Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Giáo trình Tổ chức thi công (Nghề Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 74 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ
KHOA: XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG

MÔN HỌC: TỔ CHỨC THI CÔNG
NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ
CƠNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:

/QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 20

…….. của ………………

Ninh Bình, năm 2018
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu cho môn học Tổ chức thi cơng, tơi biên
soạn cuốn giáo trình “Tổ chức thi cơng”, với mong muốn phục vụ kịp thời cho
công tác giảng dạy và học tập của giáo viên cũng như học sinh chun ngành
xây dựng dân dụng và cơng nghiệp.


“Giáo trình Tổ chức thi công” gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về công tác tổ chức thi công;
Chương 2: Lập kế hoạch thi công;
Chương 3: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng;
Khi soạn thảo giáo trình này tơi nhận được nhiều sự động viên và góp ý
của các đồng chí giáo viên khoa Xây dựng - trường Cao đẳng cơ điện xây dựng
Việt xô. Tôi xin cám ơn về sự giúp đỡ to lớn này và hy vọng nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách ngày càng
hoàn thiện hơn.
Tam Điệp, ngày 25 thang 3 năm 2018
Biên soạn

Phạm Văn Mạnh

2


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU

2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠNG TÁC TỔ CHỨC THI
CƠNG
8
1. Qui định về trình tự đầu tư và xây dựng cơ bản
1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
1.3. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
1.4. Giai đoạn thi công xây lắp

1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị.
1.4.2. Giai đoạn thi công xây lắp.
1.4.3. Giai đoạn hồn thiện
1.5 Nghiệm thu bàn giao cơng trình và bảo hành cơng trình

8
8
8
9
10
10
11
11
11

2. Các nội dung cơ bản của phương án thi công
2.1. Khái niệm về phương án thi công
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Thiết kế tổ chức xây dựng
2.2. Các nội dung của phương án thi công
2.3. Xác định biện pháp công nghệ xây lắp
2.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng
2.3.2. Cơ sở và nguyên tắc để lựa chọn biện pháp công nghệ xây lắp
2.3.3. Nội dung các bước lập biện pháp kỹ thuật xây lắp.
2.4. Tổ chức lao động trong thi công xây lắp
2.4.1. Định nghĩa
2.4.2. Mục đích và ý nghĩa
2.4.3. Tính lượng lao động
2.4.4. Tổ chức tổ đội sản xuất
2.4.5. Tổ chức điều kiện làm việc

2.4.6. Phân cơng và bố trí lao động
2.5. Tổ chức sử dụng máy trong thi công xây lắp
2.5.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng
2.5.2. Cơ sở để lựa chọn máy
2.5.3. Lựa chọn phương án sử dụng máy
2.6. Tổ chức qui trình thi công
2.6.1. Các phương pháp tổ chức thi công cơ bản
2.6.2. Đặc điểm và hình thức thi cơng dây chuyền
2.7. Những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi cơng
2.7.1. Cơ giới hố thi cơng
2.7.2. Thi cơng theo phương pháp dây chuyền
2.7.3. Thi công quanh năm

12
12
12
12
12
13
13
13
14
14
14
14
15
15
16
17
17

17
17
17
19
19
21
24
24
24
25
3


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH THI CÔNG

26

1. Lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang
1.1. Khái niệm
1.1.1. Nội dung và tác dụng của tiến độ thi công
1.1.2 Các loại kế hoạch tiến độ thi công và ý nghĩa từng loại
1.2. Lập tiến độ thi cơng cơng trình đơn vị
1.2.1. Nội dung và tác dụng
1.2.2. Tài liệu cần có khi lập tiến độ thi cơng cơng trình đơn vị
1.2.3. Phương lập kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị

26
26
26
26

27
27
28
28

2. Lập kế hoạch tiến độ thi cơng theo sơ đồ mạng
2.1. Khái niệm
2.1.1. Sơ đồ mạng và phạm vi áp dụng
2.1.2. Ưu điểm của phương pháp sơ đồ mạng và sơ lược phát triển
2.2. Định nghĩa cơ bản của sơ đồ mạng
2.2.1 Công việc
2.2.2 Sự kiện
2.2.3 Đường và đường găng
2.3. Nguyên tắc lập sơ đồ mạng
2.3.1 Quy tắc lập sơ đồ mạng
2.3.2 Ví dụ
2.4. Các thơng số tính tốn sơ đồ mạng
2.4.1. Các thơng số và sơ đồ mạng
2.4.2. Tính tốn sơ đồ mạng theo sự kiện
2.5. Sơ đồ mạng trên trục thời gian
2.5.1. Cách lập
2.5.2. Điều chỉnh tối ưu sơ đồ mạng

32
32
32
33
33
33
33

34
34
34
35
36
36
37
37
37
38

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG

40

1. Khái niệm

40

2. Phân loại tổng mặt bằng xây dựng
2.1.Phân loại theo giai đoạn thi công
2.2 Phân loại theo đối tượng xây dựng

40
40
41

3. Các tài liệu và nguyên tắc để thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
3.1 Tài liệu
3.2. Nguyên tắc


42
42
43

4. Trình tự thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
4.1. Xác định giai đoạn lập tổng thể mặt bằng xây dựng
4.2. Tính tốn số liệu
4.3. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng chung

43
43
44
44
4


4.4. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng riêng
4.5. Thể hiện bản vẽ
4.6. Thuyết minh

45
45
45

5. Tổng mặt bằng xây dựng cơng trình
5.1. Ngun tắc để thiết kế
5.2. Nội dung thiết kế
5.3. Trình tự thiết kế


45
45
45
46

6. Tổ chức vận chuyển và thiết kế hệ thống giao thông công trường
6.1. Công tác điều tra khảo sát
6.2. Thiết kế mạng lưới đường trên công trường
6.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của đường ô tô
6.4. Một số mặt đường thường dùng thiết kế ở công trường

