Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Viêm mũi dị ứng liên quan đến hen suyễn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.54 KB, 3 trang )

Viêm mũi dị ứng liên quan đến hen suyễn
Nhiều người xem thường viêm mũi dị ứng, nhưng đó là một trong những yếu
tố khởi phát và nguy cơ của bệnh hen. Theo tổ chức Y tế thế giới, hen suyễn
là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới và tần suất đang gia
tăng đáng sợ
Liên quan mật thiết giữa viêm mũi dị ứng và hen suyễn
Người bị hen suyễn không nên ăn hải sản
Theo nghiên cứu có hơn 80% bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng, 10 – 40% bệnh
nhân viêm mũi dị ứng bị hen. Ở Việt Nam thì 35,5% bệnh nhân bị viêm mũi dị
ứng đồng thời bị hen. Viêm mũi dị ứng trên bệnh nhân hen sẽ làm gia tăng các
triệu chứng của bệnh hen, tăng số lần phải dùng thuốc cắt cơn hen, tăng nguy cơ
phải nhập viện, khám bệnh đột xuất, làm cho bệnh hen khó điều trị. Điều này cho
thấy viêm mũi dị ứng là một yếu tố khởi phát và nguy cơ của hen suyễn.
Một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng: phấn hoa, mốc, mạt nhà, lông thú vật,
côn trùng… Khi người có dị ứng với các loại trên sẽ hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, sổ
mũi, ngứa mũi, có thể kèm viêm kết mạc…
Tuy viêm mũi là bệnh lý thuộc về chuyên khoa tai mũi họng, hen suyễn thuộc
chuyên khoa hô hấp nhưng lại có liên quan vì chung một đường thở. Khi bệnh
nhân bị viêm mũi dị ứng đồng thời bị hen thì việc điều trị hiệu quả chứng bệnh
này có thể làm cho chứng bệnh kia tiến triển tốt hơn lên. Viêm mũi dị ứng lâu
ngày nếu không được chữa trị có nguy cơ cao dẫn đến hen suyễn.
Các triệu chứng điển hình của hen suyễn: ho, khó thở, thở khò khè, nặng ngực
thường xuất hiện về đêm hay sáng sớm.
Cách điều trị
Đối với bệnh nhân hen nên chú ý một số loại thức ăn có thể gây dị ứng dẫn đến
bộc phát cơn hen như các loại hải sản, thịt bò, gà, trứng; các thực phẩm lên men
(mắm, cơm rượu, chao…); trái cây quá chín, quá ngọt (nhãn, sầu riêng,
sabôchê…). Khi đã xác định bản thân bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì
tuyệt đối không dùng đến. Nếu không cơn hen bộc phát bất ngờ có thể dẫn đến tử
vong.
Có nhiều loại thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng gồm thuốc uống, các thuốc dùng


tại chỗ như dạng xịt mũi hay nhỏ mũi. Một số bệnh nhân bị nghẹt mũi, thường tự ý
mua thuốc về nhỏ mũi. Chỉ cần nhỏ vào là mũi thông ngay nên mỗi lần nghẹt mũi
là sử dụng thuốc. Điều này không nên vì sau một thời gian chính người bệnh có
thể sẽ bị viêm mũi với chính loại thuốc đó. Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về loại
thuốc và liều lượng kể cả cách xịt hay nhỏ thuốc đúng để tránh tác dụng phụ của
thuốc và tránh tình trạng thuốc không vào đúng chỗ mà “chạy” thẳng xuống dạ
dày.
Vùng sụn này phát triển giúp xương dài ra. Vùng khuỷu, sụn tiếp hợp đóng vai trò
ít quan trọng hơn vùng vai trong sự phát triển chiều dài cánh – cẳng tay. Tuy
nhiên, gãy xương vùng khuỷu của trẻ em, nhất là gãy vùng mỏm trên lồi cầu trong
cánh tay, thường có di chứng khuỷu vẹo vào trong.
Nguyên do là vùng xương gãy bị hoại tử, vùng sụn tăng trưởng bị hư hại nên
không phát triển được, trong khi đó vùng sụn tăng trưởng phía ngoài vẫn phát triển
nên đẩy khuỷu vẹo vào trong.
Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ vẹo càng lớn vì xương còn phát triển mạnh. Khuỷu
vẹo vào trong sẽ làm chức năng khớp khuỷu bị giảm tùy theo mức độ nặng hay
nhẹ. Việc khiêng vác vật nặng bị hạn chế cũng như sức kéo – đẩy của tay sẽ giảm
đi vì lúc đó khuỷu không còn thẳng được như bình thường.
Ngoài vấn đề chức năng thì khuỷu vẹo vào trong cũng gây ra vấn đề về thẩm mỹ
cho các bé. Nếu khuỷu vẹo nhiều như chị mô tả, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật
đục xương chỉnh trục cho khuỷu thẳng trở lại.

×