Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI dự THI tìm HIỂU LỊCH sử 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI DỰ THI
“ Tìm hiểu lịch sử và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa”
năm 2022
Tên Học sinh: Nguyễn Trịnh Bảo Châu
Ngày tháng năm sinh: 21/11/2021
Lớp 6A- Trường THCS .
Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cử Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
gơm 03 đồng chí là những ai? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Đồng chí Bí
thư đầu tiền của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được tổ chức tại làng
Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Đại hội đã bầu ra ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
gồm 3 đồng chí, đồng chí Lê Thế Long được cử làm Bí thư. Hội nghị cũng thảo luận và
quyết định một số nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa là bước ngoặt trọng đại, từ đây phong trào cách mạng tỉnh nhà có Đảng lãnh đạo trực
tiếp sẽ vững bước vượt qua những thử thách hiểm nghèo, cùng nhân dân cả nước tiến hành
cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Lê Thế Long (1893 – 1936), sinh ra trong một gia đình nhà nho với nhiều
đời làm nghề dạy học, tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê (nay là thị trấn Rừng Thông, huyện
Đơng Sơn). Đây là một làng có phong trào cách mạng rất sớm ở Thanh Hóa. Từ nhỏ, Lê
Thế Long tỏ ra rất sáng dạ nên được ông và cha dạy dỗ học hành tấn tới. Năm 1918, ông
dự kỳ thi hương cuối cùng của khoa cử phong kiến, sau đó theo học trường Pháp - Việt và
đậu tiểu học.
Những năm đi học, Lê Thế Long có điều kiện tìm hiểu sách báo bí mật và những
thơng tin về các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đặc biệt là luồng gió mới
Cách mạng Tháng Mười Nga. Sau đó ơng về q tìm sách báo tài liệu tự học để nâng cao
trình độ, đi dạy chữ nho và âm thầm tìm kiếm con đường cứu nước đúng đắn.
Ngày 3-2-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Đảng Cộng sản Việt Nam được
thành lập, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Tháng 4-1930, đồng chí


Nguyễn Dỗn Chấp, một đảng viên cộng sản quê xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa,
được Xứ ủy Bắc kỳ cử về Thanh Hóa, chuẩn bị cho việc thành lập tổ chức đảng. Ngày 186-1930, đồng chí Nguyễn Dỗn Chấp về làng Hàm Hạ bắt liên lạc, tuyên truyền, giác ngộ


và kết nạp được 3 đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam là Lê Bá Tùng, Lê Oanh Kiều,
Lê Thế Long. Ngày 25-6-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Dỗn Chấp, hội nghị
thành lập Chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa, đã được tiến
hành tại nhà đồng chí Lê Oanh Kiều. Hội nghị thống nhất bầu đồng chí Lê Thế Long làm
Bí thư chi bộ. Ngay sau khi thành lập Chi bộ Hàm Hạ, đồng chí Lê Thế Long cùng với
những đồng chí của mình giương cao ngọn cờ cách mạng, phát triển phong trào đấu tranh
trong Nhân dân.
Sự ra đời của Chi bộ Hàm Hạ (Đơng Sơn) đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự ra
đời của Chi bộ Thiệu Hóa ngày 10-7-1930, đồng chí Vương Xn Cát làm Bí thư; Chi bộ
Thọ Xuân thành lập ngày 22-7-1930, đồng chí Lê Văn Sỹ được cử làm Bí thư. Ba chi bộ
cộng sản đầu tiên ra đời đã tạo tiền đề để thành lập Đảng bộ Thanh Hóa. Ngày 29-7-1930,
tại nhà đồng chí Lê Văn Sỹ (làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân), hội nghị
thành lập Đảng bộ Thanh Hóa được tổ chức, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng
chí, do đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư. Đảng bộ Thanh Hóa ra đời là sự kiện trọng đại,
phong trào yêu nước cách mạng trong tỉnh từ đây bước sang thời kỳ Đảng Cộng sản lãnh
đạo toàn diện, tuyệt đối.
Giữa lúc các tổ chức đảng, các tổ chức quần chúng và phong trào đấu tranh của
Nhân dân toàn tỉnh đang trên đà phát triển thì Xứ ủy Bắc kỳ bị địch khủng bố. Ngày 21 và
22-12-1930, binh lính kéo về lùng sục, truy bắt đảng viên trong tỉnh. Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh và đồng chí Lê Thế Long đã bị sa vào tay địch. Cuối năm 1935, đồng chí Lê Thế
Long cùng các đồng chí Lê Chủ, Trịnh Huy Quang, Bùi Đạt... được trả tự do và tiếp tục
hoạt động. Tháng 3-1936, nhận nhiệm vụ phân cơng của Đảng bộ, đồng chí Lê Thế Long
đã tổ chức dạy chữ Quốc ngữ để tuyên truyền tinh thần yêu nước, giác ngộ cách mạng cho
Nhân dân địa phương.
Đang say sưa với nhiệm vụ cách mạng thì đồng chí Lê Thế Long ngã bệnh hiểm
nghèo, do ảnh hưởng của những năm tháng hoạt động gian khó, bị địch bắt tù đày, tra khảo