47
47
48
48
50

7. Thiết kế kho bãi trên công trường
7.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ
7.2. Xác diện tích kho bãi
7.3. Phân loại kho

52
52
53
54

8. Thiết kế nhà tạm trên cơng trường
8.1. Tính dân số cơng trường và diện tích xây dựng nhà tạm
8.2. Tính diện tích và thiết kế nhà tạm

8.3. Quan điểm mới về xây dựng nhà tạm

55
55
56
57

9. Thiết kế, bố trí hệ thống điện, nước cho cơng trường
9.1. Thiết kế, bố trí hệ thống điện cho cơng trường
9.2.Thiết kế bố trí hệ thống nước cho cơng trường

58
58
61

10. Thiết kế, bố trí xưởng sản xuất phụ trợ trên cơng trường
10.1. Phương pháp xác định diện tích
10.2. Những chú ý khi bố trí xưởng và trạm gia cơng phụ trợ

64
64
65

5


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC: TỔ CHỨC THI CƠNG
Mã mơn học: 16.MH16
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
1. Vị trí:

- Mơn học Tổ chức thi cơng là môn học chuyên môn cho ngành Xây dựng
dân dụng và công nghiệp. Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản
để lập kế hoạch tiến độ thi công và tổng mặt bằng xây dựng phục vụ cho công
tác thi công.
- Môn học được học tiếp theo của mơn học Cơng nghệ thi cơng.
2. Tính chất:
Mơn Tổ chức thi công là môn học về các phương pháp lập kế hoach tiến
độ thi công, tổ chức thi công giúp cho người lao động thực hiện các công tác thi
công đúng quy trình, đúng tiến độ đề ra.
3. Ý nghĩa và vai trị của mơn học:
Đây là mơn học có vai trị đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo
trung cấp chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Môn học cung cấp
những kiến thức chuyên sâu về tổ chức thi công trong xây dựng, là tiền đề để
người cán bộ kỹ thuật có thể chỉ đạo thi cơng ngồi cơng trường.
Mục tiêu mơn học
1. Về kiến thức:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về trình tự xây dựng cơ
bản, nắm được các nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch tổ chức thi cơng.
- Giúp học sinh biết được phương pháp tính tốn thiết kế và bố trí được
tổng mặt bằng thi cơng đúng với thực tế, đảm bảo các quy định chung.
2. Về kỹ năng:
- Lập được các kế hoạch thi công.
- Tính tốn và bố trí các cơng trình tạm trên mặt bằng thi công và thiết kế
tổng mặt bằng thi công.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Giúp cho người học rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, tuân thủ các quy trình
quy phạm kỹ thuật trong thi cơng xây lắp cơng trình xây dựng.
Nội dung mơn học
Mã số
chương


Thời gian (tiết)
Tên chương, mục

Tổng

Kiểm
Thực hành,
số
thuyết thínghiệm, thảo tra

6


luận, bài tập
Chương 1: Những vấn đề
MH16.01 chung về công tác tổ chức
thi công

10

7

2

1

MH16.02

Chương 2: Lập kế hoạch

thi công

18

14

3

1

MH16.03

Chương 3: Cơng tác bê
tơng và bê tơng cốt thép

28

16

10

2

Ơn tập và kiểm tra kết
thúc môn học

4

2


Cộng

60

35

2
21

2

7


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI
CÔNG
Mục tiêu
- Nhằm giúp cho học sinh hiểu được các trình tự đầu tư xây dựng cơ bản;
- Giúp học sinh biết được các nội dung cơ bản để chọn biện pháp , công
nghệ xây lắp;
- Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về tổ chức lao động trong thi
công xây lắp và phương pháp tổ chức quy trình tổ chức xây lắp.
Nội dung chính
1. Qui định về trình tự đầu tư và xây dựng cơ bản
Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị
định số 52/1999/ QĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ
đã chỉ rõ: Trình tự đầu tư và xây dựng cơ bản bao gồm ba giai đoạn là:
- Chuẩn bị đầu tư
- Thực hiện đầu tư
- Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng

1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dị thị trường trong nớc hoặc ngồi nớc để tìm
nguồn cung ứng vật tư, thiết bị hay tiêu thụ sản phẩm, xem xét khả năng có thể
huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức.
- Tiến hành điều tra khảo sát chọn địa điểm xây dựng.
- Lập dự án đầu tư gồm:Xác định dự án đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi ,
khả thi ( các dự án nhóm A, dự án sử dụng vốn ODA phải tiến hành nghiên cứu
hai bước. Các dự án còn lại thực hiện một bớc là nghiên cứu khả thi ).
-Thẩm định dự án để quyết định đầu tư
- Nội dung quyết định đầu tư:
Xác định chủ đầu tư và hình thức thực hiện dự án.
Xác định địa điểm, diện tích đất sử dụng.
Phương thức đấu thầu, chọn thầu hoặc chỉ định thầu.
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động.
Thời hạn xây dựng và các mốc tiến độ chính
1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
- Xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xin thuê đất.

8


- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính về việc
đền bù và giải toả mặt bằng xây dựng trước khi giao mặt bằng xây dựng cho đơn
vị xây dựng.
- Tổ chức chọn thầu tư vấn, khảo sát, thiết kế thẩm định kỹ thuật và chất
lượng cơng trình xây dựng.
- Thẩm định thiết kế cơng trình: Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc
mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được thẩm định thiết kế.
- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị thi công xây lắp.

- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)
- Ký kết hợp đồng với các tổ chức cá nhân có liên quan để thực hiện dự
án.
- Thi cơng xây lắp cơng trình
Điều kiện khởi cơng xây lắp cơng trình: Tất cả các cơng trình muốn khởi
cơng phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có giấy phép xây dựng.
+ Có thiết kế kỹ thuật
+ Có hợp đồng giao nhận thầu hợp lệ.
Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng
có bộ phận giám sát kiểm tra kỹ thuật và chất lượng cùng với chủ đầu tư thiết kế
tổ chức giám sát, thực hiện việc lập hồ sơ nghiệm thu, kiểm tra chất lượng từng
cơng việc, từng hạng mục và tồn bộ cơng trình.
Nghiệm thu cơng trình: Cơng tác nghiệm thu phải tiến hành từng đợt ngay
sau khi tiến hành làm xong những khối lượng cơng trình khuất, những kết cấu
chịu lực, những bộ phận hay hạng mục cơng trình và tồn bộ cơng trình.
Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
1.3. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
* Trước khi bắt đầu thi cơng những cơng tác xây lắp chính, phải hồn thành tốt
cơng tác chuẩn bị, bao gồm những biện pháp chuẩn bị bên trong và bên ngồi
mặt bằng cơng trường
* Những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi cơng cơng trình bao gồm:
- Thỏa thuận thống nhất với cơ quan liên quan về việc kết hợp sử dụng
năng lực thiết bị thi công, năng lực lao động của địa phương, những cơng trình
và những hệ thơng kỹ thuật hạ tầng gần công trường (hệ thông giao thông, mạng
lưới điện - nước, thông tin v.v…).
- Giải quyết việc sử dụng vật liệu, bán thành phẩm ở địa phương và ở các
cơ sở dịch vụ trong khu vực phù hợp với kết cấu và những vật liệu sử dụng
trong thiết kế cơng trình.
9



- Xác định những tổ chức có khả năng tham gia xây dựng.
- Ký hợp đồng lao động giao - nhận thầu xây lắp theo quy định.
* Tùy theo quy mơ cơng trình, mức độ cần phải chuẩn bị và những điều kiện xây
dựng cụ thể, những công tác chuẩn bị bên trong mặt bằng cơng trường bao gồm
tồn bộ hoặc những công việc sau đây:
- Xác lập hệ thống mức định vị cơ bản phục vụ thi công.
- Giải pháp mặt bằng.
- Chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng: san, đắp mặt bằng, bảo đảm hệ thống thoát
nước, xây dựng hệ thống đường tạm, mạng lưới cấp điện, cấp nước phục vụ thi
công và hệ thống thông tin v.v..
- Xây dựng xưởng và các cơng trình phục vụ như: hệ thống kho, bãi để cất
chứa vật liệu, bán thành phẩm, bãi đúc cấu kiện, trạm trộn bê tông, các xưởng
gia công cấu kiện, bán thành phẩm v.v…
- Xây dựng các cơng trình tạm phục vụ cho làm việc, ăn, ở và sinh hoạt
của cán bộ, công nhân trên công trường.
1.4. Giai đoạn thi công xây lắp
1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị.
a. Nghiên cứu hồ sơ, điều tra kỹ thuật
- Nghiên cứu hồ sơ: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, đặc điểm kết cấu, dây
chuyền cơng nghệ, dự tốn cơng trình.
- Điều tra kỹ thuật: Điều tra những điều kiện xây dựng cụ thể tại địa phơng các nguồn cung cấp vật liệu, nhân lực, máy thi công, giao thông, điện nớc,
các nguồn cung cấp sinh hoạt. Điều tra địa điểm xây dựng, tình hình đất đai, độ
cao thấp, hướng phát triển, tình hình địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình.
b. Thiết kế thi công các công tác xây lắp chủ yếu và thiết kế tổ chức xây
dựng
- Lựa chọn phơng án thi công và biện pháp kỹ thuật xây lắp cho từng cơng
trình, các biện pháp an tồn lao động cho người lao động và máy móc thiết bị
- Lập các loại kế hoạch thi công nh kế hoạch tiến độ thi công, kế hoạch

cung ứng vật tư, máy thi công, kế hoạch vận chuyển cấu kiện, bán thành phẩm
phục vụ xây lắp.
- Thiết kế tính tốn các cơng trình tạm nh kho bãi, khu sinh hoạt và làm
việc, giao thông, điện nớc tạm thời phục vụ thi công sau đó bố trí mặt bằng thi
cơng.
c. Chuẩn bị cơng trường
- Thoả thuận với cơ quan có liên quan đến quá trình thi cơng như sử dụng
máy móc thiết bị thi công, năng lực lao động địa phương, hệ thống giao thông,
10


điện nước, sử dụng vật liệu địa phương. Xác định các tổ chức xây lắp ký kết hợp
đồng kinh tế giao nhận thầu.
- Chuẩn bị ngồi cơng trường: Xây dựng đường xá từ tuyến đường chính
vào cơng trường. Đường dây thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước…
- Chuẩn bị trong công trường: San mặt bằng, phá dỡ cơng trình cũ nằm
trong bằng khơng kết hợp sử dụng được trong q trình thi cơng. Xây dựng lán
trại cho công nhân, nhà làm việc, kho bãi, xưởng gia công. Đưa vật liệu, máy thi
công về công trường, đưa công nhân về cơng trường và tổ chức học tập mục
đích, ý nghĩa xây dựng cơng trình, kỹ thuật an tồn lao động, phát động thi đua.
1.4.2. Giai đoạn thi công xây lắp.
- Là giai đoạn cơ bản trực tiết lên cơng trình tính từ thời điểm khởi cơng
đến khi hồn thành công tác xây lắp cuối cùng.
- Là giai đoạn phức tạp nó quyết định đến chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật
cơng trình, đến giá thành, thời gian xây dựng, kết quả và lợi nhuận của đơn vị
xây lắp.
- Phải phân tích đặc điểm thi cơng các kết cấu, tìm hiểu kỹ về đặc điểm
chịu lực của từng bộ phận kết cấu và tồn cơng trình.
- Thực hiện sao cho cơng trình được hồn thành đúng trình tự xây dựng,
đảm bảo các bộ phận cơng trình phát triển đến đâu là ổn định và bền chắc đến

