Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

TỪ đơn và từ PHỨC TỪ PHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.05 KB, 1 trang )

TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC; NGHĨA CỦA MỘT SỐ THÀNH NGỮ THÔNG DỤNG
Bài tập 1: Xác định từ đơn, từ phức trong các câu sau.
a. Xác định từ đơn trong câu:
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b. Xác định từ phức trong câu sau:
- Nhân dân ta giàu lịng u Tổ quốc.
- Hoạ mi hót ríu ra, ríu rít trong nắng mới.
- Mặt trời lên càng tỏ.
Bơng lúa chín thêm vàng.
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiếng hót.
Bài tập 2: Sắp xếp các từ sau thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Suy nghĩ, xanh ngắt, xanh xám, nhà máy, nhà ăn, bút thước, chài lưới, cây cỏ, tướng tá,
đầu đuôi, cười nụ, hoa bằng lăng, quả xoài, hộp bút.
Bài tập 3: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép đẳng lập
và từ ghép chính phụ.
a. Tạo thành từ ghép đẳng lập.
- Mặt …
- Tươi…
- Xinh…
- Núi…
b. Tạo thành từ ghép chính phụ:
- Mưa…
- Làm…
- Hoa…
- Ong…
Bài tập 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu sau:
a. Chú bé loắt choắt


Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
(Lượm – Tố Hữu)
b. Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
c. Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao long lánh bóng trăng loe.
(Thu ẩm – Nguyễn Khuyến)
Bài tập 5: Trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao có thể nói là “một cuốn sách” “một cuốn vở” mà khơng thể gọi là một cuốn
sách vở?
b. Có phải mọi thứ có màu hồng đều gọi là hoa hồng.
c. Các từ: chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ láy hay từ ghép? Vì sao?


Bài tập 6
Câu 1: Cho đoạn trích sau:
- Ta vốn nòi rồng sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn
người ở nước, tính tình, tập qn, khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài
được.
a, Hãy tìm các từ phức trong đoạn trích trên.
b, Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy khơng? Vì sao?
Câu 2: Cho từ “làm” hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo thành từ láy, từ ghép?
Câu 3:
Tìm từ ghép, từ láy trong câu văn sau:
- Thần hô mưa, gọi gió làm thành dơng bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên

cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
Bài tập 7
a. Tìm và giải nghĩa của các thành ngữ có trong các câu sau:
Rồi đến chiều, tự nhiên chị tháy nháy mắt thì đâm lo, ruột nóng như cào.
(Nguyễn Cơng Hoan)
Thật khơng muốn có chuyện lơi thơi trong nhà đành nhiều khi nhắm mắt làm ngơ.
(Chung Văn).
Giấy tờ ai dám đưa cho ơng cụ ruột để ngồi da ấy. Hai bên ý hợp tâm đầu
Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.
(Nguyễn Du)
b. Tìm một số thành ngữ có từ - mặt và giải nghĩa các thành ngữ đó.
c. Đặt câu có chứa thành ngữ.
Bài tập 8 Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Gióng lớn nhanh như thổi, "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ".
(Bùi Mạnh Nhị).
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
(Tơ Hồi)
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con
sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng
như thằng tơi thế này thì phải biết là thích.
(Tơ Hồi)
d.

Mai sau bể cạn non mịn
À ơi tay mẹ vẫn cịn hát ru
(Bình Ngun)

Bài tập 9: Viết đoạn văn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong truyện
truyền thuyết (trong đó có sử dụng từ láy và cho biết tác dụng của từ láy).
* Gợi ý: Nhân vật: Thánh Gióng, Lê Lợi.



- Nội dung: Đoạn văn có thể nêu cảm nhận về hình dáng, hành động, sức mạnh, ý nghĩa
của hình tượng nhân vật.



×