khiến sức lực suy kiệt. Ngày 17 tháng 11 năm Bính Tý (tức 30-12-1936), đồng chí Lê Thế
Long đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 43, độ tuổi chín muồi về lý tưởng cuộc đời. Đảng bộ và
Nhân dân Thanh Hóa mãi mãi ghi ơn người cộng sản kiên trung, Bí thư chi bộ đầu tiên ở
Thanh Hóa và cũng là Bí thư Đảng bộ tỉnh đầu tiên,một trong những bậc tiền bối đã có
cơng gây dựng nền móng của Đảng Cộng sản trên quê hương Thanh Hóa.
Câu 2: Những địa danh sau: Hang treo, Chiến khu Ngọc trạo ( thuộc huyện Thành
Thành, tỉnh Thanh Hóa) có liên quan đến sự kiện lịch sử quan trọng nào trong phong
trào phản đế cứu quốc của tỉnh Thanh Hóa? Nêu tóm tắt nội dung và ý nghĩa của sự
kiện đó?
Chiến khu Ngọc Trạo - một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước,
đỉnh cao của phong trào Phản đế cứu quốc tuy bị tan rã nhưng đó là tiếng chng báo
trước một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân tất yếu sẽ diễn ra trên
địa bàn Thanh Hóa.


Thực hiện chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11/1939), lần thứ
VII (11/1940), đặc biệt là sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ tại Hội nghị mở rộng (tháng 6/1941) tại
làng Phúc Tĩnh (huyện Yên Định), quyết định phân chia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
thành 3 bộ phận xúc tiến nhiệm vụ xây dựng căn cứ cách mạng từ Tây Bắc đến Đơng Nam
Thanh Hóa. Thực hiện sự phân cơng của Tỉnh ủy, các đồng chí: Trần Bảo, Hoàng Sĩ Oánh,
Nguyễn Mậu Sung đã đến khu vực đồn điền Yên Mỹ tìm hiểu tình hình, xây dựng căn cứ
cách mạng; các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn đến khu vực
Đông Bắc quan sát địa hình, nắm bắt tình hình và quyết định chọn khu vực Ngọc Trạo xây
dựng thành căn cứ cách mạng, căn cứ du kích.
Theo kế hoạch đề ra, ngày 10/7/1941, 11 đội viên du kích đầu tiên được chọn cử
đưa về Ngọc Trạo để thực hiện nhiệm vụ vừa tuyên truyền, vừa tham gia sản xuất với quần
chúng, vừa tham gia vào các hoạt động của các đoàn thể cứu quốc, vừa tiến hành vận động
quần chúng xây dựng chiến khu. Sau khi xây dựng được lực lượng chính trị vững mạnh,
các tổ chức chính trị, tổ chức tự vệ vũ trang phát triển nhanh chóng, phong trào cách mạng
ở Ngọc Trạo lên cao; Tỉnh uỷ và cơ quan ấn loát báo Tự Do cũng chuyển về Ngọc Trạo,

