Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TIỂU LUẬN Áp dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học môn hoá học ở trường Trung học phổ thông.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.56 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGÀNH SƯ PHẠM HOÁ HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
Áp dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong dạy
học mơn hố học ở trường Trung học phổ thông.
Họ tên sinh viên: Hồ Bảo Trân
Mã số sinh viên: 3120030033
Mã nhóm thi: 2002
Mơn thi: Lí luận và phương pháp dạy học Hố học THPT2
Mã số học phần: 803112

Tp. HỒ CHÍ MINH 9/2021

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


1

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

2

A. NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN



3

ĐỀ.
I. Tình huống có vấn đề.

3

II.Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

4

B. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀO ĐOẠN GIẢNG BÀI ALUMINIUM TRONG SÁCH GIÁO
KHOA HÓA HỌC LỚP 12 NÂNG CAO

5

I.Mục tiêu của hoạt động.

5

II.Phương pháp, kĩ thuật dạy học sử dụng

5

III.Nội dung hoạt động của HS

6


IV.Sản phẩm cần đạt của HS

6

V.Tổ chức hoạt động

7

KẾT LUẬN

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

MỞ ĐẦU

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2

Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề đã có từ lâu nhưng chưa được áp dụng phổ
biến vì phương pháp học tập truyền thống đã đi sâu vào tiềm thức của HS. Bài tiểu luận
“Áp dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học mơn hố học ở trường
Trung học phổ thơng.” nghiên cứu, tìm hiểu sâu về phương pháp đặt và giải quyết vấn đề,
giúp cho GV hiểu và biết cách xây dựng tình huống có tính mâu thuẫn trong mơn hóa học
rồi tìm hiểu lí do xảy ra tính mâu thuẫn để từ đó có phương pháp giải quyết mâu thuẫn và
phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mà cịn đáp ứng được các tiêu chí của

tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên theo Thông tư số
20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


3

NỘI DUNG
A. NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.

Tình huống có vấn đề.
1. Định nghĩa.

- Tình huống có vấn đề là tình huống khi đó mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận
thức được HS chấp nhận như một vấn đề học tập mà học cần và có thể giải quyết được,
kết quả là học nắm được tri thức mới.
- Vấn đề học tập là những tình huống về lí thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu
thuẫn biện chứng giữa cái (kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu
thuẫn này địi hỏi phải được giải quyết.
- Tình huống vấn đề, đó là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi ta chưa biết
cách giải thích hiện tượng sự kiện. Tình huống này kích thích con người tìm tịi cách
giải thích hay hành động mới.
- Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí độc đáo của con người gặp chướng ngại
nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó.
- Tình huống có vấn đề trong dạy học là trạng thái tâm lí đặc biệt của HS khi học gặp
mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, họ tự
chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tịi, tích cực,

sáng tạo.
2. Phân loại tình huống có vấn đề.
- Khi kiến thức HS đã có khơng phù hợp với địi hỏi của nhiệm vụ học tập hoặc với
thực nghiệm
VD: Tình huống Fe tác dụng với sulfuric acid đặc và đặc nóng.
- Khi HS lựa chọn những con đường có thể có một con đường duy nhất.
VD: formic acid có CTHH là C2H4O2 phải có công thức cấu tạo như thế nào?
HS viết ra 2 CTCT. Lựa chọn CTCT nào đây?
- Khi HS phải tìm đường ứng dụng kiến thức trong học tập, trong thực tiễn hoặc tìm lời
giải đáp cho câu hỏi “ Tại sao?”

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


4

VD: Tình huống pha lỗng sulfuric acid đặc: đổ acid vào nước hay đổ nước vào
acid?
II.

Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
1. Đặc điểm và bản chất.
a) Đặc điểm.

- GV đặt ra trước HS một loạt các bài toán nhận thức cơ bản có chứa đựng mâu thuẫn
giữa cái đã biết và cái phải tìm, nhưng chúng được cấu trúc lại một cách sư phạm, gọi
là những bài tập nêu vấn đề - orixtic (những bài toán nêu vấn đề nhận thức và u cầu
phải tìm tịi – phát hiện).
- HS tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán orixtic như mâu thuẫn của nội tâm mình và được
đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng thái nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải

quyết bằng được bài tốn đó.
- Trong và bằng cách tổ chức giải bài tốn orixtic mà HS lĩnh hội tự giác và tích cực cả
kiến thức và cả cách thức giải và do đó có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng
tạo (“Oreka” – tơi tìm thấy).
b) Bản chất.
- Bản chất dạy học đặt và giải quyết vấn đề GV đặt ra trước HS các bài toán nhận thức
và mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn đề đó.
2. Cấu trúc dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề”.
1) Đặt vấn đề.
- Tạo tình huống có vấn đề (xây dựng bài toán nhận thức).
- Phát biểu và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
2) Giải quết vấn đề.
- Đề xuất cách giải quyết (xây dựng các giả thuyết).
- Lập kế hoạch giải quyết.
- Thực hiện kế hoạch giải.
3) Kết luận.
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