đó.
- Chia đối tượng thi công thành các đoạn, các đợt cho phù hợp. Tận dụng
hết khả năng của xe máy và lực lượng lao động nhằm đảm bảo cho q trình thi
cơng được tiến hành liên tục, nhịp nhàng.
- Phải tôn trọng những tiêu chuẩn chất lượng, qui tắc an toàn, rút ngắn
thời gian thi công, tạo ra hiệu quả kinh tế cao.
1.4.3. Giai đoạn hồn thiện
Gồm: Trát, lát, ốp, sơn, vơi, lắp điện, lắp cửa… theo yêu cầu của thiết kế,
vệ sinh kỹ thuật. Khối lượng ở cơng tác này ít hơn nhưng nếu khơng chú ý và
quan tâm thích đang sẽ dễ làm kéo dài thời gian thi công dẫn tới khơng bàn giao
cơng trình đúng thời hạn.
1.5 Nghiệm thu bàn giao cơng trình và bảo hành cơng trình
a. Bàn giao cơng trình
- Cơng trình xây dựng chỉ được bàn giao cho người sử dụng khi đã xây
lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
- Khi bàn giao cơng trình phải bàn giao cả hồ sơ hồn thành cơng trình và
những vấn đề có liên quan đến cơng trình đợc bàn giao. Các hồ sơ về xây dựng
cơng trình phải nộp lưu trữ theo các qui định về lu trữ của nhà nước.
b. Bảo hành cơng trình
11


- Tất cả những đơn vị cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm trớc
pháp luật về trách nhiệm sản phẩm hoặc kết quả cơng tác do mình thực hiện.
- Thời hạn bảo hành tuỳ theo cấp của công trình.
2. Các nội dung cơ bản của phương án thi công
2.1. Khái niệm về phương án thi công
2.1.1. Khái niệm
Phương án thi công xây lắp là bao gồm các công tác tổ chức các mặt chủ
yếu để tiến hành xây lắp một cơng trình hoặc một cơng trường.

2.1.2. Thiết kế tổ chức xây dựng
- Phân chia phạm vi xây lắp.
- Chọn biện pháp kỹ thuật xây lắp.
- Tổ chức lao động trong xây lắp.
- Tổ chức sử dụng máy trong thi cơng xây lắp.
- Tổ chức quy trình xây lắp.
2.2. Các nội dung của phương án thi công
a. Khái niệm về phương án thi công
Là bao gồm các công tác tổ chức các mặt chủ yếu để tiến hành xây lắp
một cơng trình hoặc một cơng trường. Các mặt tổ chức đó là:
- Phân chia phạm vi xây lắp (hay còn gọi là tổ chức hiện trường xây lắp).
- Chọn biện pháp kỹ thuật (biện pháp công nghệ) xây lắp.
- Tổ chức lao động trong xây lắp.
- Tổ chức sử dụng máy trong thi công xây lắp.
- Tổ chức quy trình xây lắp.
b. Phân chia phạm vi xây lắp
- Cơng trường
Quy mô công trường là đơn vị xây lắp phải đảm bảo đảm nhận một khối
lượng cơng trình lớn, có địa bàn xây dựng ở một điểm hay nhiều địa điểm khác
nhau. Mỗi cơng trường phải có một Ban chỉ huy lãnh đạo tồn diện, có các
phịng ban chun mơn, nghiệp vụ phụ trách từng lĩnh vực trong quá trình thi
cơng xây lắp. Trong một cơng trường có thể có nhiều khu cơng trình có chức
năng khác nhau, ta phân chia tổng mặt bằng công trường ra làm nhiều khu vực
dựa vào các khu cơng trình. Mỗi khu cơng trình có một Ban chỉ huy chỉ đạo kế
hoạch thi cơng xây lắp.
- Cơng trình đươn vị

12



Cơng trình đơn vị hay cịn gọi là hạng mục cơng trình, mỗi cơng trình đơn
vị, để phù hợp với năng lực sản xuất của các tổ, đội công nhân; đồng thời để tận
dụng được hết số lượng, khả năng và năng suất của máy móc thiết bị thi cơng, ta
phân chia mặt bằng hoặc chiều cao cơng trình ra những phạm vi nhỏ. Cách chia
như sau:
+ Theo mặt bằng cơng trình: dựa vào vị trí các khe lún, khe co dãn
hoặc vị trí kết cấu thay đổi làm một đoạn thi cơng.
+ Theo chiều cao cơng trình: dựa vào độ cao mỗi tầng. Ngồi ra ta
cịn có thể phân chia chiều cao sao cho phù hợp với chiều cao mỗi đợt thi công
gọi là tầm thi công. Việc chia đoạn và tầm thi công phải căn cứ vào các nguyên
tắc sau:
Khối lượng công tác trong các đoạn về căn bản phải giống, khơng
được chênh lệch nhau q 30%.
Kích thước nhỏ nhất mà một tổ thi công phải bằng diện tích cơng
tác nhỏ nhất mà một tổ, đội cơng nhân làm việc.
Số lượng đoạn thi công phải bằng hoặc nhiều hơn số q trình cơng
tác đơn giản để đảm bảo thi cơng được liên tục.
- Diện thi cơng
Cịn gọi là tuyến công tác hay phạm vi làm việc hợp lý nhất của một công
nhân, một tổ hay một đội để đạt được năng suất cao nhất trong một thời gian làm
việc liên tục nào đó, được tính là (m) hay (m2).
2.3. Xác định biện pháp công nghệ xây lắp
2.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng
- Xác định biện pháp kỹ thuật xây lắp là một sự tính tốn xác định các
điều kiện kỹ thuật và cách thức thi công công trình hợp lý. Đảm bảo chất lượng
cơng trình, an tồn lao động và thời gian thi công đã qui định.
- Chọn được pháp công nghệ tối ưu sẽ dễ dàng bố trí các dây chuyền sản
xuất, tăng tính chính xác và khoa học cho biểu tiến độ cũng như quá trình chỉ
đạo sản xuất, là điều kiện hoạt động của các dây chuyền trong sản xuất.
2.3.2. Cơ sở và nguyên tắc để lựa chọn biện pháp công nghệ xây lắp