trực tiếp chỉ đạo xây dựng chiến khu du kích. Cuối tháng 7 năm 1941, Ban lãnh đạo Chiến
khu Ngọc Trạo chính thức được thành lập, gồm có 3 đồng chí: Đặng Châu Tuệ - Thường
Trực tỉnh uỷ phụ trách chung, Trần Tiến Quân và Đặng Văn Hỷ - Tỉnh uỷ viên phụ trách an
toàn khu. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Lãnh đạo Chiến khu, ngày 19/9/1941 tại hang
Treo (nay thuộc xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành và xã Hà Long, huyện Hà Trung), đội
du kích Ngọc Trạo chính thức được thành lập với 21 đội viên - đây là lực lượng vũ trang
thoát ly đầu tiên của tỉnh.
Đóng tại Hang Treo, lực lượng của chiến khu gặp khó khăn về tiếp tế lương thực và
liên lạc với bên ngồi. Mặt khác, đội du kích lại phát triển nhanh về số lượng, đến đầu
tháng 10/1941, đội viên du kích đã tăng lên đến 83 người nên khó khăn càng nhân lên gấp
bội. Nhận thấy số lượng du kích cịn tăng lên, ngày 25/9/1941, Ban Lãnh đạo Chiến khu
Ngọc Trạo quyết định chuyển toàn bộ lực lượng về làng Ngọc Trạo, đóng tại đồi Ma Mầu
(cách làng Ngọc Trạo khoảng 01km về phía Bắc). Ảnh hưởng của Chiến khu Ngọc Trạo
ngày càng lớn, quần chúng cách mạng nhiều nơi đã tích cực hưởng ứng qun góp lương
thực, thực phẩm gửi về chiến khu. Việc tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí
của các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định,… qua trạm Cẩm Bào (huyện Vĩnh Lộc);
Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc,… qua trạm Bái Sơn (huyện Hà Trung) để “trung
chuyển” hàng hoá lên Chiến khu…. Có những lần đường dây tiếp tế gặp khó khăn, quân
thù kiểm soát chặt chẽ, nhân dân làng Ngọc Trạo đã vét từng hạt gạo cuối cùng để nuôi
chiến sĩ. Hết gạo, bà con đã dùng cám trộn mật làm lương khơ để ni du kích. Cảm động
trước tấm lịng cao cả của nhân dân, các chiến sĩ vừa luyện tập, vừa tăng gia tự túc để duy
trì sự tồn tại phát triển của chiến khu.
Đầu tháng 10 năm 1941, thực dân Pháp phát hiện được lực lượng tự vệ của ta tập
trung ở Đa Ngọc, chúng tổ chức lực lượng bao vây căn cứ Đa Ngọc. Sau khi biết chính xác
địa điểm đóng qn của đội du kích, 4 giờ sáng ngày 19/10/1941, thực dân Pháp cho quân


lính bao vây mọi ngả đường vào chiến khu; chúng cho qn đột kích theo ba hướng hịng
thực hiện âm mưu nhanh chóng bóp chết lực lượng du kích ở đây và phá tan chiến khu mới
tạo dựng này. Nhưng chúng khơng ngờ đã bị nếm trận phản địn đích đáng của ta. Đây là

