Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 4 tuổi tại các trường mầm non tư thục thị xã điện bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------

LÊ THỊ TUYẾT HOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
CHO TRẺ 3-4 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TƯ THỤC THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------

LÊ THỊ TUYẾT HOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
CHO TRẺ 3-4 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TƯ THỤC THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 814.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐÌNH SƠN



Đà Nẵng - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Tuyết Hoa



111

. DISCUSSION INFORMATION SITUATION WILL MANAGE OPERATION
KNOWLEDGE DEVELOPMENT FOR CHILDREN AGE 3-4 YEARS OLD
IN THE PRIVATE KINDERGARTENSCHOOLS OF ELECTRIC BAN
MARKET IN QUANG NAM
- Industry: Education management
- Student's full name: Le Thi TuyetHoa
- Scientific instructors: Assoc.Prof.Df. Le Dinh Son
- Training institution: Danang·Pedagogical University
Summary
L The main results of the thesis:
Over the time of research, the author of the thesis has clal'ified the theoretical and practical issues
about organizing intellectual development activities and managing intellectual development activities for

· children 3-4 years old. fully survey the current situation of intellectual development activities for
children 3-4 years old at IO private kindergartens in Dien Ban town, Quang Nam province in recent
years. On the basis of theoretical research and practical surveys, the topic has proposed measur�s to
manage intellectual development activities for 3-4. year old children at private kindergartens in Dien Ban
town, Quang Nam province. test the urgency and feasibility bf the pr�posed measures.
2. Proposed measures
Based on the actual situation of entertainment organization and entertainmen� activities
. management, the author of the thesis proposes thefollowing 05 measures:
- Raising awareness of ac;lministrators, teachers and parents about the importance of intellectual
development activities for children 3-4 years old;
- Develop a plan to implement content developm�nt activities for children 3-4 years old;
- Fostering knowledge and skills for teachers about organizing intellectual development
activities for children 3-4 years old;
- Renewing methods and forms of intellectual development activities for children 3-4 years old
in groups and classes;
- Invest in improving teaching aids, toys and equipment for 3-4 years old children's intellectual
development;
- Strengthening coordination between school and family in intellectual development activities
for children 3-4 years old;
- Periodically examine, evaluate and adjust intellectual development activities for children 3-4
years old
3, Keywords: Management, development, intellectual development, intellectual development
activities, intellectual development management.
'

'

Confirmation of instructors.·

Assoc.Prof.Dr. Le Dinh Son


Le Thi Tuyet Hoa


iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
8. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TRÍ
TUỆ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON ................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 4
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................5
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ................................................................................. 6
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.............................................6
1.2.2. Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ...............................................9
1.2.3. Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ................................ 10
1.3. Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường mầm non .................. 11
1.3.1. Đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 3 - 4 tuổi ...............................................11
1.3.2. Mục tiêu hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ...............................12
1.3.3. Nội dung hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ..............................15
1.3.4. Phương pháp, hình thức hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi.......17

1.3.5. Các điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ........................................23
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ...............26
1.4. Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non ....... 27
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi .................27
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi .................29
1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4
tuổi .................................................................................................................................32
1.4.4. Quản lý các điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi .............................33
1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi ....34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 4 tuổi tại các trường mầm non ....................................................................................... 35
1.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................................35
1.5.2. Yếu tố chủ quan ..........................................................................................36
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 36
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM .............................................................................37
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam .................................................................................................................... 37
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Điện Bàn .................................................37
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục thị xã Điện Bàn ...........................................38


v
2.2. Khái quát quá trình khảo sát ................................................................................... 40
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................40
2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát ........................................................................40
2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................41
2.2.5. Quy trình, thời gian khảo sát ......................................................................42
2.3. Thực trạng hoạt động phát tiển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường mầm non tư
thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ......................................................................... 42

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi..............42
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi .........44
2.3.3. Thực trạng hình thức, phương pháp hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4
tuổi .................................................................................................................................45
2.3.4. Thực trạng các điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ......................47
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường
mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ..................................................... 48
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi.................48
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi50
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4
tuổi .................................................................................................................................51
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi .........53
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển trí tuệ
cho trẻ 3 - 4 tuổi .............................................................................................................55
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ................................................................................. 58
2.5.1. Điểm mạnh ..................................................................................................58
2.5.2. Hạn chế .......................................................................................................58
2.5.3. Nguyên nhân hạn chế..................................................................................58
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 59
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CHO
TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ ĐIỆN
BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ........................................................................................60
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .......................................................................... 60
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .............................................................60
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................60
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.............................................................60
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................................61
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................ 61
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ trẻ 3 - 4 tuổi tại các
trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ......................................... 61

3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh về tầm quan trọng của
hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi .................................................................61
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung hoạt động phát triển trí tuệ cho
trẻ 3 – 4 tuổi ...................................................................................................................64
3.2.3. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho GV về tổ chức các hoạt động phát triển
trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ..................................................................................................65
3.2.4. Tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động phát triển trí tuệ cho
trẻ 3 - 4 tuổi trong các nhóm, lớp ..................................................................................68


vi
3.2.5. Tổ chức đầu tư cải tiến đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ hoạt
động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi .........................................................................71
3.2.6. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động phát
triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi ..........................................................................................74
3.2.7. Định kỳ kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động phát triển trí tuệ cho
trẻ 3- 4 tuổi ....................................................................................................................76
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................. 79
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................79
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ..............................................................................79
3.3.3. Tiến trình khảo nghiệm ...............................................................................79
3.3.4. Nội dung khảo nghiệm................................................................................79
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm ...........................80
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................87
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH

: Ban giám hiệu

CBQL
CMT
CSGD

: Cán bộ quản lý
: Cha mẹ trẻ
: Chăm sóc giáo dục

CSVC
GV

: Cơ sở vật chất
: Giáo viên

GDĐT
GDMN

: Giáo dục đào tạo
: Giáo dục mầm non

GVMN
MG
PH


: Giáo viên mầm non
: Mầm non
: Phụ huynh

PTDH
PTTT
QL

: Phương tiện dạy học
: Phát triển trí tuệ
: Quản lý

QLGD

: Quản lý giáo dục


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.

