Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn O.Henry

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.34 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VĂN HỌC HOA KỲ
VÀ CÁC NƯỚC MỸ LATINH
Đề tài:

Đặc điểm truyện ngắn O.Henry

Nhóm: 03
GV: ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh


Mục Lục
1. Những vấn đề chung:.....................................................................3
1.1. Tác giả:.............................................................................................................3
1.1.1. Cuộc đời:...................................................................................................3
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác:....................................................................................3
1.2. Tóm tắt một số tác phẩm tiêu biểu của O.Henry:..............................................4
1.2.1. Chiếc lá cuối cùng:....................................................................................4
1.2.2. Tên cớm và bản thánh ca...........................................................................4
1.2.3. Một cuộc đổi đời:.......................................................................................4
1.2.4. Món quà của những nhà thơng thái:...........................................................5
1.2.5. Thái tử, tình u và thời gian:....................................................................5
1.2.6. Sau hai mươi năm:.....................................................................................6
1.2.7. Căn phòng đầy đủ tiện nghi:......................................................................6
1.2.8. Ngơi giáo đường với cối xay nước.............................................................7
1.2.9. Hồng tử xứ Chaparrall..............................................................................7
1.2.10. Một nghìn Đơ-la:.....................................................................................7

2. Đặc điểm truyện ngắn của O.Henry:..............................................7


2.1. Đề tài, chủ đề, tư tưởng:...................................................................................7
2.2. Nghệ thuật:.......................................................................................................8
2.2.1. Ngôn từ nghệ thuật và phong cách cổ điển:...............................................8
2.2.2. Nhân vật kiểu O.Henry:.............................................................................9
2.2.2.1. Những kẻ lừa đảo – lương thiện:.........................................................9
1


2.2.2.2. Kiểu nhân vật cứu nguy:...................................................................10
2.2.2.3. Kiểu nhân vật “bạn đọc”:..................................................................10
2.2.3. Khơng gian nhỏ hẹp, chật chọi và khép kín:............................................11
2.2.4. Kiểu kết thúc độc đáo:.............................................................................13
2.2.5. Đặc trưng tự sự kiểu “thuốc đắng bọc đường”:........................................15
2.2.6. Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật:..........................................................19
2.3. Kết cấu truyện ngắn O.Henry:........................................................................23
2.3.1. Về kết cấu trần thuật qua người kể: Bao hàm ngôi I và ngôi III..............23
2.3.2. Về kết cấu không gian:............................................................................23
2.3.3. Về kết cấu cốt truyện kết thúc bất ngờ:....................................................24
Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của diễn biến câu chuyện:.............................24
Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ ở tính cách nhân vật:.....................................25
Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của chủ đề tư tưởng:......................................25
Nhìn về góc độ kết cấu có:.................................................................................26

3. TỔNG KẾT:................................................................................27

2


1.Những vấn đề chung:
1.1.Tác giả:

1.1.1.Cuộc đời:
O.Henry tên thật là William Sidny Porter (11/09/1862 - 05/06/1910), ông sinh ra
gần Greensboro, bắc Carolina. Tuổi thơ trải qua thời kỳ cay đắng của nội chiến và tái
thiết đất nước. Hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ đã góp phần tạo nên “ những dịng chảy
ngược” trong tố chất nghệ sĩ của ơng. Ơng sinh ra trong gia đình trí thức trung lưu, cha là
bác sĩ Algernon Sidney Porter, mẹ là Mary Jane Virginia. Khi cha mẹ và người em trai
thứ 3 mất, ông và người anh trai mình ở cùng cơ Evalina (em của Algernon Sidney
Porter). Năm 15 tuổi ông thôi học đến làm ở tiệm thuốc của chú ruột Clark Porter. Năm
20 tuổi ông đến Texax để lập nghiệp nhưng khao khát việc viết văn mà ông đã bỏ việc
không lâu sau đó. Năm 1887, ơng lập gia đình với cơ gái 19 tuổi Athol Estes, một thời
gian vợ ông lâm bệnh, ông bị mất việc cuộc sống rơi vào khó khăn, trước gánh nặng tờ
Đá lăn và bị vướn vào vụ án biến thủ tiền của ngân hàng ông đã bỏ chốn đi New Orleans
rồi sang Honduras. Năm 1897 nghe tin vợ nguy kịch ông quay về Austin. Tháng 03 năm
1898, ông đi tù. Sau 3 năm ông ra tù và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. O.Henry
đến với đời trong sự côi cút và những giây cuối đời cũng khơng có người thân ở bên
cạnh. Những ngày cuối đời ông làm bạn với rượu. 03/06/1910, ông hôn mê và hai ngày
sau ơng qua đời.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác:
Ơng là cây bút xuất sắc trong giai đoạn chuyển giao hai thế kỷ của văn học Hoa
Kỳ. Năm 1918, giải thưởng O.Henry được thành lập bởi Hội Nghệ Thuật và Khoa học
Hoa Kỳ ở Mỹ nhằm chọn và trao quà cho các truyện ngắn hay hàng năm ở Mỹ. Ông được
xem là một trong bốn cây đại thụ của truyện ngắn Hoa Kỳ (cùng Edgar Allan Poe,
Nathaniel Hawthorne, Bret Harte). Truyện ngắn của ông được xem là mẫu mực và được
đưa vào chương trình giảng dạy của Hoa Kỳ. Khơng lâu sau đó truyện ngắn của ơng được

3


xếp vào dạng “Cổ điển đương đại” với những giá trị đã thành khn mẫu. Tồn tập tác
phẩm của O.Henry được in lần đầu năm 1953.


1.2. Tóm tắt một số tác phẩm tiêu biểu của O.Henry:
1.2.1. Chiếc lá cuối cùng:
Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ sống cùng nhau trong khu nhà trọ, mùa đông năm ấy
Johnsy bị bệnh phổi điều này khiến cô rơi vào trạng thái bế tắt tuyệt vọng. Bên ngồi
cạnh cửa sổ có một cây thường Xuân và Johnsy nghĩ rằng khi những chiếc lá trên cây
thường Xuân ấy rụng xuống hết cũng chính là lúc cô ấy ra đi. Lúc này, cụ Behrman cũng
là một họa sĩ sống cùng khu trọ biết được suy nghĩ của Johnsy. Đêm hôm ấy, mặc kệ mưa
bão, cụ đã vẽ ra một chiếc lá của cây thường Xuân. Sáng hơm sau, Johnsy đã bất ngờ khi
trước mắt mình vẫn cịn một chiếc lá khơng bị vùi dập sau trận mưa bão đêm hơm qua,
điều này khiến Johnsy có thêm niềm tin và động lực để chiếc đấu với căn bệnh của mình.
Sau khi cụ Behrman qua đời thì Johnsy mới được Sue cho biết sự thật về cái chết của cụ
và bí mật về chiếc lá.
1.2.2. Tên cớm và bản thánh ca
Câu chuyện kể về một anh chàng vơ gia cư tên Soapy, vì khơng có nhà nên mùa
đông ấy anh đã nghĩ ra một suy nghĩ là tìm cách phạm tội nhẹ để đi tù, như vậy anh sẽ có
chỗ trú ẩn qua mùa đơng. Anh bước vào nhà hàng định ăn quỵt, nhưng chưa thực hiện ý
đồ đã bị tống cổ đi vì vẻ bề ngồi nghèo đói của mình. Anh đập vở cửa kính nhà người
khác thì bị cho là kẻ điên. Thậm chí gây rối làm mất trật tự cơng cộng hay giở trị sở
khanh với những cô gái bán dâm vẫn không thực hiện được ý muốn đi tù của mình. Cho
đến khi đi ngang giáo đường nghe giai điệu của một bài thánh ca, thì ngay khoảnh khắc
đó anh mới nhận ra việc bản thân mình mong muốn là vơ nghĩa, anh như tỉnh táo lại và
biết nghĩ cho tương lai. Anh muốn đi làm, muốn tự nuôi sống bản thân... nhưng chính lúc
này một “tên cớm” đã bắt lấy anh bì nghi ngờ rằng anh là kẻ ăn trộm. Thế là anh trải qua
mùa đông bằng ba tháng tù.