trận đánh mở màn giành thắng lợi lớn và báo hiệu một quá trình chiến đấu mới để bảo vệ
phong trào cách mạng tại Thanh Hóa. Từ ngày 21 - 24/10/1941, thực dân Pháp tiếp tục tập
trung lực lượng khủng bố làng Ngọc Trạo; các tuyến đường đi qua các huyện: Hà Trung,
Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa,… đâu đâu bọn địch cũng tung mật thám và
binh lính kiểm sốt chặt chẽ. Ngay trong đêm 24/10/1941, nhiều chiến sĩ của ta đã bắt liên
lạc được với địa phương, nhưng cũng có nhiều chiến sĩ trên đường về đã bị sa lưới kẻ thù,
phong trào cách mạng Thanh Hóa tạm thời lắng xuống.
Mặc dù Chiến khu Ngọc Trạo bị địch đánh phá, khủng bố; nhiều chiến sĩ cách mạng
bị bắt, tù đày, nhưng ảnh hưởng và sức sống của phong trào được xây dựng từ cuộc đấu
tranh sâu rộng của quần chúng vẫn phát triển và tạo cơ sở cho những bước tiến vượt bậc
của phong trào Việt Minh. Chiến khu Ngọc Trạo và đội du kích Ngọc Trạo đã để lại cho
Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tấm gương sáng về tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh
chiến đấu vì lý tưởng cách mạng. Phong trào kháng chiến, tinh thần anh dũng quật cường
của các chiến sĩ du kích và nhân dân Ngọc Trạo - những hạt giống cách mạng đầu tiên đã
lan toả đến phong trào cách mạng trong toàn tỉnh, cổ vũ đơng đảo các tầng lớp nhân dân
Thanh Hóa sẵn sàng cầm vũ khí đứng lên, chia lửa với Bắc Sơn, Nam Kỳ đấu tranh giành
quyền tự do, độc lập cho dân tộc, là tiếng chuông báo trước một cuộc Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền về tay Nhân dân tất yếu sẽ diễn ra trên địa bàn Thanh Hóa. Tuy chỉ tồn
tại một thời gian ngắn, nhưng hình ảnh một đội quân cách mạng Trí - Dũng - Nhân, "Từ
nhân dân mà ra", "Vì nhân dân mà chiến đấu", hết lịng, quả cảm vì mục tiêu giải phóng
dân tộc mãi không phai mờ. Những địa danh Đa Ngọc (Yên Định), Cẩm Bào (Vĩnh Lộc),
Hà Ninh, Bái Sơn - Hà Tiến, Hà Long (Hà Trung), Ngọc Trạo (Thạch Thành) mãi cịn ngân
vang trong tâm thức mỗi người dân Thanh Hóa khi nhắc đến Chiến khu Ngọc Trạo.
Câu 3: Người anh hùng huyền thoại quên thân mình cứu pháo trong chiến dịch Điện
Biên Phủ năm 1954 là ai? Trình bày sơ lược vài nét về người anh hùng đó.
Trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, một trong ba anh hùng khơng chỉ góp phần
quan trọng làm nên thắng lợi của trận đánh, mà còn là tấm gương hy sinh ngời sáng về tinh
thần gan dạ, kiên cường. Sự hy sinh của anh đã trở thành bất tử trong lòng Nhân dân, được
bạn bè thế giới ngưỡng mộ, vinh danh. Tô Vĩnh Diện - người anh hùng quên thân mình
cứu pháo lăn xuống vực sâu trong chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy.

Anh hùng Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông
Cống (nay là huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hoá. Anh sinh trưởng trong một gia đình
nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946,
anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, anh xung phong vào bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, Quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô
Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng pháo cao xạ, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn


394, Trung đồn 367. Trong q trình hành qn cơ động trên chặng đường hơn 1000 km
tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh ln ln gương mẫu, đảm
nhiệm những cơng việc khó khăn nặng nề nhất.Khi bộ đội ta kéo pháo qua những chặng
đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong giữ càng lái để bảo đảm an toàn cho khẩu
pháo. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, Tô Vĩnh Diện
luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo
pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những
nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Khi bộ đội ta kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung
phong giữ càng lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh,
kéo pháo ra càng gay go ác liệt, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo
và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc
rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xảy ra.

Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm, Tô Vĩnh
Diện cùng pháo thủ Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh
xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn
dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hồn
cảnh hiểm nghèo đó, Tơ Vĩnh Diện hơ đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh
buông tay lái xơng lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp
ghìm giữ pháo dừng lại.



