện hành.
3.2.2. Khi có sự có xảy ra chúng ta cần làm một số việc sau(Tiêu lệnh PCCC):
- Báo động để mọi người cùng biết.
- Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
- Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập tắt đám cháy.
- Điện thoại số 114 gọi đội chữa cháy chuyên nghiệp
III. Cấp cứu tai nạn do cháy nổ gây ra:
1. Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo và làm mát vết bỏng:
Ðây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng thêm.

- Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khốc, chăn, vải bọc kín
chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).
- Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay các
dung dịch hóa chất nếu ngay sau đó khơng có nước lạnh để dội vào vùng bỏng.
- Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở tay có thể
để cho nước từ vịi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng
trong nước lạnh lên vùng bỏng nhưng phải thay thường xuyên 3-4 phút một lần cho đến
khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát.
- Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn trước khi vết
bỏng sưng nề.
- Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vơ khuẩn nếu có hoặc bằng vải sạch.
Chú ý: Ðừng bao giờ:
+ Dùng nước đá để làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước.
+ Sờ mó vào vết bỏng
2. Phịng chống sốc:
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm
- Ðộng viên an ủi nạn nhân
- Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải chuyển nạn nhân
đi xa.

23


- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.
3. Duy trì đƣờng hơ hấp:
Ngồi việc bị tổn thương về da, người gặp tai nạn về cháy thường bị suy hơ hấp
do hít phải khí độc, thiếu oxy,…
Trong khi chờ đợi cấp cứu phải theo dõi sát nạn nhân và phải đảm bảo sự thơng
thốt đường hơ hấp:
+ Đưa nạn nhân ra nơi thống khí.

+ Thở Oxy nếu cần.
+ Giữ nạn nhân ở tư thế đứng
4. Phịng chống nhiễm khuẩn:
Bản thân vết bỏng là vơ khuẩn. Do vậy khi cấp cứu bỏng phải rất thận trọng để
tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn:
+ Không dùng nước không sạch để dội hoặc đắp vào vết bỏng và có điều kiện
người cấp cứu nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng.
+ Khơng sờ mó và vết bỏng.
+ Không chọc vỡ các nốt phỏng.
5. Băng vết bỏng:
- Không được bôi dầu mỡ, dung dịch cồn ngay cả kem kháng sinh vào vết
bỏng.
- Không được chọc phá các túi phỏng nước
- Khơng được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng
- Nếu có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vơ khuẩn nếu khơng thì dùng
vải càng sạch càng tốt.
- Vết bỏng sẽ chảy rất nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết
bỏng lại thì phải đệm một lớp bơng thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng.

24


BÀI 6: SƠ TÁN VÀ THOÁT HIỂM
I. Khái niệm:
1. Sơ tán:
Tạm di chuyển người và của ra khỏi nơi không an tồn để tránh tai nạn.
2. Thốt hiểm:
Thực hiện các biện pháp an tồn, giúp con người thốt khỏi trước các nguy cơ có
thể xảy ra tai nạn xảy ra nhằm đảm bảo an tồn tính mạng.
II. Tín hiệu khẩn cấp:

1. Mục đích:
Khi có các sự cố, tại nạn xảy ra thì thơng qua tính hiệu khẩn cấp mà chúng ta có thể
giúp đỡ, sơ cấp cứu kịp thời nhằm khắc phục tối đa các thiệt hại xảy ra về người và tài
sản.
2. Các loại tính hiệu cơ bản:
- Ánh sáng chớp tắt kêu gọi chú ý hay báo hiệu nguy hiểm.
- Màu xanh: cho phép; Màu vàng: chú ý; Màu đỏ: nguy hiểm.
- Tiếng còi hú dài là báo hiệu nguy hiểm.
- Các biển báo dùng màu sắc và hình ảnh để truyền thơng tin.
- Nên có qui ước dấu hiệu bằng tay để thông tin cho nhau trong trường hợp môi
trường quá ồn.
III. Phƣơng pháp Sơ tán và thoát hiểm:
Việc đầu tiên là phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu
Nên chú ý đến vị trí để các phương tiện chữa cháy bởi sử dụng chúng có thể tạo ra lối
thốt nạn hoặc đơi khi các cuộn vịi chính là các "dây" cứu nạn:
Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng phương tiện
sẵn có để dập cháy.
Nếu khơng dập được hãy ra khỏi phịng và đóng cửa phịng bị cháy lại.
Tìm các lối thốt nạn sẵn có theo đèn EXIT - Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu
xanh. Hãy sử dụng cầu thang bộ, khơng dùng thang máy.
Trên đường đi, báo cho hàng xóm hay người ở các phịng lân cận biết đang có cháy
xảy ra.
Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng ướt và trùm lên đầu,
lên người.
Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong phịng có nhiều khói. Nếu khơng nhìn thấy
lối thốt nạn thì nên lần - sờ theo một bên tường để đi, chắc chắn sẽ tìm thấy cửa ra. Nên
dùng khăn ướt bịt miệng mũi.
Tuyệt đối không nhảy

25



×