4


1.2.3. Một cuộc đổi đời:

Câu chuyện kể về nhân vật Jimmy Valentine là một tên trộm tài ba, anh có tài mở
khóa bất kì ổ khóa khó nào. Sau khi ra tù cảnh sát Ben phát hiện có nhiều vụ trộm lớn, vị
cảnh sát cho rằng những vụ trộm này do jimmy ngựa quen đường cũ mà gây ra. Thế là
Ben quyết định lần theo dấu vết tìm bắt Jimmy một lần nữa. Lúc này, Jimmy đã đi đến thị
trấn Elmore (bang Arkansas). Tại đây jimmy phải lịng một cơ gái, anh mua chuộc một
đứa trẻ để có được thơng tin về cô, được biết cô gái là Annabel Adams con gái một ông
chủ ngân hàng lớn ở Elmore, thế là anh quyết định ở lại Elmore đổi tên thành Ralph
D.Spencer và mở tiệm giày lập nghiệp, tìm cách làm thân với Annabel Adams. Tại đây sự
nghiệp anh lên như diều gặp gió, được trọng vọng lại cịn được chuẩn bị đính hơn cùng
Annabel Adams. Hơm ấy, ngân hàng Elmore cho mọi người xem chiếc tủ sắt vừa đặt của
mình, chiếc tủ mà ơng cho rằng khơng một ai có thể mở được. Spencer cũng đến tham
dự, thời điểm đó cảnh sát Ben cũng đã tìm đến và đang chờ cơ hội bắt Spencer trở về.
Lúc này một sự cố đã sảy ra, một cô bé nhỏ đã bị nhốt vào trong và không tài nào mở
chiếc tủ ra được. Spencer đã đến và mở được chiếc tủ cứu đứa trẻ ra, Spencer đến bên vị
cảnh sát Ben vì tưởng rằng ơng ấy sẽ bắt anh đi, nhưng lúc đó, cảnh sát Ben lại bảo: “Tôi
nghĩ ông đã nhầm rồi, ông Spencer. Tôi không nghĩ là tôi quen biết ông” rồi quay lưng đi
bước dọc theo hè phố.
1.2.4. Món quà của những nhà thông thái:
Câu chuyện kể về hai vợ chồng nghèo Della và Jim. Trong đêm giáng sinh, họ bí
mật mua một món q tặng nhau. Vì gia cảnh khó khăn, tích góp từng ngày vẫn chỉ có
mấy đơ la thế là họ quyết định bán đi những thứ q giá của mình. Della đã cắt mái tóc
xinh đẹp của mình bán đổi lấy chiếc dây đeo đồng hồ cho chồng, cịn Jim thì bán đi chiếc
đồng hồ khơng dây, chiếc đồng hồ vàng trước kia của ông nội đã để lại cho cha và giờ
cha anh lại truyền cho anh. Anh bán nó đi và mua một cặp tóc tặng vợ. Đêm hơm ấy, thấy
món q của nhau thay vì buồn bã và tiếc nuối thì họ đã rất vui và cùng nhau ăn tối trải
qua đêm giáng sinh.

5



1.2.5. Thái tử, tình yêu và thời gian:
Thái tử xứ Valleluna, anh ta bận bộ đồ rách rưới, râu tóc sệch sạc, ngồi trên băng
ghế trong công viên. Vị thái tử gặp một chàng trai trẻ, anh ta liên tục nhìn vào chiếc đồng
hồ rồi nhìn qua tồn nhà đối diện như đang chờ đợi gì đó. Vị thái tử bước đến muốn giúp
đỡ anh ta nhưng anh ta từ chối. Sau khi nghe vị hoàng tử thuyết phục bằng câu chuyện
của mình, anh cũng kể lại câu chuyện của mình cho Thái tử nghe. Anh đã đính hơn cùng
một cô gái nhưng anh đã mắc lỗi sai phạm và đang xin cô ấy tha thứ. Cô gái ấy bảo rằng
vào lúc tám giờ rưỡi, nếu cô treo chiếc khăn vào khung của giữa tầng trên cùng thì cơ sẽ
đồng ý tha thứ cho anh, cịn khơng thì ngược lại, anh quên cô ta đi. Đã gần 9 giờ nhưng
vẫn khơng có tín hiệu, anh chàng tuyệt vọng quay đi. Thái tử đã khuyên anh ta ở lại cùng
mình rồi nằm trên băng đá như đã ngủ. Sau khi chiếc đồng hồ ấy chạy sớm 30 phút , anh
đã tức tốc quay lại và thấy tín hiệu của cơ gái, lúc này là 8 giờ 29 phút. Chàng trai vui
mừng khơn xiết. Sáng hơm sau hai vị cảnh sát nhìn thấy Mike, ai cũng biết hăn là tên
nghiện ở công viên mấy chục năm nay.
1.2.6. Sau hai mươi năm:
Câu chuyện lấy bối cảnh từ đời thực ở New York. Một cuộc hẹn diễn ra trong đêm
khuya của Bob và Jimmy Wells sau hai mươi năm. Lúc này Wells là một cảnh sát còn
Bob lại là tội phạm bị truy nã ở Chicago. Với hồn cảnh hiện tại Wells khơng thể ra mặt
vì ơng biết với trách nhiệm của mình thì khi gặp nhau, ông buộc phải bắt Bob về trại
giam nên vì vậy mà ơng đã để một người đàn ông mang danh mình đến gặp Bob. Bob sau
một hồi trị chuyện đã nhận ra đây khơng phải người bạn xưa kia của mình. Người đàn
ơng kia đã nói ra sự thật, trước khi bắt giữ ông đã đưa cho Bob bức thư của Wells về lý
do không xuất hiện trong buổi gặp mặt hơm nay.
1.2.7. Căn phịng đầy đủ tiện nghi:
Câu chuyện kể về một anh thanh niên đi tìm phịng, đó là một căn phịng cũ kĩ,
tấm thảm xơ xác, đồ nội thất rục rã trơng có vẻ rất hoang toàn. Nhưng đối với bà chủ đây
là căn phòng tiện nghi nhất trên đời. Anh thanh niên đã th căn phịng, anh vẫn ln tìm
6



kím tung tích của cơ gái anh u. Đó là một cơ gái xinh xắn, có cái bớt trên lơng mày trái.
Hôm ấy anh nằm trên giường bỗng nghe được mùi mignonette, mùi đặc trưng của cơ gái
anh u thích. Nhưng sau khi gặp và hỏi bà chủ, bà ta vẫn cho rằng khơng có cơ gái ấy
th phịng. Tối hơm đó bà chủ đã uống rượu và nói cho bạn mình biết sự thật về căn
phịng đó. Thật ra cơ gái ấy đã đến th phịng và đã tự xác bằng tấm ga thắp đèn trên
giường trong chính căn phịng ấy.
1.2.8. Ngơi giáo đường với cối xay nước
Câu chuyện là sự miêu tả về sự xinh đẹp của thiên nhiên. Xoay quanh câu chuyện
là hình ảnh của những rừng thông, những dốc núi, những buổi chiều vàng rực hay đó là
những tiếng chim sơ ca đang hát và mùi hương hoang sơ của núi rừng.
1.2.9. Hoàng tử xứ Chaparrall
Chuyện kể về cô bé Lena và anh chằng đưa thư Fritz Bergmann. Anh đã vượt nguy
hiểm để giúp cô bé Lena đưa bức thư cầu cứu về nhà. Giữa đường gặp bọn cướp, biết sự
tình nên bọn cướp đã cho anh một chiếc xe gòong. Khi về đến nhà, Lena bống xuất hiện
phía sau xe của Fritz. Cơ bé đã nói hồng tử đã cứu cơ bé nhưng khơng một ai biết hồng
tử mà cơ bé đó nói là ai và cơ bé tại sao có thể ở sau xe Fritz. Khi về đến nhà thì vẫn chưa
một ai giải thích được điều đó.
1.2.10. Một nghìn Đơ-la:
Nội dung chính kể về những điều nằm trong di chúc của ông Septimus Gillian quá
cố. Trong đó có ghi, anh chàng Gillian được thừa hưởng một nghìn đơ la và anh phải ghi
chép lại những gì mình làm với số tiền đó và nộp dưới dạng một bản báo cáo cho ông luật
sư phụ trách. Điều anh thắc mắc là anh có thể làm gì với một nghìn đơ la, anh đi hỏi
nhiều người và đã suy đốn ra điều mà ơng Septimus Gillian quá cố mong muốn ở anh.
Anh đã thực hiện đúng với những gì ơng mong muốn nhưng cho đến cuối cùng anh vẫn
xé vụn tờ báo cáo đó đi và huýt sáo đi mất.