Ngày 01/02/1954, anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh tại rừng Pá Có, sườn phía tây Pha
Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tấm gương hy sinh vơ cùng
anh dũng của đồng chí Tơ Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hồn thành
tốt nhiệm vụ.Ngày 7/5/1955, Tơ Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà trao tặng Huân chương Qn cơng hạng Nhì, Hn chương chiến cơng hạng Nhất và
được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh đã trở thành anh
hùng Pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta ngã xuống trên mặt trận Điện Biên Phủ, sự hi
sinh của anh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại - qn mình cứu pháo
Câu 4: Những đóng góp to lớn của quân, dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước (1954-1975)?
Đại thắng mùa Xuân 1975 là những “mốc son bằng vàng” tạc vào lịch sử dân tộc
trong thế kỷ XX. 42 mùa xuân đã đi qua nhưng âm hưởng hào hùng của một thời đánh Mỹ,
thắng Mỹ lật nhào chế độ ngụy quyền Sài Gòn để Nam - Bắc trọn niềm vui thống nhất vẫn
mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Truyền thống
đó tiếp tục được khơi dậy trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc theo con
đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng và Bác Hồ đã lựa
chọn.
Thanh Hóa hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hịa bình được lập lại ở miền Bắc. Nhưng
nhân dân miền Nam vẫn phải sống trong ách thống trị bạo tàn của bè lũ Mỹ ngụy. Thực
hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng nhân dân cả nước cùng lúc thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng


miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cùng với nhân dân miền Bắc, Thanh Hóa nhanh chóng
thực hiện cơng cuộc hàn gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản
xuất, ổn định đời sống nhân dân. Từ vũng bùn nơ lệ cam chịu cảnh đói nghèo, cùng khổ
nay được bước lên địa vị làm chủ xã hội đại đa số người dân đều phấn khởi, lạc quan trước
thành quả mà cách mạng đem lại. Chính quyền cách mạng đẩy mạnh phong trào diệt giặc

đói, giặc dốt ở khắp mọi vùng miền trong tỉnh và được nhân dân tích cực hưởng ứng, tự
giác thực hiện. Chủ trương cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, xây dựng hợp
tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đem lại ruộng đất cho dân cày, tư liệu sản xuất
cho thợ thủ công, đem đến diện mạo mới trong đời sống người dân. Điều đó tạo nên khí
thế thi đua học tập, lao động sản xuất diễn ra sôi nổi ở khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội
từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn tới đô thị. Trong gần 10 năm cải tạo và xây dựng
cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự
nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn nên KT-XH phát triển, tiềm lực
QP-AN của tỉnh được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước. Tỉnh đã
dồn sức xây dựng nhiều cơ sở cơng trình thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời chú trọng
áp dụng tiến bộ của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất lao động được
nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào thi đua xây dựng các mơ hình,
điển hình tiên tiến ở tất cả các ngành, các cấp được đẩy mạnh. Các điển hình tiên tiến trong
nơng nghiệp như Đơng Phương Hồng, n Trường, trong cơng nghiệp như cơ khí Thành
Cơng, trong giáo dục như Hải Nhân... được nhân rộng trên toàn miền Bắc. Thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất Thanh Hóa đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong phát
triển KT-XH với nhiều cơ sở vật chất, cơng trình được đầu tư xây dựng. Khi thất bại trong
áp dụng “chiến tranh đặc biệt” và “cục bộ” ở miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng thực hiện
chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Với địa thế là cầu nối giữa
Bắc Bộ và Trung Bộ, Thanh Hóa trở thành khu vực “cán xoong”, là huyết mạch giao thông
quan trọng của miền Bắc. Sẵn sàng ứng phó với giặc Mỹ, Thanh Hóa đã nhanh chóng
chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác:
“Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, hàng chục phong trào thi đua đã
được phát động liên tục ở tất cả các cấp, các ngành. Đó là các phong trào “Thanh niên ba
sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tiếng hát át tiếng bom”... đã lan tỏa khắp các vùng
miền tạo nên khí thế hừng hực, hào hùng trong xưởng máy, công trường, đồng ruộng,
trường học, trận địa. Mặc cho bom đạn giặc ngày đêm tàn phá, người dân vẫn chắc tay cày,
vững tay súng để tạo nên những cánh đồng “5 tấn thắng Mỹ”. Các em thơ vẫn đội mũ rơm
đến trường để học tập. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn duy trì sản xuất cung cấp những đồ
dùng thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trong những năm chống Mỹ, cứu

