Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật tuyển gà chọi giống potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.88 KB, 5 trang )




Kỹ thuật tuyển gà chọi
giống

Nuôi gà chọi, chơi gà chọi, đặc sản gà chọi đang là mốt hiện nay của nhiều
gia đình và của xã hội. Tuy nhiên để nuôi được gà chọi, tuyển chọn được
những con gà chọi hay, có hình dáng đẹp, sinh sản đạt yêu cầu thì nhiều
người còn chưa thành thạo. Để giúp người nuôi, chơi gà chọi, làm giàu được
từ gà chọi xin giới thiệu một số bí quyết sau:

1. Chọn giống bố mẹ
- Gà bố
: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn
dẻo dai, dáng đẹp được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay
thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng
như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông
nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân
quá cự
a, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc.
- Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp
trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng)
ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt.
- Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường
mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu c
ầu.

2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
- Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%.
- Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có


những ưu điểm sau:
+ Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng.
+ Về màu sắc: nên chọn gà có các màu lông sau: Đen tuyền (gà ô), đen đỏ
hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn…
- Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt
chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc
khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: Lươn,
thịt bò, gân bò …

3. Mốt số điểm cần tránh khi chọ
n gà chọi
- Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu
gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
- Màu lông và chân gà không nên chọn: Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài
cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu.
- Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài.
- Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng
mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.


×