7


2. Đặc điểm truyện ngắn của O.Henry:

2.1. Đề tài, chủ đề, tư tưởng:
Đề tài, chủ đề, tư tưởng: O. Henri thường viết về con người, niềm tin con người về
cuộc sống, niềm lạc quan trước thăng trầm của những người nghèo khổ và bất hạnh.
Đề tài hướng về người độc giả trung bình: ơng viết truỵên lúc đầu là cho vui,
nhưng sau là để kiếm tiền. Ông chỉ viết về những cái mình quen thuộc. O.Henry đã làm
cho viết văn trở thành một nghề có lợi. Nhất là ơng biết cách làm vừa lịng người độc giả
trung bình. Ơng cung cấp cho họ những gì họ muốn. Hiểu tâm lý của những người cùng
thời và đề tài được lấy từ chính đời sống của họ. Ơng đưa đến cho họ 2 điều: tiếng cười
và sự cảm động.
Những truyện ngắn của ông thường hóm hỉnh và cho người Mỹ có dịp để các cười về
mình, cười rất độ lượng và ẩn cuối tiếng cười gợi lên sự vị tha, nhân ái. Ông miêu tả họ
đúng như thực về lời nói và giọng điệu, suy nghĩ và ứng xử, thói quen và hành động.
Cuộc sống muôn màu trong truyện ngắn O.Henry. Đời sống trong truyện ngắn của ơng
trải rộng và cực kì phong phú.

2.2.Nghệ thuật:
2.2.1. Ngôn từ nghệ thuật và phong cách cổ điển:
Không thể không đề cập đến ngôn từ nghệ thuật của O.Henry. Ông là bậc thầy trong
việc sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương và khẩu ngữ. Nhờ vận dụng linh hoạt nhiều kể
ngôn ngữ này nên văn bản của ông rất hấp dẫn và tràn đầy sức sống. Ông có lối văn trần
thuật trong sáng, ưa triết lý và giàu sức sống hóm hỉnh.
Sở dĩ có điều này vì đó ơng có cách quan sát thấu đáo cuộc đời. Cái nhìn của ơng rất
hiện thực nhưng khơng hề bi quan. Đâu đó vẫn lóe sáng tia hy vọng ấm áp tình người, thế
giới nhân vật trung tâm của ông giữ vị trí then chốt của mọi nhân vật.

8


Người kể chuyện của ông luôn cố tỏ vẻ khách quan nhưng thực ra là biết hết tất cả.
Dấu ấn cổ điển còn được biểu hiện ở những cái kết có hậu và có phần lên giọng triết lí

giảng dạy. Đa số truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất.
Yếu tố cổ điển còn được thể hiện ở dạng văn phong trong sáng, sử dụng nhiều chi
tiết sự kiện. Chuyện của ông đầy ắp các sự kiện, những sự kiện hấp dẫn được chọn lọc kỹ
càng và được gì cơng sắp xếp nhằm gây nên hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Chuyện của ơng
khơng có độc thoại nội tâm, con người của ông thiên về kiểu hành động, ông chú trọng
như tả tên tuổi ngoại diện.
Bút pháp miêu tả của ông thật linh hoạt. Có lúc ông miêu tả trực tiếp cụ thể nhưng
cũng có lúc ơng phóng đại nhân cách hóa chúng lên. Nhằm đa dạng hóa bút pháp tự sự.
Ông sử dụng biện pháp so sánh nhân cách, so sánh của ông phong phú lạ thường. Từ
cách so sánh đơn giản ai cũng rõ đến phép so sánh là người đọc phải có vốn tri thức nhất
định thì mới có thể hiểu. Ở dạng thức so sánh này ông thường sử dụng các điển tích, điển
cố. Thay các nhân vật trong thần thoại truyện kể cổ xưa để nêu bật một đặc tính nào đó
của đồ vật hoặc nhân vật của mình. Khu biệt nửa trong phong cách tự sự của ông là ở chỗ
văn phong ông rạch ròi, yêu ghét phân minh, người tốt ra người tốt, kẻ xấu theo kẻ xấu,
việc tuyệt đối hóa hình tượng ấy khiến tác phẩm dễ đọc và ngôn từ nghệ thuật khi dừng
lại thì ý tưởng cũng hết.

2.2.2. Nhân vật kiểu O.Henry:
2.2.2.1. Những kẻ lừa đảo – lương thiện:
Để tồn tại ở trong một xã hội dù là trong bất kì giai đoạn nào, con người ta đều
phải lọc lừa nhau mà sống khơng ít thì nhiều. Điều đó đã được O.Henry đưa vào tác
phẩm của ông một cách tinh tế, nhưng cách lừa đảo trong nhân vật của ông có phần
nhân văn hơn. Những kẻ giàu có, quyền thế thì bị lừa và một cái kết đẹp sẽ dành cho
người nghèo, hiền lành tốt bụng. “Kiểu nhân vật lừa đảo – lương thiện” có thể thấy
được qua nhân vật bác sĩ James trong Con người hai mặt, bác sĩ James là một tên đạo
9


chích sau vỏ bọc của một người bác sĩ. Ban ngày là bác sĩ nhưng khi đêm xuống thì trở
thành một tên đạo chích, thậm chí hắn cịn giết cả bệnh nhân của mình để cướp của.

Nhưng lương tâm của một tên cướp đã được hiện lên trong một lần chữa bệnh cho một
tên nghiện cờ bạc, và hay bạo hành vợ của mình. Thay vì trộm những món đồ trong
căn nhà thì James đã dùng tiền để giúp đỡ người vợ trả những món nợ do tên chồng cờ
bạc để lại. “Ông chỉ về cái bàn, trên đấy là một xấp giấy bạc xếp thẳng thớm, với hai
chồng đồng tiền vàng. “Món tiền ở đây, tám trăm ba mươi đô. Tôi xin để lại danh
thiếp, trong trường hợp chị cần tìm đến tơi sau này”. Thế là, cuối cùng anh đã nghĩ đến
cơ, một cách nhân hậu. Đó là sự đồng cảm và lịng thương xót của James dành cơ, lời
nói dối đã nhóm lại trong cuộc đời cơ một tia lửa dịu dàng cuối cùng khi cô nghĩ tất cả
đã thành tro bụi. Dù cho hoàn cảnh sống đưa đẩy thế nào thì trong góc khuất vẫn cịn
tồn tại sự lương thiện của những con người sống ngoài vòng pháp luật.
2.2.2.2. Kiểu nhân vật cứu nguy:
Là kiểu nhân vật xuất hiện để giúp nhân vật chính vượt qua khó khăn, với năng lực
thần kì của mình. Đơi khi “nhân vật cứu nguy” trong một số truyện ngắn O.Henry là
những người đàn ông xuất hiện để cứu rỗi cuộc đời của người phụ nữ, giúp họ vượt
qua cái chết và tìm đến sự sống. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng kiểu nhân vật này
cũng được tác giả thể hiện một cách khá rõ nét, Ở Chiếc lá cuối cùng nhân vật đóng
vai trị người cứu nguy là cụ Behrman. Johnsy bị bệnh sưng phổi nặng đang buông
xuôi hy vọng sống đợi cái chết đến với mình theo từng chiếc lá thường xuân rụng
xuống. Và khi Sue mời cụ Behrman làm mẫu vẽ cho mình, cơ kể cho cụ nghe ý nghĩ
ấy của Johnsy, cụ Behrman đã “hét lên sự khinh bỉ và nhạo báng của mình đối với
những chuyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy”. Và có lẽ trong chính lúc ấy, cụ đã suy
nghĩ rằng làm cách nào để cứu được Johnsy. Cụ Behrman đã cứu sống được Johnsy,
kiệt tác duy nhất “chiếc lá cuối cùng” được vẽ trong đêm mưa bão đã gieo hy vọng
sống cho cô. Cụ đã mang sự sống của mình để cứu sống được một cơ gái trẻ vẫn cịn
nhiều điều hứa hẹn trong tương lai. Cụ Behrman không phải là một người xa lạ được
đưa đến chỉ để cứu Johnsy mà đã có những liên hệ và quan điểm đối với ý nghĩ buông
10