nước, tồn tỉnh đã có hàng ngàn các gia đình cả ba thế hệ ơng bà, cha mẹ, con cháu cùng
chung một chiến hào diệt giặc, hàng vạn gia đình có từ 3 đến 5 con cùng tịng qn nhập
ngũ. Tồn tỉnh có 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, Đảng viên, nam nữ tham
gia bộ đội và thanh niên xung phong. Tỉnh cũng xây dựng và huấn luyện 78 tiểu đồn bộ
đội bổ sung cho các chiến trường. Khơng chỉ làm tròn nhiệm vụ là hậu phương lớn của
miền Nam ruột thịt, Thanh Hóa cịn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Lào và
Campuchia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quốc phịng, góp phần củng cố thắt chặt mối
quan hệ đoàn kết, hữu nghị.


Những thành tích to lớn trong chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ
Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng khơng qn và hải qn thì Thanh
Hóa trở thành địa bàn chiến lược trọng yếu, “chiếc giáp sắt” bảo vệ thủ đô Hà Nội, kho dự
trữ chiến lược, chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam... Các đầu mối giao thơng thủy,
bộ, đường sắt như Đị Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép... nếu ách tắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
sự chi viện cho chiến trường miền Nam và cách mạng Lào. Trong cuộc chống chiến tranh
phá hoại thì giao thơng vận tải là mặt trận nóng bỏng và ác liệt nhất. Giặc Mỹ đã chọn hơn
60 mục tiêu đánh phá hòng làm tê liệt hoạt động giao thông của ta. Với quyết tâm cao độ
đánh địch mà tiến, mở đường mà đi, địch cứ đánh ta cứ đi, tất cả vì miền Nam ruột thịt
chúng ta đã đảm bảo mạch máu giao thông luôn thông suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Tỉnh ta đã chủ động sáng tạo lập 4 đường ra, 3 đường vào, mở nhiều điểm vượt sông,
nhiều đường tránh rẽ, làm cầu phao luồng, làm cầu phao liên hợp... huy động được sức
mạnh tổng hợp của mọi lực lượng để những đoàn xe, đoàn thuyền nan vẫn nối đi nhau
chở hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến trường.
Các phong trào thi đua: “Hòn đá chống Mỹ”, “Ba giỏi” được nhân rộng đã huy động
sức mạnh của toàn dân phục vụ chiến đấu. Người dân đã không ngần ngại dỡ nhà làm cầu,
lấy đá lát đường, cứu chữa phương tiện, hàng hóa bị máy bay địch bắn phá. Cơng ty vận
tải thuyền nan và đồn vận tải Lam Sơn, Công ty xe đạp thồ và đoàn vận tải Điện Biên và
các đoàn vận tải cơ giới trong gần 10 năm chống Mỹ phá hoại đã vận chuyển 15 triệu tấn
hàng hóa đáp ứng chi viện cho chiến trường, phục vụ chiến đấu, sản xuất và làm tròn nghĩa