a. Cơ sở
- Dựa vào đặc điểm, khối lượng và cấu tạo cơng trình.
- Dựa vào tình hình thực tế của cơng trường và khả năng cung cấp máy
móc thiết bị thi công, nhân lực, nguyên vật liệu, nguồn điện nước phục vụ cho
q trình thi cơng .
- Dựa vào các qui trình thi cơng, qui phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật, chế độ
chính sách và các định mức hiện hành của nhà nước.

13


- Dựa vào trình độ khoa học và kỹ thuật, khả năng vận dụng của đội ngũ
cán bộ kỹ thuật chun ngành.
b. Ngun tắc
- Đảm bảo chất lượng cơng trình theo đúng yêu cầu của thiết kế, đảm bảo
tuyệt đối an tồn cho người và máy móc thiết bị thi công.
- Tận dụng tới mức tối đa về số lượng và hiệu suất của máy và thiết bị thi
công sẵn có, chú ý nâng cao năng suất lao động.
- Đảm bảo đúng thời gian thi công đã qui định.
- Phải trên cơ sở tính tốn thiết kế chính xác tỷ mỷ và được thể hiện bằng
đồ án, bản vẽ đầy đủ các chi tiết kích thước để thi cơng thuận lợi.
- Phải lập nhiều phương án để so sánh và chọn phương án kinh tế nhất.
2.3.3. Nội dung các bước lập biện pháp kỹ thuật xây lắp.
- Tập hợp các số liệu ban đầu như: Hồ sơ thiết kế công trình, khối lượng
vật liệu chính, các nguồn cung cấp máy móc thiết bị chính, tình hình và khả
năng cung cấp điện, nớc phục vụ thi công, thời gian xây dựng đã qui định.
- Quyết định biện pháp kỹ thuật xây lắp của các cơng việc chủ yếu có ảnh
hưởng tới thời gian thi cơng cơng trình.
- Thiết kế các chi tiết phục vụ thi công: Thiết kế sàn công tác, vị trí đặt
cần trục, lán trộn vữa, lối đi lại trong cơng trường, biện pháp an tồn lao động …

- Tính tốn nhu cầu nhân lực các loại và bố trí qui trình thi cơng thích hợp
với biện pháp cơng nghệ đã chọn.
- Tính tốn về nhu cầu ngun vật liệu các loại, bố trí mặt bằng vật liệu
cho cơng tác thi cơng.
- Lập biện pháp an tồn lao động.
- Lập tiến độ chỉ đạo thi công xây dựng công trình.
2.4. Tổ chức lao động trong thi cơng xây lắp
2.4.1. Định nghĩa
Tổ chức lao động là để đảm bảo không ngừng nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm đồng thời đảm bảo đợc an toàn lao động.
2.4.2. Mục đích và ý nghĩa
- Giải quyết mối quan hệ giữa ngời với máy móc, thiết bị và các cơng cụ
lao động, nhằm tác động vào đối tượng lao động để mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
- Là một công tác hết sức quan trọng, nó thể hiện sự phân cơng chính xác,
hợp lý làm cho q trình thi cơng đợc tiến hành đều đặn, nhịp nhàng và nâng cao

14


năng suất lao động. Nếu tổ chức lao động tốt trong q trình thi cơng sẽ có tác
dụng:
Tiết kiệm nhân công, giảm giờ chết, nâng cao năng suất lao động.
Tiết kiệm hao phí vật tư trong xây dựng
Tận dụng hết cơng suất máy móc và cơng cụ lao động, tạo điều kiện áp
dụng trả lương theo sản phẩm và áp dụng các phương châm thi công tiên tiến.
Đảm bảo an tồn lao động và sức khoẻ cho cơng nhân.
2.4.3. Tính lượng lao động
Từ bản tiên lượng trong hồ sơ dự tốn cơng trình hoặc tính từ bản vẽ
thiết kế ta có khối lượng cơng việc, dựa vào định mức lao động hiện hành tính ra

lượng lao động cần thiết để hồn thành khối lượng cơng việc đó:
Qi = Vi * hi * ki ( cơng )
Trong đó:
Qi : Là số cơng nhân cần thiết để hồn thành khối lượng cơng việc i
Vi : Là khối lượng công việc i.
hi : Định mức năng suất lao động đơn vị tính là công / 1 đơn vị SP
ki : Là hệ số điều chỉnh định mức gốc ( lấy theo chỉ dẫn của định mức
Chú ý:
Khi hi có đơn vị tính là giờ cơng trên đơn vị sản phẩm thì Qi tính nh sau:
Qi = Vi*hi*ki / 8 ( công )
Khi một cơng việc có nhiều hệ số điều chỉnh định mức gốc thì k i phải là

tích của các hệ số đó

2.4.4. Tổ chức tổ đội sản xuất
a. Ý nghĩa và nguyên tắc thành lập tổ đội sản xuất
- Là những tổ chức cơ bản ở công trường bao gồm những ngời thợ trực
tiếp thi cơng xây lắp, đó là một tổ chức quần chúng ngoài nhiệm vụ trực tiếp sản
xuất cịn có quyền tham gia quản lý dân chủ về mọi mặt.
- Phải dựa vào hai nguyên tắc sau:
quần chúng