xi sự sống của cơ trước đó. Nó góp phần cho thấy sự hợp lí của “hành động cứu

nguy” của cụ. Hành động cứu nguy này của cụ Behrman không được người kể chuyện
nhắc đến một cách cụ thể mà để Johnsy và cả độc giả nhận ra qua lời nói của Sue ở
phần kết của truyện. Đây cũng chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả, nó càng làm
tăng thêm sự bất ngờ, làm tấm lòng cao cả của cụ Behrman càng tỏa sáng- càng thể
hiện vai trò không thể thiếu của nhân vật cứu nguy đối với truyện ngắn này.
2.2.2.3. Kiểu nhân vật “bạn đọc”:
Bạn đọc chính là một trong những nguồn cảm hứng sáng tạo của O.Henry. Nhân
vật bạn đọc được hiểu là một người trần thuật trong tác phẩm, xuất hiện thông qua một
nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Nhân vật bạn đọc này có thể là hóa thân của tác giả,
nhưng chắc chắn khơng phải giống hồn tồn tác giả ngồi đời thực. Có thể là một
nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết một câu chuyện nào
đó”. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể
chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí,
cũng như góc nhìn chung của tác giả là cho tác phẩm thêm phong phú. Nhân vật bạn
đọc là một bộ phận quan trọng, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọc
biết rõ cần phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm
kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau hành động của các nhân vật, tô đậm thêm cho tâm
trạng của họ bằng những đoạn mơ tả thiên nhiên, trình bày hồn cảnh và nói chung là
ln ln điều khiển họ theo mục đích của mình, chỉ huy một cách tự do và khéo léo mặc dù người đọc không nhận thấy - những hành động, những lời lẽ, những việc làm,
những mối tương quan của họ. Trong quá trình tự sự, người trần thuật hầu như luôn ý
thức về sự hiện diện của người đọc. Người trần thuật có thể mời bạn đọc dõi theo câu
chuyện, đưa bạn đọc vào dòng tự sự, đối thoại với bạn đọc khi tác phẩm bắt đầu, diễn
biến hay kết thúc. Người trần thuật sẵn sàng chia sẻ những cảm xúc, tình cảm, suy
tưởng, triết lý với độc giả. Chẳng hạn, trong Món quà của các nhà thông thái đến tám
lần độc giả xuất hiện trong truyện: “… mời bạn hãy ngó qua…”; “… đã được giới
thiệu với các bạn..”; “… có lẽ các bạn đã từng trông thấy…”; “… xin các bạn hãy bỏ
11


qua cho…” “… việc này… các bạn ạ…”; “… chúng ta hãy kín đáo quay đi…”; “…

như các bạn đều biết…”; “… tôi đã kể lại vụng về cho các bạn nghe.
2.2.3. Không gian nhỏ hẹp, chật chọi và khép kín:

Điểm đặc sắc, hấp dẫn trong truyện ngắn của O.Henry không chỉ nằm ở
những giá trị nhân văn hay kết thúc có hậu với nhiều điều bất ngờ mà cịn là những
vẻ đẹp tiềm ẩn, những bi kịch, nỗi cô đơn hiện sinh gắn với quan niệm con người.
Đọc truyện ngắn của O.Henry ta luôn bị ám ảnh bởi những gian nhà hay những căn
phòng vừa nhỏ bé, chật hẹp lại vừa ngột ngạt vừa căng thẳng bởi tính chất tạm bợ,
sự nhỏ bé, chật chọi của không gian cùng với đó những ánh sáng le lói trong một
màn đen tối tăm, mù mịt đến bức người đã tạo nên một khơng gian âm tính, một
khơng gian chết, hình thái không gian này thực sự đã gây ám ảnh với người đọc
trong cách mà O.Henry đã miêu tả chúng một cách cực kì chi tiết và tỉ mỉ.
Trước hết đặc điểm miêu tả khơng gian của O.Henry là tính chất khép kín, đó
là một kiểu khơng gian mang tính chất giới hạn, một không gian tĩnh tại, cố định,
đối lập với khơng gian ngồi trời. Khơng gian căn phịng khép kín được thể hiện
rất rõ qua truyện ngắn “Buồng tầng thượng” một căn phòng “Bốn bề là tường trơ
trụi ép lấy bạn chẳng khác gì những tấm ván quan tài. Bạn đưa bàn tay lần lên cổ
há hốc mồm thở hổn hển, bạn ngước mắt nhìn lên và có cảm giác như mình đang
đứng ở đáy giếng, rồi bạn lại hít thở một lần nửa. Qua tấm kính bé nhỏ trên mái,
bạn nhìn thấy một mảng trời vng xanh thăm thẳm”.
Hay đó cịn là những cảnh nghèo hợp thành những khu riêng “vơ gia cư nhưng
họ lại có hàng trăm căn nhà. Họ sống hết buồng có sẵn đồ cho th này đến buồng
có sẵn đồ cho th khác” tính chất tạm bợ càng khiến cho những căn phòng cho
thuê ấy thêm phần ảm đạm, Một căn phòng với đầy đủ tiện nghi, hiện đại lại làm ta
ngột ngạt đến bức người “sự thoải mái, hiện đại đến từ ánh sáng phản chiếu từ cái
đồ nội thất rã mục, tấm nệm thêu xơ xác của cái phô-tơi và hai chiếc ghế, tấm
12


gương soi toàn thân rẻ tiền đặt ở giữa hai cửa sổ,...hay những dấu tay bé tí trên

bức tường đến nói đến những tù nhân nhỏ tuổi cố lần mị tìm đường ra ánh nắng
và khơng khí”. Tất cả tạo nên một cảm giác mong manh của hạnh phúc, của kiếp
đời tồn tại trong môi trường sống ấy.
Bên cạnh sự khép kín cịn là một khơng gian tràn ngập trong bóng tối. Trong
truyện ngắn Căn phịng đầy đủ tiện nghi, nơi nương náu của biết bao nhiêu kẻ lang
thang, một nơi tăm tối, mờ mịt, nơi mà ánh sáng chẳng bao giờ vươn tới hay nếu
có cũng chỉ là những ánh sáng phản chiếu từ những món đồ đạc sờn mịn, rách rưới
“những luồng ánh sáng nhợt nhạt khơng rõ phát ra từ đâu lắp bớt những khoảng
tối trong các hành lang”, hay “những âm thanh khe khẽ và xa xôi trong những
chiều sâu nào đấy hun hút, trống rỗng” và “dường như những tấm thảm đã trở
thành một loài thực vật trong một khơng khí nặng khơng hề có ánh mặt trời...và
hẳn mấy cây cỏ đó đã lụi tàn trong một bầu khơng khí hơi hám”. Hơn hết bóng tối
bao trùm lấy căn phịng ấy cũng chính là những bóng tối cuộc đời, bóng tối của
những thân phận con người bé nhỏ, một bóng tối vơ thức bất an, sợ hãi và cô đơn.
Không gian nhỏ hẹp, chật chọi và khép kín trong truyện ngắn của O.Henry đặc
tả chân dung con người cá nhân, con người điển hình trong một hồn cảnh điển
hình bên cạnh đó khơng gian căn buồng khép kín ngồi giá trị biểu thị cuộc sống
nghèo khổ, cùng quẫn của các nhân vật thì nó cịn là tác nhân để khai thác những
giá trị nhân đạo trong tâm hồn con người.
2.2.4. Kiểu kết thúc độc đáo:

Đến với những tác phẩm của O.Henry người đọc không chỉ u thích bởi nó
vừa nhẹ nhàng tình cảm, chắt chứa những triết lý nhân sinh, hay sự hài hước giễu
cợt, châm biếm chua cay phản ánh lên hiện thực cuộc sống của nước Mỹ đương
thời, mà bên cạnh đó người đọc bị cuốn hút theo những cái kết bất ngờ khó lường
trước được mà tác giả O.Henry mang lại.
13


Trong tác phẩm của mình O.Henry cũng có nhiều kiểu kết truyện khác nhau

có thể kể đến như những cái kết triết lí Món q của những nhà thơng thái để cho
người đọc phải tự nghiền ngẫm và nhận ra những giá trị bên trong,.. hay kết giải
thích Dấu vết Bin Đen, kết đóng Trái tim và chữ thập, Những bản Thánh ca hay
những cái kết mở Buồng tầng thượng,... truyện kết thúc nhưng những vấn đề xoay
quanh đó vẫn cịn là những bí mật chưa được giải tỏa, khơng dừng ở việc là kết
thúc theo những cái cách thông thường mà ơng ln có cài cắm vào đó những mâu
thuẫn lơi cuốn một cách tài tình, khéo léo tạo nên những cái kết bất ngờ làm cho
độc giả khó lường trước được.
Thông qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng O.Henry đã sử dụng kiểu kết
đúp, một nét đặc trưng trong thi pháp tự sự của O.Henry và lần ngược trở lên ta có
thể nói đến hai cốt truyện, hai chủ đề, ông đã tạo nên hai cái kết song hành cùng
đảo ngược điều đó gây bất ngờ và hấp dẫn đến cho người đọc. Mở đầu câu chuyện
là cô nàng Johnsy bị ốm do viêm phổi mang trong mình thái độ bi quan buông xuôi
trước tử thần, cô gắn sinh mệnh của mình cùng với cây thường xuân kia mà chẳng
thiết ăn uống “những chiếc lá trên cây thường xuân khi nào chiếc lá cuối cùng
rụng thì em cũng ra đi thôi”. Nhưng trái ngược lại với Jonhsy là lão Behrman, một
ơng lão đã ngồi sáu mươi, thân hình lịa xịa nhưng ln khao khát dâng hiến cuộc
đời cho nghệ thuật, luôn mong muốn tạo nên một bức vẽ kiệt tác để thay đổi cuộc
đời. Tưởng chừng như số phận của hai nhân vật trên đã được định đoạt thì điều kì
diệu đã xảy ra Johnsy cơ gái sắp chết bng mình cho số phận lại dần khỏe mạnh
nhen nhóm trong lịng niềm khao khát được sống và mong muốn thực hiện những
ước mơ từ lâu “Đến một ngày nào đó mình ước gì được vẽ Vịnh Naples”, cịn
Behrman một người đang sống khỏe mạnh thì đã ra đi vì quyết tâm cứu sống
Johnsy. Cái chết của ơng cụ không chỉ gây bất ngờ đối với hai chị em Sue và
Johnsy mà còn đối với độc giả. Hai kết truyện song song cùng đảo ngược được
14


thực hiện trọn vẹn đây chính là nghệ thuật xây dựng cái kết đúp đầy bất ngờ được
O.Henry khéo léo đưa vào, từ đó tạo nên những bất ngờ cho độc giả và nét đặc

trưng của riêng ông.
Để tạo nên những kiểu kết thúc độc đáo, O.Henry đã tạo nên những tình
huống tương phản hay sự thao túng của các nguyên tắc tâm lí khiến cho người đọc
sửng sốt, căm phẫn hoặc cảm động trước những kết quả. Một cuộc hẹn gặp gỡ sau
hai mươi năm của hai người bạn ngỡ đâu là một ngày trùng phùng tràn ngập niềm
vui, hạnh phúc sau hai mươi năm xa cách để thực hiện những ước mơ và hồi bão
của mình nhưng trớ trêu thay sau hai mươi năm Jimmy trở thành một viên cảnh sát
và người bạn ông ta là một tên tội phạm bị truy nã tại Chicago Sau hai mươi năm,
hay một cái kết bất ngờ nửa mà O.Henry đã đưa người đọc đi từ những tràn cười ra
nước mắt, sự xót xa thương cảm đến sự căm phẫn trước những bất công trong xã
hội trước những ước mơ làm lại cuộc đời,
Trong truyện ngắn Tên cớm và bản thánh ca, anh chàng Soapy cố gắng phạm
lấy một tội nhẹ với mong muốn có thể ngồi tù trong suốt thời gian mùa đơng để
tránh ghét vì anh ta là một gã vô gia cư không nhà. Nhưng trớ trêu thay mọi cố
gắng của anh ta như ăn quỵt một bữa thật no trong một nhà hàng sang trọng, làm
vỡ kính của một cửa hàng và đứng đó đợi cảnh sát bắt, anh ta làm đủ mọi trò cố tỏ
ra điên khùng, gây mất trật tư công cộng hay giả làm một tên ghẹo gái mại dâm đi
nửa thì dù cho làm thế nào đi chăng nửa,... điều hài hước nhất là cảnh sát cũng
chẳng bao giờ bắt y. Ngay thời khắc khi anh ta đi về ngang giáo đường, anh ta
nghe thấy giai điệu của một bài thánh ca anh ta nhận ra ước muốn vào tù và một
điều vô nghĩa những mơ ước được làm lại cuộc đời trở thành một người lương
thiện trong Soapy trỗi dậy, anh ta quyết định đi xin việc và làm việc một cách chăm
chỉ để thay đổi hồn cảnh của mình. Ngỡ là một cái kết có hậu trước sự nhận thức
quyết tâm buông bỏ những điều xấu để làm lại từ đầu nhưng O.Henry đã làm cho
15


độc giả phải bất ngờ trước những tình tiết đang diễn ra đến kết của câu chuyện mọi
người lại nhận thấy điều bất ngờ và cái bất ngờ đó thật tàn nhẫn đúng lúc đó một
“tên cớm” đã đứng ngay sau và tóm lấy anh vì nghi ngờ anh ăn cắp.

Có thể thấy, O.Henry là bậc thầy của truyện ngắn, nổi tiếng với những cái
kết bất ngờ, đọc O.Henry ta khó lường trước được kết cục, chính vì thế những câu
chuyện của ơng thường có những kết cục ngồi dự đoán của độc giả tạo nên sự
cuốn và dấu ấn cá nhân cho riêng mình.
2.2.5. Đặc trưng tự sự kiểu “thuốc đắng bọc đường”:
Khi tiếp cặn với những tác phẩm O.Henry, người ta có thể nhận thấy được sự khéo
léo trong việc xây dựng tình huống kể chuyện để dẫn dắt, đánh lừa độc giả để rồi tạo bất
ngờ ở đoạn kết, gây nên hiệu ứng dư âm sau khi thưởng thức tác phẩm của ông mà tạo
nên vỏ bọc của viên thuốc đắng ẩn sau lớp đường ngọt. Tưởng chừng như đó là những
câu chuyện ngắn nhẹ nhàng hay hài hước, nhưng khi đọc kĩ và ngẫm nghĩ, thì hầu như
mỗi tác phẩm nghệ thuật của vị văn nhân này đều mang một ý nghĩa đặc biệt.
Văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan nhưng đó khơng phải sự sao chép y
nguyên hiện thực mà được người nghệ sĩ nhìn nhận, sáng tạo thơng qua lăng kính chủ
quan của bản thân. Vì vậy trước một hiện thực đời sống, mỗi nghệ sĩ là có những quan
điểm, cách truyền tải khác nhau từ đó tạo nên sự khác biệt mang phong cách riêng của
mỗi nhà văn. Todorov: “Nghệ thuật và thi ca có quan hệ mật thiết với sự thật. Nhưng sự
thật này không cùng một bản chất với sự thật mà khoa học khát khao hướng tới”, nếu như
ở các lĩnh vực khoa học khác đánh thẳng vào vấn đề sau đó đưa ra một kết luận chung
nhất, thì cái hay của văn học nằm ở chỗ dùng ngơn từ làm chất liệu, sau đó thơng qua khả
năng sáng tạo, vốn hiểu biết của nhà văn để sáng tác. Tác phẩm hoàn thành đến tay người
đọc, họ sẽ tự chiêm nghiệm và đánh giá, cảm thấu tác phẩm và ý nghĩa của nó. Với
O.Henry, khi sáng tạo nghệ thuật, ông không đánh thẳng vào vấn đề, trực tiếp xốy sâu
vào thực tế muốn nói, mà thơng qua nghệ thuật tự sự kiểu “thuốc đắng bọc đường”, ông
đã vẽ vời ra những tình huống dẫn dụ, đánh lừa phán đoán của người đọc về nội dung
16