vụ quốc tế.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép... là
những “tọa độ lửa”, nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của bộ đội pháo binh chủ lực, bộ đội
địa phương, dân quân tự vệ với lũ “quạ trời” Mỹ tối tân hiện đại với những tên gọi “thần
sấm”, “con ma”, “pháo đài bay B52”. Chỉ bằng các loại pháo cao xạ 57, 37, 12,7 ly cùng
súng trường, những phương tiện tối tân, hiện đại của kẻ thù đã gục ngã trước tinh thần, ý
chí thép của quân, dân ta. Đặc biệt ngay trong những trận đầu diễn ra vào ngày 3 và 4
tháng 4/1965 quân dân Thanh Hóa đã bắn tan xác 47 máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.
Kỳ tích oanh liệt đó đưa Hàm Rồng trở thành bản hùng ca bất tử, là niềm tự hào của qn
dân ta và bạn bè u chuộng hịa bình, tiến bộ trên tồn thế giới. Đó cũng là nỗi khiếp
đảm, ám ảnh của lũ giặc trời Mỹ mỗi khi xâm phạm vùng trời, vùng đất này.
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại vào Thanh Hóa mang tính chất hủy diệt của
khơng qn, hải qn Mỹ càng làm nung nấu lịng căm thù cao độ của mọi tầng lớp nhân
dân. Người người, nhà nhà, làng xã, huyện và toàn tỉnh đều bước vào cuộc chiến với ý chí
ngoan cường, quyết tâm sắt đá. Những thành tích nổi bật của các cụ lão quân Hoằng
Trường (Hoằng Hóa), nữ dân quân Hoa Lộc (Hậu Lộc) cùng nhiều lực lượng dân quân, tự
vệ ở Hà Trung, Tĩnh Gia... chỉ bằng súng bộ binh nhưng đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ
được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, làm nức lòng quân dân cả nước. Trong cuộc đọ sức quyết
liệt gần 8 năm quân dân toàn tỉnh đã chiến đấu 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay


Mỹ trong đó có 3 chiếc B52, bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy 56 tàu chiến trong đó có 52
khu trục hạm thuộc hạm đội 7 của Mỹ. Cũng trong những năm tháng ấy bao lớp thanh niên
của tỉnh đã xung phong lên đường nhập ngũ, hoặc tham gia thanh niên xung phong với ý
chí, quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và hoài bão: “Nhằm thẳng quân thù mà
bắn”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, để cùng quân, dân cả nước
đánh Mỹ, thắng Mỹ, lật nhào chế độ ngụy quyền để non sông liền một dải, Nam - Bắc vui
sum họp một nhà.
Phát huy truyền thống thắng Mỹ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn
minh

Những đóng góp vơ cùng to lớn về sức người, sức của, những chiến công oanh liệt,
lẫy lừng của quân, dân tỉnh ta cũng như những mất mát, hy sinh trong 21 năm kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận. Nhiều cá nhân, tập thể
có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đã được tặng nhiều phần thưởng cao quí. Tồn tỉnh Thanh
Hóa có 25 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, 16 đơn vị và cá nhân là
AHLĐ, 71 cá nhân là Anh hùng LLVTND, 1.125 bà mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng, 32.146
người là thương binh và 56.559 là liệt sĩ.
Khi đất nước hịa bình thống nhất cùng với cả nước Thanh Hóa lại xung trận từ chủ
nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu chuyển sang lao động sản xuất, cải tạo, dựng
xây đất nước. Khắc phục những hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự bao vây, cấm
vận của kẻ thù, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân khắc
phục mọi khó khăn, tích cực thi đua lao động sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ
vững chắc vùng biển, biên cương, vùng trời Tổ quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới toàn
diện sâu sắc của Đảng từ Đại hội VI (1986), tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ, tỉnh ta đã
phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước. Tập trung xây dựng khối đoàn kết, thống
nhất, huy động sức mạnh tổng lực của mọi tầng lớp xã hội, giành được nhiều thành tựu
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tỉnh đã quan tâm xây dựng qui hoạch,
kế hoạch phát triển KT-XH bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các vùng miền.
Những năm qua tỉnh ta dồn sức cho các vùng kinh tế động lực như Nghi Sơn - Tĩnh
Gia, Sầm Sơn - TP Thanh Hóa, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành làm đầu tàu
thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
hợp lý cơng tác cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Nhờ cải
thiện mạnh mẽ mơi trường đầu tư kinh doanh nên tỉnh ta huy động được nhiều nguồn lực
cho đầu tư phát triển. Huy động vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện đứng thứ 6 cả nước.
Nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhiều công trình dự án trọng điểm được khởi cơng xây
dựng. Nhờ những nỗ lực phấn đấu không ngừng nên tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm
gần đây liên tục phát triển. Thời kỳ 1996-2000 đạt 7,3%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 đạt
9,1%/năm, thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11,3%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 11,4%/năm. Năm