+ Đảm bảo các mặt sinh hoạt chính trị, đồn thể của một đơn vị

+ Tổ chức gọn nhẹ, chặt chẽ, nhng phải đảm bảo đợc các yêu cầu
của sản xuất và sinh hoạt.

15



b. Các hình thức tổ chức tổ đội sản xuất
- Tổ đội chuyên nghiệp
+ Tổ chuyên nghiệp: Gồm những công nhân có một nghề chun
mơn nh nề, mộc, sắt, bê tông… số lượng từ 9 – 15 ngời.
+ Đội chuyên nghiệp: Gồm từ 3 – 5 tổ chuyên nghiệp. Hình thức
này đợc áp dụng có hiệu quả ở các cơng trường lớn.
- Tổ đội hỗn hợp:
+ Tổ hỗn hợp: Bao gồm các cơng nhân hay nhóm cơng nhân có các
nghề chuyên môn khác nhau.
+ Đội hỗn hợp: Bao gồm các tổ hỗn hợp hoặc các tổ chun nghiệp
có chun mơn khác nhau. Hình thức này đợc áp dụng rộng rãi để thi cơng các
cơng trình độc lập riêng lẻ.
- Đội cơng trình:
Là một đội hỗn hợp nhng có cả cán bộ kỹ thuật và nghiệp có khả năng tổ
chức và chỉ đạo thi cơng một cơng trình hay một nhóm cơng trình.
c. Ca, kíp sản xuất
- Ca sản xuất: Là khoảng thời gian làm việc liên tục của một đơn vị cơng
nhân (8giờ). Mỗi ngày có thể tổ chức từ 1 – 3 ca tuỳ theo mức độ khẩn trơng của
cơng trình và các dạng cơng việc phải thi cơng.
- Kíp sản xuất: Là số lượng cơng nhân làm việc trong một ca.
2.4.5. Tổ chức điều kiện làm việc
- Bố trí mặt bằng thi cơng phải hợp lý, tránh di chuyển nhiều và không
ảnh hởng đến thao tác của công nhân cũng nh của máy móc.
- Đoạn và diện thi cơng phải tính tốn và bố trí hợp lý đảm bảo sự ngừng
việc là ít nhất, khối lượng cơng việc và phạm vi thi công phải phù hợp với năng
suất lao động và số lượng công nhân, mỗi đoạn, mỗi tầm nên làm gọn trong một
ca, tránh tình trạng điều động thợ quá nhiều, hạn chế việc di chuyển của máy
móc thiết bị khơng cần thiết
- Tổ chức vị trí làm việc hợp lý: Vị trí làm việc của cơng nhân phải phù
hợp với loại cơng việc, trình độ tay nghề và sức khoẻ của công nhân.

- Dụng cụ lao động, máy thi cơng phải đầy đủ và thích hợp với từng loại
công việc nhằm đảm bảo cho công nhân đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
- Đảm bảo an tồn và sức khoẻ cho cơng nhân: Nơi làm việc phải đảm
bảo tuyệt đối an toàn lao động, đảm bảo trật tự vệ sinh, ngồi ra cịn phải chú ý
thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách về lao động.

16


2.4.6. Phân cơng và bố trí lao động
- Sau khi xác định đợc thời gian thi công cho từng công việc, dựa vào tình
hình thực tế, biện pháp kỹ thuật, đoạn thi công, diện thi công để sắp xếp lực lượng lao động ở từng vị trí, từng ca cho hợp lý. Để phân cơng và bố trí hợp lý
cần dựa vào năng lực và nghề nghiệp của công nhân nh thợ mới cũ, bậc cao
thấp… sức khoẻ tốt, trung bình, trên cơ sở đó bố trí họ làm việc nặng hay nhẹ,
chính hay phụ.
- Phân cơng và bố trí lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện năng cao năng suất
lao động và trình độ tay nghề.
2.5. Tổ chức sử dụng máy trong thi công xây lắp
2.5.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng
- Sử dụng các loại máy móc thiết bị vào công tác thi công xây lắp là một
trong những phơng hớng phát triển của ngành xây dựng.
- Sử dụng máy móc thì con người mới thốt khỏi lao động nặng nhọc,
năng suất lao động cao, tốc độ thi công nhanh, rút ngắn thời gian thi công, sớm
đa cần trục sử dụng.
2.5.2. Cơ sở để lựa chọn máy
- Đặc điểm thi công và điều kiện thực tế công trường.
- Các đặc trng chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của máy như: sức nâng, chiều
cao, chiều dài tay cần, tố độ di chuyển, năng suất bình quân…
- Thời gian hồn thành cơng việc hay cơng trình sử dụng mấy để từ đó
tính ra số lượng máy cần dùng.