phía sau hay ý nghĩa của tình huống do ơng đặt ra. Trong sáng tác của ông, mỗi con
người trong truyện của O.Henry đều mang một số phận đáng thương. Đối với nhà văn
của người bình dân nghèo khổ này, sự cảm thông, sẻ chia với những người bất hạnh ngoài

đời ý nghĩa hơn những ám ảnh nghệ thuật. Đan-xi trong truyện Một câu chuyện dở dang
là một con người vui trên niềm đau. Đang háo hức chờ đợi cuộc hẹn hị đầu tiên của
mình, chợt nhớ ra sự nghèo túng, èo ọt của mình, cơ đã bật khóc, tự xỉ vả mình, và khơng
bao giờ hẹn hị nữa. Nhưng cảnh tượng xót xa ấy chỉ diễn ra một lần duy nhất ở cuối
truyện. Phần lớn dung lượng của truyện dành khắc hoạ tinh thần lạc quan của nhân vật.
Không che đậy sự nghèo khổ của nhân vật, tác giả gần như muốn phơi bày ra: “Đan-xi
dừng lại ở một cửa hàng bán đồ rẻ tiền và mua một cái cổ đăng ten giả với số tiền năm
mươi xu của cô. Số tiền ấy đáng lẽ phải dùng vào việc khác – mười lăm xu ăn bữa tối,
mười xu ăn điểm tâm, mười xu ăn bữa trưa. Lại còn phải bỏ thêm một hào vào tiền để
dành và năm hào vào cái khoản hoang phí chi cho kẹo cam thảo…”. “Cô đã đi chơi đảo
Cô-ni hai lần và đã cưỡi ngựa gỗ. Phải đếm những thú vui theo con số mùa hạ chứ
không phải theo giờ, quả là đáng ngán”. Cuộc sống eo hẹp như vậy dễ khiến con người
rơi vào mặc cảm, giấu mình. Đan-xi lại khác. Phải tính toán chi li để trang trải cho cuộc
sống nhưng tâm hồn của cơ thì lúc nào cũng u đời. “Trong giây lát, Đan-xi quên hết
thảy, trừ một điều là mình đẹp và cuộc đòi đang vén lên một bức màn bí mật cho cơ được
ngắm những kì quan của nó. Trước đây, chưa có người đàn ơng nào lịch sự mời cô đi
chơi. Giờ đây, chỉ một lát nữa thôi, cơ sẽ bước vào dự cuộc trình diễn huy hồng vẫn
được ngợi ca ấy”. Sự lạc quan của nhân vật khiến độc giả quên rằng mình đang tìm hiểu
về một cư dân nghèo của nước Mỹ, đến lúc cay đắng và vỡ òa cũng là lúc truyện kết thúc.
“Hướng về thế giới nghèo khổ, với những mảnh đời bất hạnh”, O.Henry tập trung
xoáy sâu vào số phận cá nhân những nhân vật trung tâm, ơng chọn lối dẫn dí dỏm, hài
hước để làm nhẹ đi sự cơ cực của những con người đó. Với truyện ngắn Món quà của
các nhà thông thái, khi hai vợ chồng nghèo nhân ngày lễ giáng sinh đã bán đi tất cả
những gì gọi là q giá nhất, có giá trị nhất của mình để có tiền mua một món quà nhỏ
cho người kia. Người chồng đã bán đi chiếc đồng hồ vàng quý giá để mua chiếc lược đồi
17


mồi nạm ngọc tặng cho vợ, bởi vợ anh có một mái tóc dài mượt mà như suối thiên thanh,
chiếc lược này mà cài lên mái tóc đó chắc chắn sẽ vơ cùng tuyệt đẹp. Cịn người vợ, cơ

đã lựa chọn mua chiếc dây đeo đồng hồ bằng bạch kim cho người chồng của mình, cơ
biết rằng nó sẽ rất thích hợp với chiếc đồng hồ của anh, anh có thể đàng hồng xem giờ
trước bất kỳ ai, vì thế cơ đã bán đi mái tóc dài của mình. Sự thực quả là quá trớ trêu đối
với hai con người “ngốc nghếch” đó. Khi tiếp cận tác phẩm, tình u cao thượng của đôi
vợ chồng trẻ là cái làm người ta để ý, nhưng ẩn sau tình u đó là sự khó khăn trong cuộc
sống vất vả mưu sinh của họ. Ôm ấp những nỗi niềm tâm sự hoặc âm ỉ trong vui sướng
hay tiếc nuối không phải là cách của cả hai người. Cá nhân mỗi người đều cảm nhận
được cảm nhận tình yêu của đối phương dành cho mình và họ đều đã cảm thấy hạnh
phúc, thoải mái và chấp nhận điều đó. Với họ, thế là đủ, tuy ở bên trong hồn cản khơng
đủ đầy, nhưng tình yêu của họ sẽ vượt qua được hết thảy, đó là điều mà O.Henry muốn
gửi đến chúng ta,. Đối với họ, hạnh phúc của người mình u chính là món quà quý giá
nhất. Và bất cứ lúc nào có những người yêu thương nhau đến độ hy sinh vì nhau như vậy,
thì ở đâu, khi nào, họ cũng là những nhà thông thái.
Hay như câu chuyện “Tên cớm và bản thánh ca”, thường thì mục tiêu sống của
con người ta thường nhắm vào những thứ cao cả, nhầm mục đích hồn thiện bản thân
theo cách tốt nhất hay có thể là cai thiện cuộc sống tốt hơn. Nhưng với Soapy, hắn lại:
“Tham vọng về một kì nghỉ đơng của Soapy không cao lắm. Y không nghĩ đến chuyến đi
Địa Trung Hải, hoặc Vịnh Vesuve. Đi Đảo để tránh rét là tất cả những gì y muốn. Ba
tháng trên Đảo với ngày ba bữa ăn, có giường gối và bạn bè, lại được an tồn khơng bị
mùa đơng và cảnh sát phiền hà, đối với Soapy, dường như đấy là nhu cầu cốt yếu y mong
muốn”. Vì muốn tránh cái rét cắt da cắt thịt, không muốn ngủ bờ ngủ bụi giữa mùa đông
buốt giá, hắn đã nghĩ ra đủ mọi cách ăn trộm, ăn cắp, quỵt tiền, phá hoại của công, ghẹo
“gái”, trêu ngươi cảnh sát,… để mong được bắt vào tù, ít nhất cũng được ăn no, ngủ ấm
trong tù, khơng phải lang bạt ngồi đường giữa tiết trời lạnh giá của mùa đông. Thế
nhưng ước nguyện của hắn đâu có dễ dàng mà thành, hắn càng nghênh ngang làm những
trò “chướng tai gai mắt” trước mặt cảnh sát thì người ta lại chỉ nghĩ rằng hắn bị điên, dỗi
18


việc mà thơi, và có lúc hắn ta đã nghĩ: “Chẳng nhẽ cảnh sát không bao giờ muốn động

đến y sao? Trong tưởng tượng của y, hòn Đảo như là một cõi thần tiên không ai vào
được.” Thế rồi trong lúc hắn đang nghĩ kế tiếp theo để có cơ hội vào tù thì hắn nghe được
những giai điệu du dương của một bản thánh ca văng vẳng từ một ngơi nhà thờ cổ kính:
“Và cũng trong một khoảnh khắc, con tim anh đáp ứng lại niềm cảm hứng mới mẻ ấy.
Một thúc đẩy bất chợt, mạnh mẽ thúc giục anh phải phấn đấu chống lại số phận vô vọng
của mình. Anh sẽ tự kéo mình khỏi vũng lầy, anh sẽ trở lại là con người của chính mình,
anh sẽ khắc phục con quỷ dữ đã nhập vào người anh.