2016 vượt qua những khó khăn, thách thức tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn
ước đạt 9,05% vượt kế hoạch đề ra (KH là 9%).
Với sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sự đồng thuận của
các tầng lớp nhân dân, chúng ta tin tưởng Thanh Hóa sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu đến
năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước và đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh cơng
nghiệp theo hướng hiện đại.

Câu 5. Trình bày khái qt những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025 ? E cần
làm gì để góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng văn minh, giàu đẹp?
Ngày 26/10/2020, Phiên trù bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ
XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị 25B, với sự tham gia của
448 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 229.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Đoàn Chủ tịch Đại hội và Đoàn Thư ký Đại hội.
Trong đó, có 360 đại biểu là nam, chiếm 80,35%; 88 đại biểu là nữ, chiếm 19,65%. Trong tổng
số 448 đại biểu chính thức có 368 đại biểu người dân tộc kinh, 35 đại biểu người dân tộc
Mường, 37 đại biểu người dân tộc Thái, 3 đại biểu người dân tộc Mông, 3 đại biểu người dân
tộc Thổ, 2 đại biểu người dân tộc Dao.


Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc phiên Đại hội trù bị và chủ trì bầu
Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội.
Chủ đề của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 là “Tiếp tục nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử,
khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh và bền
vững; nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; phấn đấu đến
năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ

quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Đại biểu biểu quyết thông qua các nội dung quan trọng tại phiên Đại hội trù bị.


Phương châm hành động của đại hội là “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”. Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 thực hiện đầy đủ 4 nội dung quan trọng
theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về “Đại hội đảng bộ các cấp
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, gồm: Tổng kết việc thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và xác định phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; kiểm điểm công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Thảo luận, đóng góp
ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bầu Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đồn
ĐBQH tỉnh thơng qua Chương trình, Quy chế làm việc và Nội quy Đại hội.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII đã xây dựng Đề án nhân sự khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 –
2025 và đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng duyệt. Theo đó, dự kiến sẽ bầu
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX gồm 65 đồng chí và Ban Thường vụ là 17 đồng chí; bảo
đảm giảm số lượng cấp ủy đúng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương.


Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
trình bày báo tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo Văn kiện
trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo Chương trình làm việc của chiều ngày hơm nay, Đại hội tiến hành biểu quyết bầu Đoàn
Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội; biểu quyết thơng qua Chương
trình Phiên Đại hội chính thức, quy chế làm việc và nội quy Đại hội. Tại phiên trù bị, Đại hội

cũng tiến hành quán triệt một số nội dung Quy chế bầu cử trong Đảng, công bố các quyết định
chia tổ thảo luận, hướng dẫn bầu cử, hướng dẫn một số nội dung sinh hoạt của đại biểu trong
Đại hội. Đại hội được nghe đồng chí Đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, trình bày dự
thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; đồng chí
Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo tổng hợp ý kiến góp
ý vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo Chương trình Phiên đại hội chính thức được thơng qua, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ khai mạc vào lúc 8 giờ sáng mai 27/10 và dự
kiến bế mạc vào chiều ngày 28/10, tại Trung tâm Hội nghị 25B./.
Để phát triển quê hương đất nước, mỗi học sinh đều có thể đóng góp cơng sức bằng
những việc làm phù hợp:.
- Mỗi học sinh phải có ý thức bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh cảnh quan, khơng vứt rác, xả
thải bừa bãi, và lan tỏa những hành động đẹp đó cho mọi người xung quanh..
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quan. Lên án tố cáo các hành vi xấu, vi phạm pháp luật..
- Cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện, trở thành một công dân tốt, cống hiến sức lực xây
dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
HỌC SINH

Nguyễn Trịnh Bảo Châu




×