- Giá thành sử dụng máy: Nghĩa là phải có nhiều phương án sử dụng máy,
sau đó tính tốn để chọn phương án tối ưu nhất.
2.5.3. Lựa chọn phương án sử dụng máy
a. Xác định số lượng máy cần dùng theo thời gian làm việc
- Các yếu tố để lựa chọn:
+ Khối lượng công việc cần thi công bằng máy
+ Năng suất một ca máy.
+ Số ca máy làm việc trong một ngày
+ Thời gian làm việc của máy theo dự kiến
- Có hai trường hợp xẩy ra trong thực tế:
+ Trường sử dụng một loại máy: Ta áp dụng công thức sau:

17


n

Nm 

 Q *100
i 1

i

C * T * n * Dbq

Trong đó:
Nm: Là số lượng máy cần thiết
Qi: Là tổng khối lượng các công việc cần thi công bằng máy
C: Số ca máy thi công trong một ngày (dự kiến)

T: Thời gian làm việc của máy (ngày)
n: Năng suất dự kiến (lấy từ 90 – 120% )
Dbq: Định mức năng suất bình quân của máy
n

Dbq 

Q
i 1
n

i

Qi

d
i 1

i

di: Định mức năng suất1 ca máy của công việc i
+ Trường hợp nhiều loại máy phối hợp:
Tỷ lệ giữa 2 loại máy phối hợp được xác định:
N m1 Tck 1

N m 2 Tck 2

Tck: Thời gian hồn thành 1 chu kỳ cơng tác của máy.
Nm1; Nm2: Là số lượng máy 1 và máy 2.
b. Xác định lượng lao động và giá thành sử dụng máy:

- Lượng lao động: Bao gồm thợ lái và phụ lái
L = Lm + Lpv (cơng)
Trong đó: Lm: Là lao động lái máy và phụ lái.
Lm  C * N m * S m * T

C: Số ca máy làm việc trong một này.
Nm: Số máy làm việc trong 1 ca (máy).
Sm: Số thợ lái và phụ lái của 1 máy (theo qui định) (ngời).
T: Số ngày làm việc của máy (máy).

18


Lpv: Là số công lao động phục vụ khác.
- Giá thành sử dụng máy (Kể cả công ngời phục vụ máy)
G  C * N m * g m * T  g pv

Trong đó gm: Là định mức phí tổn trực tiếp một ca máy
Chú ý: Hai công thức trên chỉ sử dụng để so sánh phơng án tổ chức sử
dụng máy mà khơng dùng để tính giá thành xây dựng vì nó cha kể đến các phí
tổn khác nh: Vận chuyển, tháo lắp cần trục…
2.6. Tổ chức qui trình thi cơng
2.6.1. Các phương pháp tổ chức thi cơng cơ bản
a. Phương pháp thi công nối tiếp (tuần tự)
- Là quy trình mà cơng việc trước kết thúc mới bắt đầu cơng việc sau. Nó
áp dụng khi thời gian thi công không khẩn tương, tiền vốn, vật tư, nhân lực ít.
- Phương pháp biểu diễn

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy thời gian thi công kéo rất dài, cường độ sử
dụng vật liệu thấp và không tránh khỏi hiện tượng ngừng việc ở các tổ, đội

chuyên nghiệp.
b. Phương pháp thi cơng song song
- Là quy trình mà các cơng việc cùng khởi công và cùng kết thúc. Loại
này áp dụng khi: tiền vốn, nhân lực nhiều, thời gian thi công ngắn.
- Phương pháp biểu diễn

19


- Qua biểu đồ ta thấy tổ, đội chuyên nghiệp tham gia vào thi công tăng
nhiều và vẫn không tránh khỏi hiện tượng gián đoạn thời gian trong thi công của
các tổ đội chuyên nghiệp
c. Phương pháp thi công xen kẽ
- Là quy trình mà cơng việc này chưa kết thúc đã khởi cơng cơng việc kia.
Đây là quy trình phối hợp của hai quy trình tuần tự và song song. Nó có ưu điểm
là điều hồ được đặc điểm của hai quy trình thi cơng tuần tự và song song.
Người ta goị nó là phương pháp thi cơng dây chuyền
- Phương pháp biễu diễn

20


- Qua biểu đồ ta thấy thời gian thi công được rút ngắn so với phương pháp
thi công tuần tự và nhân lực được tăng dần không tập trung một lúc như phương
pháp thi công song song.
2.6.2. Đặc điểm và hình thức thi cơng dây chuyền
a. Đặc điểm
- Trong nhà máy sản xuất cơng nhân ở vị trí cố định cịn đối tượng cơng
tác, sản phẩm thì di chuyển trước mặt. Nhưng trong nghành xây dựng thì ngược
lại, đối tượng cơng tác là các cơng trình xây dựng cố định cịn cơng nhân thì di

chuyển phức tạp.
- Dây chuyền sản xuất trong nhà máy phát triển rồi duy trì năng suất lâu,
còn trong xây dựng cơ bản năng suất phát triển nhanh và ổn định trong thời gian
ngắn (1,5 → 2 giờ) sau đó sẽ giảm, nó được thể hiện trên các biểu đồ sau:

- Vì vậy trên cơng trường xây dựng ta bố trí nhân cơng làm việc trong 2
giờ và chỉ nghỉ 10 → 15 phút tiếp tục làm việc lại.
b. Hình thức tổ chức thi cơng dây chuyền
- Dây chuyền đơn
Là dây chuyền mà một đơn vị nhân công (tổ, đội) chuyên nghiệp thực
hiện công việc của mình tuần tự trong các phân đoạn mà kết quả là hồn thành
xong một q trình cơng tác nhất định. Ví dụ: dây chuyền đào hố móng xây
dựng, dây chuyền đỗ bê tơng móng. Ta bố trí cơng nhân làm xong móng này rồi
mới chuyển qua móng khác.
Khoảng thời gian mà tổ cơng nhân chun nghiệp hồn thành cơng tác
của mình trong một phân đoạn gọi là nhịp dây chuyền (kí hiệu: K)
Dây chuyền có nhịp khơng thay đổi trong các phân đoạn công tác gọi là
dây chuyền đơn cùng nhịp (K = const)
Ví dụ: Trong cơng trình có một loại công việc được chia thành m phân
đoạn, thời gian hoàn thành mỗi phân đoạn bằng nhau tức là:
tpđ1 = tpđ2 … tpđm = K
Dây chuyền được biểu diễn như sau:
21


