Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Câu 2: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế là trung tâm, xây d ựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - n ền tảng tinh th ần của xã hội docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.74 KB, 3 trang )

Câu 2: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng
chỉnh đốn Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của
xã hội
A. Mở bài
- Mối quan hệ trên đã được Đại hội lần thứ X nhấn mạnh: "Bảo đảm sự
gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then
chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội" (Trích từ bài học lớn
thứ hai được rút ra từ thực tiễn 20 năm đổi mới) và được tiếp tục khẳng định
trong Đại hội lần thứ XI: “Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn các nhiệm vụ phát
triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền
tảng tinh thần của xã hội.“
- Quan điểm trên chỉ ra tính đồng bộ của các nhiệm vụ phát triển kinh tế,
xây dựng Đảng và xây dựng nền văn hóa. Đồng thời chỉ ra vai trò của nhiệm vụ
xây dựng nền văn hóa là xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Đó là ba nhiệm
vụ quyết định sự thành công của đất nước trong quá trình đổi mới.
B. Thân bài
- Phát triển kinh tế là trung tâm
+ Phát triển kinh tế là tạo ra đời sống vật chất cho con người và xã hội.
Tạo ra cơ sở vật chất để con người và văn hóa (đời sống tinh thần) tạo nên sức
mạnh vật chất cho việc bảo vệ độc lập dân tộc và sức mạnh cho việc giữ gìn an
ninh, quốc phòng.
+ Phát triển kinh tế mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc
trong thời đại ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế.
+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ có tính chiến lược quan trọng của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn phát triển văn hóa không
thể không phát triển kinh tế.
- Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt
+ Đảng là người lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung, trong
đó có xây dựng kinh tế và xây dựng văn hóa (Đảng vạch ra đường lối, lãnh đạo
thực hiện đường lối, đi đầu trong việc thực hiện đường lối ).
+ Để thực hiện được vai trò của mình Đảng phải được xây dựng vững


mạnh về mọi mặt. Đảng phải được củng cố và phát triển: về tổ chức, tư tưởng,
chính trị, tri thức, trí tuệ, đạo đức, năng lực ).
+ Thực trạng công tác tổ chức, tư tưởng của Đảng hiện nay đặt ra nhiều
vấn đề: công tác tổ chức còn yếu; công tác tư tưởng còn nhiều hạn chế; phương
thức lãnh đạo chưa được đổi mới; năng lực lãnh đạo còn nhiều hạn chế; sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không ít cán bộ,
đảng viên.
Do vậy, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt (cơ bản, trọng tâm) để phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc - nền tảng tinh thần của xã hội.
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
+ Văn hóa được hình thành, lựa chọn, bồi đắp trong quá trình lịch sử trở
thành truyền thống (được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác) của dân tộc
là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc.
+ Các giá trị văn hóa của dân tộc là cơ sở cho sự lựa chọn con đường phát
triển, mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với nước ta các giá trị
yêu nước, bất khuất, tinh thần đoàn kết cộng đồng là cơ sở cho sự lựa chọn
con đường: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Văn hóa còn giữ vai trò điều tiết xã hội, củng cố sự ổn định xã hội làm
cơ sở cho sự phát triển xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là
mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội.
+ Xây dựng và phát triển văn hóa góp phần xây dựng Đảng về mọi mặt:
Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nâng cao
năng lực, trình độ, kỹ năng lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân.
- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then
chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội
+ Dưới một góc nhìn nào đó, văn hóa là hệ quả của kinh tế, chính trị. Đặc
biệt, sự đổi mới hệ thống chính trị (với nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh
đốn Đảng) tác động trực tiếp đến sự nghiệp văn hóa ở lĩnh vực cốt lõi là xây
dựng tâm hồn, lối sống tốt đẹp của con người.

+ Chính văn hóa hiểu theo nghĩa rộng của từ này - bao gồm những nội
dung gắn bó chặt chẽ với kinh tế, với chính trị, đặc biệt là trên phương diện tâm
hồn, đạo đức, lối sống của những con người trong xã hội - mới có thể đảm
đương vai trò nền tảng tinh thần của xã hội.
Và bởi vậy, khi nói tới sự cần thiết xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, chúng ta phải bắt đầu đi từ xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống
chính trị (với nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng), từ xây dựng và
phát triển cơ sở vật chất của xã hội là kinh tế.
+
Liên hệ thực tiễn:
- Liên hệ thực tế ở địa phương (là tỉnh, thành nơi mình đang sinh sống và
công tác)
- Liên hệ thực tế ở ngành (Vd: Các học viên đang công tác tại các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp, phổ thông, …. thì liên hệ thực tế với ngành Giáo
dục và Đào tạo hoặc ngành y tế nếu là trường Y - Dược, ngành Du lịch nếu là
trường Du lịch, …)
- Liên hệ thực tế ở đơn vị của mình.
C. Kết luận
- Khẳng định vai trò của từng nhiệm vụ trên.
Chỉ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững với mục tiêu hướng về
phục vụ cho lợi ích của số đông, không tạo ra sự cách biệt giầu nghèo qúa lớn,
bảo đảm môi trường được bảo vệ; chỉ trên cơ sở một nền chính trị lành mạnh,
dân chủ, công khai, minh bạch mà văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của
xã hội mới có thể được xây dựng và phát triển vững chắc.
- Khẳng định sự gắn kết ba nhiệm vụ trên là một vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn to lớn hiện nay.
Chừng nào kinh tế tăng trưởng chưa đi đôi với sự phát triển bền vững,
nền chính trị được xác lập còn ẩn chứa nhiều khuyết tật có tính hệ thống do
thiếu dân chủ, thiếu minh bạch công khai thì chừng ấy văn hóa chưa thể thoát
khỏi tình trạng sa sút, xuống cấp và đương nhiên chưa thể làm tốt được vai trò là

nền tảng tinh thần của xã hội một cách đúng nghĩa.
Trong bối cảnh xã hội hôm nay, xây dựng văn hóa trước tiên cần bắt đầu
bằng xây dựng chính trị và kinh tế. Mà nếu xây dựng kinh tế là việc đòi hỏi
nhiều tiền của và thời gian, thì việc đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ,
minh bạch, công khai lại chỉ phụ thuộc trước tiên vào ý chí chính trị, vào quyết
tâm ngay từ bây giờ của chúng ta./.

×