.

Còn có thời gian, anh cịn tương đối trẻ, anh sẽ khơi lại những cao vọng và theo đuổi
chúng không mệt mỏi.
Những âm điệu thánh ca nghiêm trang nhưng ngọt ngào đã dấy lên trong anh một
cuộc cách mạng.
Ngày mai, anh sẽ đi đến trung tâm thành phố để tìm việc làm. Một nhà nhập khẩu
lơng thú đã có lần ngỏ ý cho anh một công chân lái xe. Anh sẽ đi tìm ơng ta và xin nhận
việc ấy. Anh sẽ trở thành một con người nào đấy trên thế gian.”
Trong chốc lát trái tim hắn rung động, sự xúc động mãnh liệt đó đã thơi thúc hắn, kéo
hắn ra khỏi vũng bùn tuyệt vọng, làm sống lại những mơ ước thiện lương của hắn. Hắn
mong muốn được làm lại cuộc đời. Thế nhưng bỗng dưng lúc đó có 1 bàn tay cảnh sát
nắm chặt lấy hắn và rồi tòa án xử hắn 3 tháng tù ở nhà khám… Cuộc đời là vậy, chẳng
phải lúc nào cũng theo như ý muốn của con người, nhưng có thể đối với Soapy, 3 tháng
tù sẽ là 3 tháng giúp hắn tránh cái rét của mùa đông. Nhưng chẳng biết là khi ra khỏi
Đảo, hắn có cịn giữ được “giác ngộ” khi nghe được bản Thánh ca trước khoảnh khắc bị
tên cớm bắt giữ mà tìm về với ước mơ lương thiện hay khơng, hay là mỗi năm vào dịp rét
hắn lại làm những việc điên rồ để được tống cổ vào ngục mà tránh rét.
Trong cuộc sống, ai cũng muốn mình có được sự hạnh phúc, ấm no. Và những
nhân vật trong truyện ngắn O.Henry cũng thế. Nhưng sự thật đã kéo họ ra khỏi mộng
tưởng vốn tốt đẹp, cũng chính sự cơ đơn, bế tắc trong đời sống đã vơ tình đẩy họ đến bờ
vực mong manh, giữa sự đấu tranh trong tâm trí. Qua ngịi bút nghệ thuật, tự sự mang

19


tính “thuốc đắng bọc đường”, O.Henry khơng làm cho câu chuyện bắt đầu và diễn biến
quá gay gắt như phong cách sáng tác của một số tác giả, nhưng khi đóng lại trang sách,
ơng đã kết thúc câu chuyện bằng cách phơi bày, bẻ láy sự thật, làm cho người đọc day dứt
và bồi hồi khi khép lại mỗi trang tác phẩm của ông.
2.2.6. Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật:
Quan niệm trong sáng tạo nghệ thuật của O.Henry là: thanh lọc tâm hồn, hướng
thiện con người.
Tác giả Huy Bắc có nhận xét về O.Henry như này: “Văn phong của ơng dẫu có đả
kích, châm biếm nhưng ln đẫm tình người và hướng về người lớp dưới”. Từng truyện
ngắn, từng nhân vật của O.Henry đều ln thống thiết một tình thương yêu bao la, một
tinh thần nhân đạo sâu sắc. Mỗi câu chuyện ông viết, mỗi nhân vật không phải là những
hình tượng cao sang, đẹp đẽ, kì vĩ, ngược lại, đó lại là những con người ở tận cùng đáy xã
hội: Cô thư ký đánh máy (Sự lãng mạn của một người mô giới bận rộn), những người lao
động nghèo khổ trong khu chung cư tồi tàn (Chiếc lá cuối cùng), hay tên trộm tài ba đang
lảnh trốn cảnh sát nhưng lại sẵn sàng lộ diện chấp nhận bị bắt chỉ để cứu một đứa trẻ
(Một cuộc đổi đời), những tên lưu manh nhưng hiền lương, giàu lòng nhân ái, độc ác, xấu
xa nhưng cao thượng (Con người hai mặt),.... trong những con người xấu số, bất hạnh đó
vẫn luôn giữ được một phần lương tri, một phần bản chất vốn dĩ là tốt đẹp của con người,
vẫn lấp lánh ánh sáng của tình người. Có lẽ chính vì vậy mà suốt thế kỷ qua tên tuổi và
tác phẩm của ơng vẫn ln tồn tại trong sự ưa thích và mến chuộng của người đọc khắp
nơi trên thế giới. Nghệ thuật trong sáng tác của bậc văn nhân xứ cờ hoa đã đánh thức
được trái tim của biết bao độc giả, nó như dịng nước sạch tưới mát, thanh lọc tâm hồn
của con người và từ đó, hướng đến một cuộc sống tươi đẹp với những con người lương
thiện, ít nhất là những nhân vật trong truyện ngắn của ông đã làm được điều đó. Văn học
– với tư cách là một bộ môn vừa mang giá trị thẩm mỹ cao lại đồng thời phản ánh xã hội,
không phải chỉ phơi bày, vạch trần sụ thật. Với một số nhà văn, sáng tạo nghệ thuật là để
hướng đến những điều tốt đẹp, thanh lọc tâm hồn hay hướng thiện con người, và điều đó

chính là quan niệm sáng tạo nên nghệ thuật của nhà văn O.Henry.
20


Hầu như các sáng tác của O.Henry thể hiện được lòng nhân ái và sự đồng cảm, sự
tin tưởng, hoặc là sự giác ngộ về những khiếm khuyết. Chúng ta học được rằng sự khơng
hồn hảo khơng phải lúc nào cũng xấu nhưng điều tầm thường thì có thể gây nhàm chán.
Chúng ta học được rằng cuộc đời phải được sống trọn vẹn hết mình. Ở tác phẩm Chiếc lá
cuối cùng, một trong những kiệt tác bất hủ của mình, O.Henry đã hướng về những con
người khó khăn, tuy nhiên điều đó khơng khiến họ bị biến chất, mà ở họ cịn có tinh thần
đồng cảm, thấu hiểu và u thương nhau. Tình yêu thương cao cả giữa những con người
nghèo khổ với nhau, chính tình u thương đã thắp sáng tâm hồn, trái tim lương thiện của
Sue, ở Johnsy và Sue có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc
sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Johnsy bị
bệnh, Sue không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom,
săn sóc Johnsy rất chu đáo. Cơ mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn. Tình cảm của Sue dành
cho Johnsy thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Johnsy " mười
phần chỉ cịn hi vọng được một" thì Sue đã vào phịng làm việc và "khóc đến ướt đẫm cả
một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản". Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương.
Trái tim cơ khơng hề "chai sạn" mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến
cảnh: “chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý”. Thương thì thương
vậy đấy, thế nhưng cơ vẫn muốn kìm nén nỗi đau, để Johnsy yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực
sự “lo lắng" khi biết được ý nghĩ "kỳ quái" của bạn mình. Sue ln mong muốn được ở
cạnh để săn sóc Johnsy, và cũng chính cơ ln tìm cách động viên an ủi người bạn của
mình: "Ơng bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thơi”, khi dám khẳng định:
“Khả năng khỏe là mười phần chắc chín". Dẫu đó chỉ là lời nói dối, nhưng nói dối của
Sue thì khơng đáng trách, mà chính nó cịn thể hiện được tình yêu thương, tia hi vọng cho
Johnsy hay cũng như chính bản thân cơ. Tình u thương của Sue phải chỉ là những lời
nói động viên, mà cịn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cơ nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm
sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Johnsy. Tình cảm của Sue là tình