Dây chuyền đơn có nhịp thay đổi trong mỗi phân đoạn công tác gọi là dây
chuyền đơn không đồng nhịp (K # const)
Ví dụ: Một cơng trình có cơng việc được chia thành m phân đoạn thời
gian hoàn thành mỗi phân đoạn khác nhau (theo bảng sau)


- Dây chuyền kỹ thuật
Là một nhóm dây chuyền đơn có liên quan kỹ thuật với nhau, khi kết thúc
tạo ra sản phẩm là một bộ phận cơng trình hoặc một kết cấu. Khoảng thời gian
cách nhau khi bắt đầu của hai dây chuyền đơn lân cận nhau trong một phân đoạn
gọi là bước dây chuyền, bước dây chuyền kí hiệu k0. Có 3 loại dây chuyền kỹ
thuật:
+Dây chuyền kỹ thuật đồng nhịp liên tục (K = const ; k0 = const).
+Dây chuyền kỹ thuật đồng nhịp gián đoạn (K = const ; k 0 
const).
 const).

+Dây chuyền kỹ thuật không đồng nhịp, gián đoạn ( K  const ; k0

22


Biểu diễn các dây chuyền như sau:
+ Dây chuyền kỹ thuật đồng nhịp liên tục:

Trong đó:
n: Là số dây chuyền đơn trong nhóm.
m: Là số phân đoạn của cơng việc
+ Dây chuyền kỹ thuật đồng nhịp, giản đơn
Là loại dây chuyền trong đó có một dây chuyền đơn (một cơng
việc) khi thi công phải cách một thời gian nhất định do công tác tổ chức hoặc do
yêu cầu kỹ thuật.

+ Dây chuyền kỹ thuật không đồng nhịp, giản đơn
Do cấu tạo của cơng trình, mỗi đoạn mỗi bộ phận có những đặc
điểm riêng và khác nhau nên không tổ chức được dây chuyền có một nhịp chung

23


khơng đổi. Vì vậy khơng phải bố trí dây chuyền khác điệu gọi là dây chuyền kỹ
thuật không đồng nhịp, gián đoạn được biểu diễn như sau:

Dây chuyền đơn II có nhịp là 2k, để có tính chất chung ta kí hiệu
CK, ta có thể biến đổi dây chuyền trên về dây chuyền đồng nhịp bằng cách tăng
ca, tăng kíp hoặc áp dụng vật liệu mới v.v…Cụ thể với công việc (II) ta thấy nó
có nhịp = 2k.
Vậy ta sẽ tăng lượng công nhân cho công việc (II) lên hai lần hoặc
tổ chức cho công việc (II) làm hai ca, ta được II’, sau đó dịch chuyển cơng việc
(III) về (III’). Ta được dây chuyền đồng nhịp liên tục.
2.7. Những ngun tắc chính trong thiết kế tổ chức thi cơng
2.7.1. Cơ giới hố thi cơng
a. Mục đích
- Rút ngắn thời gian xây dựng.
- Nâng cao chất lượng cơng trình.
suất.

- Cơng nhân thốt khỏi những cơng việc nặng nhọc để nâng cao năng

b. Hạn chế của nước ta
khăn

- Máy móc cơ giới hố cịn thiếu, do đó lựa chọn máy thi cơng sẽ khó
- Trình độ sử dụng của cơng nhân còn thấp nên năng suất máy chưa cao.
- Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo chưa hợp lý.

2.7.2. Thi công theo phương pháp dây chuyền

Tính dây chuyền trong xây dựng đó là tăng cường cách làm song song và
xen kẽ giữa các loại cơng việc với nhau.
a. Mục đích
- Phân cơng lao động một cách hợp lý, liên tục và điều hoà.

24


- Làm cân bằng các nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật, tránh tình trạng mức
nhu cầu của cơng trình lên xuống thất thường.
c. Ưu điểm
- Số lượng nhân công ổn định
- Nâng cao năng suất lao động ( chuyên môn cao )
- Rút ngắn được thời gian thi công.
- Hạ giá thành xây dựng.
d. Nhược điểm
- Người công nhân lao động và công cụ luôn luôn di chuyển
- Dây chuyền mang tính bất ổn định theo thời gian hoặc ngắn hạn
2.7.3. Thi công quanh năm
- Công tác thi công xây dựng hầu hết phải tiến hành các công việc ngồi
trời, do đó các điều kiện về thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ
thi công. Mưa nhiều ảnh hưởng đến khai thác, sản xuất vật liệu, vận chuuyển
thiết bị vật tư v.v…Mưa nhiều gây nhiều trở ngại đến công tác thi công xây
dựng, đặc biệt là thi cơng cơng trình đất và hồn thiện v.v…
- Vì vậy khi làm cơng tác tổ chức thi cơng người cán bộ kế hoạch phải
chú ý nghiên cứu để không phụ thuộc hoặc hạn chế ảnh hưởng đến thời tiết
(phải có biện pháp phịng chống mưa bão, lũ lụt v.v…) đảm bảo cho công tác thi
công được tiến hành bình thườngvà liên tục quanh năm
- Ngồi ra phải chú ý đến kinh nghiệm để có kế hoạch dự trữ gối đầu về
vốn, vật tư, tạo thế chủ động trong thi công xây dựng.


25


×