5

- Phát biểu kết luận
- Đề xuất vấn đề mới.
3. Các mức độ của dạy học trong dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề”.
Nêu giả


Lập kế

Giải quyết

thuyết

hoạch

vấn đề

GV

GV

GV

GV

GV

2

GV

GV

GV

GV


GV&HS

3

GV&HS

GV&HS

HS

HS

GV&HS

4

HS

HS

HS

HS

GV&HS

Các mức

Đặt vấn đề


1

Kết luận

 Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết
vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
 Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS phát hiện
và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp.
HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần.
 Mức 3: GV cung cấp thơng tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác
định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS
thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần.
 Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hồn cảnh của mình hoặc
cộng đồng. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.
B. Áp dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề vào đoạn giảng bài aluminium
trong sách giáo khoa hóa học lớp 12 nâng cao.
I.

Mục tiêu của hoạt động.

1. Về kiến thức: Aluminium dù khơng có tính chất lưỡng tính nhưng aluminium vừa
tác dụng với acid, vừa tác dụng được với dung dịch kiềm, kiềm thổ.
2. Về năng lực:
 Hình thành tư duy, lập luận từ những kiên thức đã biết.
 Rèn luyện khả năng làm việc nhóm.
 Hình thành sự tị mị, tìm hiểu với kiến thức mới.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



6

II.

Phương pháp, kĩ thuận dạy học sử dụng.

 Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, trực quan, nghiên cứu.
 Kĩ thuật dạy học: nhóm.
III.

Nội dung hoạt động của HS.

 HS quan sát đoạn phim thí nghiệm aluminium tác dụng với dung dịch sodium
hydroxide.
 HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
 HS nộp phiếu học tập và đứng lên trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
 HS lắng nghe và nhận xét câu trả lời của nhóm khác.
 HS lắng nghe GV nhận xét về câu trả lời và kết luận lại nội dung bài học.
 HS rút ra kiến thức aluminium tác dụng được với dung dịch kiềm và aluminium
khơng có tính chất lưỡng tính.
IV.

Sản phẩm cần đạt của HS.

Câu trả lời phiếu học tập
1.

Hiện tượng của phản ứng aluminium tác dụng với dung dịch sodium

hydroxide: aluminium tan dần và sủi bọt khí.

2.

Dựa vào hiện tượng, sản phẩm của phản ứng: khí hydrogen (H2), sodium

aluminate (Na[Al(OH)4].
3.
-

Lí do mà aluminium phản ứng được với dung dịch sodium hydroxide:

Trước hết, màng bảo vệ aluminium oxide (Al2O3) bị phá hủy trong dung dịch
sodium hydroxide (NaOH) tạo thành sodium hydroxide (Na[Al(OH)4]).
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O  2Na[Al(OH)4]

-

Tiếp đến, aluminium khử nước tạo thành aluminium hydroxide (Al(OH)3).
2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2

-

Màng aluminium hydroxide bị phá hủy trong dung dịch sodium hydroxide
(Na[Al(OH)4]).
Al(OH)3 + NaOH  Na[Al(OH)4]

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


7


4.

Qua phản ứng aluminium phản ứng với dung dịch sodium hydroxide thì

aluminium khơng có tính lưỡng tính. Vì sodium hydroxide chỉ phản ứng với lớp màng
aluminium oxide bên ngoài chứ không phản ứng với aluminium.
V.

Tổ chức hoạt động.

 GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 6 – 8 người) và phát phiếu học tập cho học
sinh mỗi nhóm.
 GV đặt vấn đề: Ta đã biết aluminium có khả năng tác dụng với acid, tác dụng với
nước vậy thì aluminium có khả năng tác dụng với dung dịch base hay không? Để giải
đáp được câu hỏi này, chúng ta cùng xem đoạn phim thí nghiệm aluminium tác dụng
với dung dịch sodium hydroxide.
 GV mở đoạn phim thí nghiệm aluminium tác dụng với dung dịch sodium hydroxide.
 Sau khi xem xong đoạn phim, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
 GV thông báo thời gian thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập trong 15 phút.
PHIẾU HỌC TẬP
1.