2.4.

2.5.
2.6.

2.7.

2.8.

2.9.

2.10.

3.1.
3.2.

Tên bảng

Trang

Bảng phân bổ đối tượng khảo sát
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động phát
triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các các nội dung phát triển
trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi ở các trường mầm non tư thục
Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện các phương pháp và hình
thức tổ chức hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các
trường mầm non tư thục
Kết quả đánh giá về thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động
phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non tư thục
Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện quản lý mục tiêu hoạt
động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện quản lý nội dung hoạt động
phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện quản lý các hình thức,

phương pháp hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các
trường mầm non
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện quản lý các điều kiện hoạt
động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non
Kết quả đánh giá mức độ thực hiện quản lý công tác kiểm tra,
đánh giá hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các
trường mầm non
Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động phát triển trí tuệ của trẻ 3-4 tuổi
Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động phát triển trí tuệ của trẻ 3-4 tuổi

41
43
44

46

47
49
50

52

53

56

80
82



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực
hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Mục tiêu của GDMN là
giúp trẻ phát triển về nhận thức, trí tuệ, ngơn ngữ, thể chất, tình cảm, kỹ năng xã
hội và thẩm mỹ, từ đó hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những năm tháng đầu đời đóng vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc phát triển năng lực của trẻ. Trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu, học
tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận những thông tin cảm quan, làm tiền đề cho
việc hình thành hiểu biết, giao tiếp với thế giới. Nếu được quan tâm và phát triển trí
tuệ đúng hướng, phù hợp, GDMN sẽ tạo được nền móng vững chắc cho sự phát triển
trong tương lai của trẻ; chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng, khả năng cần thiết, thuận lợi
cho việc học tập ở bậc học tiếp theo; tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn
giáo dục phổ thông và đạt được nhiều thành tựu trong học tập.
Giai đoạn 3 - 4 tuổi là thời kỳ đầu của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn chuyển tiếp
quan trọng về tư duy của trẻ, đó là bước chuyển tư duy từ bình diện bên ngồi vào
bình diện bên trong. Đây là thời điểm vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Do vậy,
việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cần được quan tâm đặc biệt. Để đạt
được chất lượng cao trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ ở lứa tuổi này cần tổ chức đa
dạng, hiệu quả các hoạt động: hoạt động thể dục, hoạt động học, hoạt động ngoài trời,
hoạt động góc và các hoạt động nhận thức khác ở mọi lúc, mọi nơi… Với phương
châm “học mà chơi, chơi mà học” cần lồng ghép vào các hoạt động phong phú của trẻ
những nội dung giáo dục đơn giản, nhưng đúng hướng, tạo được sự gợi mở, kích thích
được sự tìm tịi, ham hiểu biết, khám phá từ trẻ.
Trong những năm qua, các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam đã thực hiện Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của

Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm
non, trong đó chú trọng đến lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi. Tuy nhiên, do
ở lứa tuổi này trẻ còn nhỏ nên việc thực hiện ở các nhà trường còn gặp những bất cập
trong cách thức truyền đạt các nội dung giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ. Từ thực
tiễn giáo dục cho thấy muốn trẻ 3 - 4 tuổi phát triển tốt về trí tuệ thì việc quản lý hoạt
động phát triển trí tuệ phải được đặc biệt quan tâm, thực hiện một cách khoa học, có
hiệu quả. Xác định đây là vấn đề cần được đổi mới và quan tâm nhiều hơn của GDMN
nói chung và giáo dục của các trường mầm non tư thục huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam nói riêng, chúng tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 4 tuổi tại các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm luận
văn tốt nghiệp.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhà trường hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường mầm non tư
thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại
các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn còn bất cập,
hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hợp lý và khả thi thì khi áp dụng
sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động này, đáp ứng yêu cầu chất lượng công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhà trường ở địa phương nghiên cứu.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4
tuổi tại các trường mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 4 tuổi tại các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi
tại các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ
3 - 4 tuổi tại 10 trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và thực
trạng quản lý hoạt động này từ năm 2019 đến 2020; đề xuất các biện pháp quản lý của
hiệu trưởng đối với công tác này cho giai đoạn 2020 - 2025.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa tài liệu thơng qua nghiên cứu các
giáo trình, sách báo, các cơng trình, sản phẩm liên quan.
7.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để
phân chia đối tượng nghiên cứu thành các phần nhỏ nhằm mục đích nghiên cứu
các đặc điểm, tính chất của từng thành phần đối tượng nghiên cứu đã được chia
nhỏ một các dễ dàng, hiệu quả. Trên cơ sở kết quả thu được từ quá trình nghiên


3
cứu từng phần ấy, chúng tôi rút ra kết luận về bản chất, quy luật vận động và phát
triển khách quan của đối tượng nghiên cứu.
7.1.2. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để thấy được
sự tương đồng và dị biệt giữa các đối tượng, các nội dung nghiên cứu trong cùng
một thời điểm hay các thời điểm khác nhau; từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá và
tiếp nhận khái qt, tồn diện.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động
phát triển trí tuệ cho trẻ, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động phát
triển trí tuệ và quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi. Đây là căn cứ thực tiễn
cho chúng tôi đề xuất giải pháp quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi một
cách hiệu quả, sát thực tế.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động phát triển trí tuệ và quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho
trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia (những người làm công tác quản lý giáo dục mầm
non và các chuyên gia nghiên cứu quản lý giáo dục có kinh nghiệm về các biện pháp
quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên ở trường mầm non về thực
trạng quản lý hoạt động phát triển trí tuệ và biện pháp quản lý hoạt động phát
triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu khảo sát thực trạng
và phân tích thơng tin theo mục tiêu, nội dung nghiên cứu đã xác định.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được bố cục trong 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi
tại các trường mầm non.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại
các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ trẻ 3 - 4 tuổi tại
các trường mầm non tư thục thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.


