Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Để xác định người thứ ba ngay tình cần những điều kiện s11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.3 KB, 2 trang )

Để xác định người thứ ba ngay tình cần những điều kiện sau:
Một là, trước khi người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đã có một giao dịch dân sự
trước được xác lập, thực hiện nhưng giao dịch trước đó vơ hiệu.
Hai là, người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình. Tức là trong trường hợp này, người
thứ ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia giao dịch dân sự với người
khơng có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch liên quan đến giao dịch
trước đó.
Ba là, người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự phải là người có đầy đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự. Nếu trong trường hợp mà họ khơng có đầy đủ năng lực
hành vi thì họ phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của
pháp luật.
Bốn là, người thứ ba đã thực hiện nghĩa vụ và hưởng những quyền dân sự trong giao dịch
do họ xác lập. Nói cách khác, họ đã nhận tài sản từ giao dịch và mục đích của giao dịch
đã đạt được.
Năm là, tài sản thực hiện giao dịch phải là những tài sản phải được phép lưu thông trên
thị trường. Bởi nếu là vật cấm lưu thơng, thì người thứ ba buộc phải biết mình xác lập
giao dịch dân sự bất hợp pháp và không tiến hành giao dịch.
Sáu là, mục đích và nội dung của giao dịch không được trái quy định của pháp luật và
đạo đức xã hội
Bảy là, trình tự xác lập giao dịch tuân thủ đúng trình tự pháp luật.
Tám là, người thứ ba phải có yêu cầu được hưởng tài sản hoặc bồi thường thiệt hại khi tài
sản giao dịch bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, hoặc bị trả lại cho chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp.
Vậy người thứ ba tham gia giao dịch dân sự ngay tình là khi tham gia giao dịch trên cơ sở
tự nguyện, bình đẳng và tuân theo các quy định của pháp luật mà không biết đối tượng
giao dịch là tài sản bất minh, do chủ sở hữu được xác lập trước đó bởi một giao dịch vơ


hiệu. Đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất để xác định người tham gia giao dịch hoàn
toàn ngay tình.
2. Khái niệm giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu:


* Giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.
Theo Điều 121 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021 “Giao
dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, ta có thể hiểu giao dịch dân sự là một trong những sự kiện pháp lý phổ biến
nhất làm phát sinh hậu quả pháp lý. Phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự là hợp đồng
dân sự với hai hay nhiều bên tham gia. Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý thì khi
xác lập giao dịch phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định.
Đặc điểm chung của giao dịch dân sự:
-Thứ nhất, phải thể hiện được ý chi của các bên tham gia. Khi tham gia giao dịch dân sự
chủ thể muốn đạt được mục đích nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng.
-Thứ hai, chế tài giao dịch mang tính chất bắt buộc nhưng cũng rất linh hoạt nguyên tắc
thỏa thuận, tự do cam kết và xây dựng chế tài. Đây là nguyên tắc cơ bản của luật dân sự
nói chung, của giao dịch dân sự nói riêng,
-Thứ ba, các bên tham gia phải giao dịch tự nguyện. Đây là sự phản ảnh thống nhất ý chí
của các bên, là nguyên tắc quan trọng để thiết lập giao dịch.
00jhg3



×