Nêu hiện tượng của phản ứng aluminium tác dụng với dung dịch

sodium hydroxide.
2.

Dựa vào hiện tượng, dự đoán sản phẩm của phản ứng aluminium tác

dụng với dung dịch sodium hydroxide.

3.

Dự đốn lí do mà aluminium phản ứng được với dung dịch sodium

hydroxide.
4.

Qua phản ứng aluminium phản ứng với dung dịch sodium hydroxide thì

aluminium có tính lưỡng tính hay khơng? Tại sao?
 Sau khi nộp phiếu học tập, GV mời một HS trong hai nhóm đứng lên trình bày câu trả
lời của nhóm. GV mời một HS trong một nhóm đứng lên nhận xét.
 GV nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung câu trả lời của HS.
 GV đưa ra kết luận: Aluminium tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide hay
còn gọi là dung dịch kiềm vì lớp màng bảo vệ aluminium oxide bị dung dịch sodium
hydroxide phá hủy, làm cho aluminium khử nước có trong dung dịch tạo thành
aluminium hydroxide và aluminium hydroxide lại phản ứng tiếp với sodium hydroxide.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


8

Phản ứng xảy ra cho đến khi aluminium tan hết. Ta thấy được nguyên nhân aluminium
tan trong dung dịch sodium hydroxide. Cũng chính vì vậy, aluminium khơng có tính
chất lưỡng tính.
 GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng aluminium tác dụng với dung dịch
sodium hydroxide.



TIEU LUAN MOI download : moi nhat


9

KẾT LUẬN
Từ nội dung về phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, ta biết được đặc điểm, cấu trúc
và các mức độ dạy học của phương pháp để thấy được những ưu điểm và nhược điểm
của phương pháp rồi tìm ra hướng giải quyết để áp dụng hiệu quả phương pháp đặt và
giải quyết vấn đề.
Ưu điểm của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:


Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS.

Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy
được vấn đề cần giải quyết.


Phát triển được khả năng tìm tịi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong

khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân,
khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt
nhất.


Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và

phương pháp nhận thức (“giải quyết vấn đề” khơng cịn chỉ thuộc phạm trù phương
pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là

phát triền năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người
thích ứng được với sự phát triển của xã hội)


Kích thích được sự tị mị ham hiểu biết của HS, gợi được hứng thú niềm tin

cho HS.
Nhược điểm của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:


Đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và cơng sức, phải có năng lực sư phạm

tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tịi để
phát hiện và giải quyết vấn đề.


Địi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường.



Không áp dụng được với những bài có nội dung đơn giản, khơng có tính vấn

đề.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


10




Làm cho GV khó chủ động trong việc đảm bảo tiến độ bài học khi HS chưa

quen với việc học tập chủ động.
Cách áp dụng hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:


GV liên tục trau dồi tri thức, khả năng sư phạm và rèn luyện khả năng dẫn dắt

HS tìm ra cách giải quyết vấn đề.


GV chuẩn bị trước, sắp xếp thời gian hợp lí để lên một buổi giảng dạy sử dụng

phương pháp đặt và giải quyết vấn đề hiệu quả.


GV tạo nhiều cơ hội cho HS tiếp xúc với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

cho HS làm quen và thành thạo khi có tiết dạy như vậy.


GV chọn lựa nội dung bài học phải có tính vấn đề khơng vượt q trình độ của

HS.
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề nếu được áp dụng hợp lí thì sẽ làm cho HS
dễ dàng tiếp thu những kiến thức có tính mâu thuẫn và hiểu sâu hơn về tính chất của
kiến thức đó. Từ đó, HS hình thành những kĩ năng, kĩ xảo về khả năng tư duy lập luận,
có ích cho tương lai sau này của HS.


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng & Cao Thị Nhặng.
(2018). Sách giáo khoa Hóa học 12 nâng cao. NXB Giáo dục Việt Nam.
[2] Ngô Huyền Trân. Đề cương giảng dạy PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 1. Khoa Sư
phạm khoa học tự nhiên.Trường Đại học Sài Gịn.
[3] Thái Hồi Minh, Đặng Thị Oanh, Dương Bá Vũ, Đào Thị Việt Anh, Trịnh Lê Hồng Phương
& Nguyễn Ngọc Hưng. (2020). Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm
chất, năng lượng học sinh trung học phổ thơng mơn hóa học. Trường Đại học Sư phậm
Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ giáo dục và đào tạo.

[4] />%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_ph%C3%A1t_hi%E1%BB%87n_v%C3%A0_gi
%E1%BA%A3i_quy%E1%BA%BFt_v%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%81. Truy cập
ngày 1/9/2021

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×