4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
TRÍ TUỆ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học Xô viết nổi tiếng như A.N. Lêônchiev, X.L.
Rubinstein, N.A.Menchinxkaia đã nghiên cứu quá trình hình thành hành động trí tuệ ở
trẻ em, nhờ đó đã phát hiện ra cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngồi thành
hành động trí tuệ ở bên trong và đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành
động trí tuệ ở trẻ em [2].
Năm 1983, Howard Gardner – một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học
Harvard- đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu
của trí tuệ”). Cuốn sách đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi
nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở trẻ: mỗi loại trí tuệ đều quan
trọng và mỗi trẻ đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà
trường phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng
khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. Làm được điều đó, chúng ta sẽ giúp
mỗi trẻ tỏa sáng và thành cơng trong cuộc sống của chúng.
Bàn về giáo dục trí tuệ trong q trình dạy học, A. I. Xơrơ Kina nhấn mạnh:
Trong hoạt động “giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường” cần chú trọng đến mục tiêu
phát triển trí tuệ phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ trong từng giai đoạn [1].
Jean Piaget (1896 - 1980) là nhà tâm lí học Thuỵ Sĩ. Ơng là một trong những
người sáng lập mơn tâm lí học phát triển, và chuyên nghiên cứu về tâm lí học tư duy
và tâm lí học trẻ em. Dựa trên những dữ liệu từ thực nghiệm, Piaget xây dựng học
thuyết về sự hình thành và phát triển trí tuệ. Học thuyết này coi trí tuệ là sự phối hợp
các hành động bên trong của chủ thể, đó là những thao tác. Theo ơng, trí tuệ khơng bất
biến mà phát triển theo từng cấp độ phụ thuộc vào giai đoạn và các thời kì được hoà
nhập kế tiếp nhau bởi các điều kiện sinh lí của sự phát triển. Nó là sản phẩm của sự tác
động qua lại giữa chủ thể và môi trường. Mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về chất lượng

trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển. Một giai đoạn phát triển trí tuệ có những
đặc trưng sau: thứ nhất, các thành tựu trí tuệ giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn
trước; thứ hai, là sự kết hợp thống nhất các cấu trúc đã có từ giai đoạn trước; thứ ba,
mỗi giai đoạn là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ không phải là sự xếp chồng các
sơ đồ lên nhau; thứ tư, mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu
tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau. Dựa vào các dấu hiệu trên, J.Piaget chia q trình
phát triển trí tuệ của trẻ em thành các giai đoạn lớn, và trong mỗi giai đoạn lớn đó bao
gồm những thời kỳ nhỏ.
Maria Montessori trong tác phẩm”Trẻ thơ trong gia đình” đã phân tích mơi


5
trường cho trẻ tìm tịi phát triển trí tuệ với đặc trưng cơ bản là: việc học thông qua trải
nghiệm bằng các giác quan. Bà nhấn mạnh vai trò của sự kết nối giữa gia đình và nhà
trường trong việc tạo mơi trường mang tính học cụ cho trẻ trải nghiệm tích cực. Ở các
góc được chuẩn bị các giáo cụ, trẻ huy động tối đa các giác quan để tìm hiểu khám
phá; Tơn trọng những nét khác biệt của trẻ: Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động theo
hứng thú nhu cầu của trẻ, kết quả tùy thuộc vào năng lực từng trẻ; Đề cao tính chủ
động độc lập của trẻ. Trẻ khơng chỉ học cái gì, mà quan trọng hơn còn được học cách
học như thế nào và bồi dưỡng lòng say mê khám phá để phát triển tư duy cho trẻ.
Theo quan điểm của L.X. Vưgotxki, trí tuệ có hai mức độ là trí tuệ bậc thấp và trí
tuệ bậc cao. Trí tuệ bậc thấp có phần giống với trí tuệ động vật được đặc trưng bởi mối
quan hệ trực tiếp kích thích - phản ứng. Trí tuệ bậc cao đặc trưng bởi sự tham gia của
ngôn ngữ và mối quan hệ gián tiếp giữa chủ thể với đối tượng thông qua công cụ tâm
lý. Như vậy, phương tiện làm trung gian của trí tuệ bậc cao đó là ngơn ngữ (hệ thống
tín hiệu thứ hai). Vốn tâm lý là phương tiện giúp chúng ta phát hiện, tiếp cận xử lý
thơng tin. Khả năng trí tuệ phụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ và vốn tâm lý. Có thể
thấy, trẻ em khi phát triển ngơn ngữ thì phát triển trí tuệ và khi trí tuệ phát triển cao thì
chức năng tâm lý được cải tổ phát triển cao [14].
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Trí của mỗi đứa trẻ khác nhau. Cho đến nay, người ta chưa thể giải thích năng
khiếu của con người ở đâu mà có, và đâu là nguyên nhân khiến trí của người này khác
người kia. Nhiều cha mẹ thấy con của người khác tài giỏi nên cũng ao ước con mình
tài giỏi như thế. Họ tìm mọi cách để rèn luyện con mình cho bằng con người ta mà
không nhận ra việc nhồi nhét ấy chẳng những không mang lại hiệu quả mà cịn làm
cản trở sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.
Về vấn đề này, học giả Gia Hiền có lời khuyên: "Điều quan trọng là hãy dạy trẻ
nên người, cịn tài thì tùy thuộc vào trí của trẻ. Trước hết, cần dạy cách làm người và
ứng xử trong việc làm người đối với từng trẻ một. Sau đó, cung cấp thơng tin, tín hiệu
phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ, đồng thời theo dõi xem phần giáo dục nào có
thể biến thành trí tuệ để điều chỉnh kỹ năng giáo dục trẻ hợp lý và hiệu quả".Về cơ
bản, trí tuệ của một con người được phân làm 3 cấp độ:
Cấp độ1: Hiểu sự vật từ đơn giản đến phức tạp, có ngơn ngữ(có chữ), biết kỹ
năng sống và lao động.
Cấp độ 2: Phát hiện ra các mối liên hệ của con người trong xã hội, tìm ra các mối
liên hệ và phát triển của sự vật. Từ đó tạo ra nhận thức chủ quan mà thành trí tuệ cá
nhân, thành kết quả lao động, sáng tạo, phát triển cuộc sống và xã hội.
Cấp độ 3: Đỉnh cao của trí tuệ là khả năng thấu hiểu giá trị làm người, giá trị vạn
vật, biến hiểu biết thành trí thức, kết hợp được cảm xúc và trí tuệ trong sáng tạo, có thể
sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, làm cho sự vật có ý nghĩa đối với đời sống con người,
làm cho đời sống con người đạt tới chân-thiện–mỹ.