cảm chân thành. Tình cảm ấy làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Sue, Johnsy là
một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.
Khơng chỉ Sue, đến cả cụ Behrman sẵn sàng hi sinh mạng sống để cứu Johnsy, đem lại
21


nghị lực sống cho cô. Behrman, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá
cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ơng thất bại
trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng khơng thoả, cuộc sống tẻ
nhạt mà ông thường hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là ơng ta
đã mất hết tình người. Ơng tự nhận là "con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ
nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên". Khi nghe Sue kể chuyện, Behrman đã quá lo: "Sao trên
đời này lại có những người ngớ ngẩn" vậy. Tuy ngồi miệng là thế, nhưng trong lời chửi
như oán trách ấy vẫn tiềm ẩn lịng thương con người "Chà, tội nghiệp cơ bé Johnsy".
Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác
Behrman sáng tác lên một bức tranh kiệt tác cứu sống một cuộc đời. Trong một đêm
khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Behrman đã âm thầm một mình cùng với chiếc
đèn, chiếc thang, chiếc bút lơng ngồi hí hốy vẽ chiếc lá thường xuân. Với sự cố gắng,
sức mạnh và tình yêu thương, thương cảm cho “cô bé đáng thương Johnsy”, bác cũng đã
vẽ xong bức tranh đó. Nhưng thật buồn thay khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là
lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn
của bác thì chắc chắn sẽ cịn kết tủa lại mãi với thời gian. Bác Johnsy ra đi nhưng kiệt tác
vẫn sống, chính bác đã để lại một bức họa với ý nghĩa lớn lao vơ cùng. Nó khơng chỉ là
sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó cịn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã
đem lại sự sống cho Johnsy, đã làm cho hồn Johnsy sắp chết bỗng được tái sinh. Bức
tranh ấy đã đem lại cho Johnsy niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời
người: "Mình đã tội như thế nào, muốn chết là một tội". Chi tiết đó chính là điểm cao trào
của tình u thương con người, thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến lối sống thiện.
Trong quan niệm về nghệ thuật của mình, nhà văn O.Henry không chỉ hướng cái
đẹp, cái thiện, sự trong sáng trong tâm hồn cho những con người lao động bình thường.

Tiêu chí đạo đức trong văn O.Henry là khơng có giới hạn khi ơng cịn cho một thanh niên
nghèo với ham muốn được “vào tù” mà làm đủ chuyện được cho là điên rồ, và cuối cùng
cũng nhận ra được ý nghĩa cuộc sống và quyết tâm làm lại cuộc đời khi nghe được bản
Thánh ca ở ven đường (Tên cớm và bản Thánh ca). Hay cả một tên trộm “tài ba” khét

22


tiếng, đang lảnh trốn viên thanh tra mà lại chịu ngã mũ khi chấp nhận bị bắt để cứu được
một cô bé bị kẹt ở tủ trong một vụ cháy (Một cuộc đổi đời).
Và như thế, thơng qua những tình huống chuyện, O.Henry đã thể hiện rõ quan
niệm trong sáng tác nghệ thuật: thanh lọc và hướng thiện. Đấu tranh khơng ngừng vì lẽ
phải để bạn thấy niềm tin của mình, nhân cách của mình và khả năng cống hiến cho chính
mình và người khác. Đó là chiến thắng vĩ đại nhất, là hạnh phúc khơng ai có thể cướp
đoạt.

2.3. Kết cấu truyện ngắn O.Henry:
Có nhiều cơng trình ở Việt Nam cũng như thế giới nghiên cứu kết cấu truyện ngắn
O”Henry, gói gọn lại có thể kể đến 3 phân nhánh sau: Kết cấu trần thuật qua người kể;
Kết cấu không gian; Kết cấu cốt truyện kết thúc bất ngờ.
2.3.1.Về kết cấu trần thuật qua người kể: Bao hàm ngôi I và ngôi III
Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong xuất hiện khơng nhiều
trong kho tàng truyện ngắn Ohenry. Bao gồm các truyện: Một sự giúp đỡ của tình yêu, Ái
tình theo khẩu phần, Buồng tầng thượng, Một câu chuyện dở dang... Người kể lộ diện
trực tiếp trong văn bản, kể về sự trải nghiệm của người khác, mang điểm nhìn bên trong
với cái nhìn hạn tri, mang giọng điệu chủ quan pha lẫn giọng điệu khách quan. Truyện
mang giọng điệu chủ quan vì người kể lộ diện, mang đến điểm nhìn bên trong với cái
nhìn hạn tri. Ngôi kể này miêu tả nhân vật với sự quan sát tinh tế, kỹ lưỡng.
Người kể chuyện theo ngơi thứ 3 với điểm nhìn tồn truyện: Căn phịng đầy đủ
tiện nghi, Chiếc lá cuối cùng, Dấu vết của Bill đen... Tác giả thường đi thẳng vào câu

chuyện, theo cách trực tiếp và thường xoay chuyển góc nhìn, có lúc từ xa có lúc ở gần
Sự phức hợp điểm nhìn đan xen người kể: Tiền tài và thần ái tình, Món q của
các nhà thơng thái, Con đường mà chúng ta lựa chọn... có khi người kể lại kể về người
kể chuyện khác và giấu mặt, cách tân, linh hoạt.

23


2.3.2. Về kết cấu không gian:
Kết cấu không gian nghệ thuật đóng một vai trị khá quan trọng trong truyện ngắn
O.Henry bao gồm không gian thành thị và không gian nông thôn. Không gian nông thôn
bao quát những thảo nguyên trập trùng, gã cao bồi lang thang, những rặng núi xa xa che
lấp ánh mặt trời vàng óng. Ngược lại, không gian thành thị lại chật hẹp, tăm tối, trầm
buồn, thê lương.
2.3.3. Về kết cấu cốt truyện kết thúc bất ngờ:
Kết cấu bất ngờ là kiểu kết đặc thù của truyện ngắn O henry. Những cái kết đa
dạng phong phú bất ngờ nhưng khơng trùng lập.
Nhìn từ phương diện nội dung:
Truyện ngắn O.Henry gây bất ngờ ở 3 nhân tố: cốt truyện, tính cách nhân vật và
chủ đề tư tưởng. Một số truyện ngắn sau đây sẽ là minh chứng: Dừng chân tại thiên
đường hạ giới, Một sự giúp đỡ của ánh yêu, Thứ luân lý của heo, Câu chuyện khơng hề
bịa đặt...Có khi nhà văn thực hiện kết thúc bất ngờ đồng thời ở hai nhân tố: bất ngờ ở cốt
truyện và tính cách (Tháng Năm xao xuyến, Ngọn đèn tỏa sáng…); bất ngờ ở cốt truyện
và chủ đề (Tiền tài và thần ái tình, Một cơn gió dịu…); bất ngờ ở tính cách và chủ đề
(Một sự cải tạo được cứu vãn, Dừng chân tại thiên đường hạ giới, Hai mười năm sau…).
Có khi thì O.Henry gieo bất ngờ chủ yếu trên một nhân tố, hoặc là làm người đọc ngỡ
ngàng trước một kết cuộc không tưởng tượng nổi của câu chuyện, hoặc làm ngạc nhiên
về bản chất một tính cách nhân vật cuối cùng mới bộc lộ, hoặc gây bất ngờ bởi chủ đề tư
tưởng tác phẩm vừa bất hiện ra ở kết thúc…
Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của diễn biến câu chuyện:

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của loại thể này là cốt truyện sẽ diễn ra theo trình tự
của cốt truyện truyền thống: mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm. Nhưng điều khác
biệt hơn cả nằm ở cuối truyện: không tuân theo quy luật nhân quả, không diễn biến một
cách logic mà có những biến chuyển bất ngờ: bất ngờ rẽ sang một hướng khác, bất ngờ
đảo ngược, bất ngờ phát triển đột biến.
24


×