6
Theo quan điểm về tâm lý học trẻ em, trí tuệ được hiểu là một nội dung tâm lý
điều khiển hành động của con người trong những tình huống cụ thể, hợp quy luật và
mang lại hiệu quả cao [17].
Từ quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta thấy rằng trí tuệ là một khái
niệm rộng phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau thì mới có thể nghiên cứu về
trí tuệ một cách đầy đủ được. Mỗi nhà nghiên cứu đều có lý khi đưa ra luận điểm của

mình để giải thích và khái qt về trí tuệ, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đã gặp
nhau ở quan điểm chung nhất là xem xét trí tuệ dựa trên thực tiễn hoạt động của con
người bởi tất cả các q trình nhận thức đều phải thơng qua hoạt động bằng các hành
vi cụ thể mới có thể lĩnh hội được những yêu cầu của nhận thức.
Thực ra, các quan niệm về trí tuệ khơng loại trừ nhau. Trong thực tiễn khơng có
quan niệm nào chỉ chú ý đến duy nhất một khía cạnh năng lực tư duy hay khả năng
thích ứng, mà thường đề cập đến hầu hết các nội dung đã nêu trên. Sự khác biệt giữa
các quan niệm chỉ là ở chổ khía cạnh nào được nhấn mạnh và nghiên cứu sâu hơn. “Trí
tuệ là một mặt cơ bản của nhân cách, là khả năng phát hiện, tiếp cận và xử lý thông tin
để giải quyết những tình huống mới, trong mối quan hệ giữa chủ thể hoạt động với
mơi trường hoạt động nhằm thích ứng tích cực với điều kiện của cuộc sống” [20].
Tác giả Đinh Văn Vang cho rằng “qua các thực nghiệm về tính linh hoạt của
tư duy đã đi đến kết luận: hành động với đồ vật càng phong phú, đa dạng càng giúp trẻ
tránh được sự hình thành kiểu tư duy giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa sau này. Đồng
thời tác giả cũng nhận định độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em
ở lứa tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người
đã được hình thành trước đây, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát
triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn
thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm và ý chí) để hồn
thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người” [24].
Trong cuốn sách “Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo”,
tác giả N. N. Pôtdiacốp cho rằng: Trẻ ở tuổi mầm non là cơ hội tốt nhất để rèn luyện
những kĩ năng, kĩ xảo sơ đẳng về hoạt động trí tuệ, bao gồm: Quan sát, ghi nhớ, tái
hiện, tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, so sánh và phân loại [18].
Mặc dù, đã có nhiều cơng trình khoa học trong và ngồi nước nghiên cứu về sự
phát triển trí tuệ trẻ em. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng hoạt động phát triển trí tuệ
cho trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường mầm non, cần có nhiều hơn các đề tài nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này ở từng địa phương cụ thể.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một
tổ chức nhất định. Sự phân công, hợp tác lao động đó nhằm đạt hiệu quả và năng suất


7
lao động cao hơn, do vậy cần có người đứng đầu, chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm
tra, điều chỉnh…Chính vì vậy, người ta quan niệm quản lý là một thuộc tính lịch sử vì
nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, thường xuyên biến đổi, nó là
hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm.
Có nhiều cách nhìn khác nhau về quản lý:
Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuậtt lãnh đạo đã từng nói
rằng : “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều
đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo”.
Với Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì mơi
trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu
và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm" [7].
Harol Koontz: "Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua
việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác".
Theo Mary Parker Follett, nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ thì: “Quản lý là
nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác”.
Tư tưởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhưng cho
đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện.
Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách “Các nguyên tắc quản lý
theo khoa học”. Theo ơng thì người quản lý phải là nhà tư tưởng lên kế hoạch chỉ đạo
tổ chức công việc.
Khái niệm quản lý đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm:
“Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực
của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt

được những mục tiêu đã đề ra’’ [2].
Theo các tác giả Trần Xuân Bách, Lê Đình Sơn: “Quản lý là sự tác động có tổ
chức, có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý, về các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục
tiêu đã đề ra". Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và
hiệu quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra [5].
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết
khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là q trình tạo nên sức mạnh gắn
liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu chung. Quản lý bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác
động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và
các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên
tục nhiều lần. Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối


8
tượng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng. Chủ thể quản
lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể phải hiểu đối
tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. Chủ thể có thể là một người, một
nhóm người; cịn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh
hoặc giới sinh vật.
Tóm lại, từ những phân tích trên có thể hiểu chung về quản lý như sau: “Quản lý
là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia
vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một
cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi
trường”
Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Bất kỳ ở đâu, lúc nào con

người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý. Quản
lý trong xã hội nói chung là q trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được
những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan. Xã hội càng
phát triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao.
Ngày nay, quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý trở
thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan
đến tất cả mọi người.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm
của thế hệ trước cho thế hệ sau. Nhờ vậy mà xã hội loài người tồn tại và phát triển.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, QLGD là một loại hình quản lý, một bộ phận của
quản lý xã hội. Khi đề cập đến QLGD là đề cập đến việc quản lý mọi hoạt động giáo
dục con người trong xã hội.
Trong những năm qua, định nghĩa quản lý giáo dục đã được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu:
Theo M.I.Kônđacôp, “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp khoa học
nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp
tục phát triển, mở rộng hệ thống giáo dục cả về số lượng cũng như chất lượng”.
Theo tác giả Nguyễn Gia Quý: "Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định,
trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo
dục quốc dân" [21]..
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu một cách khái quát về QLGD: Đó là
sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động
giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật
khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân.


9
1.2.1.3. Quản lý nhà trường

Trường học là một tổ chức, ở đó tiến hành q trình dạy học, giáo dục. Hoạt
động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động
có tổ chức, có nội dung, có phương pháp và phương tiện, có mục đích, có sự lãnh đạo
của nhà GD, có sự hoạt động tích cực, tự giác của người học.
Khái niệm quản lý nhà trường được nhiều tác giả trong và ngồi nước diễn tả
theo nhiều góc độ khác nhau.
Tác giả M.I.Kondacov đã khái qt: “Khơng địi hỏi một định nghĩa hồn chỉnh,
chúng ta hiểu QL nhà trường (cơng việc nhà trường) là một hệ thống xã hội- sư phạm
chuyên biệt. Hệ thống này địi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng
đích của chủ thể QL đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận
hành tối ưu về các mặt xã hội- kinh tế, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy- học và GD
thế hệ đang lớn lên”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối
với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [6].
Tóm lại, QL nhà trường là một bộ phận của QLGD. QL nhà trường là một hệ
thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể QL đến tập
thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà
trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn
Việt Nam. Người QL nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành chặt
chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.
1.2.2. Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi
1.2.2.1. Khái niệm phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, phát triển là quá trình biến đổi từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp. Đó là sự tích lũy dần về số lượng dẫn đến sự biến đổi về vật
chất; là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu tranh của các mặt đối
lập nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng.
Theo quan điểm Triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện sự thay đổi tăng tiến
cả về chất, cả về không gian lẫn thời gian của sự vật, hiện tượng và con người trong xã

hội. Như vậy, phát triển được hiểu là sự tăng trưởng, là sự chuyển biến theo chiều
hướng tích cực, tiến lên.
Tác giả Đặng Bá Lãm, "Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ chuyển biến mất và cái mới ra đời,... Phát triển
là một quá trình nội tại: Bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã
chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là
cái thấp đã phát triển" [15]
Có thể tóm lại “phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật và hiện tượng


10
tuân theo những quy luật nội tại, khách quan của chúng”.
1.2.2.2. Khái niệm phát triển trí tuệ
Trẻ em, trong quá trình phát triển, sự phát triển trí tuệ đóng một vai trị rất quan
trọng góp phần phát triển tồn diện của đứa trẻ.
Theo nghĩa thơng thường, trí tuệ là kết quả của hoạt động trí thức, dựa trên lý trí
dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu bao gồm những sự hiểu biết, kinh
nghiệm,những kiến thức đã được gom góp lại.
Sự phát triển trí tuệ là tồn bộ những thay đổi về số lượng và chất lượng diễn ra
trong hoạt động tư duy của trẻ gắn liền với lứa tuổi, được thực hiện dưới tác động của
môi trường xã hội. Trong quá trình trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động với kinh
nghiệm phong phú và chịu ảnh hưởng của những tác động giáo dục. Lứa tuổi mầm non
sự tích lũy tri thức diễn ra nhanh chóng, ngơn ngữ được hình thành, các q trình nhận
thức được hồn thiện thơng qua các hoạt động phát triển trí tuệ: hoạt động với đồ vật,
hoạt động tạo tạo hình, các trị chơi, lao động, giao tiếp…
Như vậy, “Phát triển trí tuệ là một q trình sư phạm được tổ chức đặc biệt
nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng về cuộc sống xung quanh, về bản
thân và phát triển các q trình tâm lí nhận thức, lịng ham hiểu biết và năng lực trí
tuệ ở trẻ”.
1.2.2.3. Khái niệm hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi

Trong q trình phát triển tồn diện của trẻ, hoạt động phát triển trí tuệ đóng một
vai trị rất quan trọng góp phần phát triển tồn diện cho trẻ ở những giai sau này. Hoạt
động phát triển trí tuệ lại là một quá trình nhắm đến việc phát triển khả năng hoạt động
có hiệu quả của trí óc.
Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi bao gồm các nội dung sau: Đặc
điểm phát triển trí tuệ, mục tiêu của hoạt động phát triển trí tuệ, nội dung của hoạt
động phát triển trí tuệ, phương pháp, hình thức hoạt động phát triển trí tuệ, các điều
kiện phát triển trí tuệ.
Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi được thực hiện, được duy trì và đạt
kết quả là khi cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên các trường mầm non thực hiện
đúng, đầy đủ, kịp tiến độ tất cả các yếu tố nêu trên. Tóm lại “Hoạt động phát triển trí
tuệ là quá trình giáo viên truyền đạt cho trẻ những kiến thức, kỹ năng sơ đẳng về thế
giới xung quang, khả năng nhận thức và năng lực trí tuệ của trẻ sau này”.
1.2.3. Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi
Trẻ em 3-4 tuổi là lứa tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về
thời gian và không gian bắt đầu hình thành, sự hình thành ý thức về bản thân nhiều
hơn, sự phát triển về chú ý và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Việc tổ chức các hoạt
động đa dạng giúp trẻ khơng chỉ có những kinh nghiệm về cuộc sống xung quanh, hiểu
được ý nghĩa và một số tính chất của các sự vật hiện tượng mà cịn có khả năng phán
đốn – suy lý đơn giản. Ở giai đoạn này, trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, lặp đi, lặp


11
lại và lâu dần nhập tâm, hình thành các biểu tượng trong trí óc, trẻ bắt đầu xuất hiện
tưởng tượng có chủ đích và tưởng tượng sáng tạo. Ngơn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích
thích tưởng tượng phát triển. Đây là giai đoạn quan trọng để các nhà giáo dục thực
hiện nhiệm vụ giáo dục cho trẻ.
Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non là sự
tác động có mục đích, có định hướng, hợp quy luật của Hiệu trưởng đến cách thức làm
việc của giáo viên và hoạt động của trẻ nhằm đạt được mục tiêu quản lý hoạt động

phát triển trí tuệ.
Quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ là công việc quan trọng nhất của
trường mầm non, mọi hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ
của giáo viên đều chịu sự tác động trực tiếp từ cán bộ quản lý tại trường mầm non.
Trong trường mầm non, hiệu trưởng thường phân cơng cho hiệu phó phụ trách chun
mơn quản lý hoạt động phát triển của nhà trường, và trong đó có quản lý hoạt động
phát triển trí tuệ của trẻ 3-4 tuổi.
Vì vậy, quản lý hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm
non là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý tại cơ sở giáo dục
đến các yếu tố trong hệ thống giáo dục nhà trường nhằm thực hiện tốt kế hoạch hoạt
động phát triển trí tuệ cho trẻ để đạt được mục đích mà giáo dục mầm non đặt ra.
1.3. Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi tại các trường mầm non
1.3.1. Đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 3 - 4 tuổi
Đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 3 - 4 tuổi là khả năng trực giác phát triển mạnh
hơn, tư duy gắn liền với tình cảm và các ý muốn chủ quan. Trí tưởng tượng phong
phú, sự tập trung chú ý cao.
Với trẻ 3-4 tuổi là trẻ sẽ bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi dạng Khi nào? Bao nhiêu? Tại
sao? Mơ tả đồ vật dùng làm gì?. Hiểu các khái niệm khó như chất lượng, số lượng,
chất liệu. Gọi đúng tên màu sắc quen thuộc, sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và
màu sắc. Ghi nhớ được tình tiết của các câu chuyện; Bắt đầu biết đếm và biết mặt số.
Hiểu khái niệm ngày, đêm, phân biệt các hoạt động khác nhau ở ngày và đêm.Hiểu
khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác... So sánh hơn, kém, cao hơn/thấp hơn...
Vào một thời điểm nhất định, trẻ muốn sờ, nếm, gửi, nghe và thử nghiệm tất tả
mọi thứ xung quanh. Trẻ thể hiện rõ ý thức ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực
hành. Trẻ học từ các trò chơi, bận rộn trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn
ngữ và luôn cố gắng để kiểm soát được nội tâm. Trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi
tách khỏi cha mẹ, độc lập hơn các em bé tuổi chập chững và đã có thể diễn đạt các nhu
cầu của mình bằng ngơn ngữ.
Có thể gọi tên chính xác 8 màu. Cảm nhận về thời gian được cải thiện (ngay bây
giờ, sau đó, tiếp theo). Nhớ được các đoạn của một câu chuyện. Hiểu được khái niệm

giống và khác. Thích phân loại đồ vật (theo kích thước và màu sắc). Hồn thành được
trị chơi ghép hình. Nhận biết được các nhãn hiệu và biển báo…


12
Hoạt động phát triển trí tuệ của trẻ là mang tính tri giác, tư duy, trí nhớ và khả
năng tưởng tượng, điều đó có nghĩa hoạt động đã xuất hiện một số dạng phán đoán,
suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn
cảnh cụ thể như: tự nhiên, xã hội, con người…Do vậy, đối với trẻ 3-4 tuổi, hoạt động
phát triển trí tuệ có một vai trị quan trọng để trẻ tiếp cận xã hội thực một cách tự nhiên
và tự do nhất.
1.3.2. Mục tiêu hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi
Theo Điều 23, Luật giáo dục số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 quy
định về vị trí, vai trị và mục tiêu của giáo dục mầm non: là giúp trẻ em phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng
tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết
phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non là một quá trình sư phạm được tổ
chức một cách đặc biệt nhằm hình thành những tri thức và kĩ năng sơ đẳng, phát triển
những năng lực và nhu cầu hoạt động trí tuệ cho trẻ em. Để việc tổ chức các hoạt động
phát triển trí tuệ cho trẻ 3-4 tuổi được thực hiện tốt thì nhà giáo dục phải nắm rõ các
mục tiêu hoạt động phát triển trí tuệ như sau:
* Trẻ có một số biểu tượng sơ đẳng về thiên nhiên, xã hội, con người
Giáo dục trí tuệ, đặc biệt là giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm (cảm giác,
tri giác), hoạt động tư duy, tưởng tượng cho trẻ em lứa tuổi mầm non là điều rất quan
trọng, vì đây là cơ hội vàng để rèn luyện các giác quan cho trẻ, nếu bỏ lỡ cơ hội quý
giá này sẽ gây ra hậu quả xấu cho việc phát triển năng lực nhận cảm của trẻ ở những
lứa tuổi tiếp theo. Việc tổ chức các hoạt động đa dạng giúp trẻ khơng chỉ có những

kinh nghiệm về cuộc sống xung quanh, hiểu được ý nghĩa và một số tính chất của các
sự vật hiện tượng mà cịn có khả năng sắp xếp – phân loại. Từ đó, trẻ có khả năng mở
rộng sự định hướng của mình trong mơi trường xung quanh, tích cực khám phá những
điều mới lạ, hấp dẫn trong thế giới xung quanh.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động và giao tiếp với trẻ, giáo viên cần từng
bước hình thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng về một số đồ vật, hiện tượng thiên
nhiên, xã hội xung quanh cho trẻ mầm non gồm:
- Những biểu tượng sơ đẳng về các đồ vật trong cuộc sống sinh hoạt gần gũi (ở
gia đình, trường mầm non), cơ giáo dạy trẻ biết được tên gọi, tính chất, chức năng,
cách sử dụng những đồ vật quen thuộc đó.
- Những biểu tượng sơ đẳng về các hiện tượng tự nhiên như thời tiết khí hậu, các
hiện tượng mưa, gió, sấm sét…
- Những biểu tượng sơ đẳng về thực vật, động vật: Cần dạy trẻ biết tên gọi, đặc
điểm, cấu tạo tác dụng của chúng và cách chăm sóc chúng, mối quan hệ của chúng với


13
các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Những biểu tượng sơ đẳng về các sự kiện, các hiện tượng xã hội mà trẻ có thể
hiểu được như, lao động của người lớn xung quanh, các phương tiện giao thông và về
những ngày hội, ngày lễ, các cơng trình văn hố, các di tích lịch sử của địa phương,
của đất nước, về thủ đô, về các miền của đất nước, về lãnh tụ, về quốc kì, quốc ca…
Cùng với việc hình thành và phát triển ở trẻ những biểu tượng về thế giới xung
quanh, giáo viên mầm non cần hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ,
giúp trẻ xác định được những mối quan hệ, những thuộc tính của chúng về số lượng,
kích thước, hình dạng, vị trí của chúng trong khơng gian, cụ thể:
- Hình thành cho trẻ những biểu tượng về tập hợp và số lượng trong phạm vi 1-2,
phân biệt sự khác nhau về số lượng giữa các nhóm đối tượng.
- Hình thành cho trẻ những biểu tượng về kích thước: to, nhỏ, dài, ngắn, rộng,
hẹp của đồ vật.

- Hình thành những biểu tượng về hình dạng: trịn, vng, chữ nhật, tam giác,
khối vng, khối cầu, khối trụ…
- Hình thành cho trẻ những biểu tượng về định hướng trong khơng gian.
Tóm lại, nhờ sự giúp đỡ của người lớn, kinh nghiệm xã hội của trẻ ngày càng
phong phú. Đó là những biểu tượng sơ đẳng về thiên nhiên, xã hội và mối quan hệ
giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, giúp trẻ khám phá thế giới
hiện thực để có được hình ảnh chung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người; hình
thành những biểu tượng đúng đắn về thế giới xung quanh, trên cơ sở đó hình thành
thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh.
* Trẻ có khả năng phát triển năng lực trí tuệ và giải quyết vấn đề đơn giản theo
những cách khác nhau
Mỗi trẻ lại có một q trình phát triển năng lực trí tuệ của riêng mình, sự phát
triển năng lực trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non được diễn ra thông qua các hoạt
động đa dạng: giao tiếp, hoạt động với đồ vật, hoạt động phát triển trí tuệ đi dạo… và
sinh hoạt hằng ngày. Những tri thức mà trẻ tiếp nhận được trong cuộc sống hằng ngày
thường được mỗi trẻ hệ thống, giải quyết theo những cách hiểu riêng đơn giản của
mình. Khả năng phát triển năng lực trí tuệ có hiệu quả nhất được diễn ra dưới tác động
có tổ chức, có hệ thống của nhà giáo dục.
Năng lực phát triển trí tuệ của trẻ thường biểu hiện ở những dấu hiệu sau đây:
Phát triển năng lực vận động (thơng qua phát triển các vận động: lẫy, bị, ngồi, tập
đi…) và các cử động của bàn tay, ngón tay; Phát triển xúc giác (cảm giác da), thị giác,
thính giác; Hình thành và phát triển năng lực nhận cảm như phân biệt được độ lớn,
màu sắc, hình dáng, âm thanh của đồ vật, vị trí khơng gian của đồ vật so với các đồ vật
khác; Hình thành “chuẩn nhận cảm” (màu sắc, mùi, vị…), khả năng định hướng không
gian (trước – sau, trên – dưới, trong – ngoài, cao – thấp…) và khả năng định hướng
thời gian (trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối; hôm qua, hôm nay; trong tuần). Những nội


14
dung giáo dục trên đây cần được tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động phát

triển năng lực trí tuệ đa dạng, phù hợp với lứa tuổi cho trẻ.
Trẻ có khả năng giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau (bằng hành
động, hình ảnh, lời nói...) với ngơn ngữ nói là chủ yếu.
Trẻ mơ tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của
cô giáo.
Trẻ thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo
hình... như:
Trẻ chơi đóng vai (bắt chước các hành động của những người gần gũi như chuẩn
bị bữa ăn của mẹ, bác sĩ khám bệnh ...
Trẻ hát các bài hát về cây, con vật..
Trẻ vẽ, xé, dán, nặn con vật, cây, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thơng đơn
giản
* Trẻ có khả năng biểu lộ thái độ, cảm xúc thơng qua các hoạt động.
Mọi hành động trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là khả
năng nhận biết các cảm giác, cảm xúc của bản thân và của người khác, trên cơ sở đó
mà có khả năng làm chủ bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác nhằm định
hướng suy nghĩ và hành động của mình, đồng thời làm chủ mối quan hệ bền vững.
Người có trí tuệ cảm xúc cao là người nhận biết được cảm xúc, hiểu được cảm xúc, tạo
ra cảm xúc và biết quản lý cảm xúc đó.
Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với
những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận... đặc biệt trẻ phản ứng xúc
cảm qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ thơng qua các hoạt động như
sau:
Tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện: Qua câu chuyện kể, trẻ thích thú lắng
nghe và kể lại nội dung một cách hứng thú, xúc động thật sự đối với các nhân vật yếu
ớt, tự hào, thích thú noi gương các nhân vật anh hùng.
Nhiều đối tượng mới lạ đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ. Trẻ biết kể
chuyện khi đến thăm vườn bách thú, bắt chước những hành vi của các con vật một
cách say sưa.
Tình cảm đạo đức ở trẻ thể hiện khá rõ: khi mẹ ốm, trẻ biết lo lắng, giúp mẹ lấy

nước... biết phân biệt hành vi tốt của mình và trẻ khác.
Tình cảm thẩm mỹ được phát triển mạnh: qua các giờ dạy vẽ, nặn, xé, dán ở các
lớp mầm non. Trẻ biết khen đẹp, chê xấu...
* Trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ, khả năng phân biệt, so sánh, phân loại và
phát triển ngơn ngữ
Năng lực trí tuệ của con người biểu hiện ở những khả năng sau đây: khả năng
quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân loại và phát triển ngôn ngữ cụ thể như sau:
- Khả năng quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh, Cô giáo cần dạy cho các


15
em biết quan sát những hiện tượng tự nhiên, những sự biến đổi trong tự nhiên, những
biến đổi trong cuộc sống xã hội v.v…
- Khả năng phân biệt, so sánh, phân loại: trong quá trình nhận thức các sự vật
hiện tượng. Khi tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ, cơ giáo khơng chỉ hướng dẫn trẻ
quan sát, phân tích các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng mà cần hướng dẫn trẻ
phân biệt, so sánh, phát hiện sự giống nhau, khác nhau của các sự vật, hiện tượng dựa
trên một vài dấu hiệu đặc trưng nào đó. Ví dụ: con gà trống và con gà mái khác nhau ở
cái mào và cái đuôi…Phát triển năng lực so sánh, có ý nghĩa quan trọng trong q trình
phát triển trí tuệ cho trẻ. Một mặt nó giúp cho sự phân tích đối tượng được sâu sắc hơn,
mặt khác nó tạo cơ sở cho q trình khái qt hố các sự vật, hiện tượng thành nhóm,
loại một cách hợp lí.
- Phát triển ngôn ngữ: Ngôn ngữ trẻ 3- 4 tuổi phát triển rất nhanh, vốn từ của trẻ
trong giai đoạn này tăng gấp nhiều lần so với trẻ ở năm thứ 2. Trẻ 3-4 tuổi đã có khả
năng nghe, hiểu được lời nói, biết sử dụng ngơn ngữ lời nói ở các hoạt bè… ngôn ngữ
của trẻ phát triển, vốn từ trẻ được mở rộng và khả năng tích cực hóa vốn từ của trẻ
được nâng cao. Mỗi hình thức tổ chức sẽ có những biện pháp tương ứng. Biện pháp
PTNN cho trẻ thông qua hoạt động khám phá xã hội, làm quen văn học, làm quen chữ
cái.... Do vậy, khi PTNN cho trẻ, GV cần chú ý đến đặc điểm sinh lí, nhận thức, sự cá
biệt hóa của mỗi cá nhân trẻ và cần đảm bảo được nguyên tắc giáo dục có tính khoa

học, hệ thống, trực quan, đảm bảo tính thực tiễn.
1.3.3. Nội dung hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ 3 - 4 tuổi
Là cán bộ quản lý, là giáo viên mầm non điều quan trọng là nắm vững nội dung
và kết quả giáo dục về phát triển trí tuệ của trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non. Nếu chúng
ta muốn trẻ em được phát triển tốt ở các giai đoạn tiếp theo thì cán bộ quản lý, giáo
viên cần nắm vững được các nội dung cốt lõi về phát triển trí tuệ.
Thơng tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ
giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục
mầm non. Trong đó bổ sung nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ theo ngày, theo
giai đoạn nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ. Nội dung phát triển trẻ em 3-4 tuổi gồm:
5 lĩnh vực, 30 chỉ số . Trong đó, phát triển trí tuệ có những nội dung phù hợp với một
số nội dung đánh giá sự phát triển trẻ em 3-4 tuổi như sau:
* Biết sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng
- Trẻ ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Trẻ quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan
sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng.
- Trẻ sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi,
sờ,.. để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng
- Trẻ thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở
của cơ giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng.


×